« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH NẠN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÂM LÝ CỦA NHỮNG NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC HÓA HỌC TẠI QUẢN NGÃI


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH NẠN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÂM LÝ CỦA TÌNH HÌNH NẠN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÂM LÝ CỦA NHỮNG NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC HÓA HỌC TẠI QUẢN NGÃI Ông Phan Thanh Long.
- Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Ngãi Chiến dịch RANCH HAND mà quân đội Mỹ đã thực hiện phun rải chất phát quang ở miền Nam Việt Nam, đến năm 1967 bước vào đỉnh cao của cuộc chiến tranh hoá học, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Mỹ Giôn Xơn đã nêu rõ.
- Ở miền Nam Việt Nam nửa triệu quân Mỹ và quân Chư hầu đã dùng những vũ khí tàn ác nhất và những thủ đoạn chiến đấu dã man nhất, kể cả chất độc hoá học để giết hại hàng loạt đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt hạ làng mạc.
- Hôm nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Hậu quả tâm lý của các nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh Việt Nam” với 3 mục đích đề ra.
- Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi luôn đồng cảm với nỗi đau của nạn nhân da cam, rất cảm kích chia sẻ cùng Nhà trường về cuộc Hội thảo này.
- Xin kính chúc sức khoẻ quý vị đại biểu và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp, thêm nhiều thông tin mới để chung sức góp phần khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ gây ra.
- Bởi vì Quảng Ngãi là một trong những tỉnh bị rải chất độc nhiều nhất ở miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trước đây.
- Thay mặt Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Quảng Ngãi, tôi xin báo cáo tóm tắt về tình hình nạn nhân và hậu quả tâm lý của nạn nhân hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi như sau: I.
- Tình hình nạn nhân ở trong tỉnh: 1.
- Số lượng nạn nhân: Theo kết quả điều tra năm 1999, điều tra nạn nhân thế hệ thứ 3 (F2) năm 2008 và bổ sung số người được xét hưởng chính sách hàng năm nhưng không có trong điều tra năm 1999.
- Đến nay toàn tỉnh có 18.154 nạn nhân còn sống, chiếm tỷ lệ 1,5% dân số trong tỉnh.
- Tất cả các gia đình nạn nhân điều bị tổn thương về tâm lý luôn đau khổ về tinh thần, phần đông các gia đình nạn nhân ở các huyện miền núi đều là hộ nghèo, ít có điều kiện vươn lên hoà nhập cộng đồng.
- Toàn tỉnh hiện còn 4.020 hộ/9.806 hộ nạn nhân nghèo và còn hơn 800 ngôi nhà tồi tàn dột nát cần được giúp đỡ làm nhà mới.
- Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh được thành lập cán bộ Hội là những Cựu chiến binh vừa là nạn nhân chất độc da cam hoặc đã từng công tác chiến đấu trực tiếp bị phơi nhiễm nên là những người hiểu và thông cảm với nạn nhân hơn ai hết.
- Trong 4 năm qua, Hội đã phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền vận động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ với tổng số tiền đồng, đã giúp đỡ nạn nhân làm được 282 ngôi nhà mới với số tiền đồng và tặng quà, trợ giúp sản xuất, cấp học bổng, chữa bệnh … được 4.913 lượt người với số tiền đồng.
- Ngoài việc vận động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân về vật chất, cán bộ Hội luôn gắn bó gần gũi với nạn nhân, an ủi về tinh thần thăm nom lúc ốm đau, nhan khói lúc qua đời, hướng dẫn nạn nhân có đủ điều kiện làm hồ sơ thực hiện chính sách.
- Hội đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, điều tra thống kê, nắm chắc tình hình nạn nhân về nhiều mặt.
- Hội còn là địa chỉ tin cậy để các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm tin tưởng giao tiền để ủng hộ nạn nhân.
- Trong điều kiện ở một tỉnh nền kinh tế còn nghèo, tuy số tiền vận động giúp đỡ nạn nhân còn ít, chỉ mới được 28% số nạn nhân được hưởng lợi, nhưng có ý nghĩa tích cực trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác Hội, góp phần cùng toàn xã hội chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.
- Nhận dịp này, Hội chúng tôi bày tỏ lòng thiện cảm nhằm gửi đến mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có lòng hảo tâm muốn đến với nạn nhân Quảng Ngãi hãy liên hệ với Hội chúng tôi.
- Về hậu quả tâm lý đối với nạn nhân: Từ thực tế về tình hình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong nước nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng, chúng tôi có thể nói rằng: “nạn nhân chất độc da cam/dioxin là những người đau khổ nhất và nghèo khó nhất.
- Họ là những người nghèo nhất vì bình quân mỗi gia đình có 2 nạn nhân (18.154 nạn nhân/9.806 hộ), ngoại trừ những nạn nhân là cán bộ có lương hưu, có các khoản phụ cấp khác thì còn giữ được mức sống trung bình, còn hầu hết là nghèo khó vì số nạn nhân được hưởng trợ cấp còn quá ít và mức trợ cấp hiện nay có 4 mức: thấp nhất 385.000đồng/tháng, cao nhất 1.137.000đồng/tháng, làm sao đủ chi phí cho thuốc chữa bệnh và mức sống tối thiểu hàng ngày.
- Vết thương bom đạn có thể làm cho số đông nạn nhân mất một bộ phận cơ thể nhưng không đau đớn thường xuyên, họ vẫn sinh con lành lặn.
- Nhưng người bị nhiễm chất độc hoá học mắc bệnh nan y hiểm nghèo, cơ thể luôn đau đớn, quằn quoại, con sinh ra dị dạng, dị tật … cho nên dù cuộc chiến tranh đã đi qua 35 năm nhưng còn có những gia đình “chưa có nỗi một ngày bình yên”.
- Mỗi gia đình nạn nhân là một hoàn cảnh đau lòng.
- Trong quá trình công tác tiếp xúc, gần gũi nạn nhân, chúng tôi nhận biết hậu quả tâm lý đối với nạn nhân trên những vấn đề sau đây: 1.
- Nạn nhân da cam vừa đau đớn bệnh tật, họ còn bị bất thường sinh sản, có sinh mà không có dưỡng hoặc sinh con dị dạng, dị tật không phát triển toàn diện thành người.
- Chất độc da cam như bóng ma luôn tìm ẩn, rình rập gây hậu quả cho nạn nhân bất kỳ lúc nào.
- Trước cảnh đau thương về con cháu, nhiều nạn nhân đã thốt lên trong nước mắt với các phóng viên báo, đài “Đời tôi không có tương lai, hạnh phúc.
- Lo cho cuộc sống hiện tại và mai sau: Trước bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống cũng phải “Tự mình cứu lấy mình”, nạn nhân còn sức lao động và người thân vẫn phải cố gắng vượt qua bệnh tật, khó khăn để tạo dựng cuộc sống, để tồn tại.
- Những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, tuyên truyền về chất độc da cam/dioxin chưa nhiều vì vậy nhận thức trong xã hội chưa đầy đủ, nhiều gia đình nạn nhân còn cho là số phận, người đời còn mỉa mai “do ăn ở thất đức, trời phạt”.
- Nhưng nay thì ai cũng đã nhận thức được rằng đó là hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học do quân đội Mỹ gây ra.
- Họ nhận biết họ là nạn nhân của loại vũ khí mà loài người đã cấm.
- Vì vậy đã là nạn nhân, họ là nạn nhân đặc biệt thì cần phải được hưởng thụ chăm sóc như nhau, không nên phân biệt người có công và dân thường.
- Trong thực hiện chính sách còn nhiều vấn đề bất hợp lý về tiêu chí để xem xét như: Thời gian, không gian, đối tượng và bệnh tật do chất da cam/dioxin gây ra.
- chưa sát với thực tế gây nhiều bất bình trong số người thực sự bị nhiễm chất độc hoá học.
- Từ thực tế nạn nhân đủ chứng lý cho vụ kiện các Công ty hoá chất Hoa Kỳ, nhưng qua 3 lần xét xử Toà án Hoa Kỳ đã bác đơn kiện thì thật là phi lý, bất công và không công bằng.
- Vì cùng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin mà cựu chiến binh Mỹ và các nước tham chiến được đền bù mà nạn nhân Việt Nam không được đền bù.
- Những người nạn nhân mong muốn được dư luận trên toàn thế giới ủng hộ vụ kiện đến thắng lợi hoàn toàn, để buộc Chính phủ Mỹ phải có sự đóng góp thoả đáng trong nhiệm vụ khắc phục hậu quả nặng nề của chất độc hoá học họ đã gây ra.
- Một số kiến nghị: Khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học là nhiệm vụ rất khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nhưng rất cấp thiết, phải là chương trình quốc gia được triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành.
- Sớm có những phương tiện, kỹ thuật và tiêu chí để giúp cho việc nhận dạng, phân loại nạn nhân chính xác để phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cũng như việc thực hiện chính sách được phù hợp.
- Cần phải có cuộc tổng điều tra lại về nạn nhân trên toàn quốc để có số liệu tin cậy phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học trên các lĩnh vực khắc phục ngăn ngừa hậu quả, chăm sóc sức khoẻ, đề xuất chính sách với nạn nhân.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng nhiễm di truyền, biến đổi gen, chẩn đoán sinh sản … để hạn chế tối đa việc gia tăng trẻ em bị hậu quả chất độc hoá học/dioxin làm khổ đau cho gia đình và gánh nặng cho xã hội.
- Về chính sách đề nghị căn cứ vào đặc tính của chất độc hoá học/dioxin và tình hình thực tế: mở rộng không gian, thời gian phơi nhiễm, đối tượng phơi nhiễm (cả người dân và thế hệ cháu nội ngoại), mở rộng thêm một số bệnh tật do chất da cam gây ra (các dạng ung thư khác, bệnh tim mạch, da.
- Nhân rộng mô hình các Trung tâm phục hồi chức năng, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em nạn nhân chất độc da cam, nhân rộng Làng Hoà bình, Lành Hữu nghị … để giảm gánh nặng, tạo điều kiện cho gia đình nạn nhân có thời gian chăm lo cuộc sống hoà nhâpj cộng đồng./.