« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số vấn đề cơ bản đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ SỐ.
- Ngày nay, kinh tế số (KTS) là một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- KTS sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam: (i) giúp các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm theo hướng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị.
- (ii) là cơ hội để con người được tiếp xúc và trải nghiệm những tiện ích thú vị của công nghệ tối tân.
- (iii) là thời cơ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích đó, quá trình tiến đến KTS khiến Việt Nam gặp phải nhiều thách thức:.
- sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, rủi ro an ninh mạng, nguồn nhân lực phát triển công nghệ số.
- Vì vậy, để con đường tiến đến KTS của Việt Nam được thành công, rất cần sự nổ lực của mọi thành phần kinh tế trong nước, sự sáng tạo của người lao động và đội ngũ lãnh đạo.
- Đặc biệt Nhà nước cần phải có một hệ thống giám sát chất lượng để đảm bảo nền kinh tế quốc gia hoạt động an toàn và hiệu quả..
- Từ khóa: kinh tế số, công nghệ 4.0, thương mại điện tử, rủi ro an ninh mạng 1.
- Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Trong thời đại này, hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là việc gặp gỡ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người với người mà còn dựa trên nền tảng kỹ thuật số hay còn gọi là KTS.
- KTS bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ được thực hiện qua thương mại điện tử một cách dễ dàng hơn.
- Nền KTS phát triển mạnh mẽ song hành cùng công nghệ số đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với nền kinh tế xã hội và đời sống con người.
- KTS tạo ra nhiều loại hình kinh doanh đa dạng và cải tiến không ngừng cho nhân loại và đã đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
- Trong chuyên đề số 4: “Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước Châu Á và hàm ý đối với Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018) đã đưa ra kinh nghiệm KTS của Singapore, Hàn.
- Quốc và Trung Quốc như: xây dựng cơ sở hạ tầng số, sáng kiến quốc gia thông minh, thanh toán điện tử, phát triển ngành công nghệ thông tin – truyền thông, phổ cập Internet, Chính phủ điện tử, ngân hàng số.
- từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Tuy nhiên các hàm ý chính sách của bài viết nêu ra chưa được dựa trên những vấn đề thách thức thực tế đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện KTS..
- Trong bài viết “Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam” của nhóm tác giả Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Hữu Đức, Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu và Công nghệ Tri thức, Phòng thí nghiệm Công nghệ Vật liệu Nano trường Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội (2020) đã nêu ra khái niệm KTS, vai trò KTS, thách thức của KTS đối với Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp.
- KHÁI NIỆM KINH TẾ SỐ.
- Hình 1: Khái niệm kinh tế số theo phạm vi.
- Theo nhóm cộng tác KTS Oxford, KTS là một nền kinh tế vận hành thông qua Internet.
- KTS bao gồm tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp,.
- mà công nghệ số được áp dụng..
- Xét về bản chất, KTS là một phần của nền kinh tế.
- Mô hình KTS hoạt động dựa trên ứng dụng của công nghệ số kết hợp với nguồn dữ liệu lớn để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, dịch vụ số mới hoặc thậm chí là hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho các doanh nghiệp với sự hội tụ hàng loạt công nghệ mới trong cách mạng công nghiệp 4.0..
- Vậy Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Theo Klaus Schwab - người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin (CNTT) để tự động hóa sản xuất.
- Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học"..
- Theo định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý..
- Nói một cách khác, IoT là một tập hợp các thiết bị về công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet để kết nối Internet với thế giới bên ngoài nhằm thực hiện một công việc nào đó..
- công nghệ mới có tốc độ cao.
- Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu..
- Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano..
- Nếu không có nguồn dữ liệu đủ lớn theo đúng nghĩa thì cho dù con người có áp dụng công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể mang lại quyết định hiệu quả, nghĩa là, khi bộ dữ liệu càng lớn, càng đa dạng và chi tiết thì các thuật toán trên máy tính sẽ càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.
- VAI TRÒ CỦA KINH TẾ SỐ.
- Công nghệ 4.0 là nền tảng cho KTS tại các quốc gia phát triển với tốc độ chóng mặt.
- Một là, đối với doanh nghiệp: Tiến đến KTS sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp được tiếp cận công nghệ hiện đại và sẽ mang đến nhiều sự thay đổi vượt trội.
- Đặc biệt, sự xuất hiện của kỹ thuật kết nối Internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo kết hợp với việc tận dụng lợi thế kinh tế quy mô sẽ giúp các đơn vị giảm thiểu được tổng chi phí giao dịch, vận chuyển và chi phí quản lý.
- Đây là cơ hội để họ tiếp xúc với công nghệ tối tân và học hỏi nhiều kỹ năng mới để thích nghi và hội nhập.
- Nhờ sự ứng dụng công nghệ số vào các phương thức hoạt động kinh tế, hàng ngày con người có thể trao đổi, mua bán thông tin, hàng hóa, một cách dễ dàng và thuận tiện thông qua các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về dịch vụ ăn uống, vận chuyển.
- thông qua đó, người dân có nhiều trải nghiệm thú vị với công nghệ và đời sống trở nên phong phú hơn..
- Ba là, đối với nền kinh tế quốc gia: Tại Việt Nam, KTS tạo ra thời cơ mới giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đồng thời, KTS giúp gia tăng tính kết nối giữa các chủ thể kinh tế và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet.
- Từ đó, quy trình kinh tế được lược bỏ nhiều khâu trung gian, xóa mờ đường biên giới địa lý và tăng cơ hội cho các doanh nghiệp được tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.
- đều được ứng dụng công nghệ blockchain nên nông sản Việt đã mang lại giá trị cao và mang thương hiệu đặc trưng cho đất nước.
- Tất cả các mô hình kinh doanh này đã góp phần định hình một thời đại kinh tế mới, thời đại KTS.
- Với sự ứng dụng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cũng đang từng bước tiến gần vào chuỗi công nghệ toàn cầu nhằm vươn lên một tầm cao mới..
- Nơi khởi nguồn cho sự bùng nổ công nghệ thông tin là các nước phát triển phương Tây.
- phát triển như Mỹ, Úc, Singapore đều lấy công nghệ làm cốt lõi.
- Từ đó, các Chính phủ xây dựng các chiến lược chuyển đổi số quốc gia, tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế.
- Lịch sử cũng cho thấy nền kinh tế của các nước Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc có thu nhập cao phần lớn là nhờ sự bức phá đầu tư vào công nghệ.
- Vì vậy, để quá trình tiến đến KTS thành công và thuận lợi, Việt Nam cần bắt kịp về công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với thời đại.
- Việt Nam có nền chính trị ổn định kết hợp với tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào và ham học hỏi cho thấy Việt Nam rất phù hợp với việc tiếp thu và phát triển công nghệ số.
- Ngoài ra, Việt Nam vốn có tiềm năng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tiến đến KTS thuận lợi..
- THÁCH THỨC VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KTS.
- Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt đã tận dụng tốt những nền tảng công nghệ như Vietnam Airlines dùng máy bay không người lái, công nghệ thực tế ảo tăng cường hiệu quả hoạt động.
- Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều xu hướng công nghệ lớn có thể tạo hình thù cho nền KTS như: Grap, Uber.
- Sự hội nhập kinh tế ngày càng hiệu quả hơn qua các hiệp định thương mại tự do chứng tỏ Việt Nam ngày càng có sự gắn kết hơn với nền kinh tế thế giới.
- Theo thứ trưởng Vũ Đại Thắng (2019), kinh tế Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD năm 2015, đến năm 2018 KTS Việt Nam tăng lên 9 tỷ USD, dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 30 tỷ USD.
- Trong nền KTS, các doanh nghiệp khổng lồ về công nghệ sẽ có cơ hội phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, trong khi đó các đơn vị bị hạn chế về công nghệ sẽ ngày càng trở nên nghèo đi và bị bỏ lại phía sau.
- Tức là, bước vào KTS, nhà cung cấp nào mạnh về công nghệ sẽ trở thành nhà thống trị và ngược lại.
- Trong thời đại số thu nhập của người lao động sẽ bị thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ.
- Thậm tệ hơn, xã hội có thể xảy ra trường hợp thất nhiệp công nghệ dài hạn do công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục.
- Như đã phân tích ở trên, bước vào kỷ nguyên KTS, con người sẽ được tiếp cận nhiều công nghệ mới với nhiều tiện ích mới và có những trải nghiệm thú vị đi kèm.
- Điều này cũng cho cho thấy rằng, các rủi ro trong lĩnh vực công nghệ đã và đang diễn ra rất nhiều và vô cùng phức tạp.
- Vì vậy, khi công nghệ số càng phát triển thì có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều lỗ hổng bảo mật.
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhờ sự phát triển của công nghệ nên nhiều nhu cầu tiêu dùng của người dân đã được đáp ứng kịp thời và nhanh chóng.
- Như đã trình bày ở trên, ngày nay, tất cả các quốc gia số như Mỹ, Úc, Singapore, Hàn Quốc đều lấy công nghệ làm cốt lõi.
- Nền kinh tế của các nước này phát triển phần lớn là nhờ sự bức phá đầu tư vào công nghệ.
- Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám ra nước ngoài và sẽ gây khó khăn cho kinh tế nước nhà..
- Để thực hiện thành công việc chuyển đổi KTS một cách hiệu quả, không chỉ cần mỗi sự nổ lực của Chính phủ mà còn cần có sự nổ lực của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là khu vực tư nhân.
- Muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp cần tích hợp công nghệ số hóa, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tối ưu hóa mô hình kinh doanh như: thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, Chính phủ điện tử.
- Việc chuyển đổi cả mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế là vô cùng cần thiết trong bối cảnh này.
- Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều việc làm mới trên nền tảng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của người lao động.
- Từ đó tiếp tục nhân rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành.
- Đồng thời loại hình doanh nghiệp này có vị trí khá quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước..
- Do đó, Chính phủ cần có chính sách để thúc đẩy đầu tư công nghệ cho loại hình doanh nghiệp này.
- Việc đào tạo này phải được thực hiện đồng thời với việc triển khai và ứng dụng công nghệ trong KTS để đảm bảo tính thực tiễn và giải đáp các vướng mắc kịp thời.
- Tiếp đến, các đơn vị phải có định hướng để phát triển kỹ năng mới cho từng cá nhân trong tổ chức, phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển, sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh..
- Một khẩu hiệu của một tập đoàn kinh tế Hàn Quốc cũng nhận định rằng.
- Vậy nên, người lao động cần phải tích cực tìm hòi, học hỏi nghiên cứu để nâng cao hiểu biết, trang bị cho mình những vốn kiến thức cần thiết đáp ứng kịp thời và phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ số.
- Đặc biệt là gắn liền hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu của nền kinh tế..
- Trong tương lai, vị trí nền kinh tế của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào vị trí của quốc gia trong bản đồ KTS trong khu vực và mức độ ứng dụng các sản.
- Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số, đồng thời các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại KTS..
- Tranh thủ các mối quan hệ đối tác với các nước tiên tiến trên thế giới để tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ nhằm hướng đến đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững..
- Tại Hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế năm 2019, Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh đã phát biểu rằng, theo đánh giá của tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tăng hạng trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình.
- Sau 15 năm thăng trầm, Việt Nam đã làm được công nghệ Chính phủ điện tử, Chính phủ số và các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Tuy nhiên, trong thời gian tới, quá trình tiến đến KTS của Việt Nam sẽ còn gặp phải nhiều bài toán khó hơn.
- Có thể nói KTS và kinh tế tri thức có mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Kinh tế tri thức là nền tảng của KTS, KTS là một mục tiêu của kinh tế tri thức.
- Nền kinh tế Việt Nam đang còn ở mức thấp, do đó lộ trình phát triển KTS Việt Nam phải tôn trọng quy luật biến đổi lượng – chất.
- Do đó, Việt Nam cần xây dựng nền tảng thống nhất kết nối hệ thống đổi mới sáng tạo, tận dụng được sức mạnh từ tất cả các bên: tư nhân và Nhà nước.
- Đặc biệt, Việt Nam.
- Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Hữu Đức, Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu và Công nghệ Tri thức, Phòng thí nghiệm Công nghệ Vật liệu Nano trường Đại học Công nghệ, Đại học quốc giá Hà Nội (2020), Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam, https://uet.vnu.edu.vn/kinh-te-boi-canh-gioi-va-lien-voi-viet-nam/, truy cập ngày .
- Ngọc Quỳnh (2018), An toàn không gian mạng cho phát triển kinh tế số, https://congthuong.vn/an-toan-khong-gian-mang-cho-phat-trien-kinh-te-so-101429.html, truy cập ngày .
- TTXVN, Kinh tế số là gì, https://unitrain.edu.vn/kinh-te-so-la-gi/, truy cập ngày .
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019), Kinh tế số và những vấn đề trọng tâm tại Việt Nam, https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15961/kinh-te- so-va-nhung-van-de-trong-tam-tai-viet-nam.aspx, truy cập ngày .
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018), chuyên đề số 4: Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước Châu Á và hàm ý đối với Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt