« Home « Kết quả tìm kiếm

Về điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM.
- Phát triển kinh tế số là một xu hướng quan trọng trong bối cảnh của sự phát triển khoa học công nghệ toàn cầu.
- Đây cũng là vấn đề chiến lược và lâu dài trong phát triển kinh tế tại Việt Nam.
- Là một quốc gia đang phát triển đã thoát khỏi nhóm nước nghèo và đạt được mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam cần chú trọng tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, từng bước hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế số tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.
- Tận dụng những biến đổi mạnh mẽ do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, Kinh tế số Việt Nam hiện nay cần được tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Bài viết sẽ tóm lược một số điều kiện cơ bản về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế số, phân tích hiện trạng các điều kiện này ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị góp phần đẩy mạnh việc tạo lập các điều kiện thuận lợi cho kinh tế số phát triển tại Việt Nam..
- Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Điều kiện, Kinh tế số, Phát triển, Việt Nam..
- Nền kinh tế thế giới đang biến đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào rất nhiều mặt của đời sống xã hội với đặc trưng quan trọng nhất là “số hóa” và xử lý dữ liệu thông minh, làm thay đổi sâu sắc mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu..
- Một nền kinh tế dựa trên nền tảng số đã dần dần hình thành trên thế giới và trở thành nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia.
- Nền kinh tế số là cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển để thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước..
- Với qui mô dân số trên 100 triệu người và lượng người dùng Internet đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng viễn thông và Internet rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số.
- Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh nhất trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí thứ 22 về phát triển số hóa (Bhaskar Chakravorti and Ravi Shankar Chartuvedi (2017).
- Đây là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực ban đầu của Việt Nam trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.
- Cùng với việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng và hoàn thiện kinh tế.
- thị trường hiện đại, việc tiếp tục nhận diện bản chất của kinh tế số, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế số phát triển là một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay..
- KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ SỐ.
- Theo định nghĩa của nhóm cộng tác Kinh tế số Oxford (2018), kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” (The Oxford Dictionary.
- Kinh tế số cũng được gọi là kinh tế Internet (Internet economy), kinh tế mới (new economy) hay kinh tế mạng (web economy).
- “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra mô hình kinh doanh mới (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019)..
- Sự thay đổi mang tính cách mạng của kinh tế số so với kinh tế truyền thống cùng với những tác động to lớn của kinh tế số đến sự phát triển nói chung đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới.
- Về bản chất và đặc điểm của kinh tế số, theo Cameron A.
- (2016), Ahmad N, và cộng sự (2017), Kinh tế số mang những đặc điểm cơ bản sau đây:.
- Thứ nhất, thông tin và dữ liệu trở thành nguồn lực quan trọng, có giá trị cao trong nền kinh tế.
- Cùng với các nguồn lực truyền thống, nguồn lực phát triển chủ yếu ngày càng gắn với công nghệ cao, thông tin và trí tuệ con người.
- Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ số cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, hình thành dữ liệu lớn (big data) và năng lực phân tích dữ liệu lớn tạo ra giá trị cao cho nền kinh tế..
- Thứ hai, kết cấu hạ tầng của kinh tế số cũng có những sự biến đổi mang tính cách mạng với sự ra đời của hạ tầng thông tin, hạ tầng số.
- Sự phát triển của công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây v.v… chính là cơ sở, nền tảng của một kết cấu hạ tầng mới về chất.
- Thứ ba, xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, cách thức tương tác và vận hành mới, thông minh, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí giao dịch (kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, v.v.
- kiến và chiến lược dài hạn của các quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ.
- Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và kinh tế số mang lại những thay đổi to lớn và đột phá cho sự phát triển.
- Chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là tất yếu đối với tất cả các quốc gia trong bối cảnh hiện nay nếu muốn bứt phá đi lên.
- Tuy nhiên, để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, cần tạo lập được những điều kiện cơ bản, cần thiết ở góc độ quản lý vĩ mô.
- Một là, có chiến lược, chính sách phù hợp với phát triển kinh tế số.
- Theo cách tiếp cận quản lý vĩ mô, nhà nước cần có chiến lược phù hợp định hướng cho kinh tế số phát triển.
- Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã sớm có chiến lược cho phát triển kinh tế số.
- Ở cấp độ cụ thể hơn, các chính sách, chương trình hành động quốc gia có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để kinh tế số có thể phát triển.
- Luật và các chính sách sẽ tạo ra các hành lang pháp lý, điều chỉnh hành vi và hỗ trợ các chủ thể của nền kinh tế số trong các tương tác kinh tế.
- Chẳng hạn như các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp tạo ra một lượng lớn lao động tham gia vào nền kinh tế số, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Ngoài ra còn có các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế số, chính sách thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử, v.v….
- Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp, đặc biệt là hạ tầng số.
- Hạ tầng và dịch vụ số là một trong những yếu tố quan trọng, là điều kiện để có thể phát triển kinh tế số.
- Công nghệ 5G hiện đang là hạ tầng mới, mang ý nghĩa quan trọng của kinh tế số, xã hội số, mang ý nghĩa đặc biệt tới chiến lược phát triển kinh tế số của quốc gia.
- Hệ thống Internet, cáp quang cũng là 1 trong những hạ tầng của kinh tế số.
- truyền trung bình của mạng, đỗ trễ truyền tin là những yếu tố quyết định tốc độ chu chuyển và thời gian giao dịch, mua bán, đăng tải thông tin trong nền kinh tế số..
- Trước sự phát triển của BigData, dữ liệu như nguồn nguyên liệu mới của xã hội hiện đại cũng như kinh tế số.
- Dữ liệu được ví như xăng, dầu để vận hành một nền kinh tế số..
- Nó mang lại tất cả sự thống kê, phản ánh của mọi mặt vấn đề trong xã hội nên từ đó, con người có thể sử dụng nó để khắc phục những khó khăn cũng như có những giải pháp, chiến lược mới, dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao..
- Ba là, phát triển nguồn nhân lực phù hợp.
- Nguồn nhân lực kinh tế số có thể hiểu là nguồn lực của con người để phát triển kinh tế số.
- Nguồn nhân lực phù hợp cho sự phát triển kinh tế là nguồn nhân lực có học thức, đã trải qua đào tạo và có những đặc điểm cần thiết như khả năng học hỏi nhanh, tiềm năng trí tuệ tốt.
- Để có được nguồn nhân lực này, các quốc gia cần có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và duy trì, để có thể đáp ứng yêu cầu của kinh tế số..
- HIỆN TRẠNG TẠO LẬP ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM.
- *Về chiến lược, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số.
- Kể từ thập niên đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã ban hành nhiều Chiến lược, Kế hoạch tổng thể và Sáng kiến liên quan đến phát triển kinh tế số.
- Có thể kể đến Chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin đến 2010, định hướng tới 2020.
- Quy hoạch phát triển an ninh Công nghệ thông tin ban hành năm 2020.
- Chương trình mục tiêu phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn .
- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng tần đến năm 2020.
- Chiến lược phát triển CNTT &.
- Việt Nam cũng liên tục cập nhật về các văn bản pháp lý liên quan đến nền kinh tế số.
- Việc tạo ra 1 hệ thống pháp lý rõ ràng về công nghệ thông tin, thương mại điện tử, v.v… là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, giúp cho nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư.
- Ứng phó với những rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro trong kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử, bảo mật doanh nghiệp, bí mật quốc gia, Nhà nước đã ban hành Luật và các chính sách phù hợp để có thể giảm thiểu rủi ro cũng như tạo ra sự thuận lợi để phát triển kinh tế số.
- Ngoài ra, các vấn đề về bản quyền, tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nền kinh tế số cũng cần Nhà nước ban hành một khung pháp lý vững chắc để có thể bảo vệ và giải quyết các vấn đề của người dân..
- Khung khổ pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
- QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển KHCN giai đoạn tập trung phát triển công nghệ số..
- QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về phát triển.
- Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, Việt Nam ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển kinh tế số.
- Các chính sách bước đầu tạo ra điều kiện cần thiết cho kinh tế số từng bước phát triển.
- Các chính sách về cơ bản bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tại Việt Nam, bao phủ ở hầu khắp các nội dung như phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng tần, thị trường thương mại điện tử, an ninh mạng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, v.v… Tuy nhiên, vẫn còn sự tồn tại không đồng nhất giữa những quy định ghi trên văn bản và việc thực thi.
- Cùng với đó là các quy định thường không theo kịp tốc độ số hóa của nền kinh tế (Cameron A.
- *Về phát triển kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế số.
- Trong những năm vừa qua, hạ tầng phát triển kinh tế số của Việt Nam được chú trọng đầu tư và có những thay đổi rõ rệt.
- Cùng với chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tốc độ cao của quốc gia, Việt Nam phấn đấu băng thông rộng cố định phải đạt 40% ở mức tối thiểu 25Mpbs vào năm 2020, các điểm truy cập Internet cố định phải đạt 50Mbps..
- Tuy nhiên, chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Việt Nam còn xếp hạng khá thấp với vị trí 101/193 quốc gia và chỉ số phát triển CNTT&TT xếp thứ 108 trên tổng số 176 quốc gia vào năm 2017 (International Telecommunication Union .
- Về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, sự phát triển của các tỉnh thành còn chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại.
- Về phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế số.
- Nhân lực trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế số tại Việt Nam Đơn vị: người.
- Nhìn chung, Việt Nam hiện có khá nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của thị trường cũng như phát triển kinh tế số.
- Một số khuyến nghị đẩy mạnh tạo lập những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Một là, đẩy mạnh hiệu quả các chương trình hành động cũng như thực hiện, hoàn thiện tốt các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển.
- Nhà nước cần ban hành thêm các tiêu chí đánh giá về tình hình chuyển đổi số, chính quyền số, hiệu quả của thương mại điện tử, kinh tế số ở phạm vi địa phương.
- Xây dựng chương trình phát triển kinh tế số và xây dựng hành chính công điện tử mang tính chiến lược dài hạn gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh.
- Song song với việc có chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế số, cần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái số.
- Thực hiện hiệu quả các chương trình hành động của Chính phủ đề ra nhằm xây dựng hạ tầng, phủ rộng viễn thông, Internet, thúc đẩy kinh tế số phát triển.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước phát triển và khuyến khích R&D..
- Là 1 nước đi sau, Việt Nam có thể nghiên cứu bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập các điều kiện cho kinh tế số phát triển từ các quốc gia đi trước và có đặc điểm tương đồng..
- Nhà nước cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là bậc Đại học và các ngành nghề liên quan trực tiếp đến kinh tế số.
- và tinh thần do đặc thù lứa tuổi phù hợp làm việc trong lĩnh vực kinh tế số.
- Ba là, tăng cường vai trò nhà nước trong quản lý, đi đầu và đẩy mạnh phát triển kinh tế số.
- Công tác về tuyên truyền, nhận thức cho cả doanh nghiệp cũng như người dân từ thành thị tới nông thôn về tâm quan trọng của kinh tế số cần được đẩy mạnh.
- Vai trò của các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan đến phát triển kinh tế số cần được nâng cao, phát huy rõ vai trò và trách nhiệm.
- Xây dựng một chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển cũng như tạo ra sự minh bạch và bình đẳng trong thủ tục hành chính và đầu tư..
- Bên cạnh sự quan tâm đầu tư và sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước, cần có những chính sách ưu đãi nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức tham gia tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế số cho các khu vực này.
- Chú trọng công tác đào tạo, tuyên truyền, nhân cao nhận thức của người dân ở các vùng khó khăn về kinh tế số..
- Trải qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển, các xu hướng kinh tế mới đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kì mới.
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng và thuận lợi về mặt địa – chính trị, nguồn lực kinh tế - xã hội.
- Trong thời gian tới, để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số, Việt Nam cần có những định hướng, giải pháp phù hợp để tạo ra những điều kiện thuận lợi, thúc đẩy kinh tế số phát triển..
- Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt