« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển kinh tế số - bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
- Phạm Văn Minh Viện CNTT&Kinh tế số - ĐH Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT.
- Phát triển kinh tế số được coi là “xương sống” và trở thành xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Để phát triển kinh tế số thành công, các quốc gia cần có chiến lược và lộ trình rõ ràng.
- Riêng đối với Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế số… Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển kinh tế số thành công và thực sự có thể đem đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp Việt Nam nhìn nhận và rút ra những bài học kinh nghiệm hướng đến phát triển nền kinh tế số linh hoạt và hiệu quả, qua đó giúp tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Bài viết này bàn về khái niệm “Digital Economy”, điểm lại những nét chính cùng một số phân tích về tình hình phát triển kinh tế số của Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0..
- Từ khóa: kinh tế số, phát triển kinh tế số, bài học kinh nghiệm 1.
- Kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới.
- Bởi, phát triển kinh tế số mở ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách với các nước giàu và nó cũng giúp các nước giàu phát triển càng nhanh và bỏ càng xa các nước khác..
- Việt Nam cũng đang bị cuốn vào dòng chảy đó, cụ thể, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030 chiếm trên 30% GDP.
- Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần khắc phục những điểm yếu nội tại trong nền kinh tế như: trình độ kinh tế thấp.
- thể chế, pháp lý chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và chưa theo kịp sự chuyển đổi của các mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế số;.
- Một lợi thế khách quan nữa đó là Việt nam nằm khu vực có các nền kinh tế số phát triển thuộc diện nhanh nhất thế giới.
- Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi các lợi thế trên đây thành động lực tăng tốc phát triển kinh tế số..
- Xây dựng và thực hiện một chiến lược quốc gia kinh tế số phù hợp nhất với Việt Nam theo từng giai đoạn là sự thể hiện rõ ràng nhất quyết tâm phát triển nền kinh tế số..
- Nền kinh tế số.
- Nhiều tổ chức trên thế giới, theo thời gian, đưa ra những khái niệm khác nhau về phạm vi và quy mô, đôi khi cũng được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy), kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) hoặc kinh tế mạng (Web Economy).
- Gần đây, hầu hết các định nghĩa đều là các biến thể đơn giản và dễ hiểu của “nền kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật số” (EC, 2013), đa phần tập trung đặc biệt vào Internet.
- Dựa vào các khái niệm trên, bài viết này định nghĩa kinh tế số là “một phần của nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin với mô hình kinh doanh mới, ở đó hàng hóa, dịch vụ được số hóa”.
- Hình 1, tác giả mô phỏng tóm tắt nền kinh tế số xét trên góc độ phạm vi hoạt động của nó..
- Cốt lõi của kinh tế số là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) như phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, viễn thông và các thiết bị xử lý đa phương tiện..
- Theo nghĩa hẹp, kinh tế số chỉ bao gồm kinh tế nền tảng và các dịch vụ số.
- Kinh tế nền tảng là phần lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) như: sản xuất thiết bị CNTT&TT và thiết bị bán dẫn.
- Hình 1 – Định nghĩa nền kinh tế số theo phạm vi.
- Nguồn: Rumana Bukht, Richard Heeks (2018) Theo nghĩa rộng, kinh tế số bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ như: nền tảng trực tuyến.
- kinh tế chia sẻ.
- Ở Việt Nam, khái niệm "kinh tế số".
- Theo ông Nguyễn Trung Chính, Phó chủ tịch VINASA kiêm Chủ tịch CMC, “kinh tế số” được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số.
- Còn theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, “kinh tế số” là một phần của nền kinh tế trong đó.
- Nền kinh tế số là kết quả của sự phát triển các công nghệ số mới có tác động chuyển đổi vượt ra ngoài lĩnh vực CNTT&TT tới tất cả các lĩnh vực khác..
- Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
- Tham gia nền kinh tế số sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Bởi vì, tham gia vào nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh từ mô hình truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng.
- Đặc điểm của nền kinh tế số.
- Như định nghĩa ở trên, kinh tế số dựa “trên nền tảng công nghệ thông tin với mô hình kinh doanh mới, ở đó hàng hóa dịch vụ được số hóa”.
- Vậy đặc điểm đầu tiên của nền kinh tế số phải kể đến dữ liệu-thông tin.
- Dữ liệu chính là nguồn tài nguyên giá trị trong nền kinh tế số: Sự phát triển của các công nghệ số cho phép việc thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ điện thoại thông minh cho đến hàng triệu thiết bị cảm biến trong các nhà máy, phương tiện giao thông và ngay trong mỗi cá nhân.
- Các thành phần tham gia vào nền kinh tế số.
- Thành phần đầu tiên tham gia vào nền kinh tế số đó chính là các doanh nghiệp.
- dịch vụ đồng thời cũng là chủ sở hữu và người sáng tạo nội dung số, người tham gia tích cực giúp hệ thống mạng ngang hàng hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng là người cung cấp lao động cho thị trường nền kinh tế số.
- Đó là các trường đại học, trung tâm đổi mới, sáng tạo công ty khởi nghiệp, các cá nhân tạo ra các đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế số.
- Nhóm này phát triển và điều tiết nền kinh tế số.
- KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TỪ MỘT SỐ NƯỚC.
- Trong phần này tác giả đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế số từ ba nước có nền kinh tế số phát triển ở khu vực Châu Á, đó là: Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc..
- Thứ nhất, Chính phủ Singapore luôn nỗ lực phát triển nền kinh tế số.
- Thứ tư, Singapore chú trọng phát triển ngành CNTT&TT làm động lực nền tảng cho phát triển nền kinh tế số.
- Từ năm 2011 đến năm 2015, giá trị gia tăng danh nghĩa của ngành CNTT&TT tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,2% hàng năm, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,2% của toàn nền kinh tế.
- Tốc độ tăng việc làm trong lĩnh vực CNTT&TT trong cùng giai đoạn đạt 2,5% mỗi năm, tuy có chậm hơn mức tăng trưởng việc làm chung của nền kinh tế (3,2%/năm).
- Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT&TT đã nâng mức đóng góp của ngành cho nền kinh tế tăng từ 7,4% trong GDP danh nghĩa năm 2011 lên 8,3% năm 2015.
- Hàn Quốc nhờ phát triển nền kinh tế số nên năm 2020 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới.
- Những kinh nghiệm phát triển kinh tế số của Hàn Quốc như sau:.
- Phát triển nền kinh tế số được coi là bước đi đột phá của Trung Quốc.
- năm 2030 sẽ đến từ kinh tế số và Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc luôn nỗ lực hướng đến số hóa nền kinh tế.
- Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, giao dịch TMĐT của Trung Quốc hiện lớn hơn con số cộng gộp của năm nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
- Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ kinh tế số để đáp ứng nhu cầu của lượng dân số trực tuyến rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về tìm kiếm thông tin, truyền thông và thương mại trong giai đoạn đầu.
- Nền kinh tế số của Trung Quốc đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số và TMĐT với sự hiện diện của ba nhà cung ứng nội địa khổng lồ bao gồm Alibaba (TMĐT), Tencent (game trực tuyến và mạng xã hội), và Baidu (công cụ tìm kiếm).
- Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Nói tóm lại: Nhân tố căn bản đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số ở Trung Quốc có thể kể đến: (i) quy mô thị trường khổng lồ với đông đảo người sử dụng Internet trẻ, đam mê và năng động.
- Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ cho nền kinh tế số hóa với hệ thống các chính sách được thiết kế để tăng cường năng lực nền kinh tế kỹ thuật số như một công cụ mới thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Để thúc đẩy kinh tế số phát triển, TS Brian Hull - Tổng giám đốc ABB Việt Nam đã chỉ ra bốn việc cần thực hiện.
- Một là thúc đẩy kinh tế số ở mọi thành phần.
- Điểm cuối cùng, theo ông, là sự đóng góp của Chính phủ trong sự phát triển của kinh tế số.
- Nhưng từ bài học kinh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam như sau:.
- Thứ nhất, Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa cho phát triển kinh tế số.
- Trong vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế số Việt Nam, hai nhiệm vụ quan trọng là Chiến lược phát triển kinh tế số và Quản lý nhà nước về kinh tế số.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số cần được tiến hành theo một tiếp cận khoa học hiện đại và thực tiễn cao, phù hợp nhất đối với Việt Nam.
- Các chính sách quản lý về kinh tế số như là các công cụ phục vụ việc tổ chức thành công chiến lược phát triển kinh tế số.
- Chính phủ cần là một bên tham gia “gương mẫu”, một người dùng tiến bộ trong nền kinh tế số quốc gia.
- đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế.
- Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực kinh tế số.
- Nhân lực cho nền kinh tế số gồm: đội ngũ chuyên gia kinh tế số cao cấp.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia kinh tế số cao cấp: Trong bối cảnh trình độ nền kinh tế thấp, Việt Nam thiếu vắng các chuyên gia kinh tế số cao cấp, những người có đủ kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực (khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý, xã hội, v.v.
- để định hình phát triển kinh tế số ở tầm quốc gia.
- Công việc xây dựng một đội ngũ chuyên gia kinh tế số là rất cấp thiết, tuy nhiên, không thể hoàn thành công việc này một sớm một chiều được.
- Trước mắt, Chính phủ cần tổ chức một nhiệm vụ kinh tế – xã hội với thời gian đủ phù hợp để hình thành một nhóm cộng tác các chuyên gia cao cấp thuộc các lĩnh vực liên quan (khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý, xã hội, v.v.) để tham gia xây dựng một kế hoạch kinh tế số trung hạn.
- Một kế hoạch trung hạn được kiểm định trong thực tiễn sẽ tạo tiền đề xây dựng một chiến lược quốc gia về kinh tế số dài hạn.
- Thành viên của nhóm cộng tác trên đây có tiềm năng phát triển trở thành chuyên gia kinh tế số cao cấp.
- Về lâu dài, chuyên gia kinh tế số cao cấp cần xây dựng được một chiến lược phát triển tích hợp kinh tế số – kinh tế tri thức – kinh tế thị trường ở Việt Nam, có tính khoa học hiện đại và thực tiễn.
- Hơn nữa, chuyên gia kinh tế số cao cấp Việt Nam có thể tham gia đóng góp phát triển lý luận về kinh tế số..
- Nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp số: Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp cần phối hợp để nâng cao kiến thức và kỹ năng về kinh tế số cho lãnh đạo doanh nghiệp.
- kinh tế số Việt Nam là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quyết tâm và nỗ lực tự đào tạo về kinh tế số của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc tạo động lực triển khai và ứng dụng các thành phần kinh tế số, giúp doanh nghiệp vượt qua một rào cản rất lớn cho chuyển đổi số là trình độ cạnh tranh của Việt Nam còn rất thấp (năm 2019, Việt Nam xếp hạng 67 trong số 141 quốc gia-vùng lãnh thổ)..
- Tăng cường đào tạo các chuyên viên thuộc kinh tế số.
- Kinh tế số bao trùm một phạm vi rất rộng các lĩnh vực liên quan, vì vậy, không thể có một ngành đào tạo chuyên về kinh tế số.
- Trong mỗi lĩnh vực liên quan, cần xem xét các chuyên ngành, các khối kiến thức phù hợp để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực kinh tế số trong phạm vi của lĩnh vực đào tạo.
- Hệ thống CNTT và công nghệ cao liên quan trong kinh tế số thường đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để được phổ biến và được ngấm mới phát huy được hiểu quả như thiết kế.
- Do có một độ phủ rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới kinh tế số, nhóm chủ đề về phân tích kinh doanh nên được xem xét đưa vào các chương trình đào tạo chuyên ngành về kinh tế số thuộc các lĩnh vực khác nhau..
- Thứ ba, phát triển hệ sinh thái kinh tế số Việt Nam.
- Trước mắt, để đạt được sự kết nối – chia sẻ nền tảng số, TMĐT doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) Việt Nam cần trở thành thành phần chủ chốt trong toàn bộ hoạt động TMĐT quốc gia như tại các nền kinh tế phát triển..
- Trong thời đại số ngày nay, kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới.
- Bài báo này là sự tìm hiểu của tác giả về các khái niệm kinh tế số.
- Dù chưa có một định nghĩa thống nhất về kinh tế số, song quan niệm kinh tế số là một mở rộng thực sự của kinh tế CNTT&TT là có tính phổ biến.
- Kinh tế số bao gồm rất nhiều loại hình kinh tế mới và đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho người lao động.
- Thông qua nghiên cứu lý luận về nền kinh tế số, đồng thời tìm hiểu thực tế cách thức phát triển nền kinh tế số từ ba nước có nền kinh tế số triển trên, tác giả đề xuất ba giải pháp và hàm ý rằng Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế số.
- Tiếp đến là phát triển nhân lực về kinh tế số (đặc biệt là các chuyên gia cao cấp về kinh tế số) và phát triển hệ sinh thái kinh tế số là những giải pháp có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế số Việt Nam.
- Tác giả tin tưởng vào tương lai nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại số ngày nay..
- [1] Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ KH&CN (2019), Báo cáo Tương lai nền kinh tế Việt Nam - Hướng tới năm 2030 và 2045..
- Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam.
- [13] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Viện NC QLKT TW (2019), Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt