« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp thuế trong nền kinh tế số


Tóm tắt Xem thử

- ÁP THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ.
- Trong nền kinh tế kỹ thuật số hay nền kinh tế số việc xác định nơi tạo ra giá trị đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với áp dụng các quy tắc thuế doanh nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
- Sự phát triển của nền kinh tế số dựa trên việc tăng lợi nhuận cho quy mô và tài sản vô hình đặt ra thách thức không chỉ khó đánh thuế hàng hóa kỹ thuật số, mà còn khó xác định những gì nên đánh thuế.
- Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào để đảm bảo đánh thuế công bằng trong nền kinh tế số là vấn đề mà các Cơ quan thuế trên toàn thế giới đang cố gắng tìm câu trả lời..
- Từ khóa: Thuế trong kinh tế số, taxing the digital economy 1.
- CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ SỐ VÀ THUẾ.
- Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên thúc đẩy công nghệ, trong đó những phát triển và đổi mới mới đang xảy ra với một tốc độ mà chưa từng thấy trước đây.
- Khi công nghệ hợp nhất với nền kinh tế tạo ra sự phát triển của nền kinh tế số và tạo ra những thăng hoa cho các doanh nghiệp khi bắt kịp làn sóng đổi mới.
- Kinh tế số bao gồm thương mại điện tử, cửa hàng ứng dụng, quảng cáo trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến, điện toán đám mây và các nền tảng kết nối có sự tham gia, giữa những người khác.
- Nếu như năm 1986, chỉ có 1% thông tin toàn cầu được lưu trữ ở dạng kỹ thuật số và phần còn lại ở dạng tương tự, nhưng sự khởi đầu của kỷ nguyên số bắt đầu vào năm 2002 khi có tới 50% dữ liệu được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số (Hilbert và López 2011).
- Tất cả những điều này cho thấy thay đổi lớn vừa là chất xúc tác vừa là sản phẩm của nền kinh tế số..
- Nền kinh tế số cho phép các doanh nghiệp cung cấp quảng cáo và thu hút khách hàng thông qua các dịch vụ xuyên biên giới sử dụng các nền tảng Internet.
- Người tiêu dùng không còn cần phải mua bản ghi hoặc đĩa CD để nghe nhạc mà có thể nghe nhạc thông qua các dịch vụ tải xuống.
- Kết quả là, các quốc gia tiêu dùng đã mất cơ sở để thu thuế doanh nghiệp từ các nhà khai thác kinh doanh cung cấp dịch vụ mà họ phải chịu.
- Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số, tài sản vô hình ngày càng gia tăng giá trị dẫn đến tránh thuế bằng cách chuyển các tài sản đó sang các quốc gia có thuế thấp hoặc các thiên đường thuế đã trở nên dễ dàng.
- Sử dụng dữ liệu lớn mà GAFA đang biến mô hình kinh doanh thành tài sản vô hình thông qua các thuật toán và trí tuệ nhân tạo.
- Dịch vụ kỹ thuật số.
- Do tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh kỹ thuật số khác với kinh doanh truyền thống như: Quy mô hoạt động rộng trên môi trường Internet có tính phi biên giới;.
- dễ dàng thay đổi, che giấu thông tin… Những loại hình kinh doanh mới như: Tiền ảo, tài sản kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng phần mềm, kết nối vận tải bằng phương tiện điện tử...đang khiến ngành thuế khó phân loại những ngành nghề kinh doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế.
- Hệ thống thuế không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số khiến nó bộc lộ nhiều “lỗ hổng”, giúp các doanh nghiệp công nghệ lợi dụng chỉ trả mức thuế rất thấp, hoặc không phải trả bất cứ đồng thuế nào trong khi thu được lợi nhuận khổng lồ.
- Năm 2017, Apple chuyển doanh nghiệp con nắm giữ hầu hết số tiền mặt ở hải ngoại không bị đánh thuế đến đảo Jersey, số tiền này lên đến 252 tỷ USD.
- Năm 2018, Amazon không trả thuế doanh nghiệp liên bang ở Mỹ mặc dù lợi nhuận tới 11,2 tỷ USD..
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý phải đảm bảo lợi ích được chia sẻ công bằng nhất có thể.
- Bên cạnh đó, thuế là nguồn thu chính của chính phủ tài trợ cho các dự án và dịch vụ công cộng khác nhau, cơ quan thuế phải học cách điều chỉnh khả năng bắt kịp với sự.
- Tạo giá trị cho người.
- thay đổi nhanh chóng của các hoạt động kinh tế kỹ thuật số.
- Phần lớn các quy tắc áp thuế doanh nghiệp truyền thống không tính đến thực tế của nền kinh tế toàn cầu hiện đại do: (i)..
- không nắm bắt được các mô hình kinh doanh có lợi từ việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trong phạm vi quyền hạn mà không theo các quy tắc của cơ sở thường trú truyền thống;.
- Không nhận ra vai trò phát triển của người dùng trong việc tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp kỹ thuật số.
- Với sự chênh lệch như vậy giữa việc tạo ra giá trị và nơi nộp thuế, nhiều quốc gia bắt đầu cải cách các quy tắc thuế doanh nghiệp để lợi nhuận được đăng ký và đánh thuế khi doanh nghiệp có tương tác đáng kể với người dùng thông qua các kênh kỹ thuật số.
- Số hóa nền kinh tế tạo ra cơ hội chưa từng có cho các doanh nhân và người dùng, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa việc đánh thuế các doanh nghiệp kỹ thuật số một cách công bằng và cung cấp cơ hội tăng trưởng trong nền kinh tế trực tuyến toàn cầu hóa vẫn là một thách thức..
- Để hiểu những thách thức mà các Cơ quan quản lý phải đối mặt khi các doanh nghiệp bán cho nhiều khách hàng khác nhau, ở nhiều quốc gia khác nhau, đơn vị sản xuất có thể được đặt ở bất cứ đâu vì hàng hóa là vô hình.
- Cùng với đó, các doanh nghiệp thống trị nền kinh tế số thường là những nền tảng cho phép hai hay nhiều bên tương tác để giảm chi phí tìm kiếm giao dịch.
- Nhưng cũng có thể tạo liên kết giữa nhà quảng cáo và người tiêu dùng, cung cấp dịch vụ miễn phí, thu thập một số thông tin về người tiêu dùng và bán thông tin này cho người trước.
- Càng nhiều người sử dụng một nền tảng, giá trị của nó càng cao, các nền tảng thường có chi phí cố định rất lớn và chi phí cận biên rất nhỏ..
- Thách thức về thuế áp dụng trong kinh tế số.
- THỰC TRẠNG ÁP THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ.
- Thuế dịch vụ kỹ thuật số (digital services tax-DST) là một loại thuế, khoản thuế bắt buộc phải nộp cho Chính phủ nước sở tại khi tiến hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ hay kỹ thuật số.
- Thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ đánh vào thu nhập từ quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số (ví dụ quảng cáo trên Facebook), hay vào các loại phí thu được từ người dùng (ví dụ người mua ứng dụng của Apple) và từ việc bán dữ liệu sinh ra từ thông tin do người dùng cung cấp (ví dụ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường)..
- Cộng đồng chung Châu Âu (EU)- ngay từ cuối năm 2018, các nước thành viên EU đã đề xuất đánh thuế nhằm vào các tập đoàn lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số.
- Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu về hai dự luật, dự luật về cách đánh thuế các dịch vụ kỹ thuật số và dự luật về cải cách cơ sở thuế của các dịch vụ kỹ thuật số.
- Cụ thể, đề xuất này bao gồm một sáng kiến nhằm cải cách các quy tắc thuế doanh nghiệp để lợi nhuận được đăng ký và đánh thuế khi doanh nghiệp có tương tác đáng kể với người dùng thông qua các kênh kỹ thuật số… DST đã được áp dụng kể từ ngày 1/1/2015, điển hình: Thuế suất- 3% tổng doanh thu, quy định ngưỡng tích lủy bảo vệ doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi đánh thuế là nơi đặt người dùng- doanh thu được phân bổ theo tỷ lệ thuận….
- Quy định cần tuân thủ khi áp thuế DST.
- Nhật Bản - Thuế kỹ thuật số của Nhật Bản, được gọi là thuế tiêu thụ có hiệu lực từ ngày áp dụng cho các doanh nghiệp kỹ thuật số với các quy định, cụ thể: (i)..
- Khung áp dụng.
- doanh nghiệp nước ngoài cung cấp cho người tiêu dùng Nhật Bản phải trả phí cho tất cả các giao dịch thương mại điện tử B2C (Business-to- Consumer (B2C) transactions: giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dung) đảm bảo công bằng thuế khi các doanh nghiệp Nhật Bản đã trả khoản tiền này.
- Các doanh nghiệp nước ngoài phải đăng ký và chỉ định đại lý thuế tại Nhật Bản.
- Giao dịch B2B (Business-to-Business (B2B) transactions: giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) áp dụng cơ chế tính phí đảo ngược như các quốc gia khác, áp thuế nơi người nhận giao dịch không phải người bán.
- Giống như các quốc gia khác, định nghĩa về các sản phẩm và dịch vụ điện tử được quy đinh theo Luật Thuế tiêu thụ Nhật Bản khá rộng, bao hàm cả các dịch vụ kỹ thuật số như sách điện tử và các khóa..
- Singapore- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như truyền phát nội dung giải trí, sẽ phải trả Thuế hàng hóa và Dịch vụ (GST), còn được gọi là thuế giá trị gia tăng (VAT- là thuế gián thu) từ ngày 1/1/2020.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, bao gồm nhà cung cấp ở nước ngoài và hoạt động trên thị trường điện tử như cửa hàng ứng dụng di động, sẽ cần phải được đăng ký với Cơ quan doanh thu nội địa Singapore (Iras).
- Việc đăng ký các nhà cung cấp ở nước ngoài này sẽ áp dụng cho những người có doanh thu toàn cầu hàng năm vượt quá 1 triệu đô la Singapore và việc bán dịch vụ kỹ thuật số cho người tiêu dùng ở Singapore vượt quá 100.000 đô la Singapore..
- Thuế sẽ áp dụng cho các dịch vụ nhập khẩu từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp như tiếp thị, kế toán, công nghệ thông tin và dịch vụ quản lý.
- Đối với các dịch vụ lấy người tiêu dùng làm trung tâm, những dịch vụ này sẽ bao gồm truyền phát video và nhạc, ứng dụng, phí niêm yết trên các chợ điện tử, phần mềm và phí đăng ký trực tuyến.
- Các dịch vụ kỹ thuật số từ các công nghệ mới, bao gồm các dịch vụ có nguồn gốc từ các doanh nghiệp tiền điện tử, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này..
- Trong năm 2020 dự kiến cũng có khá nhiều nước sẽ thực hiện áp thuế kỹ thuật số điển hình: Indonesia giới thiệu 10% VAT cho tất cả các giao dịch trực tuyến ngay từ lần bán hàng đầu tiên.
- Malaysia giới thiệu 6% VAT cho các dịch vụ kỹ thuật số cho các nhà cung cấp nước ngoài có dịch vụ được cung cấp vượt quá ngưỡng 500.000 RM (khoảng 120.000 USD) trong thời gian 12 tháng.
- Nigeria giới thiệu 7,5% VAT cho các giao dịch trực tuyến, sẽ áp dụng cho người bán hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số thường trú và không cư trú từ lần bán đầu….
- Nhìn chung, các quốc gia đã áp dụng các biện pháp để đánh thuế DST nhằm đạt được mức kiểm soát lớn hơn chống thất thu thuế cho quốc gia nơi có thị trường tiêu dùng sản phẩm.
- Việc phân bổ quyền đánh thuế nên phản ánh giai đoạn phát triển kinh tế hiện tại, trong đó các công ty đa quốc gia phát triển hoạt động kinh doanh của họ mà không cần.
- Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp đánh thuế sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các công ty hoạt động trong nền kinh tế số.
- Việc đánh thuế DST cũng sẽ ngăn chặn sự gia tăng gánh nặng thuế đánh vào các yếu tố ít biến động hơn, chẳng hạn như thu nhập lao động.
- Cuối cùng, các quốc gia cho rằng sự gia tăng theo cấp số nhân của nền kinh tế số và số hóa nền kinh tế truyền thống đòi hỏi phải áp dụng các quy tắc thuế mới, do khoảng cách ngày càng tăng giữa nền kinh tế thực và hệ thống thuế, vốn không tuân theo sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới..
- ÁP THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM.
- Việt Nam với cam kết số hóa được thể hiện rõ trong hàng loạt các chính sách, quy hoạch tổng thể và các văn bản chỉ thị suốt những năm qua.
- Trọng tâm là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu, phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông, đẩy mạnh thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất lao động..
- Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ Hình 4.
- Các thành phần tham gia vào nền kinh tế số.
- Nhiều các cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ và điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế số ở Việt Nam..
- Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ Hình 5.
- Các cơ quan quản lý chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển ngày càng rộng rãi thì việc xây dựng, ban hành các quy định về quản lý thuế trong lĩnh vực này là cần thiết.
- Trên thực tế, Việt Nam đã tiến hành thu thuế dịch vụ kỹ thuật số nhưng chưa triệt để, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.
- Trong khi, các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam đang phải nộp hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài tại Việt Nam mới chỉ phải nộp thuế nhà thầu.
- Trên cơ sở đó, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày lần đầu tiên quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 về kê khai thuế quy định: Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hà Nội đã ban hành Công văn 78002/CT-TTHT về chính sách thuế đối với hoạt động quảng cáo trên Facebook, Google.
- Theo đó, doanh nghiệp nếu có phát sinh dịch vụ.
- quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi khoản chi này đáp ứng đủ các điều kiện: (i)..
- Liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Có tờ khai theo quy định.
- Có chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
- Riêng trường hợp doanh nghiệp có ủy quyền cho cá nhân là người lao động trong doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán dịch vụ quảng cáo trên Facebook, Google thì Công văn quy định đây cũng là chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu công ty thanh toán cho cá nhân thông qua chuyển khoản từ tài khoản của doanh nghiệp vào tài khoản của cá nhân (thẻ tín dụng do công ty mở cho cá nhân tại ngân hàng).
- Hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại Quy chế tài chính hoặc Quyết định về việc ủy quyền của doanh nghiệp cho cá nhân..
- Đặc thù của mô hình kinh doanh số, đặc biệt là những doanh nghiệp dựa vào việc trích xuất, xử lý và bán thông tin rất khó xác định, kiểm soát và giá trị hơn nhiều.
- Do đó, xác định lại các tính năng của một hoạt động kinh tế là một bước cần thiết để đi kèm với việc số hóa nền kinh tế, phải xác định khái niệm về chức năng tạo và sản xuất giá trị cho các dịch vụ (đặc biệt là trên thị trường dữ liệu) một cách thận trọng.
- Trong thời gian tới, khi ban hành các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về nội dung quản lý với hoạt động thương mại điện tử.
- Do khía cạnh hai mặt của nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số, hiệu quả của DST có thể khó dự đoán hơn nhiều so với nền kinh tế truyền thống.
- Do vậy, hiệu quả kinh tế của DST nên được nghiên cứu cẩn thận từ nhiều góc độ để tránh các tác nhân tiêu cực có thể gây hại cho một số lĩnh vực của nền kinh tế, giảm hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nền kinh tế số..
- Dự án hợp tác Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2019), Báo cáo tóm tắt “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam đến 2030 và 2045”

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt