« Home « Kết quả tìm kiếm

Tín ngưỡng trong đời sống của cư dân ven biển Bình Định


Tóm tắt Xem thử

- Bài báo nghiên cứu * TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH.
- Bài viết nghiên cứu vai trò của tín ngưỡng trong đời sống của cư dân ven biển Bình Định..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố biển được thể hiện rõ nét trong mọi khía cạnh đời sống văn hóa của họ.
- Bình Định không chỉ có truyền thống đánh bắt và khai thác thủy sản mà còn có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.
- Một số hình thức tín ngưỡng như: thờ cúng cá Ông, thờ cúng Cô Bác, thờ Mẫu/ nữ thần biển… được xem như chỗ dựa tinh thần cho ngư dân trong đời sống sông nước đầy rủi ro.
- Trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống có nhiều biến đổi, trong đó, tín ngưỡng cũng không ngoại lệ.
- Tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định ngày nay đã có sự thay đổi bởi một số nguyên nhân: sự quản lí của Nhà nước, sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội.
- Do vậy, việc tìm hiểu tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định từ góc nhìn địa – văn hóa giúp lí giải chức năng, sự đa dạng và những biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống của cư dân nơi đây, đồng thời nhằm bảo lưu, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc..
- Từ khóa: tỉnh Bình Định.
- tín ngưỡng.
- cư dân ven biển.
- Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay.
- Ngô Đức Thịnh (2012) cho rằng: “Tín ngưỡng với tư cách như một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở một trình độ phát triển xã hội cụ thể” (p.10).
- Việt Nam có vùng biển rộng lớn, cư dân trong quá trình thích nghi với biển dẫn đến hình thành các hình thức tín ngưỡng phong phú và đa dạng.
- Đã có một số công trình nghiên cứu về đời sống, kinh tế, văn hóa và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển nói chung và Bình Định nói riêng như: Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam của Nguyễn Duy Thiệu (2002), Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2008), Văn nghệ dân gian Bình Định – Tác giả tác phẩm của Hội văn học nghệ thuật Bình.
- Định (2010), Bãi Ngang xưa và nay của Võ Ngọc An (2012), Văn hóa biển và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Đình Thành (2016)… lí giải về tín ngưỡng như là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân ven biển.
- đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa phản ánh niềm tin, ước vọng của con người trong quá trình mưu sinh trên biển.
- Vì điều kiện sống và lao động gắn liền với môi trường biển cả vừa giàu có và ưu ái cho con người, vừa thách thức, đe dọa tới tính mạng của họ, nên đối với cư dân ven biển Bình Định, tín ngưỡng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, nó như thứ “bùa hộ mệnh” nhằm trấn an cho họ khi mưu sinh trước biển đầy rủi ro..
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng trong đời sống của cư dân ven biển Bình Định với các hình thức: thờ cúng cá Ông, thờ cúng Cô Bác, thờ Mẫu, thờ nữ thần biển..
- Phương pháp quan sát tham dự: Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận cộng đồng, tham dự vào môi trường, không gian sinh sống của người dân ven biển Bình Định để thu thập thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Chúng tôi tham gia các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển Bình Định từ năm 2018 đến 2020 tại 5 địa phương ven biển của Bình Định với các lễ hội cầu ngư ở Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn), Hoài Hải (Hoài Nhơn), lễ cúng Cô Bác (Phù Mỹ), lễ hội chùa Bà (Tuy Phước)… để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu..
- Các hình thức tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định.
- Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông.
- Về nguồn gốc, tục thờ cá voi vốn phổ biến đối với cư dân ven biển.
- Theo Thạch Phương và Lê Trung Vũ (2015) thì “Lễ cúng cá voi, hay lễ nghinh Ông là lễ hội nước lớn nhất và phổ biến nhất của ngư dân ven biển từ Thanh Hóa trở vào đến Kiên Giang”.
- Cũng theo quan niệm của cư dân ven biển, cá voi là loài cá thiêng ở biển, có thân hình đồ sộ nhưng không làm hại người, trái lại đã từng cứu người làm nghề trên biển bị tai nạn đắm thuyền.
- Khi gặp cá Ông “lụy” (chết), cư dân các làng ven biển thực hiện các nghi lễ thờ cúng.
- Dọc ven biển miền Trung vào đến Nam Bộ (các tỉnh giáp biển), tỉnh nào cũng có lăng, miếu, đình thờ cá Ông.
- Đây được xem là loại hình tín ngưỡng nghề nghiệp, trực tiếp liên quan đến cộng đồng cư dân ven biển nói chung và Bình Định nói riêng..
- Ở Bình Định, tại các địa phương ven biển có rất nhiều lăng.
- Theo tục lệ của cư dân địa phương thì cá voi sau khi chôn cất ba năm sẽ được cải táng để đưa xương cốt vào trong lăng thờ cúng.
- Một số lăng còn lưu giữ nhiều bộ cốt cá Ông như lăng Ông thôn An Quang (Phù Cát), lăng Ông thôn Lộ Diêu (Hoài Nhơn), Tân Phụng, Vĩnh Hội (Phù Mỹ)… Lễ cúng Ông ở các địa phương ven biển Bình Định thường được tổ chức từ tháng giêng cho đến tháng 6 tại các lăng Ông và diễn ra trong khoảng 3-4 ngày.
- Do vậy, việc tổ chức cúng Ông là mang tính chất cầu an, cầu mùa cho ghe thuyền làm nghề đánh bắt được thuận lợi, xóm làng no ấm..
- Lễ hội cầu ngư ở các làng vạn ven biển Bình Định tương đối thống nhất về lễ thức, diễn trình, thời gian và các phong tục.
- Trong đó, hát bả trạo là một loại hình văn hóa nghệ thuật có sự gắn kết độc đáo giữa yếu tố lao động sản xuất và đời sống tâm linh của cư dân ven biển Bình Định.
- Có thể thấy, tín ngưỡng thờ cúng cá Ông là tín ngưỡng phổ biến của cư dân miền biển từ Trung Bộ vào đến Nam Bộ.
- Tín ngưỡng thờ cúng Cô Bác.
- Thờ cúng Cô Bác (Cô hồn) là hình thức tín ngưỡng lâu đời của người Việt.
- Ở vùng ven biển Nam Trung Bộ nói chung và Bình Định nói riêng, cô hồn không chỉ là những người chết bất đắc kì tử, không nơi nương tựa mà còn là những cư dân đã bỏ mình trên biển trong cuộc mưu sinh.
- Do vậy, ở các làng ven biển đều có những nơi thờ tự chung cho những cô hồn được gọi là lăng Cô Bác.
- Theo cư dân ở các địa phương ven biển Bình Định, thực hiện lễ tống ôn là để tống tiễn những điều xui xẻo, đồng thời gửi gắm nguyện vọng của cộng đồng đến thần linh Cô Bác, các ngài khuất mặt phù hộ cho xóm.
- làng được bình an, hoạt động đánh bắt trên biển được thuận lợi, tránh được thiên tai, gió bão..
- Nhìn chung, tín ngưỡng thờ cúng Cô Bác của cư dân ven biển Bình Định không chỉ thể hiện lòng từ bi, bác ái đối với những vong hồn không nơi nương tựa mà đã trở thành chỗ dựa tinh thần, niềm tin được giúp đỡ trước những trở ngại trên con đường mưu sinh trên biển..
- Tín ngưỡng thờ Mẫu/ nữ thần biển.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu, nữ thần là loại hình tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, từ tâm thức ngưỡng vọng, sùng bái nhằm cầu mong sự che chở của các Mẫu trong cuộc sống hàng ngày.
- Ở vùng ven biển nước ta, cư dân ven biển tôn thờ các Mẫu, nữ thần biển với mục đích phù hộ ngư dân ra khơi đánh bắt được thuận buồm xuôi gió và xóm làng được bình yên.
- Tuy nhiên, ở Bình Định cư dân ven biển gọi các Mẫu, nữ thần bằng một danh xưng tôn kính là “Bà” như bà Thủy, bà Quan Âm Nam Hải (Phật Bà), bà Thiên Y A Na, bà Ngũ Hành, bà Thiên Hậu….
- Trong các Bà mà cư dân ven biển Bình Định thờ cúng, có thể nói bà Thủy chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người dân.
- Cư dân tôn sùng Bà vì Bà có ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến nghề nghiệp liên quan môi trường biển.
- Về tín ngưỡng thờ cúng bà Thủy, Ngô Đức Thịnh (2007) cho rằng:.
- Với cư dân vùng biển Bình Định thì bà Thủy cũng thể hiện tính lưỡng diện vừa cứu giúp ngư dân trong quá trình đánh bắt trên biển vừa trừng phạt những ai “xúc phạm” Bà..
- Bà được cư dân gọi với danh xưng tôn kính là Thủy Long Cung nữ hay Thủy mẫu nữ nương tôn thần.
- Ở một số địa phương có miếu thờ bà Thủy, ngày cúng Bà được cư dân chuẩn bị lễ vật chu đáo.
- Ở các địa phương khác, tuy không có miếu thờ bà Thủy nhưng không vì thế mà cư dân không ngưỡng vọng quyền uy của Bà.
- sắm một mâm lễ vật để làm lễ cúng Bà và các vị chư thần Cô Bác cầu cho thuyền rời bến an toàn, gặp thuận lợi trong chuyến đánh bắt của mình.
- Cùng với tín ngưỡng thờ bà Thủy, cư dân ven biển Bình Định còn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Hằng ngày và trong các ngày sóc vọng, cư dân và các chủ ghe thuyền đều thắp hương cúng vái cầu mong Bồ Tát phù hộ cho xóm làng và những ngư dân đánh bắt trên biển được bình an..
- Bên cạnh việc thờ cúng Bà Thủy, Phật Bà Quán Thế Âm, cư dân ven biển Bình Định còn thờ Thiên Y A Na, bà Ngũ Hành, bà Thiên Hậu.
- Tín ngưỡng thờ cúng Thiên Y A Na là sự tiếp thu văn hóa Chăm của người Việt trong quá trình cộng cư trên vùng đất mới.
- Ngoài các vị thần trên, ở Bình Định còn thờ cúng bà Thiên Hậu.
- Có thể thấy, tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân ven biển Bình Định với các lễ thức và sinh hoạt văn hóa đã cho thấy tục thờ này nằm trong dòng chảy của tín ngưỡng thờ Mẫu, nữ thần ở Việt Nam.
- Hơn nữa, sự đa dạng trong tín ngưỡng của cư dân ven biển nói chung và ở Bình Định gắn liền với môi trường sinh tồn đầy bất trắc, hiểm nguy của cư dân nơi đây.
- Do vậy, họ tạo nên một hệ thống tín ngưỡng liên quan đến nghiệp biển để cầu mong được thần linh phù hộ, che chở, tạo chỗ dựa tinh thần cho ngư dân trên bước đường mưu sinh trên biển..
- Chức năng và sự biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống của cư dân ven biển Bình Định.
- a) Chức năng của tín ngưỡng.
- Tín ngưỡng là nơi lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa nghệ thuật.
- Điều đó cho thấy, những hoạt động trong tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định không chỉ thể hiện niềm tin đối với các đấng thần linh mà còn tìm thấy chỗ dựa của cộng đồng giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và khi đối diện với biển cả trong quá trình mưu sinh.
- Ngoài ra, tại các lăng Ông trên địa bàn tỉnh đều tổ chức hát bả trạo, hát bội vừa để hát cúng lễ cho thần linh vừa phục vụ nhu cầu giải trí cho cư dân địa phương..
- Có thể thấy, cư dân ven biển Bình Định thực hiện các hoạt động tín ngưỡng là nhằm thể hiện niềm tin vào thần linh, cầu mong cho hoạt động đánh bắt được thuận lợi, làng vạn được yên bình.
- Không gian tổ chức hoạt động tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, Cô Bác… còn là môi trường để giáo dục mọi người, nhất là thế hệ trẻ, hướng đến những giá trị tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ những phong tục, loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trong đó có hát bội, hát bả trạo ở Bình Định mà theo Ngô Đức Thịnh (2007), đây chính là “sự hóa thạch văn hóa trong môi trường tín ngưỡng tôn giáo” (p.457).
- Tín ngưỡng là một nhu cầu tâm linh của cư dân ven biển Bình Định.
- Hoạt động đánh bắt thủy sản ở Bình Định cũng như nhiều địa phương trên cả nước luôn phụ thuộc vào thời tiết, thường xuyên đối mặt với những bất trắc từ môi trường biển cả.
- Trong những năm qua, được sự đầu tư, hỗ trợ vốn từ Nhà nước, nhiều cư dân đã đóng mới tàu thuyền công suất lớn, đồng thời trang bị các phương tiện đánh bắt hiện đại như máy dò cá, bộ đàm để kết nối thông tin nhanh chóng… nhằm vươn khơi bám biển.
- Tuy nhiên, tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp với số lượng cơn bão, áp thấp ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây khó khăn cho việc đánh bắt mà còn gia tăng nỗi lo lắng, boăn khoăn cho cư dân sống ven biển, nhất là những ngư dân đánh bắt trên biển.
- Vì vậy, mọi sự cầu nguyện của ngư dân đều không ngoài mong muốn đánh bắt được nhiều thủy sản sau những chuyến ra khơi, và bình an trở về đất liền.
- Việc thực hành nhiều nghi thức tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, cúng Cô Bác hàng năm, hay van vái Bà, các vị chư thần Cô Bác để cầu bình an trong cuộc sống hàng ngày, cầu thuận lợi trong hoạt động đánh bắt thủy sản… cho thấy đời sống tâm linh của cư dân ven biển khá đa dạng và phong phú..
- Tín ngưỡng thể hiện sự gắn kết cộng đồng.
- Ở các địa phương ven biển Nam Trung Bộ, lăng Ông là một trung tâm tín ngưỡng của cư dân ven biển.
- Theo Nguyễn Duy Thiệu (2002), “Cộng đồng ngư dân tập hợp nhau lại để sinh hoạt tín ngưỡng cá Ông gọi là vạn – vạn lăng Ông”.
- Hằng năm, vào ngày cúng Ông, lăng là nơi tổ chức các nghi lễ cúng tế và là nơi tham gia sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng cư dân ven biển.
- Trong các ngày tế lễ, cư dân địa phương, nhất là ngư dân cùng chung tay sắp xếp tổ chức tham gia dựa trên quan hệ bình đẳng và tự nguyện.
- Ban quản lí lăng sẽ căn cứ vào sự đóng góp kinh phí và ý kiến của cư dân để tổ chức các hoạt động cúng lễ từ việc phân công người chuẩn bị các lễ vật cúng tế, tập bả trạo, mời đoàn hát bội, tổ chức các trò chơi, phân công người nấu nướng, người phục vụ trong các buổi lễ… Tại các địa phương ven biển Bình Định, khi đến ngày tế lễ của lăng, nhiều người đến tham gia và góp sức trên tinh thần tự giác.
- Qua những hoạt động này, người ta tìm thấy bản thân mình trong những hoạt động chung, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, thể hiện sự đồng lòng của cư dân trong các hoạt động chung và cùng nhau đón nhận những phước lộc mà đức ngư Ông, các vị cô bác, các vị thần linh mang đến..
- b) Sự biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của cư dân ven biển Bình Định Tín ngưỡng đã tồn tại lâu dài trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và của cư dân ven biển Bình Định nói riêng, thể hiện niềm tin, sức mạnh tâm linh, là chỗ dựa tinh thần của cư dân ven biển.
- Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định ngày nay đã có sự thay đổi do một số nguyên nhân sau: sự quản lí của Nhà nước, sự phát triển về mặt kinh tế – xã hội..
- Song song đó là việc xây dựng các chủ trương, đường lối, các định hướng quản lí sinh hoạt văn hóa tinh thần của xã hội, trong đó có tín ngưỡng.
- Các hoạt động tín ngưỡng được thực hiện trên tinh thần kế thừa, khai thác và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực, không cần thiết để phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới..
- Hiện nay, được sự hỗ trợ của Nhà nước, cư dân đã mạnh dạn đóng tàu thuyền với tải trọng lớn, trang bị đầy đủ các thiết bị kĩ thuật để giúp ngư dân có thể đánh bắt dài ngày và vươn tới những ngư trường xa giàu tiềm năng thủy sản.
- hiện đại hóa của các địa phương ven biển đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân ven biển.
- Mặt khác, nghề đi biển đòi hỏi ngư dân phải đóng tàu lớn, đánh bắt vùng biển khơi mới có thể khai thác những loại hải sản mang lại giá trị kinh tế cao.
- Việc một số địa phương phát triển các ngành công nghiệp, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh ở các địa phương: Nhơn Hải, Nhơn Lý, Quy Nhơn, Cát Tiến – Phù Cát… đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho cư dân vùng ven biển.
- Hiện nay, ngư dân chuyển từ nghề đánh bắt thủy sản ven bờ sang làm du lịch ở các địa phương cũng tăng nhanh.
- Chính sự chuyển dịch đó đã làm biến đổi sâu sắc về niềm tin của cư dân ven biển.
- Các phương tiện truyền thông, các loại hình giải trí mới đã làm thay đổi cách thức lựa chọn sản phẩm giải trí và thay đổi thị hiếu của người dân ven biển.
- Nếu như trước đây, khi đánh bắt còn mang tính thủ công, ngư dân chưa có phương tiện đánh bắt hiện đại, người dân có niềm tin vào cá Ông – được mệnh danh là phúc thần của các làng vạn ven biển, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, cư dân ven biển đã vận dụng để nhận thức đúng về môi trường biển, về khí hậu… dẫn đến năng suất đánh bắt cao.
- Trước đây đội bả trạo tại các làng vạn là những ngư dân địa phương.
- Điều đó cho thấy những thay đổi trong tín ngưỡng của cư dân ven biển Bình Định cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống xã hội, thể hiện khả năng thích ứng của cư dân với tình hình mới..
- Trải qua quá trình cộng cư, người dân ven biển Bình Định đã dần hình thành và phát triển văn hóa truyền thống của địa phương có nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng của nhiều vùng miền trong cả nước như tín ngưỡng thờ cá Ông, thờ Mẫu, nữ thần biển, thờ cúng Cô Bác.
- Việc tổ chức các lễ hội trong năm, nhất là lễ hội cầu ngư, không chỉ bảo tồn, lưu giữ các dạng thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, mà trong thời điểm hiện nay, tín ngưỡng thờ cá Ông còn có ý nghĩa tích cực cho việc bảo vệ môi trường sinh thái biển..
- Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, diện mạo tín ngưỡng của cư dân ven biển đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt