« Home « Kết quả tìm kiếm

Người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu (Campuchia)


Tóm tắt Xem thử

- Từ góc nhìn tự sự học, bài viết xác định một số kiểu người kể chuyện dựa trên tiêu chí điểm nhìn và độ tin cậy của người kể chuyện đối với thế giới được kể để ứng dụng phân tích đặc điểm và vai trò của những kiểu người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu như một yếu tố góp phần làm nên sự thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
- Bài viết hướng đến kết luận, có hai kiểu người kể chuyện được tổ chức trong tác phẩm: kiểu người kể chuyện toàn tri có sự di chuyển điểm nhìn và kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy.
- Sự kết hợp của hai kiểu người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu đã góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của Tum Tiêu trong dòng chảy văn học Campuchia : không chỉ là sự cách tân trên bình diện người kể chuyện mà còn là tiền đề cho cuộc canh tân nghệ thuật tự sự của văn học hiện đại Campuchia..
- người kể chuyện.
- Ngoài các phương diện nêu trên, để làm nên một tác phẩm tiêu biểu, người kể chuyện trong Tum Tiêu cũng giữ vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với việc kiến.
- Có hai vấn đề khiến người kể chuyện trong Tum Tiêu cần được chú ý.
- Trước hết, về mặt thể loại, truyện thơ vốn là kể chuyện bằng hình thức thơ do đó cần có một mô hình tự sự và phương thức tự sự phù hợp, vai trò của người kể chuyện vì vậy càng phải được khẳng định.
- Mặt khác, các nhà nghiên cứu từng đặt vấn đề về lời bình luận của người kể chuyện ở cuối tác phẩm, “phần bình luận của tác giả, không gắn bó hữu cơ với cốt truyện”.
- Từ góc nhìn tự sự học, việc chỉ ra các loại hình để từ đó xem xét lại vai trò của người kể chuyện Tum Tiêu trong toàn bộ chỉnh thể tác phẩm là cần thiết và góp phần kiến giải thỏa đáng cho các vấn đề nêu trên..
- Người kể chuyện nhìn từ lí thuyết tự sự học.
- Người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, do nhà văn hư cấu nên.
- Tamarchenko: “Người kể chuyện là chủ thể lời nói và là người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học.
- Người kể chuyện tồn tại độc lập trong cấu trúc tác phẩm, và văn bản tự sự là sản phẩm do hành vi ngôn ngữ của người kể chuyện tạo thành, có thể có nét thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả.
- Từ điển thuật ngữ văn học cũng xác định: người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm.” (Le, Tran, &.
- Trong tương quan với các nhân vật khác, người kể chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm mà còn đảm nhiệm vai trò riêng – tổ chức và đánh giá các nhân vật..
- Mỗi tác phẩm tự sự đều có hình tượng người kể chuyện của riêng nó và việc lựa chọn kiểu người kể chuyện không phải là một sự ngẫu nhiên mà gắn liền với dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
- Các nhà nghiên cứu đã dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại người kể chuyện.
- đã chia thành ba kiểu người kể chuyện: (1) Người kể chuyện toàn tri (Pouillon gọi là “cái nhìn từ đằng sau”, Todorov gọi là “người kể >.
- nhân vật” và Genette gọi là “tiêu cự hóa zero”) là người kể theo điểm nhìn biết hết, có khả năng bao quát, am hiểu toàn bộ thế giới mà anh ta kể, từ bên ngoài cho đến nội tâm bên trong nhân vật, có thể bình luận hoặc đưa ra lời chỉ dẫn, giải thích về những điều sắp kể.
- (2) Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong (Pouillon gọi là “cái nhìn với nhân vật”, Todorov gọi là “người kể = nhân vật” và Genette g ọi là “tiêu cự hóa nội tại”) là người kể hạn chế điểm nhìn của mình vào điểm nhìn của.
- (3) Người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài (Pouillon gọi là.
- “cái nhìn từ bên ngoài”, Todorov gọi là “người kể <.
- Ngoài ra, dựa trên độ tin cậy của người kể chuyện với câu chuyện được kể, các nhà nghiên cứu đã phân thành người kể chuyện đáng tin cậy và người kể chuyện không đáng tin cậy.
- Nói cách khác, người kể chuyện không đáng tin khi không nhất quán với các ý thức chủ thể khác trong tác phẩm..
- Một số kiểu người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu 2.2.1.
- Người kể chuyện toàn tri và sự di chuyển điểm nhìn.
- Người kể chuyện toàn tri là người kể chuyện am hiểu và quán xuyến toàn bộ câu chuyện theo ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện lớn hơn nhân vật (theo Tz.
- Mặt khác, điểm nhìn biết hết của người kể chuyện còn cho phép lí giải, bình luận hoặc báo trước rất rõ về những điều mình kể.
- Đây là kiểu người kể chuyện phổ biến trong văn học truyền thống.
- Truyện thơ Tum Tiêu thuộc kiểu người kể chuyện này..
- Xe m xét mối quan hệ giữa người kể chuyện, người nghe và nội dung được kể, người kể chuyện toàn tri trong Tum Tiêu vẫn giữ một khoảng cách so với các nhân vật và sự kiện..
- đối với người kể đều “đã diễn ra”, mọi sự kiện chỉ được tái hiện lại nhờ lời của người kể chuyện.
- Trước hết, khoảng cách giữa người kể và nội dung câu chuyện Tum Tiêu thể hiện qua sự am hiểu tường tận của người kể chuyện.
- Người kể nắm bắt lai lịch, xuất thân nhân vật và sắp xếp để giới thiệu vào thời điểm thích hợp.
- Bên cạnh đó, vì luôn có khoảng cách với sự việc được kể nên người kể chuyện trong Tum Tiêu có thể di chuyển siêu không gian, thời gian như thường thấy ở tự sự dân gian..
- Khác với người kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, chỉ có thể kể lại những chuyện đã chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia, ngôi thứ ba cho phép người kể chuyện toàn tri biết rõ mọi việc dù ở bất kì không gian hay thời gian nào của diễn biến cốt truyện.
- Đồng thời, trong quá trình kể, người kể có thể di chuyển tự do sang bất kì không – thời gian nào mà không bị giới hạn.
- Chúng tôi đã thống kê được 11 lần người kể chuyện sử dụng công thức “giờ nói chuyện.
- “lại nói/kể chuyện.
- Tuy vẫn tồn tại khoảng cách giữa người kể chuyện với nội dung được kể, nhưng so với các truyện thơ Campuchia khác như Riêmkê, Vọtvông và Xôrivông hay Neath Outlami, Tum Tiêu đã từng bước rút ngắn khoảng cách và tăng “tính thời sự” cho sự kiện được trần thuật.
- Trước hết, dù xuất hiện không nhiều (8 lần) nhưng những lời bình luận của người kể chuyện đã góp phần kéo sự việc được trần thuật gần hơn với kinh nghiệm, sự lí giải của người kể chuyện.
- Đặc biệt, Tum Tiêu có những lời bình luận, đánh giá thiên về cảm xúc, thể hiện sự đồng cảm của người kể chuyện với cảnh ngộ của nhân vật:.
- So với những lời bình mang tính đạo đức, tôn giáo lược bỏ hết cảm xúc, những lời bình trữ tình như trên đã lấp đầy khoảng cách thời gian giữa người kể với đối tượng trong truyện, diễn ra đồng thời, như một tiếng than, lời tâm tình cất lên cùng với sự việc..
- Ngoài những lời bình trữ tình như trên, người kể chuyện toàn tri trong Tum Tiêu thường không biểu lộ trực tiếp.
- Khảo sát văn bản cho thấy, lời của nhân vật chiếm phần lớn dung l ượng tác phẩm so với lời người kể chuyện.
- Trong lời người kể chuyện, lời miêu tả cũng nhiều hơn so với lời kể.
- Để làm được điều này, cần đến sự di chuyển điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện..
- Một đặc điểm quan trọng khác ở Tum Tiêu là dù người kể chuyện thuộc loại “biết tất cả” nhưng phần lớn câu chuyện vẫn được kể từ điểm nhìn của nhân vật.
- Khoảng cách giữa người kể và nhân vật được xóa bỏ khi người kể thay đổi điểm nhìn, đặt mình vào điểm nhìn của nhân vật để thể nghiệm và bộc lộ toàn bộ đời sống nội tâm của nhân vật.
- Việc di chuyển điểm nhìn của người kể trong Tum Tiêu có hai đặc điểm:.
- Thứ nhất, trong nhiều tình huống, người kể chuyện chỉ nêu sự việc nhưng thường không miêu tả cặn kẽ, mà xem đó là cái cớ để chuyển điểm nhìn sang nhân vật, tạo cơ hội bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật:.
- Quang cảnh của buổi rước nàng Tiêu vào cung tưởng chừng như được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri, nhưng đến dòng thơ “Hớn hở quá chừng, thành gai sắc”, người đọc mới nhận ra rằng tất cả hình ảnh, âm thanh, sự xa hoa và phồn vinh của kinh thành đều được quan sát từ điểm nhìn của Tiêu.
- Thứ hai, khi di chuyển vào điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện cũng không mô tả sự việc hay trực tiếp biểu đạt nội tâm mà chú ý vào việc trải nghiệm cảm giác theo thời gian của nhân vật:.
- Người kể chuyện, bằng cách này, đã lột tả được tâm trạng mong ngóng của Tum cũng như sự e thẹn của Tiêu một cách tinh tế và gợi tả..
- Từ những phân tích trên đây, có thể thấy mô hình tự sự của truyện thơ Tum Tiêu là mô hình tự sự theo ngôi thứ ba nhưng đã nhìn sự vật theo điểm nhìn bên trong của nhân vật: điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện “biết tất cả” được giới hạn lại trong điểm nhìn hạn tri của nhân vật.
- Mặt khác, nhờ có nỗ lực thu hẹp và xoá nhoà ranh giới giữa người kể chuyện và nội dung được kể mà tác phẩm trở nên tự nhiên hơn, chất hiện thực cao hơn..
- Người kể chuyện tỏ ra không đáng tin cậy.
- Người kể chuyện không đáng tin cậy là người kể chuyện ý thức được sự hạn hẹp đối với khả năng bao quát thông tin của mình, do đó có sự hoài nghi tính xác thực của những gì được kể.
- Nếu trong các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại, người kể chuyện đáng tin cậy thường kể và lí giải mọi hiện tượng đời sống bằng một tư tưởng nhất quán thì người kể chuyện không đáng tin cậy thường không bày tỏ thái độ hay có bất kì một chỉ dẫn hoặc phán xét gì, thậm chí còn hoài nghi về những điều đã kể, đưa ra nhiều nguồn thông tin về cùng một sự việc.
- Mặt khác, người kể chuyện đáng tin cậy sẽ giữ quan.
- hệ một chiều với độc giả, là người truyền đạt chân lí, hướng đạo cho người đọc thông qua những chỉ dẫn, mách nước trong khi người kể chuyện không đáng tin luôn từ chối vị trí.
- Có thể nói, người kể truyện trong Tum Tiêu đã có một bước phát triển quan trọng so với các truyện thơ Campuchia khác ( Riêmkê, Vọtvông và Xôrivông , Neath Outlami.
- khi tỏ ra là một người kể chuyện không đáng tin cậy..
- Xét trong mối quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện trong Tum Tiêu thường không đánh giá, nhận xét hay điều hướng nhân vật phục tùng lập trường của mình.
- Trong Riêmkê, các nhân vật luôn hành động và ứng xử nhất quán với lời giới thiệu của người kể chuyện về nguồn gốc xuất thân và đẳng cấp của mình.
- Khác với Riêmkê , người kể chuyện trong Tum Tiêu hầu như không đưa ra bất kì lời chỉ dẫn, hay bày tỏ thái độ đánh giá để làm “đường dây” cho nhân vật.
- Về số lượng và vị trí, có 8 lần hiếm hoi người kể chuyện đưa ra lời bình luận và thường chỉ lên tiếng sau một sự việc cụ thể trong Tum Tiêu chứ không đặt ra ngay từ đầu như một “công thức” lí tưởng của nhân vật.
- Về tính chất, có bốn lời bình thiên về cảm xúc của người kể chuyện (như đã phân tích ở mục trên), một lời bình về triết lí nhân sinh – “Đi một bước, điều hay một bước/ Mắt nhìn đời, đời rộng mênh mông” (Botum, 1987, p.32), còn lại là lời bình có tính chất giáo huấn của Phật giáo.
- Có lúc người kể chuyện tán đồng với tình cảm và hành động của Tum và Tiêu: “Than ôi! Phận liễu bồ chung thủy/ Chết còn làm gương đẹp mai sau” (Botum, 1987, p.92).
- Mặt khác, kết quả của kiểu người kể chuyện toàn tri nhưng kết hợp với điểm nhìn của nhân vật trong Tum Tiêu vừa giữ người kể chuyện cách một khoảng nhất định với nội dung truyện kể, vừa duy trì cốt truyện vận động theo tâm lí nhân vật, đã trao quyền cho nhân vật, cho phép nhân vật nảy sinh ý thức đối thoại về tư tưởng.
- Lúc này tư tưởng của người kể chuyện có thể trùng hoặc không trùng khớp với nhân vật.
- Trong cả hai trường hợp này, lập trường của người kể chuyện có thể trùng với một trong hai phía hoặc đứng bên ngoài cả hai nhưng luôn duy trì trạng thái đối thoại không hoàn kết, không phủ định hoàn toàn cũng không khẳng định hoàn toàn.
- Có thể thấy, tính không đáng tin cậy của người kể chuyện trong Tum Tiêu trước hết biểu lộ qua tính không nhất quán về mặt tư tưởng trong việc tổ chức nội dung cốt truyện và xây dựng nhân vật..
- Xét trong mối quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc, người kể chuyện trong Tum Tiêu từ chối giữ vai trò hướng đạo chân lí, định hướng người đọc tiếp nhận tác phẩm..
- Một trong những lần đưa ra lời bình trực tiếp của người kể ở cuối truyện, có vai trò quan trọng đối với việc tiếp nhận của người đọc:.
- Không như một số truyện thơ thường có phần mở đầu là những luận đề mà người kể chuyện thay mặt tác giả định hướng cho người đọc, lời bình ở cuối tác phẩm đã không còn đảm đương vai trò này nữa.
- Ngay cả khi đưa ra quan điểm của mình, người kể chuyện cũng không tuyệt đối khẳng định tính chân lí của nó: “Lời xưa dạy chẳng hay có phải/ Tiếp thu sao là trí mỗi người” (Botum, 1987, p.103).
- Cái chết của hai nhân vật còn cho thấy người kể chuyện đã không can thiệp sâu vào sự việc mà tuân theo quy luật tâm lí của nhân vật, là một chi tiết đời thường, đậm tính hiện thực.
- Tư tưởng của người kể chuyện cũng chỉ giữ vai trò như một tiếng nói vang lên trong tác phẩm cùng với những tiếng nói khác, không chi phối hoàn toàn đến thái độ và cách đánh giá của người đọc đối với nội dung câu chuyện.
- Điều này làm giảm vị trí độc quyền chân lí đồng thời càng làm rõ tính không đáng tin cậy ở người kể chuyện..
- Người kể chuyện không đáng tin cậy là sản phẩm của giai đoạn phát triển cao của văn học.
- Kiểu người kể chuyện này ở Tum Tiêu cho thấy nhà văn ngày càng có ý thức hạn chế sự can thiệp của người kể chuyện đối với thế giới được kể.
- Vai trò của người kể chuyện từ vị trí người dẫn đường chuyển sang vị trí đồng hành, thậm chí còn đối thoại với người đọc để khám phá những vấn đề cốt lõi của đời sống.
- Tuy nhiên, người kể chuyện không đáng tin cậy ở Tum Tiêu vẫn chưa thật sự đạt tới sự tự ý thức cao mà mới chỉ dừng ở một số biểu hiện cơ bản: không nhất quán về mặt tư tưởng và đưa ra những định hướng khác nhau để người đọc tự suy nghĩ, lựa chọn.
- Tóm lại, việc định dạng hai kiểu người kể chuyện là nhằm minh chứng cho sự đa dạng và đổi mới của nghệ thuật tự sự trong truyện thơ Tum Tiêu .
- Tuy nhiên, mọi sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối và điểm độc đáo của hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm này là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiểu người kể chuyện toàn tri và kiểu người kể chuyện tỏ ra không đáng tin cậy.
- Người kể chuyện toàn tri vốn quen thuộc trong nhiều tác phẩm truyện thơ Campuchia nhưng di chuyển điểm nhìn vào điểm nhìn nhân vật ở Tum Tiêu lại là sự sáng tạo, đặt lời kể vào lăng kính cảm thụ của nhân vật, làm cho lời kể mang đậm cảm xúc và hướng tới khám phá nội tâm nhân vật.
- Không chỉ vậy, yếu tố trên còn là tiền đề, là điều kiện để tạo ra tính không đáng tin cậy ở kiểu người kể chuyện thứ hai.
- Đây là cơ sở cho thấy sự cách tân của truyện thơ Tum Tiêu trên bình diện người kể chuyện..
- Hình tượng người kể chuyện là nhân tố then chốt vừa giúp Tum Tiêu đạt đến đỉnh cao của thể loại thơ truyền thống Campuchia, vừa trở thành nội lực cho cuộc canh tân nghệ thuật tự sự của văn học hiện đại.
- Kiểu người kể chuyện toàn tri kết hợp các điểm nhìn của nhân vật trong quá trình kể cho thấy nhà văn bắt đầu có ý thức về việc tạo nên một người.
- kể chuyện đảm nhiệm vai trò tổ chức truyện kể.
- Người kể chuyện, tác giả và nhân vật không còn được đồng nhất (hoặc tác giả hoặc nhân vật chính kể chuyện) mà có sự phân biệt giữa tác giả, người kể chuyện và nhân vật.
- Người kể chuyện trong Tum Tiêu lúc này giữ vị trí trung tâm trong mối quan hệ với các phương diện khác của nghệ thuật trần thuật ( tổ chức cốt truyện tâm lí, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vậ t.
- Mặt khác, tính chất không đáng tin cậy ở người kể chuyện phản ánh những thay đổi trong tư duy nghệ thuật , là bước khởi đầu của quá trình hình thành ý thức dân chủ hóa giữa người viết – tác phẩm – người đọc.
- Người kể chuyện không chỉ dẫn dắt, tổ chức mà còn trao quyền cho nhân vật tự hành động và bộc lộ.
- Ngoài ra, người kể chuyện cũng không còn là “kẻ hướng đạo” cho người đọc tiếp nhận tác phẩm, thay vào đó là vị trí song hành với ý thức về “khoảng trống” và sự đối thoại.
- Như vậy, người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu có nhiều vai trò quan trọng, không chỉ giúp nhà văn triển khai một cốt truyện, mà còn giúp người nghiên cứu (khi vận dụng lì thuyết tự sự học) có thể khám phá sâu hơn nghệ thuật tự sự truyện thơ, một thể loại tiêu biểu của văn học Campuchia nói riêng và văn học Đông Nam Á nói chung.
- Tóm lại, việc nghiên cứu hình tượng người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu đã khẳng định giá trị và những đóng góp của tác phẩm trong lịch sử hình thành, phát triển thơ ca văn học Campuchia;

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt