« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG Ô NHIỄM MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG VÙNG TRỒNG RAU VEN ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Lan Phương.
- Nơi sinh: Hà Nội 5.
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 290/SĐH ngày 22 tháng 11 năm 2005 6.
- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội.
- Môi trường đất và nước 9.
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Kết quả thu được bao gồm hiện trạng ô nhiễm các môi trường đất, nước tưới và sản phẩm rau trồng bởi các kim loại nặng nghiên cứu, hàm lượng của chúng trong các dạng tồn tại khác nhau bằng phương pháp tiên tiến, khả năng di chuyển của chúng trong môi trường nước tưới, giữ lại trong đất và bị hấp thụ bởi cây trồng, mô phỏng mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất từ nước tưới bị ô nhiễm.
- Đã đưa ra kết quả phân tích nguồn gốc ô nhiễm kim loại nặng theo các số liệu phân tích hiện trạng bằng phần mềm máy tính..
- Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất, nước và trong sản phẩm rau tại bốn vùng trồng rau Hà Nội nhìn chung vẫn đạt tiêu chuẩn quy định (trừ một số ít mẫu có biểu hiện ô nhiễm).
- Càng xuống phía Nam Hà Nội, chất lượng môi trường có chiều hướng suy giảm biểu hiện ở hàm lượng kim loại nặng trong các đối tượng môi trường tăng..
- Môi trường nước tưới vẫn đáp ứng được yêu cầu nhưng có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất do hàm lượng các kim loại nặng trong tổng cặn của các mẫu nước tương đối cao đặc biệt là đối với các nguyên tố Zn, Fe, Cu, Pb, Mn, Hg và As lượng hòa tan chỉ chiếm dưới 40% lượng tổng số xác định được.
- Hàm lượng kim loại nặng di động trong đất và trầm tích rất nhỏ so với lượng tổng số.
- 2%) nên tuy đã có một số dấu hiệu ô nhiễm được phát hiện trong các mẫu nghiên cứu nhưng thực tế khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng là không cao.
- Mỗi loại cây có khả năng hút thu kim loại nặng khác nhau và các phần của cây rau cũng đều tích lũy một lượng nhất định các kim loại nặng..
- Khả năng ô nhiễm các kim loại nặng tính theo tỉ lệ phần trăm giữa lượng tích lũy thêm hàng năm với lượng đang có trong đất tăng dần theo thứ tự sau: Co < Ni < Fe < Cr < Mn < Cd < Cu < Zn < Pb < Hg < As.
- Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong trầm tích và trong rau là tư liệu quý giúp cho thành phố có kế hoạch giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường vùng trồng rau của Hà Nội.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:.
- Nghiên cứu các dạng tồn tại hóa học của kim loại nặng trong môi trường đất và môi trường nước.
- Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: [1] Ngô Thị Lan Phương (2007), “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất và nước đến chất lượng rau xanh ở Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
- [3] Nguyễn Xuân Hải, Ngô Thị Lan Phương (2009), “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong đất và nước tưới các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
- [4] Trịnh Thị Thanh, Ngô Thị Lan Phương (2010), “Đánh giá sự phân bố và nguồn gốc các kim loại nặng trong nước tưới ở vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường .
- [5] Nguyễn Xuân Hải, Ngô Thị Lan Phương (2010), “Đánh giá sự phân bố, nguồn gốc các kim loại nặng trong môi trường đất và trầm tích ở vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
- Nghiên cứu sinh