« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty thông tin di động Mobifone


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG MOBIFONE PHẠM NGUYÊN HÀ Hướng dẫn khoa học: PGS - TS.
- Luận văn tốt nghiệp này đề cập đến việc đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lớn.
- Nó được xem như là một nỗ lực kết hợp các kiến thức mới mà tôi học được trong quá trình học tập hai năm tại trường Đại học Bách khoa Hà nội với thực tế công tác tại Công ty thông tin di động VMS Mobifone nhằm đánh giá vị thế cạnh tranh thực tế của Mobifone một cách có phương pháp, cũng như góp phần xây dựng những giải pháp khắc phục những điểm chưa hoàn thiện, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao của Mobifone trên thị trường thông tin di động.
- Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- 1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh.
- 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.
- 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh.
- 1.2 Năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh.
- 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh.
- 1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh.
- Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
- 1.3.1.1Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
- 1.3.1.3 Trình độ lao động trong doanh nghiệp.
- 1.3.1.4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- 1.3.1.5 Năng lực marketing của doanh nghiệp.
- 1.3.1.6 Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
- 1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Phân tích năng lực cạnh tranh.
- 1.4.1 Nội dung phân tích năng lực cạnh tranh.
- 1.4.2 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh.
- 1.4.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter.
- 26 Chương 2 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MOBIFONE.
- 2.2 Dịch vụ thông tin di động và môi trường cạnh tranh ngành thông tin di động Việt nam.
- 2.2.2 Môi trường cạnh tranh ngành thông tin di động Việt Nam.
- 2.2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh.
- 2.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Mobifone 2.3.1 Hệ thống tiêu chí đánh giá.
- 2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Mobifone.
- ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế 2.4.2.4 Vùng phủ sóng.
- 2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- Chương 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO MOBIFONE.
- 3.2 Duy trì tính cạnh tranh trong cước sử dụng và giá trị khuyến mại so với các đối thủ.
- Quá trình cạnh tranh giữa các nhà khai thác đã làm giá cước dịch vụ liên tục giảm xuống và người sử dụng dịch vụ là những người được hưởng lợi rõ ràng từ việc giảm cước này.
- Việc một thị trường 87 triệu dân được chia sẻ giữa 7 nhà cung cấp dịch vụ (cho đến thời điểm 2009) tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Trong tương lai, cạnh tranh sẽ khiến chỉ những doanh nghiệp thực sự mạnh mới có thể tồn tại.
- Những doanh nghiệp yếu sẽ có khả năng bị thôn tính hoặc giải thể.
- Hiện tại, Mobifone vẫn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về cả thị phần, uy tín lẫn chất lượng.
- Tuy vậy, Mobifone vẫn cần phải nghiêm túc ý thức được mức độ khốc liệt trong cuộc cạnh tranh trong dài hạn, đặc biệt sau khi thị trường viễn thông mở cửa từ năm 2012 để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh về lâu dài cho bản thân mình.
- “Phân tích năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Thông tin di động MobiFone” được viết như một nỗ lực đóng góp cho chiến lược cạnh tranh trong dài hạn của Mobifone nhằm duy trì và tăng cường vị thế cạnh tranh cao trong hiện tại của Mobifone trước các đối thủ cạnh tranh trong ngành thông tin di động Việt nam.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến vị thế cạnh tranh của ba nhà khai thác đang dẫn dầu thị trường thông tin di động Việt nam trong thời điểm hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu : Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ba nhà khai thác dịch vụ thông tin di động dựa trên các số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các số liệu thống kê thu thập các đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ của ba nhà khai thác này.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh được lấy từ các doanh nghiệp thông tin di động.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ các doanh nghiệp thông tin di động được đối chiếu với số liệu của VNPT, Bộ thông tin truyền thông và ITU.
- Xây dựng hệ thống chấm điểm cho các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên số liệu thu thập được.
- Trọng số của mỗi tiêu chí thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đối với khách hàng – cũng là mức độ quan trọng của tiêu chí trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Điểm của mỗi tiêu chí được sử dụng như là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp trên tiêu chí đó.
- Bảng điểm tổng kết chung các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh tổng quát của các doanh nghiệp.
- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay trên thị trường thông tin di động, xây dựng và củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Dù vẫn là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại việt nam, song việc thường xuyên đánh giá, xem xét và tìm giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa giúp MobiFone duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường thông tin di động trong hiện tại cũng như trong dài hạn – vốn đang ngày càng trở nên khắc nghiệt.
- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của Luận văn được chia làm ba chương với kết cấu như sau : Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và phân tích năng lực cạnh tranh.
- Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của Mobifone.
- ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Mobifone.
- ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia.
- Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã từ rất sớm từ lý thuyết cạnh tranh cổ điển đến lý thuyết cạnh tranh hiện đại.
- Về cơ bản, lý thuyết cạnh tranh trong kinh tế thị trường hiện nay định nghĩa cạnh tranh như sau.
- Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh có tính chất hai mặt : có những tác động tích cực và những tác động tiêu cực.
- Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự tồn tại và phát triển của mình.
- Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí đổ vỡ lớn cho nền kinh tế.
- Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
- Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh đã dần chuyển từ quan điểm cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, không phải là khi nào cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt, triệt hạ nhau.
- Thực tế, các phương pháp cạnh tranh hiện đại hầu hết dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm/dịch vụ, chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ.
- Đây là một tất yếu khi các đối thủ cạnh tranh cùng ngành quá nhiều, việc theo đuổi mục tiêu tiêu diệt các đối thủ sẽ dẫn đến thiệt hại hơn là lợi ích.
- ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể có một khái niệm tổng quát về cạnh tranh trong kinh tế : “Cạnh tranh” là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý.
- Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.
- 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung.
- Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực.
- Về mặt tích cực: Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại.
- Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp, cạnh tranh được xem như động lực để.
- Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt kinh tế cũng như xã hội.
- Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi cạnh tranh vi phạm pháp ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế luật hay bất chấp pháp luật.
- Vì lý do trên, nhà nước luôn cần có các can thiệp, điều chỉnh cần thiết nhằm duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- 1.2 Năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu.
- Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt đầu khá muộn, các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh chỉ mới xuất hiện từ những năm 1980 đến nay.
- Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Precott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận.
- Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh hiện nay tập trung vào ba cách tiếp cận sau : Lý thuyết thương mại truyền thống.
- Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận này, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh.
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên cơ sở xác định thông số tác động tới các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, nhấn mạnh tới mặt cầu của hàng hóa, dịch vụ, coi trọng yếu tố ngoài giá hơn yếu tố giá cả.
- Tuy nhiên, cách tiếp cận này không chú trọng đúng mức tới lý luận về năng lực cạnh tranh, chưa chú ý tới các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh như vai trò của Nhà nước hay chính sách.
- Trường phái quản lý chiến lược được coi là mô hình khá mạnh nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh.
- ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác, là khả năng không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế.
- Tuy nhiên quan niệm về năng lực cạnh tranh này mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất.
- Tuy nhiên, từ những quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau : Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
- Như vậy, năng lực cạnh tranh là một chỉ tiêu có tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành tùy thuộc vào nhóm doanh nghiệp (ngành) cũng như từng doanh nghiệp.
- 1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn các nhu cầu của khách hàng ĐHBK HN Phạm Nguyên Hà Khoa Quản lý Kinh tế nhằm đạt doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao hơn.
- Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua việc đánh giá thực lực của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp như khả năng công nghệ, khả năng tài chính, trình độ nhân lực, trình độ tổ chức, quản trị doanh nghiệp… kết hợp đánh giá, so sánh với các yếu tố tương tự của các đối thủ cạnh tranh đang cùng hoạt động trong ngành, trên cùng một thị trường.
- Trên cơ sở các đánh giá, so sánh trực tiếp đó, doanh nghiệp sẽ xác định được khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ cùng ngành và sẽ có các biện pháp thích hợp để tạo lập được lợi thế so sánh của mình đối với các đối thủ cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- 1.3 Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau.
- Tuy nhiên, có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
- 1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý + Trình độ thiết bị, công nghệ + Trình độ lao động + Năng lực tài chính +Năng lực marketing +Năng lực nghiên cứu phát triển a.
- Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt