intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường PT DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng hơn là tạo cho các em một không khí thoải mái, hứng thú hơn đối với môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường PT DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT DTNT THPT AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Châu Đốc, ngày 6 tháng 3 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kĩ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ tên: Nguyễn Văn Thọ; Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 10/10/1986 - Nơi thường trú: Lương An Trà – Tri Tôn – An Giang - Đơn vị công tác: Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Lịch sử - Bí thư Đoàn trường II- Sơ lược tình hình đơn vị: - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang thuộc loại trường chuyên biệt của tỉnh An Giang. Trường được thành lập theo Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang trên cơ sở tách cấp trung học phổ thông từ Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang (được thành lập từ năm 1992, tọa lạc tại ấp An Lộc, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Từ tháng 3 năm 2016 trường dời về cơ sở mới tọa lạc tại khóm Châu Thới I, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trường có 14 lớp học với tổng số học sinh 453 em. Chất lượng giáo dục liên tục tăng và đạt mức độ cao (7 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%, từ năm 2012 đến năm 2018, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học hàng năm dao động từ 60% đến 80%). Xếp loại hạnh kiểm hàng năm đạt từ 95% loại tốt trở lên, xếp loại học lực hàng năm đạt loại Giỏi từ 18 đến 25%, loại Khá từ 55 đến 65%, loại Trung bình từ 15 đến 18%, loại Yếu dưới 1%, không có loại Kém. Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo lực lượng cán bộ nguồn trong đồng bào dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, có thể sẵn sàng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thuận lợi: Cơ sở vật chất hiện tại của trường được trang bị tương đối đầy đủ; Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát về chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận đoàn thể, tổ chuyên môn trong quản lý học sinh. Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con em mình… - Khó khăn: Học sinh là người dân tộc Khmer với vốn tiếng Việt còn hạn chế nên tiếp thu kiến thức chậm, thiếu những kĩ năng sống cần thiết; một bộ phận gia đình phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên còn khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường … Trang 1
  2. - Tên sáng kiến: “Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường PT DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực” - Lĩnh vực: Giải pháp kỹ thuật: Quy trình cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học phổ thông, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hành động. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh sẽ hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự hào với những thành tựu trong công cuộc dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định được vị thế của đất nước trong hiện tại và có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Bên cạnh đó, nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, tác động đến học sinh không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm ở những mức độ khác nhau. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh, biết yêu quý lao động, trân trọng cái đẹp mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đa số học sinh đều không mấy hứng thú học tập. Điều này do nhiều nguyên nhân như: nội dung, chương trình nặng nề, kiến thức khô khan, nhiều sự kiện nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học… nên chưa tạo được sự hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Hoặc do xu hướng của nền kinh tế thị trường nên môn Lịch sử mất đi vị thế đáng có của nó. Có lẽ, một phần cũng do phương pháp giảng dạy của nhiều giáo viên chưa phù hợp. Từ năm học 2016 – 2017 đến nay, tôi được nhà trường phân công chủ yếu dạy các lớp cuối của khối 12. Trên thực tế, đây là những nhóm học sinh có năng lực học tập từ trung bình khá trở xuống (do trường thực hiện phương án sắp xếp học sinh khá, giỏi ở các lớp đầu để thuận tiện cho việc tổ chức ôn tập thi THPT Quốc gia). Do đó, hầu hết học sinh trong các lớp cuối này đều có động cơ học tập rất kém, năng lực tiếp thu và nhận thức kiến thức còn nhiều hạn chế. Trong các buổi đầu tiên nhận lớp, tôi nhận thấy rằng có nhiều học sinh thích học môn Lịch Sử nhưng bên cạnh đó cũng có không ít học sinh không thích học môn này. Các em tiếp nhận kiến thức tôi truyền thụ một cách hời hợt với nhiều biểu hiện sau đây: - Đa số các em đều cho rằng nội dung bài học lịch sử quá khô khan, cứ nói đến lịch sử là cả một chuỗi dài các mốc thời gian và sự kiện mà không có cách nào khác hơn là phải học thuộc lòng. Từ đó, đã tạo nên một sự áp đặt trong cách học tập của các em. Việc Trang 2
  3. học lịch sử với quá nhiều sự kiện, các mốc thời gian, hay các nhân vật lịch sử đã dẫn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn kiến thức, học trước quên sau. - Phần lớn học sinh trường dân tộc nội trú là người dân tộc Khmer với vốn tiếng Việt còn hạn chế nên việc đọc, hiểu và tiếp thu kiến thức lịch sử còn rất chậm. Các em chưa có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức trước khi đến lớp nên trong quá trình học tập các em rất thụ động, khi giáo viên đặt câu hỏi các em còn e dè, ngại phát biểu. - Khi giáo viên kiểm tra lại bài cũ, các em học sinh thường không đáp ứng được yêu cầu (các em thường không thuộc hoặc chỉ thuộc ở mức độ đối phó, qua loa), điểm kiểm tra 15 phút lần đầu của học kì I thường thấp với nhiều bài có điểm dưới trung bình. Từ thực trạng trên, tôi quyết định áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào chương trình lịch sử 12 ở các lớp tôi được phân công giảng dạy. Có thể nói, qua gần 03 năm áp dụng, phương pháp này không chỉ góp phần từng bước cải thiện được sự hứng thú của học sinh đối với môn học mà còn tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của môn học. Tất cả những điều đó thực sự là niềm an ủi, là nguồn động viên rất lớn đối với một giáo viên trẻ như tôi, giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục thực hiện ý tưởng của mình. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông ngày càng phát triển mạnh thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là vấn đề cấp bách và là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo. Để đạt được kết quả như mong muốn thì trước hết giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy và học sinh cũng phải đổi mới phương pháp học tập của mình. Phương châm đổi mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy và học Lịch sử đang còn là vấn đề thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Đặc biệt trong thời gian qua, Sở giáo dục và đào tạo An Giang đã có nhiều định hướng đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn. Hội đồng bộ môn lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp dạy học tích cực chủ động thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy nhiên, khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp, con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn Trang 3
  4. hiện nay. Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử. Hiện nay ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học lịch sử. Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, ... đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một hướng mới góp phần nâng cao hiêu quả dạy học bộ môn là việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực vào trong giờ dạy học lịch sử. Đó có thể coi là một biện pháp góp phần “tích cực hóa” các hoạt động dạy và học sử. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường PT DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực” để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử tại đơn vị. Với đề tài này bản thân tôi mong muốn sẽ góp phần giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng hơn là tạo cho các em một không khí thoải mái, hứng thú hơn đối với môn học. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh trong hoạt động khởi động đầu giờ học và củng cố bài học và trong tiết ôn tập. 3.1.1. Tác dụng của trò chơi lịch sử trong dạy học. Trò chơi lịch sử góp vào việc giúp học sinh nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử khách quan. Chính vì thế, việc thiết kế và sử dụng các trò chơi lịch sử trong dạy học lịch sử có một vai trò quan trọng. Trò chơi lịch sử là biện pháp giúp học sinh phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực học tập bộ môn: - Thứ nhất, nó là một biện pháp quan trọng giúp học sinh nắm vững tài liệu lịch sử. Trong khi chơi, học sinh không những có thể nhớ lại niên đại, tên người, tên địa điểm…, củng cố những biểu tượng liên hệ với nhau về thời gian, nắm vững hơn tài liệu, biểu đồ và minh họa trong sách giáo khoa. Đồng thời, có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn những vấn đề khác nhau trong quá trình học tập, giúp học sinh mở rộng tầm mắt, làm cho kiến thức thêm phong phú. - Thứ hai, nó là một biện pháp quan trọng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy. Để thực hiện các yêu cầu của trò chơi, học sinh không chỉ ghi nhớ một cách máy móc, đơn thuần những điều đã biết mà phải động viên toàn bộ kiến thức, suy nghĩ, lựa chọn những điều phù hợp… trò chơi lịch sử còn giúp học sinh tự tin, năng động hơn trong các hoạt động tập thể, rèn luyện được thói quen trả lời rõ ràng, ngắn gọn. - Thứ ba, nó là một biện pháp quan trọng gợi lên ở học sinh những tình cảm tốt đẹp. Trang 4
  5. Đồng thời, nó còn tạo nên không khí thi đua lành mạnh cho học sinh trong quá trình học tập. Tóm lại, việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử có thể xem là việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh học tập lịch sử dưới hình thức trò chơi. Việc thiết kế và sử dụng các trò chơi đa dạng, dựa trên tài liệu giáo khoa vừa giúp học sinh nhận thức được lịch sử trong sự phong phú và sinh động, vừa tạo điều kiện cho học sinh ôn tập nhiều lần, dưới nhiều dạng khác nhau về những điều đã học; vừa có thể làm cho các em hiểu rộng hơn các tài liệu giáo khoa… Qua đó, sẽ kích thích ở các em niềm say mê, hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. 3.1.2. Các nguyên tắc chung trong thiết kế trò chơi lịch sử. Việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử, trước hết, cần tuân theo những nguyên tắc chung sau: - Phải đảm bảo tính mục đích: Khi sáng tạo một trò chơi phải giải đáp được câu hỏi: Trò chơi này dùng để làm gì; giải quyết nhiệm vụ gì; nằm ở phần nào của chương trình. - Phải đảm bảo tính giáo dục: Trò chơi phải góp phần hình thành các phẩm chất cơ bản nhất ở học sinh như: lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình tương thân, tương ái, tính thận trọng, chính xác, tinh thần trách nhiệm… - Phải đảm bảo tính phát triển: phát triển trí tuệ, phát triển tâm hồn và ý thức của học sinh. - Phải đảm bảo tính hệ thống: Mỗi trò chơi phải đảm bảo sự đồng bộ với nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên, phải có mối liên hệ hữu cơ với các trò chơi trước và sau đó, phải liên hệ chặt chẽ với chương trình và bảo đảm thời gian theo quy định. - Phải đảm bảo tính thực tiễn, gắn bó với đời sống: Trò chơi phải gần gũi với hoạt động sống hàng ngày của học sinh, phải phát triển được những kinh nghiệm đã có và hướng tới những hoạt động tương lai của các em. 3.1.3. Quy trình thiết kế trò chơi lịch sử Một trò chơi lịch sử muốn thiết kế và sử dụng có hiệu quả trong dạy học, đòi hỏi giáo viên phải nắm được quy trình của việc thiết kế trò chơi, gồm: - Xác định mục đích của việc thiết kế trò chơi. - Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để thiết kế. - Nắm nguyên tắc thiết kế (tính mục đích, tính giáo dục, tính hệ thống, tính vừa sức…) - Biết cách thiết kế phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng, nêu yêu cầu đối với người điều khiển, người chơi, tiến trình tổ chức trò chơi,… - Tiến hành tổ chức thử nghiệm trên nhiều nhóm đối tượng để xem xét tính khả thi. - Sử dụng khi tiến hành bài học trên lớp cũng như trong hoạt động ngoại khóa. Cơ sở của trò chơi lịch sử phải phù hợp đối tượng, hấp dẫn để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, giáo viên cũng cần lưu ý một số điểm sau: Trang 5
  6. - Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi lịch sử, giáo viên cần phải dựa vào hứng thú của học sinh, vào sự chú ý của học sinh đối với lợi ích của những kiến thức mà các em tiếp thu được vì các em sẽ không tham gia một cách ham thích và tự nguyện vào trò chơi, chừng nào các em chưa cảm thấy thực tâm bị công việc đó lôi cuốn. - Muốn gợi được hứng thú của học sinh khi tham gia thì trò chơi lịch sử phải có mục đích rõ ràng, tài liệu trò chơi không quá khó, hình thức chơi không tẻ nhạt, phải phong phú, đa dạng và có những tình thế gay go, có sự căng thẳng. Nó phải đòi hỏi những cố gắng nhất định, phải tạo khả năng phát triển ở học sinh chứ không chỉ vận dụng kiến thức một cách đơn giản. - Mặt khác, giáo viên phải biết giúp học sinh vượt qua sự mệt mỏi và tham gia hào hứng trong trò chơi lịch sử bằng một câu hỏi đính chính, một nhận xét, lời động viên đưa ra kịp thời, việc gợi nhớ lại những điều đã biết từ phía giáo viên. Với từng đối tượng học sinh, từng lớp khác nhau, giáo viên nên có tài liệu khác nhau để thiết kế các trò chơi lịch sử, phải suy nghĩ làm thế nào để biến tài liệu thành trò chơi lịch sử có hình thức vui, nhẹ nhàng, gợi tính tò mò, duy trì được hứng thú bền vững trong thời gian thực hiện. Vì vậy, vấn đề đặt ra chính là sự sáng tạo của người giáo trong việc thiết kế, lựa chọn và sử dụng các trò chơi lịch sử trong dạy học. 3.1.4. Một số trò chơi lịch sử minh họa. Có nhiều loại trò chơi lịch sử có thể thực hiện trong giờ học lịch sử. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, tôi chỉ giới thiệu một số trò chơi dễ thiết kế, dễ thực hiện, có thể vận dụng trong dạy học lịch sử 12 như sau: a. Trò chơi giải “Ô chữ bí mật”(hay giải ô chữ lịch sử) - Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị các “ô chữ bí mật” trong đó có các câu hỏi ứng với từng “hàng ngang” và “hàng dọc” của ô chữ. Ô chữ có thể thực hiện bằng bảng phụ hoặc thiết kế trên phần mềm Microsoft Powerpoit hoặc Violet để trình chiếu. - Cách tiến hành: giáo viên nêu thể lệ trò chơi “ô chữ”, giáo viên có thể trình chiếu hoặc phát “ô chữ” và câu hỏi cho từng nhóm học sinh. Đội thắng cuộc là đội giải đáp đúng ô chữ trong thời gian nhanh nhất. - Ý nghĩa: Trò chơi này giúp giáo viên kiểm tra khả năng hiểu sự kiện lịch sử một cách cụ thể và chắc chắn, khả năng bao quát chương trình học của học sinh. Mặt khác, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng hợp tác làm việc. Với trò chơi này giáo viên có thể thiết kế cho việc kiểm tra bài cũ ở đầu tiết học hoặc dùng để tổng kết tiết học hoặc để củng cố, ôn tập cho cả một giai đoạn lịch sử bất kì nào đó trong chương trình. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh theo từng lớp cụ thể mà người giáo viên tổ chức trò chơi sao cho phù hợp. Đồng thời còn tùy thuộc dung lượng kiến thức của từng tiết,từng bài mà giáo viên định lượng thời gian hợp lí. Trong thực tế giảng dạy của mình, tôi thường tổ chức trò chơi này theo hai cách sau:  Cách thứ nhất: Cho học sinh hoạt động độc lập. Bước một: Giáo viên đóng vai trò là người dẫn chương trình của trò chơi. Bước hai: Giáo viên giới thiệu về luật chơi cho học sinh nắm. Trang 6
  7. Bước ba: Giáo viên cho học sinh tự lựa chọn ô chữ hàng ngang tùy thích, sau đó giáo viên đọc câu hỏi và học sinh trả lời. Bước bốn: Sau khi học sinh lần lượt tìm ra các ô chữ hàng ngang, các chữ cái ở ô hàng dọc sẽ xuất hiện trong các ô tô đậm; giáo viên cho học sinh đọc chính xác từ chìa khóa của ô hàng dọc và yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của mình về từ chìa khóa đó. Bước năm: Giáo viên nhận xét mức độ tham gia của lớp đồng thời tuyên dương những học sinh tham gia nhiệt tình và làm tốt phần thi. Giáo viên có thể khuyến khích điểm cho học sinh làm tốt,  Cách thứ hai: Tổ chức hoạt động nhóm. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 đội chơi), công bố luật chơi và cách tính điểm (mỗi câu trả lời chính xác ở ô chữ hàng ngang ghi được 10 điểm, giải được từ chìa khóa ghi được 30 điểm). Bước 2: Tùy điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên dùng bảng phụ (đã chuẩn bị sẵn ô chữ) treo lên bảng hoặc có thể dùng máy chiếu để trình chiếu (nếu giáo viên ứng dụng CNTT). Hoặc có thể phô tô ô chữ cho từng nhóm học sinh. Nếu phô tô thì giáo viên quy định thời gian thực hiện và tổng kết sau khi các nhóm hoàn thành. Bước 3: Giáo viên mời đại diện các nhóm lần lượt lựa chọn câu hỏi và thảo luận theo nhóm, trả lời kết quả hàng ngang đã lựa chọn (nếu đáp án chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Nếu đáp án chưa chính xác, đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành quyền trả lời và điểm số sẽ thuộc về đội đó nếu trả lời chính xác). Bước 4: Sau khi các nhóm đã tìm ra các ô chữ hàng ngang, giáo viên yêu cầu các nhóm tìm ra từ chìa khóa (tức ô chữ hàng dọc) * Lưu ý: Khi học sinh trả lời các từ hàng ngang thì các chữ cái trong từ chìa khóa sẽ lần lượt xuất hiện trong các ô tô đậm (giáo viên nên xáo trộn các chữ cái) để học sinh khó phát hiện, tạo sự gây cấn đồng thời nhằm phát triển khả năng suy luận lôgic của các em. Nếu sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang mà học sinh không tìm ra được từ chìa khóa, giáo viên phải đưa ra câu hỏi gợi ý. Ví dụ: khi tiến hành củng cố bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (Lịch sử 12 ), giáo viên tạo ô chữ như sau: Ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và một ô chữ hàng dọc (7 chữ cái) 1 2 3 4 5 6 7 Trang 7
  8. * Hàng ngang: 1, Gồm có 9 chữ cái: Đây là nguồn năng lượng mới, không phải gió, không phải năng lượng nguyên tử. Đó là nguồn năng lượng nào ? 2, Gồm 5 chữ cái: Là loại công cụ mới giúp con người làm những công việc nguy hiểm ? 3, Gồm có 6 chữ cái: Tên một loại vật liệu có độ dẻo và độ bền cao,không phân hủy trong môi trường đất ? 4, Gồm có 6 chữ cái: Công cụ thu và phát tín hiệu được phóng lên trên quỹ đạo ? 5, Gồm 9 chữ cái: Đây là một trong những loại phương tiện liên lạc rất hữu hiệu hiện nay ? 6, Gồm 7 chữ cái: Là trạng thái trong thể trạng của con người rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học ? 7, Gồm 5 chữ cái: Là nhà khoa học đã công bố “Bản đồ gen người” (6/2000) ? * Hàng dọc: Gồm có 7 chữ cái: Để có thành công trong nghiên cứu và phát minh cần phải có yếu tố này ? Ví dụ 2: sau khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, giáo viên có thể thiết kế và sử dụng ô chữ sau: Hàng ngang: 1. Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ (5/1954) 2. Khu căn cứ địa cách mạng Việt Bắc được phát triển từ căn cứ này 3. Tên thật của anh hùng này là Phạm Quang Lễ 4. Tên người anh hùng lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ 5. Chiến dịch Hà - Nam - Ninh còn được gọi là chiến dịch gì 6. Nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953- 1954 7. Chiến dịch mà “quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc chiến” 8. Tên anh hùng lấy thân chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ 9. Người được phong là “anh hùng quân giới” trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5/1952) 10. Trận quyết định đánh thắng quân đội thực dân Pháp vào năm 1954 11. Cùng với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, bản chỉ thị do Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành ngày 12/12/1946 là một văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 12. Cứ điểm cuối cùng của Pháp trên đường số 4, dọc biên giới Việt - Trung Hàng dọc: 10. Tổng chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Trang 8
  9. b. Trò chơi “Các văn bản sai sót” - Chuẩn bị: giáo viên sử dụng những câu nói nổi tiếng và những đoạn trích tài liệu quan trọng trong sách giáo khoa để tạo ra “các văn bản sai sót”. Sao in các “văn bản sai sót” này thành một số bản bằng với số học sinh. - Cách tiến hành: giáo viên nêu thể lệ của trò chơi, trình chiếu văn bản và gọi học sinh điều chỉnh. Khi học sinh trả lời đúng giáo viên có thể lấy đó làm điểm kiểm tra miệng, hoặc cộng điểm thưởng... Để thu hút sự chú ý của học sinh, khi nêu thể lệ trò chơi, giáo viên có thể giới thiệu có đôi chút vui nhộn rằng “các văn bản sai sót” là kết quả làm việc của một anh chàng thợ in nhưng lại tỏ ra lơ đễnh, thiếu kỷ luật và tự rèn luyện kém trong việc xếp chữ, nên giờ đây những học sinh tham gia trò chơi phải sửa chữa và khôi phục những chỗ in sai trong văn bản lịch sử. - Ý nghĩa: Đây là trò chơi có thể tạo hứng thú cho học sinh bởi vì để giải quyết yêu cầu của trò chơi này đòi hỏi các em phải hiểu nội dung các văn bản cụ thể; phải đối chiếu, suy nghĩ, chứ không đơn thuần là nhớ lại. Mặt khác, tiến trình cuộc chơi có thể tạo nên sự hào hứng ở các em. Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 18 (SGK Lịch sử 12 - Chương trình Chuẩn), mục I: “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, giáo viên có thể tạo ra các “văn bản sai sót” để kiểm tra: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn độc lập, chúng ta phải nhượng bộ. Nhưng chúng ta càng nhượng bộ thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa…”. Học sinh phải thay cụm từ in nghiêng trong đoạn văn trên bằng các cụm từ chính xác nhất. c. Trò chơi “Cái còn lại bỏ đi” - Chuẩn bị : giáo viên chuẩn bị khoảng các “bộ niên đại”, mỗi bộ có 4 số (có thể nhiều hơn tùy thực tế kiến thức). Trong đó, 3 số có quan hệ logic với nhau, số thứ tư là một số nào đó, không có quan hệ với các số kia. Các bộ số cần được cấu tạo sao cho việc tìm niên đại bỏ đi không phải dễ dàng, đơn giản, không thể xác định một cách hoàn toàn máy móc mà phải suy nghĩ. - Cách tiến hành: giáo viên yêu cầu học sinh của các nhóm phải xác định một niên đại bỏ đi trong bộ số đó và giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại. Ai làm được nhanh nhất và giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại thì được 1 điểm. Khi chơi, giáo viên trình chiếu từng bộ niên đại để học sinh suy luận trả lời. - Ý nghĩa: Trò chơi này giúp học sinh xác định quan hệ logic giữa các biến cố, hiện tượng khác nhau, tìm ra từ nhiều biến cố đã cho sẵn một biến cố có những dấu hiệu khác. Học sinh còn rèn luyện được kỹ năng xác định nhanh biến cố cụ thể qua niên đại. Mặt khác, trò chơi này còn rèn luyện sự nhanh trí, sự nhạy bén của tư duy. Ví dụ: từ những sự kiện LS của bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)”, Khi chơi, giáo viên trình chiếu từng bộ niên đại để học sinh suy luận trả lời. Có thể xây dựng các “bộ niên đại” sau: Bộ số 1: 6/1/1946 - 19/12/1946 - 2/3/1946 - 22/5/1946 Trang 9
  10. Bộ số 2: Tháng 3/1947 - 7/10/1947 - 19/12/1946 - 12/12/1946 Bằng kiến thức đã học, học sinh có thể biết được nội dung của từng niên đại. Trên cơ sở đó các em phải sử dụng các thao tác tư duy để tìm ra mối liên hệ giữa các niên đại đã cho và loại bỏ một niên đại không phù hợp. Với bộ niên đại số 1, học sinh sẽ thấy rằng niên đại cần loại đi là sự kiện 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Ba niên đại còn lại đề cập đến bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945). Với bộ niên đại số 2, học sinh sẽ thấy rằng niên đại cần loại đi là sự kiện ngày 7/10/1947 là mốc Pháp bắt đầu mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, ba niên đại còn lại đề cập đến các sự kiện ban hành chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh. Các văn bản này đã hình thành đường lối của cuộc kháng chiến chống Pháp là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. d. Trò chơi “Bảng niên đại” - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một “bảng niên đại”, chia học sinh thành các đội chơi. Các đội chơi sẽ bốc thăm lượt thi. - Cách tiến hành: Giáo viên nêu thể lệ trò chơi “bảng niên đại”. Treo “bảng niên đại” trên bảng hoặc trình chiếu bằng phần mềm Powerpoint. Đội có lượt thi trước được quyền chọn 1 niên đại và yêu cầu đội còn lại trả lời. Các đội chơi lần lượt lật mở từng niên đại và hoàn thành nội dung bảng niên đại. Đội thắng cuộc là đội có câu trả lời chính xác cho nhiều niên đại nhất. - Ý nghĩa: Trò chơi này là một kiểu hệ thống hóa kiến thức. Qua trò chơi này, học sinh không chỉ nắm được sự kiện lịch sử gắn liền với niên đại mà còn có thể thấy được sự vận động và phát triển của lịch sử trong những mối liên hệ, quan hệ của nó. Do đó mà hiểu sâu sắc nội dung lịch sử. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi này trong tiết ôn tập, giúp học sinh hệ thống hóa, củng cố kiến thức. Ví dụ: Để kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh về lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954, giáo viên có thể xây dựng bảng niên đại sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A Xây dựng và củng cố chính 1946 1947 1948 1949 1950 1951 1952 quyền nhân dân B Âm mưu của 1945 1947 1948 1949 1950 1951 1953 thực dân Pháp C Những chặng đường kháng 1946 1947 1949 1950 1951 1952 1954 chiến Trang 10
  11. e. Trò chơi: Ai nhanh trí hơn ai: Đây là loại hình trò chơi đơn giản, dễ sử dụng nhưng đòi hỏi học sinh phải có sự suy luận tốt, nắm chắc kiến thức đã học để đưa ra một quyết định chính xác. Ví dụ 1: điền dấu X vào cột đúng hoặc sai: Điền dấu X vào cột đúng hoặc sai về các ý kiến sau đây: Nội dung Đúng Sai Cuộc khởi nghĩa của công nhân Ba Son là mốc đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được xem là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng cho thắng lợi CMT8 Tại hội nghi lần thứ 8 của BCH trung ương đảng cộng sản Đông Dương (5/1941), mặt trận Việt Minh được thành lập. Ví dụ 2: Chọn câu trả lời đúng nhất. Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các thành viên, mỗi năm họp một lần? A. Ban thư kí. B. Hội đồng bảo an. C. Đại hội đồng. D. Hội đồng kinh tế xã hội. Ví dụ 3: Điền số 1,2,3…. ở cột địa danh vào các sự kiện lịch sử tương ứng STT Địa danh Sự kiện lịch sử 1 Bà Điểm – Hóc Môn …. Sự ra đời của ủy ban dân tộc giải phóng 2 Đình Bảng – Bắc Ninh ….Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Đ D 11-1939 3 Tân Trào – Tuyên Quang … Hội nghị TƯ lần VIII của Đảng (1941) 4 Bắc Sơn – Lạng Sơn … Quốc dân Đại hội 5 Pắc Pó – Cao Bằng … Đội du kích đầu tiên ra đời Ví dụ 4: Có hai cột ghi chép niên đại và sự kiện, hãy đánh số thứ tự tương ứng vào cột các sự kiện lịch sử STT Địa danh Sự kiện lịch sử 1 12-3-1945 … Cách mạng tháng 8 thắng lợi ở Hà Nội 2 27-9-1940 … Nhật đảo chính Pháp 3 15-8-1945 … Nhật đầu hàng quân Đồng minh 4 28-1-1941 … Nhật vào Đông Dương 5 19-8-1954 … Thành lập mặt trận Việt Minh 6 19-5-1941 … Ban TVTWĐ ra chỉ thị “Nhật – Pháp…” 7 9-3-1945 … Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Trang 11
  12. Để tăng thêm độ khó chúng ta có thể đưa thêm dữ liệu vào trò chơi như: “xác định mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật và niên đại lịch sử”. Hoặc “xác định mối quan hệ giữa sự kiện, niên đại và địa danh lịch sử”… Ví dụ 5: có 3 cột sự kiện, nhân vật và địa danh theo thứ tự A,B,C. Hãy sắp xếp các sự kiện, nhân vật và địa danh theo từng nhóm có liên quan đến nhau A. Sự kiện B. Nhân vật C. Địa danh 1. Đại hội Đảng xã hội Pháp (12-1920) 1. Hồ Chí Minh 1. Hà Nội 2. Luận cương chính trị (10-1930) 2. Nguyễn Ái Quốc 2. Yên Bái 3. Cuộc binh biến Đô Lương (11-1941) 3. Trần Phú 3. Tua (Pháp) 4. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) 4. Hoàng Hoa Thám 4. Hương Cảng 5. Tuyên ngôn độc lập (9-1945) 5. Đội Cung 5. Nghệ An f. Trò chơi: Cho tôi được hoàn chỉnh! Cách tổ chức: Để thực hiện trò chơi này, giáo viên sử dụng những đoạn dữ liệu liệu quan trọng trong sách giáo khoa để tạo ra “văn bản còn thiếu sót đang đợi được hoàn chỉnh”. Mỗi đoạn dữ liệu bỏ trống khoảng từ 6 đến 8 từ khóa. Học sinh phải điền từ, cụm từ, số liệu, ngày tháng hay kí hiệu để hoàn chính nội dung thông tin. Ví dụ 1: hoàn chỉnh đoạn dữ liệu về quá trình ra đời của 03 tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929. Tổ chức cộng sản:..................................... thành lập tháng 6 năm 1929 ở ............... Tổ chức cộng sản:..................................... thành lập tháng .... năm 1929 ở Nam Kỳ. Tổ chức cộng sản:..................................... thành lập tháng 9 năm ............ ở ............. Ví dụ 2: Hoàn thành và xác định thứ tự các cuộc tiến công trong Đ-X 1953 – 1954 (A) ..1.. tấn công ..2.., giải phóng Nậm Hu và tỉnh Phong Xa-lì. Pháp ..3.. (B) ..1.. tấn công ..2.. , giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô ..3.. (C) ..1.. giải phóng ..2.. , uy hiếp Plây-cu ..3.. (D) ..1.. tấn công và giải phóng ..2.., Pháp buộc phải tăng cường cho Điện Biên Phủ ..3.. Ở nội dung này giao viên lưu ý học sinh phải thực hiện hai yêu cầu: một là, hoàn chỉnh các nội dung còn thiếu; hai là sắp xếp lại các cuộc tiến công chiến lược theo thứ tự thời gian. g. Trò chơi: Hiểu ý đồng đội . Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản của cả bài mà học sinh cần khắc sâu và ghi nhớ. Giáo viên cho học sinh tự lập đội. Mỗi đội 2 học sinh sinh tham gia cuộc chơi, và giáo viên cho mỗi đội 03 thông tin liên quan đến bài học, 1 học sinh đứng quay về phía bảng thông tin, 1 học sinh đứng quay xuống phía dưới. Thông qua gợi ý của bạn mà học sinh phải đoán đúng từ thông tin yêu cầu của thầy. Luật chơi: Bạn dứng quay xuống phía dưới, trả lời đúng gợi ý của bạn sao cho đúng từ thông tin, đội nào có thời gian gợi ý và trả lời đúng 3 thông tin sớm nhất là đội Trang 12
  13. thắng cuộc. Thời gian tối đa cho mỗi đội là 60 giây. Người gợi ý được nói lái, không nói Tiếng anh, không lặp từ... Sau khi giáo viên cho học sinh chuẩn bị phát tín hiệu học sinh trả lời thông tin và gợi ý kết quả. Ví dụ: giáo viên chuẩn các gói từ khóa và cho học sinh thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ đầu giờ học đối với sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam như sau: Gói số Đáp án trả lời Nội dung gợi ý 1. Nguyễn ái Quốc 1. Ai là người đứng ra thống nhất 3 tổ chức cộng sản. 2. Chính cương 2. Đây là đường lối cách mạng do Nguyễn ái Quốc 1 soạn thảo 3. Bước ngoặt 3. Sự ra đời của Đảng được nhận định bằng từ này. 1. Đảng cộng sản Việt 1. Tên tổ chức được thành lập tại Cửu Long (Hương Nam Cảng) 2 2. Hương Cảng 2 .Đây là nơi mà hội nghị thành lập Đảng diễn ra. 3. Đế quốc, Phong kiến 3. Đây là 2 kẻ thù lớn được nêu trong Chính cương. 1. 6-1-1930 đến 8-2- 1. Ngày tổ chức hội nghị thành lập Đảng. 1930 2. Đây là 2 giai cấp vô sản Đảng ta xác định là lực 2. Công nhân, Nông lượng chính của Cách mạng. 3 dân 3. Độc lập, tự do 3. Đây được xem là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. h. Trò chơi: Thi sưu tầm và thuyết minh về những hình ảnh lịch sử. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm các tranh ảnh, lịch sử và thuyết minh về tranh ảnh lịch sử đó. Đầu hoặc cuối giờ học giáo viên tổ chức trò chơi. Đại diện các nhóm lên giới thiệu và thuyết minh bức tranh lịch sử mà nhóm mình sưu tầm được. VD: Ảnh chân dung Nguyễn Ái Quốc sinh 1890-1969. Quê xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Năm 1911 từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1920 tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Ảnh chân dung Trần Phú sinh ngày 01-05-1904 Quê Quảng Ngãi... Trần Phú học trường Quốc học Huế. Năm 1925 Trần Phú gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng. Năm 1927 ông được cử học ở trường Đại học Phương Đông Matxcơva. Năm 1930 ông được cử ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Ông hy sinh năm 1931. i. Ngoài ra trong giờ học Lịch sử còn có rất nhiều trò chơi khác có thể áp dụng: - Trò chơi “Thi trả lời nhanh”: trò chơi này có thể áp dụng cho hình thức kiểm tra bài cũ. Giáo viên chia lớp học thành 2 đội hoặc 4 đội chơi, phổ biến luật chơi. Trong một khoảng thời gian ấn định trước, mỗi đội trả lời nhanh 8 hoặc 10 câu hỏi. Đó là những Trang 13
  14. câu hỏi tập trung kiến thức vào bài cũ. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất đội đó thắng cuộc. - Trò chơi “Giải mật mã lịch sử”: Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về các dữ kiện đó, sau đó đoán xem những dữ kiện đó nói về sự kiện lịch sử nào hay nhân vật lịch sử nào? - Trò chơi “Thi ghi nhớ Lịch sử”: Chia lớp làm 2 đội chơi chọn 5 học sinh tham gia chơi còn lại là cổ động viên. Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng viết và bút dạ. Trong một khoảng thời gian nhất định, các học sinh tham gia chơi lên viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử, hay các sự kiện lịch sử theo yêu cầu của giáo viên. Đội thắng cuộc sẽ là đội ghi nhiều sự kiện và đúng hơn. Việc tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động, củng cố bài học hay cả trong quá trình dạy học rất cần thiết. Để có những trò chơi hấp dẫn, tạo hứng thú, giáo viên và học sinh phải sưu tầm, học cách tạo hiệu ứng, gắn kết với nội dung bài học, khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, chơi hết mình. Ngoài ra, giáo viên có thể thiết kế trò chơi thông qua phần mềm tiện ích trên máy tính như: Microsoft Powerpoint, Flash, Violet… dưới cách chơi của các chương trình gameshow trên truyền hình như: Hành trình văn hóa, Đố vui để học, Nhận diện lịch sử, Chiếc nón kỳ diệu, giải mã lịch sử… Tóm lại, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử ở trường Phổ thông dân tộc nội trú An Giang nói riêng là cần thiết và có thể thực hiện, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng của bài học lịch sử. Tuy nhiên, cũng như những hoạt động giáo dục khác, trong việc tổ chức trò chơi, giáo viên có vai trò rất quan trọng: vừa là người hướng dẫn, tổ chức trò chơi, vừa là người tham gia khéo léo dẫn dắt các em đạt kết quả tốt. Muốn vậy, giáo viên phải xem việc thiết kế và tổ chức trò chơi lịch sử là việc làm cần thiết, thường xuyên trong quá trình dạy học ở trường THPT. 3.2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp vận dụng các kiến thức liên môn trong giảng dạy. Dạy học tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung trong nhà trường phổ thông. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp, liên môn là việc xác định một chủ đề để huy động kiến thức của nhiều môn học để xử lí hoặc giải quyết một vấn đề không phải của chỉ một môn học. Nó không chỉ tạo cảm hứng mà còn kích thích sự quan tâm, trí tò mò của người học. Đặc trưng của liên môn là một tổng thể các thành phần có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau. Do vậy, để lựa chọn và xây dựng nội dung bài học tích hợp liên môn cần thấy được sự phát triển các kiến thức thuộc chủ đề trong một môn học cũng như mối quan hệ về chủ đề giữa các môn học khác nhau. Trang 14
  15. 3.2.1. Ưu điểm của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử.  Ưu điểm đối với học sinh - Trước hết, các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. - Vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp, liên môn trong dạy học lịch sử có tác dụng tăng thêm tính hấp dẫn trong dạy học, làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh đã học trong nhiều môn. Vì qua nội dung giao thoa giữa các bộ môn làm cho kiến thức của học sinh càng hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. - Dạy học tích hợp, liên môn trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, toàn diện trong các lĩnh vực đời sống, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh thói quen trong tư duy lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức một cách thấu đáo. Đối với giáo viên: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác. Vì vậy, giáo viên sẽ có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó, góp phần từng bước nâng cao trình độ nguyên môn của mình. Hai là, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức một chiều mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Mặt khác, khi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên các bộ môn liên quan sẽ có điều kiện và chủ động hơn trong quá trình phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học, tạo mối quan hệ gắn bó giữa đồng nghiệp với nhau. 3.2.2. Các môn học có thể sử dụng dạy học tích hợp, liên môn trong chương trình lịch sử lớp 12. a. Kiến thức môn Ngữ Văn Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng tiêu biểu của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội. Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Vì thế, các đoạn trích về thơ, văn có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, làm nổi bật hơn diễn biến của sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng các tài liệu văn học để góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những Trang 15
  16. quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên. Ví dụ: khi dạy bài 17, giáo viên có thể tích hợp các câu ca dao, các đoạn thơ, đoạn trích có liên quan đến nạn đói năm 1945, những câu ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam, sử dụng bài vè về bình dân học vụ để thấy được sự sáng tạo cũng như quyết tâm của nhân dân trong việc đấu tranh với giặc đói, dốt và những nỗ lực giải quyết khó khăn về tài chính; hay khi dạy bài 20 giáo viên có thể sử dụng một đoạn trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu” để nói lên cảnh khó khăn gian khổ cũng như quyết tâm sắt đá của chiến sĩ ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 ... b. Kiến thức Địa lí Xét cụ thể môn Địa lí chú ý đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay, còn môn Lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hai môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Vì thế, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện kịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rõ sự kiện lịch sử trên các khía cạnh như: tại sao xảy ra ở vị trí không gian đó? Diễn biến thế nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí không gian khác nhau ra sao? Vì thế, bản đồ, lược đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. Ví dụ, khi dạy học học bài 18, giáo viên có thể sử dụng lược đồ để miêu tả diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950; hay khi dạy bài 20 có thể sử dụng lược đồ Việt Nam để làm rõ âm mưu của Pháp – Mĩ trong thực hiện hai bước của kế hoạch Nava; nắm được vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên của vùng Điện Biên Phủ để từ đó làm rõ chủ trương của ta là cũng chọn nơi đây làm điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng đối với Pháp. c. Kiến thức môn Giáo dục công dân. Với yêu cầu đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hội để có những nhận thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn Giáo dục công dân như: lòng biết ơn với những người có công với dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ di sản Trang 16
  17. văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, xem đó là bổn phận và trách nhiệm cụ thể của công dân hiện nay; khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. Ví dụ khi dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 có thể cho học sinh nắm được tiểu sử, chiến công của các anh hùng liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn đã không tiếc thân mình hy sinh cho độc lập dân tộc với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, để các em trân trọng, tự hào về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến cống Pháp. Qua đó, ta giúp học sinh rèn luyện tinh thần, ý chí sắt đá, quyết tâm vượt qua gian nan thử thách để đạt được mục tiêu đề ra. d. Kiến thức môn Tin học Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, giúp giáo viên có thể thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học. Với việc sử dụng giáo án điện tử bằng các phần mềm Microsoft Power Point để trình chiếu các Slide hình ảnh, các đoạn phim tư liệu và phần mềm Violet để thiết kế phần trò chơi giải ô chữ, điền khuyết, câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học bộ môn Lịch sử. e. Kiến thức môn GDQP – AN Việc vận dụng các kiến thức về quân sự, quốc phòng sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về đường lối kháng chiến của Đảng trong cuộc kháng chiến cống thực dân Pháp xâm lược; thấy được âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù để từ đó Đảng ta vạch ra chủ trương cho phù hợp; thấy được quá trình chuẩn bị của ta cho các chiến dịch, lí do chuyển đổi phương châm tác chiến của Đảng ta trong từng điều kiện lịch sử cụ thể để mang lại hiệu quả tích cực cho cuộc kháng chiến. Ví dụ, khi dạy bài 18 giáo viên sử dụng kiến thức về quốc phòng để phân tích nhằm giúp học sinh thấy rõ vì sau trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược ta phải thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, vì sao ta phải kháng chiến toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính nhưng bên cạnh đó phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ từ bên ngoài để phối hợp; hay vì sao ta phải thực hiện cuộc tiến công chiến lược để làm phân tán lực lượng của địch trong kế hoạch Na va của Pháp, phải chuyển phương châm tác chiến từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ... f. Các đoạn phim ảnh tư liệu - Âm nhạc cách mạng. Âm nhạc, phim ảnh là những phương tiện hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy môn Lịch sử. Việc sử dụng âm nhạc, phim ảnh sẽ góp phần tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh trong quá trình học tập bởi vì thông qua âm nhạc, phim ảnh sẽ giúp học sinh có cái nhìn thực trong tái hiện lịch sử. Qua một đoạn phim tư liệu, một bài hát có liên quan đến Trang 17
  18. lịch sử sẽ nhanh chóng đi vào lòng người học nhanh gấp nhiều lần hơn lời thuyết giảng của người thầy, tạo cho giờ học được sinh động, lôi cuốn, truyền cảm, góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử. Ví dụ, khi dạy bày 17 giáo viên sử dụng các đoạn phim về giải pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt, các sự kiện có liên quan đến Bác Hồ để giáo dục đạo đức, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh; hay khi dạy bài 20 có thể sử dụng các đoạn phim về công tác chuẩn bị của quân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ, các bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân; Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận để cho các em học sinh nghe, giúp các em tái hiện lịch sử một cách chân thực nhất... 3.3. Tạo hứng thú học tập qua việc hướng dẫn học sinh kĩ năng rút ra những bài học kinh nghiệm từ các sự kiện lịch sử cụ thể. 3.3.1. Tác dụng của việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các sự kiện lịch sử. Dạy học lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, định hướng nhận thức cho thế hệ trẻ: hiểu biết quá khứ - nhận thức hiện tại – định hướng tương lai. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha. Từ đó, các em xác định được nhiệm vụ của mình đối với tương lai đất nước mà nhất là đối với học sinh lớp 12 cuối cấp trung học phổ thông. Chính vì thế, việc giúp học sinh rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực từ việc học tập, nghiên cứu lịch sử là hết sức cần thiết. Nó giúp cho các em học sinh có một vốn sống phong phú để vượt qua những khó khăn, thách thức mà các em có thể gặp phải trong quá trình học tập cũng như quá trình công tác sau này. 3.3.2. Biện pháp giúp học sinh rút ra bài học kinh nghiệm từ lịch sử. Thực tế chương trình giảng dạy, việc giúp học sinh rút ra bài học kinh nghiệm từ lịch sử không được thực hiện một cách thường xuyên bởi vì chỉ có một số bài học có đề cập đến việc rút ra các bài học kinh nghiệm từ các phong trào đấu tranh như: phong trào cách mạng 1930 – 1931; phong trào dân chủ 1936 – 1939; cách mạng tháng Tám/1945… Tuy nhiên, để việc làm này trở nên thường xuyên, giúp các em học sinh có điều kiện rèn luyện rút ra những bài học thiết thực cho bản thân mình thông qua môn học, trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện một số công việc sau đây: - Thứ nhất, tôi thường dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học, chọn lọc những sự kiện trong chương trình như sau: + Sự thay đổi, chuyển hướng chỉ đạo, chiến lược trong đấu tranh của Đảng thời kì 1939 – 1945 (ở bài 16) rút ra được bài học cho chúng ta không nên cứng nhắc, khư khư nhất quán một quan điểm mà phải biết dựa vào thực tế để có những chính sách, đối sách hay những quyết định hợp lí theo từng hoàn cảnh cụ thể… + Sự kiện thời cơ trong cách mạng tháng Tám (bài 16) ta rút ra được bài học kinh nghiệm về việc tận dụng, nắm bắt thời cơ … + Sự kiện Đảng và chính phủ ta từng bước nhân nhượng với Pháp, liên tiếp kí với chúng nhiều hiệp ước bất lợi cho ta để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến Trang 18
  19. (bài 17) có thể rút ra bài học: phải cân nhấc, thận trọng trong so sánh, tương quan lực lượng, phải biết nắm bắt tình hình, không vì những lợi ích nhỏ mà ảnh hưởng đến thành quả chung. + Hay khi dạy về những khó khăn to lớn của dân tộc ta sau cách mạng tháng Tám – 1945, nhất là những giải pháp khắc phục khó khăn về nạn dốt (bài 17), khi nói đến phong trào bình dân học vụ dù diễn ra trong điều kiện vô vàn khó khăn nhưng dân ta vẫn ra sức học tập để đẩy lùi nạn dốt. Từ sự kiện này có thể rút ra cho học sinh bài học kinh nghiệm về tinh thần thái độ học tập của các em trong giai đoạn hiện nay. Các em phải không ngừng phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô đã dạy dỗ cho các em. Cố gắng học tập để trở thành người hữu dụng cho đất nước. + Khi dạy xong mục 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 ở phần II của bài 20, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ rút ra bài học về việc phân hóa sức mạnh của đối thủ. Khi đối thủ mạnh ta phải biết cách làm cho họ phân tán ra từng bộ phận nhỏ hơn để dễ dàng đối phó. Bên cạnh đó, giáo viên có thể nhắc lại mẫu chuyện “câu chuyện bó đũa” để tăng tính thuyết phục cho học sinh về bài học mà mình vưà giáo dục. + Ngoài ra còn nhiều sự kiện có thể lựa chọn để rèn luyện kĩ năng cho học sinh như: việc kết hợp đấu tranh chống giặc trên nhiều mặt trận, nhiều phương diện (rút ra quan điểm toàn diện); sự kiện Vịnh Bắc bộ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ (1965 - 1968); hay gần đây nhất là sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD891 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (bài học về cách ứng xử)… để các em thực hành. Thứ hai, giáo dục lí tưởng sống cho học sinh thông qua việc lồng ghép những mẫu chuyện về tấm gương anh dũng hi sinh của các nhân vật còn trẻ tuổi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam như: + Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám (dùng thân mình làm đuốc đốt kho xăng và súng đạn của giặc trong những ngày đầu Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai). + Hay “ông Nhỏ” Lý Tự Trọng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 (bị bắt khi tham gia mittinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, bắn chết một viên quan pháp đang diễn thuyết. Sau đó anh bị giặc bắt và đưa lên máy chém ngày 23/1//1931 tại Sài Gòn). + Hay Anh Trần Văn Ơn hoạt động trong phong trào học sinh – sinh viên trong thời kì chống Pháp đã hi sinh khi chưa đầy 19 tuổi. + Tấm gương hi sinh thân mình để cứu sống các em nhỏ của một học sinh lớp bốn Nguyễn Bửu Ngọc, em đã cứu sống nhiều em nhỏ ra khỏi làn bom đạn của giặc Mĩ khi chúng tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968). + Đặc biệt là những tấm gương anh dũng hy sinh trong các trận đánh, các chiến dịch mà lịch sử vẫn còn ghi danh như: anh Tô Vĩnh Diện – lấy thân mình chèn pháo; anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; anh Bế Văn Đàn – lấy thân mình làm giá súng… Trang 19
  20. Từ những mẫu chuyện trên giáo viên từng bước hướng dẫn học sinh xác định được lí tưởng sống cho riêng mình. Tuy nhiên, cần cho học sinh hiểu rằng, lí tưởng sống không phải là những gì to lớn, xa vời mà có thể đó là những việc hết sức bình thường đang diễn ra trong chính cuộc sống hàng ngày như: xác định thái độ học tập đúng đắn, không chạy theo lối sống thực dụng mà phải sống có nghĩa, có tình, có trước có sau. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay không đòi hỏi các em phải hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước mà đó chỉ là tình yêu quê hương, biết sống vì người khác, biết phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, có ý chí quyết tâm thực hiện mục tiêu, mục đích đề ra… 3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy học theo nhóm. 3.4.1. Ưu điểm của dạy học theo nhóm Giúp học sinh phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tính tích cực, độc lập trong học tập. Qua nghiên cứu nội dung bài học, tiến hành trao đổi, tranh luận, bác bỏ ý kiến các thành viên khác, bảo vệ ý kiến của mình, các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và khách quan nhất. Có tác dụng kích thích tư duy, phát triển các kĩ năng giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo sự hứng thú và lòng ham học hỏi cho học sinh. Có ưu thế trong việc phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm, phát hiện, trao đổi, tiếp nhận, trình bày ý kiến… học sinh tự tin thể hiện khả năng của bản thân trước các bạn trong nhóm, thể hiện trách nhiệm cá nhân, biết cách tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt một nội dung nào đó trước đông người, giúp học sinh khẳng định mình. Góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp như tôn trọng, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, thừa nhận năng lực của nhau và học hỏi nhau về cách tư duy, cách trình bày quan điểm… Giúp giáo viên nhận được những ý kiến phản hồi từ học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp; giúp giáo viên thực hiện mục tiêu dạy học nói chung, môn lịch sử nói riêng. 3.4.2. Một số hình thức, biện pháp tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp môn lịch sử lớp 12. Dạy học theo nhóm được tiến hành cả trong chính khóa, ngoại khóa, trên lớp, ở nhà… Dưới đây là một số hình thức, biện pháp tổ chức dạy học theo nhóm tiêu biểu trong giờ lên lớp môn lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nội trú THPT An Giang. a. Mỗi nhóm trao đổi, thảo luận về một phần trong một đơn vị kiến thức và yêu cầu thực hiện công việc thì khác nhau Đây là hình thức hoạt động nhóm mà giáo viên sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Tuy nhiên, hình thức này có hạn chế là học sinh chỉ tập trung nghiên cứu, trao đổi phần kiến thức mà nhóm mình được phân công; do đó, việc thảo luận, tranh luận cả lớp diễn ra ít sôi nổi. Để khắc phục hạn chế này, Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0