« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo hộ và khai thác thương mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian


Tóm tắt Xem thử

- BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC THƢƠNG MẠI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN.
- TÓM TẮT: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là kết tinh văn hóa truyền thống của một dân tộc chứa đựng nhiều giá trị to lớn đối với con ngƣời.
- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ghi nhận tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một trong các loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả.
- Tuy nhiên, loại hình này có nhiều đặc điểm khác biệt so với các tác phẩm khác nên việc bảo hộ và khai thác thƣơng mại quyền tác giả còn gặp nhiều bất cập, khó khăn..
- Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, phân tích những vƣớng mắc hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả việc bảo hộ và khai thác thƣơng mại..
- Từ khóa: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, khai thác thƣơng mại, quyền tác giả, quyền tài sản, cộng đồng.
- Trong khi một số học giả ủng hộ cho việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhƣ các đối tƣợng sở hữu trí tuệ thông thƣờng, một số khác lại đề xuất nên bảo hộ bằng một hệ thống pháp lý khác.
- Tại Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm đã ghi nhận tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một trong những loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả..
- Khái niệm, đặc điểm của tác phẩm phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Trên cơ sở tiếp cận gợi ý của WIPO, tại khoản 1, Điều 23, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi bổ sung năm đã đƣa ra định nghĩa về “tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian” nhƣ sau:.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:.
- Từ định nghĩa trên của Luật có thể thấy tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có những đặc trƣng cơ bản sau đây:.
- Một là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian mang tính sáng tạo của tập thể.
- Do đó tác phẩm dân gian đƣợc xem là sản phẩm sáng tạo chung của tập thể, của cộng đồng.
- Hai là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tƣơng xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ.
- Ba là, các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ và truyền tải bằng hình thức truyền miệng hoặc mô phỏng lại.
- Đây là cơ chế sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Đối với các tác phẩm thể hiện bằng ngôn từ thì truyền miệng là cơ chế chính.
- Bốn là, các loại hình của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian rất đa dạng và phong phú có thể chia thành bốn nhóm gồm: nhóm biểu hiện bằng ngôn từ nhƣ các thể loại ca dao, truyền thuyết, sử thi, tục ngữ, truyện tiếu lâm….
- Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Hiện nay, các quốc gia có nhiều quan điểm khác nhau về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian..
- Một số ý kiến cho rằng không nên xem tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một đối tƣợng đƣợc bảo hộ nhƣ các tác phẩm văn học nghệ thuật khác.
- Lý giải điều này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bằng quyền tác giả là không phù hợp 7 bởi các lý do.
- Thứ nhất, về thời hạn bảo hộ: theo công ƣớc Bern thời hạn bảo hộ quyền tác gia tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời trong khi đó có những tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có tuổi đời lên tới cả ngàn năm.
- Thứ hai, về tính nguyên gốc (nguyên bản) của tác phẩm.
- Để đƣợc bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết là tác phẩm đó phải là sản phẩm do chính tác giả sáng tạo ra một cách độc lập không sao chép từ chủ thể khác.
- Các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian lại có tính dị bản, bản thân việc sáng tạo lƣu truyền các tác phẩm dân gian thƣờng là sự kế thừa, bắt chƣớc biến đổi từ tác phẩm gốc ban đầu.
- Thứ ba, về tính định hình của tác phẩm.
- Các tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả phải đƣợc thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định.
- Tuy nhiên các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian lại đƣợc lƣu giữ chủ yếu bằng con đƣờng truyền miệng hay.
- Thứ tƣ, về chủ sở hữu, trong khi luật bản quyền bảo hộ quyền của cá nhân đối với tác phẩm và bản quyền đƣợc xem là phần thƣởng khuyến khích thành quả lao động, sáng tạo của cá nhân thì chủ thể của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian lại mang tính tập thể, tính cộng đồng..
- Trái ngƣợc với quan điểm trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền tác giả.
- Việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trƣớc hết xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn.
- Việc tạo ra một cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gia, chống lại việc sử dụng tự do thậm chí là “chiếm đoạt” các thành quả sáng tạo của ngƣời bản địa, của cộng đồng địa phƣơng là điều cần thiết.
- Bởi lẽ, bản chất của các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian và các tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả khác đều là sản phẩm của quá trình sáng tạo.
- Chúng có hình thức biểu hiện giống nhau cụ thể nhƣ các bài ca dao, truyền thuyết, sử thi… có cùng hình thức với tác phẩm văn học.
- các bài dân ca, cải lƣơng, chèo có cùng hình thức với tác phẩm âm nhạc.
- các tranh vẽ, sản phẩm thủ công có cùng hình thức với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…Hơn nữa, chúng có cùng cách thức khai thác, sử dụng nhƣ công bố tác phẩm, sao chép, định hình bằng bản ghi âm, ghi hình, làm tác phẩm phái sinh, phân phối nhập khẩu tác phẩm…Mặc dù, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có nhiều điểm không tƣơng thích hoàn toàn với điều kiện bảo hộ quyền tác giả nhƣng hệ thống pháp luật có thể ghi nhận các điểm khác biệt đó là ngoại lệ.
- Việc thiết kế và triển khai một hệ thống pháp lý hoàn toàn mới để bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là vô cùng tốn kém 8 , không thật sự phù hợp và cũng không cần thiết với điều kiện của các quốc gia đang phát triển hiện nay.
- Dƣới góc độ pháp luật quốc tế, hiện tại chƣa có một điều ƣớc quốc tế chính thức nào đƣợc thông qua về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhƣng trong các hội thảo, diễn đàn giữa WIPO và UNESCO đã có nhiều khuyến nghị về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học.
- nghệ thuật dân gian.
- WIPO cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, đề xuất các điều khoản mẫu cho các quốc gia khi ban hành các điều luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 9.
- Tại Việt Nam, từ năm 2005 khi Luật sở hữu trí tuệ đƣợc ban hành đã có những quy định liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian và cho đến nay sau các lần sửa đổi năm thì các quy định này không thay đổi.
- Có 2 điều luật đề cập trực tiếp đến tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là Điều 14 và Điều 23.
- Cụ thể, tại khoản 1 Điều 14, Luật đã liệt kê 12 loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả trong đó có loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Tại khoản 1, Điều 23 Luật đã đƣa ra định nghĩa và phân loại tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhƣ phân tích ở phần trên và theo hƣớng dẫn của Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì điều kiện bảo hộ các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ đƣợc quy định ở điểm a, khoản 1, Điều 23 và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn nhƣ chèo, tuồng, cải lƣơng, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc.
- Trƣờng hợp này đƣợc xem nhƣ là ngoại lệ áp dụng đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian so với điều kiện bảo hộ các tác phẩm khác là phải thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định..
- Tại khoản 2 Điều 23 Luật đƣa ra yêu cầu “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”..
- Sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đƣợc Nghị định 22/2018 giải thích đó là việc sƣu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, còn dẫn chiếu xuất xứ nghĩa là phải chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cƣ dân nơi tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đƣợc hình thành..
- Việc ghi nhận tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả là điều cần thiết và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- thậm chí các quy định hiện hành cũng gây ra nhiều cách hiểu khác nhau về việc sử dụng tác phẩm văn học dân gian có phải thanh toán tiền bản quyền không.
- Cách hiểu thứ nhất cho rằng, với quy định của điều 23 Luật sở hữu trí tuệ thì bất kỳ tổ chức cá nhân nào cũng có quyền sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian một cách tự do chỉ cần tuân thủ theo việc "dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm".
- Nghĩa là, luật chỉ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tinh thần đối với tác phẩm dân gian chứ không yêu cầu các nghĩa vụ kinh tế, bao gồm việc trả tiền bản quyền” 10 .
- Cách hiểu thứ hai là việc sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật phải tuân theo các quy định về bảo hộ quyền tác giả nhƣ các tác phẩm khác bao gồm cả việc áp dụng các trƣờng hợp “sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền” theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ.
- Đồng nghĩa với việc khi sử dụng tác phẩm trong các trƣờng hợp khác ngoài phạm vi này phải xin phép và trả tiền bản quyền 11.
- Trƣớc đây trong trong Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có ghi nhận “Ngƣời sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải thoả thuận về việc trả thù lao cho ngƣời lƣu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và đƣợc hƣởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sƣu tầm, giới thiệu của mình.
- Rõ ràng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại về việc bảo hộ tác phẩm văn học dân gian bằng hệ thống quyền tác giả còn nhiều hạn chế cần có những sửa đổi bổ sung để đảm bảo mục tiêu của việc bảo hộ là gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại việc khai thác sử dụng tác phẩm dân gian một cách bất hợp pháp gây tổn hại hoặc ảnh hƣởng đến lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa của cộng đồng, của quốc gia dân tộc..
- Tiềm năng khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian tại Việt Nam.
- 10 Tuổi trẻ online, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm VHNT dân gian còn nhiều tranh cãi , https://tuoitre.vn/quyen-tac- gia-trong-vhnt-dan-gian-con-nhieu-tranh-cai-112054.htm, truy cập ngày 31/7/2021.
- 11 Đoàn Thanh Nô (2014), Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học dân gian hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.30..
- Việc khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật bất kỳ thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm.
- Với những đặc trƣng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì hình thức khai thác thƣơng mại có thể áp dụng là chuyển giao quyền sử dụng hay nói cách khác là thực hiện việc cấp phép sử dụng cho các đối tƣợng có liên quan để thu tiền bản quyền..
- Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới đã có quy định về thu tiền bản quyền từ hoạt động cấp phép sử dụng cho các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đặc biệt là tại các quốc gia châu Phi.
- Điển hình nhƣ tại Công gô, các tác phẩm dân gian là di sản quốc gia, một tổ chức đƣợc gọi là "Body of author".
- có trách nhiệm thu tiền bản quyền, đại diện cho quyền lợi của tác giả và giám sát việc sử dụng tác phẩm dân gian.
- Việc khai thác tác phẩm văn học dân gian mà không đƣợc cho phép trƣớc là vi phạm pháp luật.
- Tiền bản quyền thu từ việc sử dụng tác phẩm văn học dân gian đƣợc phân bổ giữa tác giả và văn phòng bản quyền theo công thức:.
- Đối với tác phẩm văn học dân gian thì lệ phí đƣợc chia đôi cho ngƣời biên soạn (sƣu tầm) tác phẩm và văn phòng bản quyền, đối với tác phẩm chuyển thể từ văn học dân gian thì 75% cho tác giả và 25% cho Văn phòng bản quyền.
- Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa, sở hữu đa dạng các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian tƣơng tự nhƣ các nƣớc châu Phi nên Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với các nhóm tác phẩm sau:.
- Trên thị trƣờng sách hiện nay có rất nhiều ấn phẩm về tác phẩm văn học dân gian đặc biệt các thể loại sách về truyện cổ tích, đồng dao cho trẻ em đƣợc nhiều nhà xuất bản khai thác và phát hành với số lƣợng lớn..
- Hai là, nhóm tác phẩm điệu hát, làn điệu âm nhạc.
- tác phẩm thuộc nhóm này thƣờng bị sử dụng bất hợp pháp nhƣ làm giả hay sao chép mẫu mã.
- Trên thực tế, việc sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nói trên đã mang lại cho các nhà xuất bản, công ty du dịch, công ty tổ chức biểu diễn và các tổ chức cá nhân khác những lợi ích to lớn về mặt kinh tế trong khi đó các chủ thể này lại không thực hiện việc xin phép cũng nhƣ không thực hiện các nghĩa vụ tài chính nào đối với cộng đồng sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian..
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Từ các phân tích về đặc trƣng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, thực trạng pháp luật và tiềm năng khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, chúng tôi cho rằng cần có những quy định riêng biệt chi tiết hơn, cụ thể hơn về pháp luật quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Thay vào đó chỉ cần giữ lại quy định tại Điều 14 ghi nhận tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là một trong các loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ và thực hiện việc ban hành Nghị định hƣớng dẫn về việc bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhƣ khoản 4, Điều 14 đã quy định là “Chính phủ hƣớng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này”.
- Một là, xác định rõ mục đích và nguyên tắc của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Mục đích của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng chống lại sự chiếm dụng và sử dụng trái phép các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển văn hóa nghệ thuật dân gian trên cơ sở tôn trọng những lợi ích kinh tế, tinh thần của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc..
- Hai là, quy định về đối tƣợng và điều kiện bảo hộ của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Ba là, quy định rõ về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
- Xác định chủ sở hữu quyền tác giả là vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp do các đặc điểm rất đặc thù của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhƣ tính tập thể, tính dị bản, tính mô phỏng.
- Pháp luật Việt Nam hiện tại chỉ đề cập đến nguồn gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể mà chƣa chỉ rõ cụ thể là tập thể nào..
- Theo đề xuất của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bao gồm: Cộng đồng làng xã, nghệ nhân dân gian, ngƣời thực hành, ngƣời nghiên cứu sƣu tầm 14 Tuy nhiên theo chúng tôi xuất phát từ các đặc điểm của văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam thì chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nên ghi nhận là cộng đồng công xã.
- 14 Đoàn Thanh Nô (2014), Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.31.
- khuôn viên khởi nguồn sáng tạo, là nơi lƣu giữ truyền bá tác phẩm.
- với ngƣời nghiên cứu, sƣu tầm có thể đƣợc bảo hộ quyền tác giả đối với bộ sƣu tập nghiên cứu của mình nhƣ tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian..
- Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng cần đƣợc bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Về quyền tài sản của tác phẩm cần quy định về việc phải xin phép trả tiền thù lao khi sử dụng vì mục đích thƣơng mại đối với các tác phẩm văn học dân gian..
- Thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là vĩnh viễn không nên giới hạn số năm cụ thể.
- Đối với tác phẩm phái sinh của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì thời hạn bảo hộ vẫn áp dụng nhƣ các tác phẩm bình thƣờng..
- Với điều kiện hiện tại, việc quản lý quyền đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nên giao cho một cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, cụ thể có thể hình thành một bộ phận phụ trách quản lý tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trực thuộc Cục bản quyền tác giả.
- Vì các tác phẩm nghệ thuật dân gian của mỗi cộng đồng cũng là di sản văn hóa truyền thống của quốc gia.
- Mục đích chính của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dân gian là phát huy và giữ gìn văn hóa truyền thống chung của quốc gia dân tộc.
- Về tỷ lệ phân chia số tiền bản quyền thu đƣợc giữa cộng đồng và cơ quan quản lý hay mức phí bản quyền thu từ các cá nhân tổ chức có sử dụng tác phẩm văn học dân gian vì mục đích thƣơng mại phải có sự nghiên cứu,.
- Bảo hộ và khai thác thƣơng mại quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là việc cần thiết và có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi có nhiều hoạt động du lịch, thƣơng mại nghệ thuật sử dụng loại hình tác phẩm này mà không tôn trọng lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần văn hóa của cộng đồng sở hữu tác phẩm.
- Trở ngại lớn nhất cho việc khai thác thƣơng mại quyền tác giả hiện nay là các quy định của pháp luật hiện hành vì vậy cần phải hoàn thiện pháp luật theo hƣớng ban hành Nghị định riêng về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian với các nội dung cụ thể bao gồm mục đích, nguyên tắc bảo hộ, đối tƣợng bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ và thành lập cơ quan quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trực thuộc Cục bản quyền..
- Đoàn Thanh Nô (2014), Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học dân gian hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Phan Tấn Pháp, Nguyễn Nho Hoàng (2012), Quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, Dân chủ và Pháp luật.
- Tuổi trẻ online (2005), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm VHNT dân gian còn nhiều tranh cãi , https://tuoitre.vn/quyen-tac-gia-trong-vhnt-dan-gian-con-nhieu-tranh- cai-112054.htm truy cập ngày 31/7/2021

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt