intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa kiến thức lí luận của NNHXH về cảnh huống ngôn ngữ; giới thiệu về người Mông ở huyện Bắc Yên và các ngôn ngữ hiện nay đang hành chức trong cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La..... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN TRUNG KIÊN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam Mã số: 62220109 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi Hà Nội, 2021
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, xét trên phạm vi cả nước, dân tộc Mông có 1.393.547 người (đứng hàng thứ 4 trong tổng số 53 DTTS ở Việt Nam). Người Mông sinh sống rải rác ở khắp 63/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam (trừ tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nơi có số lượng người Mông lớn và sinh sống tập trung nhất là khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Người Mông ở Sơn La hiện nay có 157.253 người, xếp thứ 2 khu vực Tây Bắc (sau tỉnh Điện Biên với 170.648 người) và đứng thứ 3 cả nước (sau tỉnh Hà Giang với 231.464 người). So sánh với các huyện khác của tỉnh Sơn La thì huyện Bắc Yên là một địa bàn người Mông có tính chất điển hình hơn cả. Về mặt tộc người, huyện Bắc Yên được coi là vùng lõi của người Mông ở khu vực Tây Bắc. Người Mông ở Bắc Yên không chỉ có số lượng lớn nhất trong tỉnh với 30.620 người (năm 2019) mà đây còn là huyện đa dạng nhất nhất về các ngành Mông2, cũng như về các hình thức cư trú trong mối quan hệ với các dân tộc khác. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống của cộng đồng dân tộc Mông ở Bắc Yên đã xuất hiện thêm nhiều đặc điểm mới so với trước kia. Có thể kể ra một số thay đổi như: sự thay đổi về địa bàn cư trú dẫn đến sự chuyển dịch về số lượng dân cư người Mông giữa các đơn vị hành chính; sự đa dạng về nghề nghiệp; sự phát triển về du lịch ở một số địa phương; sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông; sự hội nhập của người Mông trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ của toàn quốc,… Tất cả những sự thay đổi này, như một tất yếu đã góp phần quan trọng tạo nên nhiều điểm mới trong cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Mông ở Bắc Yên mà rất cần có một nghiên cứu tỉ mỉ và chi tiết. Trong một nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Khang đã nêu ra một nhận định rất đáng chú ý. Nhận định của tác giả vừa mang ý nghĩa tổng kết, vừa mang ý nghĩa đề xuất cho sự cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở phạm vi quốc gia cũng như ở các địa phương: “Nói một cách khái quát, trước đây, 1
  3. cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam được miêu tả ở trạng thái tương đối tĩnh tại, ổn định, đó là tính tương đối ổn định của các vùng phương ngữ địa lí tiếng Việt và tính tương đối bền vững của các cộng đồng ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo vùng miền. Ngày nay, thay vì tính bền vững, ổn định tương đối như trước đây các cộng đồng phương ngữ (địa lí và xã hội) tiếng Việt đang có sự tương tác mạnh mẽ, các tiểu cộng đồng ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang thay đổi mạnh với sự tác động của tiếng Việt và sự xuất hiện của các ngôn ngữ dân tộc mới do sự di dân của những người dân tộc thiểu số từ nơi khác đến” [46; tr.83]. Như vậy, việc nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở một địa phương chính là việc mô tả và đánh giá những tác động của xã hội đến ngôn ngữ và ngược lại. Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, là phương tiện chủ yếu của hoạt động giao tiếp, là công cụ để lĩnh hội tri thức vì thế nên chú trọng đến vấn đề ngôn ngữ chính là một sự đầu tư để có thể phát triển nhanh và bền vững. Vấn đề này đối với vùng DTTS và đặc biệt là những huyện vùng cao như huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La lại càng có ý nghĩa quan trọng. Là một viên chức công tác trong ngành giáo dục tại Trường Đại học Tây Bắc, bản thân tôi có điều kiện được tiếp xúc nhiều với cộng đồng người Mông ở khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Vấn đề dân tộc Mông luôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Do đó, trong quá trình công tác, bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông? Trong phạm vi và chức trách của mình, chúng tôi nhận thức rằng việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Mông hiện nay chính là một việc làm hữu ích và cần thiết để nhằm trả lời câu hỏi đã được đặt ra. Đó cũng chính là lí do chúng tôi lựa chọn một nghiên cứu trường hợp (case study) cho đề tài của luận án “Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”. Với nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng từ việc mô tả và làm rõ những vấn đề có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở nơi đây sẽ góp phần tích cực nhằm ổn định về xã 2
  4. hội, giữ gìn về văn hóa và hướng đến thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững về kinh tế tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La hiện nay nhằm mục đích trả lời cho những câu hỏi: 1) Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên thuộc vào loại cảnh huống ngôn ngữ nào? 2) Cảnh huống ngôn ngữ người Mông ở đây có những đặc điểm gì về lượng? 3) Về mặt định chất, cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông có biểu hiện như thế nào? 4) Thái độ ngôn ngữ của cộng đồng người Mông hiện nay ở Bắc Yên ra sao? Việc trả lời những câu hỏi nêu trên sẽ giúp cho việc xác định được một cách rõ ràng cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên. 2.2. Nhiệm vụ Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể sau: i) Hệ thống hóa kiến thức lí luận của NNHXH về cảnh huống ngôn ngữ. ii) Giới thiệu về người Mông ở huyện Bắc Yên và các ngôn ngữ hiện nay đang hành chức trong cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. iii) Làm rõ cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trên các tiêu chí định lượng, định chất và định giá. Trên cơ sở đó, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị về vấn đề sử dụng ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ đối với cộng đồng người Mông ở Bắc Yên. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Những vấn đề thuộc phạm vi cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên 3
  5. - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Xuất phát từ thực tiễn điều tra, điền dã ngôn ngữ học, quá trình thu thập tư liệu của luận án được chúng tôi thực hiện tại 05 xã/thị trấn. Đây là những địa bàn có tính điển hình trong phạm vi huyện. Số người Mông được khảo sát là 883 người. 3.3. Tư liệu nghiên cứu của luận án Để thực hiện đề tài này, NCS đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Trong đó chủ yếu nhất là dựa vào nguồn tư liệu NCS thu thập được qua các đợt điền dã ngôn ngữ học tại hyện Bắc Yên từ năm 2016 đến giữa năm 2020 thông qua các hình thức: phỏng vấn bằng bảng hỏi, ghi âm các cuộc phỏng vấn sâu, quan sát, quan sát tham dự, thảo luận nhóm,… Số liệu thu thập được bằng bảng hỏi, trước hết được chúng tôi nhập liệu bằng phần mềm EXCELL và SPSS. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu đã nêu ra, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu hiện có; Phương pháp điền dã ngôn ngữ học (phỏng vấn bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu, quan sát và quan sát tham dự, thảo luận nhóm); Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp miêu tả. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu trường hợp (case study) về cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông trên một địa bàn cụ thể ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. 5.1. Về phương diện khoa học Luận án có những đóng góp trên phương diện khoa học sau: Hệ thống hóa các quan điểm và làm rõ lí luận về vấn đề cảnh huống ngôn ngữ; chỉ ra những yếu tố cấu thành và tác động đến cảnh huống ngôn ngữ; đánh giá được vai trò và vị trí của các ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông) và ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt); chỉ rõ thực trạng về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tiếng Mông như vấn đề chữ Mông, vấn đề sử dụng tiếng Mông trong sinh hoạt văn hóa, truyền thông, giáo dục; đánh giá được thái độ của 4
  6. người Mông đối với các ngôn ngữ có trong cộng đồng của mình cũng như thái độ của các dân tộc khác ở Bắc Yên đối với tiếng Mông. 5.2. Về phương diện thực tiễn Dựa trên kết quả khảo sát ngôn ngữ của người Mông tại các xã Hang Chú, Tà Xùa, Hua Nhàn, Phiêng Côn và thị trấn Bắc Yên từ năm 2016 đến năm 2019, luận án đưa ra những đóng góp có ý nghĩa thực tiễn: Kết quả điều tra khảo sát là một thư mục có giá trị cho việc nghiên cứu NNHXH tại một vùng DTTS mà cụ thể là vùng dân tộc Mông, hướng đến mục tiêu kép đối với vùng dân tộc Mông hiện nay là hội nhập phát triển và bảo tồn các giá trị truyền thống. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu; phần kết luận; tài liệu tham khảo; danh mục các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh; phụ lục các bảng, biểu, bản đồ, luận án gồm có 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa bàn khảo sát. Chương 2: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên theo tiêu chí về lượng. Chương 3: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên theo tiêu chí về chất. Chương 4: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên theo tiêu chí về thái độ ngôn ngữ. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài luận án Cảnh huống ngôn ngữ (language situatinons) là vấn đề quan trọng, rộng lớn và có tính chất xương sống trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội. 1.1.1. Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ trên thế giới Ngày nay, có thể nói vấn đề cảnh huống ngôn ngữ đã được nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Xét từ bình diện bề rộng, ở khắp các châu lục 5
  7. từ châu Â, châu Á, châu Phi, châu Mỹ đều có các nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ. 1.1.2. Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam Với sự nỗ lực của các nhà ngôn ngữ học, cảnh huống ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam được đề cập đến và được miêu tả trong các công trình nghiên cứu thuộc vào các khuynh hướng nghiên cứu sau đây: Khuynh hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ DTTS ở phạm vi quốc gia và phạm vi các vùng miền trong cả nước. Khuynh hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ DTTS ở một đơn vị hành chính cụ thể (tỉnh, huyện, xã). 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Khái niệm về “cảnh huống ngôn ngữ” Trên thế giới, khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ được phát biểu bởi các nhà nghiên cứu như H.A. ChacKaKop, MiKhaChenCo, Ulrich Ammon. Ở Việt Nam, khái niệm cảnh huống ngôn ngữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Văn Khang, Hà Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thu Dung, Nguyễn Thị Vân,... Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, khi tìm hiểu về cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, chúng tôi đề xuất cách hiểu về cảnh huống ngôn ngữ như sau: Cảnh huống ngôn ngữ đối với một cộng đồng tộc người là các dạng tồn tại và hành chức của các ngôn ngữ hiện có trong cộng đồng tộc người đó. Các ngôn ngữ này có quan hệ với về mặt chức năng để tạo thành một chỉnh thể. Cảnh huống ngôn ngữ của một cộng đồng luôn chịu sự chi phối sâu sắc của các nhân tố xã hội. 1.2.2. Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ Quan điểm thứ nhất: Từ góc độ chung cho tất cả các ngôn ngữ, B.H. Mikhalchenko đề xuất phương án có bốn nhân tố hình thành nên 6
  8. cảnh huống ngôn ngữ là: dân tộc – nhân khẩu; ngôn ngữ học; vật chất, con người. Quan điểm thứ hai: Khi cho rằng cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm nhiều tầng bậc, T.B Krjiuchkova cho rằng: cảnh huống ngôn ngữ bao gồm hai thông số là khách quan và chủ quan. Quan điểm thứ ba: nhìn từ các xã hội đa ngữ, R. Hall lại cho rằng, cảnh huống ngôn ngữ được cấu thành từ 5 yếu tố là: Quan điểm thứ tư: Cảnh huống ngôn ngữ được miêu tả theo ba nhóm tiêu chí là định lượng, định chất, định giá. Quan điểm thứ năm: Khi nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ như Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Hoành đã đưa ra 8 tiêu chí là: (1) số lượng các phương ngữ đang hoạt động hành chức trên địa bàn; (2) đặc điểm về cội nguồn và loại hình của các ngôn ngữ; (3) đặc điểm về sự hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ngôn ngữ; (4) số lượng người sử dụng từng ngôn ngữ và cách phân bổ của đối tượng này; (5) trình độ phát triển và vai trò, vị thế của các ngôn ngữ; (6) đặc điểm của ngôn ngữ có ưu thế; (7) ý thức ngôn ngữ và sự định giá của các đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ có tham gia vào cảnh huống; (8) chính sách ngôn ngữ. 1.2.3. Các loại cảnh huống ngôn ngữ Cách phân loại thứ nhất: Xuất phát từ việc đánh giá mức độ phát triển về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, có thể phân chia cảnh huống ngôn ngữ thành hai loại lớn là: ngôn ngữ có văn tự (chữ viết) và ngôn ngữ chưa có văn tự. Cách phân loại thứ hai: Xuất phát từ góc độ phạm vi chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có thể phân loại cảnh huống ngôn ngữ thành: ngôn ngữ giao tiếp dân tộc; ngôn ngữ giao tiếp khu vực; ngôn ngữ giao tiếp đời thường; ngôn ngữ giao tiếp trong hoạt động kinh tế; ngôn ngữ giao tiếp trong hoạt động chính trị xã hội; ngôn ngữ trong khoa học kĩ thuật; ngôn ngữ trong tôn giáo,… Cách phân loại thứ ba: Xuất phát từ góc độ tính toán về số lượng chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có thể phân loại cảnh huống ngôn 7
  9. ngữ thành hai loại là ngôn ngữ có chức năng đơn nhất và ngôn ngữ đa chức năng. Cách phân loại thứ tư: Từ góc độ vị thế về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có thể phân loại cảnh huống ngôn ngữ thành hai loại là ngôn ngữ có sự bình đẳng và ngôn ngữ không có sự bình đẳng về chức năng giao tiếp. Cách phân loại thứ năm: Từ góc độ đa ngữ, P. White đã sử dụng ba tiêu chí là tính duy nhất, tính tiếp giáp địa lí và tính kết dính để phân loại cảnh huống ngôn ngữ. 1.2.4. Một số thuật ngữ quan yếu đến cảnh huống ngôn ngữ 1.2.4.1. Song ngữ / Đa ngữ Khái niệm này xuất hiện khi những cá nhân trong cộng đồng người nói hơn một thứ tiếng mà thường gặp nhất là hai thứ tiếng. Từ song ngữ cá nhân đã hình thành nên song ngữ xã hội (bilingualism social) để chỉ một cộng đồng sử dụng từ hai hoặc hơn hai ngôn ngữ trong giao tiếp. 1.2.4.2. Đa thể ngữ Đa thể ngữ là khái niệm dùng để chỉ trong một cộng đồng xã hội sử dụng tương đối ổn định và lâu dài hai hoặc trên hai ngôn ngữ có chức năng khác nhau và điều quan trọng là, các chức năng đó được xã hội công nhận. 1.2.4.3. Ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai Ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ đầu tiên) có thuật ngữ tiếng Anh là mother tongue chỉ ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, và có thể không được giảng dạy chính thức trong trường học. Đặc trưng của người nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là có trực giác về những gì họ có trong ngôn ngữ đó mà những người khác không có được. Ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của người nói nhưng được học sau này và được sử dụng thường xuyên không phải với tư cách ngoại ngữ. 1.2.4.4. Ngôn ngữ quốc gia 8
  10. Ngôn ngữ quốc gia là ngôn ngữ mà luật pháp nhà nước quy định cả nước phải sử dụng trong hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa,…là ngôn ngữ duy nhất được tất cả mọi người dùng trong bất cứ việc gì. Nó là tài sản quốc gia, biểu trưng cho quốc gia, là một trong ba chỉ tố của quốc thể: quốc kì, quốc ca, ngôn ngữ quốc gia [16; tr.335] 1.2.4.5. Sự lựa chọn ngôn ngữ Bản chất của giao tiếp là một quá trình con người lựa chọn ngôn ngữ (language choice) từ các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Lựa chọn ngôn ngữ còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là chọn ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau trong một cộng đồng đa ngữ. 1.2.4.6. Thái độ ngôn ngữ Thái độ ngôn ngữ (language attitude) có thể được hiểu là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ nào đó [77; tr.85]. 1.2.4.7. Chính sách ngôn ngữ Chính sách ngôn ngữ được hiểu là chủ trương chính trị và các biện pháp thực hiện chủ trương đó về ngôn ngữ của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị trong phạm vi quốc gia hoặc xuyên quốc gia. 1.3. Địa bàn khảo sát 1.3.1. Lịch sử hình thành huyện Bắc Yên Huyện Bắc Yên ra đời 17/8/1964. Ngày nay có tổng số 16 xã, thị trấn. 1.3.2. Địa lí và dân cư ở Bắc Yên 3. Khái quát về huyện Bắc Yên 3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Bắc Yên 3.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên Bắc Yên là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 100 km. Huyện Bắc Yên nằm ở sườn phía Tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn, nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Đà hùng vĩ và thơ mộng. Địa hình nơi đây đa dạng và rất 9
  11. phức tạp, bị chia cắt mạnh, núi cao, dốc đứng, khe sâu, diện tích đất bằng ít; độ cao trung bình từ 1.000 m - 1400m. 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội Bắc Yên là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La và của cả nước, việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm 2017, huyện Bắc Yên có dân số là 65.027 người, mật độ dân số trung bình đạt 59 người/km2. Hệ thống giáo dục và y tế của Bắc Yên hiện nay tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân . 1.3.4. Khái quát về các địa điểm khảo sát 1.3.4.1. Xã Hang Chú và bản Suối Lềnh B Xã Hang Chú nằm ở phía bắc của huyện Bắc Yên. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.200 m. Bản Suối Lềnh B là một trong 13 bản Mông của xã Hang Chú, khoảng cách từ bản đến trung tâm xã Hang Chú dài 16 km. Về vị trí địa lí, bản suối Lềnh B vừa có sự tiếp giáp với các bản Mông của xã Hang Chú lại vừa có sự tiếp giáp với các bản Thái của xã Chim Vàn. 1.3.4.2. Xã Tà Xùa và bản Tà Xùa A Xã Tà Xùa nằm ở phía bắc huyện Bắc Yên. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.620 m. Bản Tà Xùa A là bản trung tâm của xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đối với huyện Bắc Yên, bản Tà Xùa nói riêng và xã Tà Xùa nói chung vẫn được coi là một vùng “lõi” về người Mông ở huyện Bắc Yên. 1.3.4.3. Xã Hua Nhàn và bản Mòn Xã Hua Nhàn nằm ở phía tây huyện Bắc Yên. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 2.000 m. Bản Mòn: Là một trong 17 bản của xã Hua Nhàn. Các hộ gia đình người Thái, người Mông, người Kinh và người Khơ Mú được tập hợp lại để sinh hoạt chung trong một bản. 1.3.4.4. Xã Phiêng Côn và bản Suối Trắng Xã Phiêng Côn nằm ở phía nam huyện Bắc Yên. Độ cao trung bình 1.100 m so với mặt nước biển. Bản Suối Trắng: Là một trong hai bản Mông của xã Phiêng Côn (cùng với bản Tra). Bản Suối Trắng hiện 10
  12. nay có 36 hộ gia đình với 228 nhân khẩu. Bản Suối Trắng kẹp giữa hai bản người Dao là bản Nhèm và bản Phù. 1.3.4.5. Thị trấn Bắc Yên và tiểu khu 3 Thị trấn Bắc Yên nằm ở phía đông bắc huyện Bắc Yên. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 600 m. Đây là trung tâm chính trị, văn hóa xã hội của huyện. Tiểu khu 3: Tiểu khu 3 là nơi đặt các cơ quan hành chính, chợ trung tâm của huyện. 1.3.5. Người Mông ở Bắc Yên 1.3.5.1. Nguồn gốc tộc người Xét về tộc danh (ethnic identity), tại Hội nghị cốt cán dân tộc Mông do Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì năm 1978 đã thống nhất cách gọi tên dân tộc này là “Mông”. Người Mông ở Việt Nam có lịch sử từ Trung Quốc và thiên di vào Việt Nam. 1.3.5.2. Ngôn ngữ Mông Cho đến nay, tiếng Mông là tiếng nói của khoảng 1.4 triệu người ở nước ta. Về nguồn gốc, tiếng Mông thuộc ngữ hệ Mông – Miền. 1.3.5.3. Một số nhận xét về người Mông ở Bắc Yên Dân tộc Mông ở Bắc Yên hiện nay so với người Mông ở của tỉnh Sơn La có đặc điểm là có số lượng người lớn nhất [Phụ lục I, tr.12] và đa dạng nhất về các ngành Mông. Tiểu kết chương 1 Vấn đề cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia, một khu vực hay một cộng đồng tộc người là một vấn đề phức tạp. Theo đó, vấn đề cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên được chúng tôi trình bày theo ba tiêu chí là tiêu chí về lượng (định lượng), tiêu chí định chất (định giá) và tiêu chí thái độ ngôn ngữ (định giá). CHƯƠNG 2: CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở BẮC YÊN THEO TIÊU CHÍ VỀ LƯỢNG 2.1. Dẫn nhập Việc đo đếm về mặt số lượng và số người nói là nội dung cơ bản. 2.2. Số lượng ngôn ngữ và số lượng người nói các ngôn ngữ ở Bắc Yên 11
  13. Trên địa bàn huyện Bắc Yên hiện nay có sự hiện diện của 03 ngữ hệ. Đó là các ngữ hệ Mông - Miền, Thái - Ka đai và Nam Á. Biểu đồ thể hiện số lượng người nói các ngôn ngữ theo cơ cấu dân tộc 2.3. Số lượng người Mông ở Bắc Yên nói mỗi thứ tiếng Số lượng người Mông nói mỗi thứ tiếng được phân loại theo bảng sau: Nhóm Tên gọi 1.1 Đơn ngữ: [Mông] 1.2 Đơn ngữ: [Việt] 1 1.3 Đơn ngữ [DTTS] 1.4 Đơn ngữ [tiếng Anh] 2.1 Song ngữ: [Mông + Việt] 2 2.2 Song ngữ: [Mông + DTTS khác] 2.3 Song ngữ: [Mông + Ngoại ngữ] 3.1 Đa ngữ [Mông + n DTTS] 3.2 Đa ngữ: [Mông + Việt + DTTS] 3 3.3 Đa ngữ: [Mông + Việt + Ngoại ngữ] 3.4 Đa ngữ [Mông + Việt + DTTS + Ngoại ngữ] 12
  14. 2.4. Các biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ biến thể ngôn ngữ để phân biệt tiếng Mông của các ngành Mông cũng như biến thể ngôn ngữ của tiếng Việt, tiếng của các DTTS khác hiện có trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên. 2.4.1. Biến thể tiếng Mông Nghiên cứu các biến thể tiếng Mông ở Bắc Yên, chúng tôi nhận thấy người Mông ở Bắc Yên có ít nhất 4 biến thể tiếng Mông tương ứng với 4 ngành Mông. 2.4.2. Biến thể tiếng Việt Tiếng Việt hiện đang được cộng đồng người Mông ở Bắc Yên sử dụng hiện nay là một biến thể tiếng Việt vùng dân tộc Mông. Đây là một biến thể tiếng Việt theo phương ngữ Bắc bộ. 2.4.3. Biến thể tiếng Thái, tiếng Mường và tiếng Dao Tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Dao có trong cộng đồng người Mông đều là những biến thể của các ngôn ngữ này. 2.5. Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên Phạm vi giao tiếp gia đình; phạm vi giao tiếp bản làng; phạm vi giao tiếp ở xã, huyện, tỉnh; phạm vi giao tiếp ở mức độ quốc gia và phạm vi giao tiếp quốc tế. 2.6. Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng Có 2 ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng hiện nay được sử dụng trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên là tiếng Mông (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Việt (ngôn ngữ quốc gia). Tiểu kết chương 2 Theo tiêu chí về lượng nổi bật với những đặc điểm sau: 1) Số lượng các ngôn ngữ hiện đang tồn tại và hành chức trong đời sống của người Mông ở Bắc Yên gồm có tiếng Mông, tiếng Việt, tiếng DTTS khác và tiếng Anh. Tỉ trọng về số lượng người nói mỗi thứ tiếng nêu trên có sự chênh lệch nhau đáng kể. 2) Về mặt biến thể ngôn ngữ, tiếng Mông ở Bắc Yên có 4 loại biến thể là biến thể tiếng Mông Đơ, biến thể tiếng Mông Đu, biến thể tiếng Mông Si và biến 13
  15. thể tiếng Mông Lềnh. 3) Về các phạm vi giao tiếp: Số lượng các phạm vi giao tiếp đã được xác lập trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên bao gồm phạm vi giao tiếp ở gia đình; phạm vi giao tiếp ở bản làng; phạm vi giao tiếp ở xã, huyện, tỉnh; phạm vi giao tiếp ở khu vực, phạm vi giao tiếp trong nước và quốc tế. CHƯƠNG 3 CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở BẮC YÊN THEO TIÊU CHÍ VỀ CHẤT 3.1. Dẫn nhập 3.2. Đặc điểm các biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên 3.2.1. Đặc điểm các biến thể tiếng Mông Bốn biến thể tiếng Mông là Mông Đơ, Mông Đu, Mông Lềnh, Mông Si đều có những đặc điểm phân biệt nhau về từ vựng và âm vực. 3.3. Quan hệ cội nguồn và quan hệ loại hình của các ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông ở Bắc Yên Ở phương diện quan hệ loại hình, cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên là những ngôn ngữ vừa đồng hình vừa bất đồng hình, vừa đồng nguồn vừa bất đồng nguồn. 3.4. Đặc điểm và tỉ trọng của các ngôn ngữ nổi trội về chức năng Hai ngôn ngữ có tỉ trọng lớn là tiếng Mông và tiếng Việt. Các ngôn ngữ còn lại có tỉ trọng rất ít. 3.5. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông ở Bắc Yên 3.5.1. Năng lực ngôn ngữ của người Mông ở Bắc Yên 3.5.1.1. Năng lực tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông) Năng lực tiếng mẹ đẻ của người Mông ở Bắc Yên phổ biến nhất là năng lực nghe nói. Năng lực đọc viết có sự chênh lệch nhau đáng kể theo các đặc trưng xã hội. 14
  16. 3.5.1.2. Năng lực tiếng Việt Năng lực tiếng Việt của người Mông ở Bắc Yên có sự khác biệt và chênh lệch nhau lớn theo các đặc trưng xã hội. 3.5.1.3. Năng lực tiếng DTTS 3.5.1.3a. Số liệu điều tra, khảo sát Về cơ bản, năng lực tiếng DTTS của người Mông ở Bắc Yên thấp và chỉ dừng lại ở mức độ nghe nói. 15
  17. 3.5.1.4. Năng lực tiếng Anh của người Mông ở Bắc Yên Năng lực ngoại ngữ của người Mông ở Bắc Yên hiện nay ở mức độ rất thấp. 3.5.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông ở Bắc Yên trong giao tiếp gia đình 3.5.2.1. Giao tiếp giữa các thế hệ Việc giao tiếp giữa các thế hệ trong gia đình và trong cộng đồng người Mông có sự khác nhau về việc lựa chọn ngôn ngữ. Theo đó, tiếng mẹ đẻ được nói nhiều nhất ở nhóm tuổi ông bà (G1), sau đó đến nhóm tuổi bố mẹ (G2), nhóm tuổi con cháu (G3) ngoài nói bằng tiếng mẹ đẻ đã có xu hướng sử dụng song ngữ Mông – Việt trong giao tiếp gia đình. 3.5.2.2. Giao tiếp với khách Ngôn ngữ người Mông giao tiếp với khách rất đa dạng. 3.5.3. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông ở Bắc Yên trong giao tiếp xã hội 3.5.3.1. Giao tiếp quy thức Giao tiếp hành chính công vụ người Mông dùng tiếng Việt. Giao tiếp nghi thức văn hóa, tín ngưỡng thì người Mông dùng tiếng mẹ đẻ. 3.5.3.2. Giao tiếp phi quy thức Giao tiếp phi quy thức, người Mông sử dụng ngôn ngữ rất đa dạng. 3.5.3.3. Giao tiếp trong một số trường hợp khác Với các hoàn cảnh như nói chuyện điện thoại, ghi chép, đọc sách báo, xem ti vi, ca hát, người Mông chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. 16
  18. Tiểu kết chương 3 Cảnh huống đa ngữ là đặc điểm nổi bật. Các ngôn ngữ hiện đang tồn tại, hành chức trong đời sống của cộng đồng người Mông là những ngôn ngữ vừa đồng nguồn vừa phi đồng nguồn, vừa đồng hình vừa phi đồng hình. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông ở Bắc Yên hiện nay khá đa dạng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau. CHƯƠNG 4 CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở BẮC YÊN THEO TIÊU CHÍ VỀ THÁI ĐỘ 4.1. Dẫn nhập Là một dân tộc trải qua nhiểu biến cố, thăng trầm cùng dòng chảy của thời gian, dân tộc Mông luôn có một người bạn đường trung thành và tin cẩn là tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếng Mông là một hằng số văn hóa, là một sợi dây thiêng có giá trị cố kết cộng đồng dân tộc Mông ở khắp Việt Nam cũng như ở khắp nơi trên thế giới. 4.2. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của người Mông ở huyện Bắc Yên 4.2.1. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt Người Mông yêu quý và có ý thức giữ gìn tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt của mình. 4.2.2. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ trong văn hóa Tiếng Mông vẫn được trân trọng và giữ gìn. 4.2.3. Thái độ đối tiếng mẹ đẻ trong truyền thông Trong văn hóa truyền thông tiếng Mông và tiếng Việt đều được người Mông yêu thích. 4.2.4. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ trong giáo dục Trong giáo dục đào tạo, tiếng Việt được ưu tiên lên vị trí hàng đầu nhưng tiếng Mông vẫn được coi trọng. 4.2.5. Thái độ đối với chữ Mông Chữ Mông là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội ở vùng dân tộc Mông hiện nay. 4.2.6. Một số nhận xét chung 17
  19. Người Mông yêu mến tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, quan tâm đến vấn đề chữ Mông và có mong muốn được quan tâm hơn nữa trong giáo dục tiếng mẹ đẻ. 4.3. Thái độ đối với tiếng Việt của người Mông ở huyện Bắc Yên 4.3.1. Thái độ đối với tiếng Việt trong đời sống hàng ngày Đối với cộng đồng người Mông ở Bắc Yên, tiếng Việt được sử dụng trong đời sống hằng ngày ở một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định. 4.3.2. Thái độ đối với tiếng Việt trong văn hóa Trong một số hoạt động văn hóa mới của người Mông ở Bắc Yên có sự xuất hiện của tiếng Việt. Trong văn hóa truyền thống, tiếng Việt hầu như không xuất hiện. 4.3.3. Thái độ đối với tiếng Việt trong truyền thông Truyền thông bằng tiếng Việt ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và tình cảm của người Mông ở Bắc Yên. 4.3.4. Thái độ đối với tiếng Việt trong giáo dục Người Mông ở Bắc Yên rất coi trọng tiếng Việt trong giáo dục. 4.4. Thái độ đối với tiếng DTTS khác của người Mông ở huyện Bắc Yên Tiếng DTTS khác ở Bắc Yên không rơi vào trạng thái bị kì thị nhưng tỉ lệ người Mông thích dùng cũng chiếm tỉ lệ thấp. 4.5. Thái độ đối với ngoại ngữ (tiếng Anh) Thái độ với tiếng Anh là đa dạng. Một bộ phận không nhỏ người Mông ở Bắc Yên nhận diện được vai trò quan trọng của tiếng Anh nhưng vì những khó khăn trong quá trình học tập cũng như không có môi trường sử dụng nên thái độ yêu thích tiếng Anh ở người Mông còn chiếm tỉ lệ thấp. Tiểu kết chương 4 Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên đã thể hiện sự trân trọng và trung thành với tiếng mẹ đẻ. Thái độ đối với ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt của người Mông là rất tích cực. Đối với ngôn ngữ DTTS khác và tiếng Anh thì người Mông ở Bắc 18
  20. Yên không có sự kì thị nhưng cũng không dành sự quan tâm nhiều đến việc học các ngôn ngữ này. KẾT LUẬN 1. Cảnh huống ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu NNHXH. Cảnh huống ngôn ngữ không chỉ bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ đa chiều với nhau mà còn là một chỉnh thể “động”, luôn chịu sự chi phối từ những thay đổi của xã hội. Vì thế nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ không phải là vấn đề dĩ thành bất biến mà phải xác định thường xuyên cập nhật, bổ sung để đáp ứng với những biến đổi mạnh mẽ từ xã hội. Có như vậy mới có thể xác định đúng và có những tác động đúng đắn từ lĩnh vực ngôn ngữ cho sự phát triển của xã hội. 1.1. Vấn đề cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên được chúng tôi trình bày lần lượt theo ba tiêu chí là tiêu chí về lượng, tiêu chí về chất và tiêu chí về thái độ ngôn ngữ. Để làm rõ vấn đề cảnh huống ngôn ngữ của người Mông ở huyện Bắc Yên, có một số khái niệm có liên quan như vấn đề song ngữ (đa ngữ), vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, vấn đề thái độ ngôn ngữ, … 1.2. Huyện Bắc Yên là một huyện vùng cao điển hình của tỉnh Sơn La. Người Mông ở Bắc Yên vừa đa dạng về ngành Mông, vừa mang những đặc điểm rất đa dạng trong các hình thức cư trú. Có thể nói người Mông ở Bắc Yên đã tạo nên một bức tranh thu nhỏ về người Mông ở khu vực Tây Bắc. Các địa điểm được khảo sát trong luận án hội tụ những đặc điểm điển hình, có tính chất đại diện cao cho các địa bàn còn lại mà người Mông sinh sống ở huyện Bắc Yên. 2. Từ tiêu chí về lượng cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở Bắc Yên có những đặc điểm là ngoài tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông) thì trong đời sống của người Mông hiện nay còn có nhiều ngôn ngữ đang tồn tại và hành chức như ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt), ngôn ngữ các DTTS khác (tiếng Thái, tiếng Dao, tiếng Mường), ngoại ngữ (tiếng Anh). Số lượng người nói mỗi ngôn ngữ cũng như các biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông có sự 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1