« Home « Kết quả tìm kiếm

HỒ TÂY, KHÔNG GIAN VĂN HÓA THĂNG LONG ĐẦY ẤN TƯỢNG


Tóm tắt Xem thử

- Hồ Tây không chỉ là di tích văn hóa.
- Nếu Hồ Tây không phải là nơi Hai Bà Trưng đánh trận quyết chiến với Mã Viện thì Hồ Tây có Quảng Bá là nơi diễn ra trận đánh đầu tiên của Phùng Hưng trong chiến dịch giải phóng thành Đại La, có Cảo Động (Xuân Tảo, Xuân Đỉnh) là nơi diễn ra cuộc chiến giữa Lý Triện (ta) và Phương Chính (địch), có hồ Trúc Bạch đã dìm sâu giặc lái Hoa Kỳ.
- Có nghĩa là Hồ Tây còn gắn với các chiến cuộc, nên người xưa mới có câu thơ:.
- Câu thơ của danh sỹ họ Cao đã ví Hồ Tây đẹp như nàng Tây Thi.
- Hồ Tây vạt nước mênh mang cũng đẹp như vậy.
- Hẳn vậy mà cụ Tam nguyên Yên Đổ có một bài ca trù riêng về Hồ Tây:.
- Một mái chèo đủng đỉnh dạo Hồ Tây..
- Hồ Tây thực sự đã ghẹo bao du khách, vì vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá và mặt nước mây trời đổi thay từng giờ, từng lúc, vì những huyền thoại bao phủ lên các miếu cổ, chùa xưa, lại còn vì cả sự gợi cảm của các địa danh địa điểm Thiên Phù, Trâu Vàng, Chùa Hang, Xác Cáo… Theo thuật phong thuỷ, xung quanh hồ là cả một vùng đất mang nhiều hình dáng các vật linh: phía đền Quan Thánh là đất hình Phượng, phía Yên Ninh là hình Rồng, phía Quảng Bá là hình Rùa, phía Quán La là hình Ngựa, phía Ngũ Xá là hình Lân.
- Tất cả các “linh vật” này đều chầu về Hồ Tây.
- Hồ Tây là tâm điểm của một vùng “linh địa”..
- Chả thế mà quanh hồ hiện nay có 22 di tích được Nhà nước xếp hạng, và được cả nước biết tiếng: Quan Thánh, Trấn Quốc, Đồng Cổ, phủ Tây Hồ… Ở 22 di tích này có nhiều văn vật có giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá,… một cái vốn văn hoá vật thể quý báu..
- Ngoài ra, lại còn các lễ hội dân gian đặc sắc.
- Hồ Tây lại còn đích thực có một vùng văn học riêng biệt, là nguồn cảm hứng, nguồn thi tứ của bao thế hệ người Hà Nội.
- Trong mảng văn học thành văn cổ, Hồ Tây có mặt ở nhiều thể loại: ký, chí, truyện, thơ, phú… Thật không ngờ nơi đây lại thu hút được nhiều danh sỹ đến với mình.
- Đây còn là một khoảng trời để nhà thơ suy ngẫm tự tình từ thời Nguyễn Mộng Tuân, Thái Thuận qua Ngô Thì Sỹ, Bùi Huy Bích, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… Đặc biệt, trong văn học cổ có ba nhà thơ nữ tài danh thì cả ba đều đã sống ở quanh Hồ Tây: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương..
- Du lịch quanh Hồ Tây không chỉ để biết không gian văn hoá mà còn được mở rộng cả thời gian văn hóa.
- Tìm hiểu Hồ Tây chính là tìm hiểu một phần rất cơ bản của văn hoá Thăng Long Hà Nội..
- Dưới đây xin nêu vài điểm về lễ hội vùng Hồ Tây để làm minh chứng cho luận đề trên..
- Lễ hội vùng Tây Hồ không nằm ngoài hệ thống lễ hội Việt Nam, do đó việc cùng có những đặc điểm, tính cách của lễ hội Việt Nam, chủ yếu là lễ hội vùng đồng bằng sông Hồng, là điều tất yếu.
- Cũng như các lễ hội đó, lễ hội vùng Hồ Tây không vượt ra ngoài hằng số của lịch sử văn hoá Việt Nam cổ là nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Không nói các huyện ngoại thành nơi công cuộc đô thị hoá chỉ mới bắt đầu vài chục năm nay, mà ở ngay nội thành, khá nhiều khu phố vẫn còn giữ cái căn cốt làng xưa, không chỉ với các thiết chế văn hoá cổ: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ mà ngay cả những hoạt động họ hàng, phe giáp.
- Cho nên ở lễ hội vùng Tây Hồ vẫn là hội làng, do một làng đứng ra tổ chức.
- Lễ hội làng tức là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần của những người làm nghề nông nên ở đây là lễ hội của nền văn minh nông nghiệp, của những tín ngưỡng nông nghiệp.
- Cho nên một điều cũng cần chú ý tới là lễ hội vùng Hồ Tây không chỉ mang sắc thái văn hoá nông nghiệp mà còn tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng, từ những tín ngưỡng nguyên thuỷ, ẩn tàng sâu xa, đến những tín ngưỡng tôn thờ danh nhân, tín ngưỡng tôn giáo ngoại lai du nhập không mấy cổ sơ, lại được phong kiến hoá, lịch sử hoá, nhiều khi đi quá xa ý nghĩa khởi nguyên..
- Lễ hội vùng Hồ Tây còn thấy khớp với một nhận định chung về lễ hội của nhà triết học phương Tây Sigmund Freud.
- Trong sách Totem et tabou in năm 1913, ông viết: “Lễ hội là một sự thái quá được phép, thậm chí được sắp đặt và là một sự vi phạm trịnh trọng những điều cấm kỵ”.
- Quả thật sự thể này có trong lễ hội Tây Hồ.
- Các lễ hội đó, đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng thờ cúng, trong nghi thức lễ tiết, trong không gian văn hóa, trong diễn xướng… nhưng như đã nêu trên, đều có mẫu số chung là cầu nước, mừng mưa, cầu được mùa, mừng được mùa, dâng lễ vật tạ ơn trời đất, tổ tiên..
- Văn hoá cận đô thị đã làm mềm mại đi, duyên dáng lên, bay bổng hơn những yếu tố thô phác ở hội làng các vùng quê khác để đảm bảo tính thanh lịch, cho phù hợp với thẩm mỹ của dân đô thị.
- Tuy nhiên hầu hết các lễ hội vùng này gần đây có được tổ chức lại nhưng không mấy được thể hiện đầy đủ.
- Dù sao đó cũng là lễ hội của một vùng văn hoá Thăng Long