« Home « Kết quả tìm kiếm

quản lý : nhân tố có ý nghĩa then chốt đảm bảo chất lượng giáo dục và sứ mệnh của khoa sư phạm (đại học quốc gia) phát triển lý luận Quản lý Giáo dục


Tóm tắt Xem thử

- Quản lý : Nhân tố có ý nghĩa then chốt đảm bảo chất lượng giáo dục và sứ mệnh của khoa sư phạm (đại học Quốc Gia) phát triển lý luận QLGD.
- PGS.TS Đặng Quốc Bảo 1/ Quản lý: Nhân tốt có ý nghĩa then chốt đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Chất lượng của một nền giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo của một nhà trường nói riêng trong đời sống kinh tế hiện đại phụ thuộc vào một số nhân tốt sau:.
- Có đội ngũ nhân lực tốt - trong ngành giáo dục chủ yếu là giảng viên giáo viên (Manpower - m1)..
- Có đầu vào tốt - trong ngành giáo dục là học sinh, sinh viên ham học, ham tiến bộ ("Material.
- Gắn việc đào tạo với nơi đào tạo tiếp tục hoặc sử dụng (Marketing - m5)..
- Nhân tố "M" chính là quản lý (Management).
- 2/ Sự phát triển lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ở Việt Nam.
- Từ thập niên 70 của thế kỷ trước ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu có hệ thống về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đặt trong hoàn cảnh Việt Nam.
- Công lao cho sự khai phá này thuộc về các nhà khoa học đã có nhiều năm trải nghiệm thực tiễn về quản lý nhà trường thời chống Pháp, chống Mỹ.
- Nguyễn Đức Minh, nhà Sư phạm Hà Sĩ Hồ, GS.
- Nguyễn Ngọc Quang… Họ vận dụng lý luận của quản lý nhà trường Xô Viết và từ thực tế nhà trường Việt Nam đã tổng kết vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trường qua các điển hình tiên tiến của ngành giáo dục như:.
- Giáo dục xã Cẩm Bình.
- Những người tiên phong này cùng với lớp kế tiếp như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Gia Quí, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc và một số vị khác đã có những thành công bước đầu xây dựng triết lý quản lý giáo dục Việt Nam, quản lý nhà trường Việt Nam trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi..
- Cố giáo sư Hà Thế Ngữ những ngày đầu thập niên 90 thế kỷ trước đã có lời tâm sự đầy nhiệt huyết về sự xây dựng này: "Vấn đề dù còn nhiều sự ngổn ngang và dở dang… và phải trải qua nhiều vòng nhiều đợt mới đạt đến chân lý, song chúng ta tin chắc rằng với mục tiêu xây dựng một nền giáo dục dân chủ và nhân đạo, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra các giải pháp quản lý tốt cho nhà trường Việt Nam"..
- Cuối những năm 90 của thế kỷ trước có một sự nở rộ, nghiên cứu các vấn đề lý luận thực tiến của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Việt Nam.
- Có các bộ phận nghiên cứu về QLGD từ Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, từ Viện Khoa học Giáo dục, Viện Phát triển Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm… Các bộ phận này có sự hợp tác với nhau trong cả nghiên cứu và trong cả đào tạo các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý giáo dục, thạc sĩ quản lý giáo dục phát triển.
- Bước đầu ở nước ta kết hợp được sự nghiên cứu và đào tạo đối với việc quản lý giáo dục..
- Năm 1999 Khoa Sư phạm (ĐHQG) ra đời.
- Sự ra đời của khoa không chỉ có ý nghĩa cho sự phát triển khoa học giáo dục mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển khoa học quản lý giáo dục ở Việt Nam..
- Do thừa kế được tinh hoa của các vị thầy lại nhanh chóng tập hợp và tạo thành được một diễn đàn chung về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường với nhiều nguồn thông tin quốc tế trong nước, khoa Sư phạm đã kịp thời triển khai đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục, cử nhân quản lý giáo dục và bứt lên triển khai đào tạo tiến sĩ quản lý giáo dục..
- Nhiều ý tưởng cập nhật được thành quản quản lý giáo dục của thời đại đã được khoa Sư phạm quảng bá như quản lý phát triển nhà trường theo tiêu chí "Tổ chức biết học hỏi", "Quản lý sự thay đổi", "Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường".
- Khoa Sư phạm không chỉ đào tạo theo chuyên ngành QLGD với việc cấp phát văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… mà Khoa còn thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo và Trường Cao đẳng Sư phạm của 6 tỉnh thành trong cả nước.
- Tập họp về Khoa trong đội ngũ cơ hữu và đội ngũ cộng tác viên là nhiều cán bộ đầu đàn ở nước ta về các lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và liên quan đến quản lý giáo dục.
- 3/ Suy nghĩ về sứ mệnh của Khoa Sư phạm (ĐHQG) trước yêu cầu phát triển lý luận quản lý giáo dục hiện nay..
- Có quan hệ rộng về giao lưu quốc tế trong khoa học giáo dục.
- Giao lưu quốc tế trong khoa học giáo dục.
- Có mối liên kết chặt chẽ với các Sở giáo dục đào tạo và nhiều nhà trường trong hệ thống GDQD của toàn quốc..
- Đang được giao nhiệm vụ đào tạo từ đại học đến trên đại học….
- Khoa Sư phạm đang có nhiều ưu thế so với các cơ sở khác trong nước để phát triển lý luận QLGD và tổng kết thực tiễn quản lý giáo dục của đất nước..
- Yêu cầu phát triển lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục của đất nước đang đặt ra cho Khoa sứ mệnh vừa vẻ vang song cũng rất nặng nền.
- Có thể nói trình độ quản lý giáo dục của nước ta không đến nỗi lạc hậu và lạc điệu với các nước khu vực nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng quản lý giáo dục Việt Nam đang có rất nhiều bất cập..
- Bất cập so với thực tiễn phát triển các nhà trường.
- Bất cập so với động thái phát triển của thời đại.
- Là nước ta đang phải thực hiện nền kinh tế chuyển đổi với mặt bằng GDP còn rất ít ỏi, dân số đông, dân số nhà trường lớn, đa dân tộc, nhiều nhiệm vụ quan trọng về chính trị an ninh đặt ra, giáo dục Việt Nam đang phải "gồng lên" để vừa góp phần ổn định vừa góp phần phát triển đất nước..
- Nhà trường Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: củng cố hình thái ý thức xã hội mới và hình thái được sức lao động đủ năng lực hội nhập cạnh tranh khu vực và quốc tế..
- Quản lý nhà trường Việt Nam lúc này không thể chỉ là hô khẩu hiệu một số những giáo điều "Kế - Tổ - Đạo - Kiểm", cũng không thể ngâm ngợi những kinh nghiệm của các thế kỷ trước, kể cả của thế kỷ 20 mà ta đã sáng tạo được những điển hình ngoạn mục… để rồi từ đó tìm ra được các giải pháp quản lý trong bối cảnh vừa đa dạng vừa phức tạp của phát triển nhà trường hiện nay..
- Cuộc sống của đất nước đang đòi hỏi và đang thúc dục những người nghiên cứu và đào tạo cán bộ QLGD phải có tư duy mới, hành động mới về quản lý giáo dục về quản lý nhà trường Việt Nam với các tiêu điểm:.
- Đặc trưng của nhà trường Việt Nam trên 2 bình diện: Tổ chức sư phạm và kinh tế - xã hội..
- Những dấu hiệu để phát triển nhà trường Việt Nam.
- Kỹ năng quản lý để phát triển nhà trường Việt Nam.
- Sự phối hợp kỹ năng quản lý và nghệ thuật quản lý để phát triển nhà trường..
- Khoa Sư phạm ĐHQG đang là điểm hội tụ lớn vì khoa đang phải gánh trách nhiệm đào tạo gần ba chục Tiến sĩ QLGD và con số lên đến trên một trăm Thạc sĩ QLQG.
- Chúng ta có quyền hy vọng kết quả những luận án, luận văn này phải tạo ra những cú hích cho thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý các trường phát triển đúng hướng..
- Lý luận có lúc đi ngang với thực tiễn, có lúc đi sau thực tiễn, nhưng nhìn toàn cục lý luận phải đi trước thực tiễn định hướng cho thực tiễn phát triển..
- Chúng tôi mong mỏi Khoa Sư phạm không phải chỉ làm tốt công tác đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo chức năng đã được ấn định, mà cao hơn.
- Khoa phải xây dựng được lý luận cho chính sự đào tạo các sản phẩm này