Academia.eduAcademia.edu
Hồi cố và triển vọng nghiên cứu Hán Nôm đầu thế kỷ XXI TÙNG THƯ VĂN HOÁ HÁN NÔM Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Hán Nôm Với sự phối hợp của Công ty TNHH Sách và Truyền thông VN Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Quyển 1: Quốc học vun bồi: Hồi cố và triển vọng nghiên cứu Hán Nôm đầu thế kỉ XXI (Nguyễn Tuấn Cường chủ biên, 2020) Quyển 2: Cổ học điểm tô: Nghiên cứu Hán Nôm từ góc nhìn của các nhà khoa học trẻ (Nguyễn Tuấn Cường, Đỗ Thị Bích Tuyển chủ biên, 2020) (còn nữa…) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NGUYỄN TUẤN CƯỜNG (Chủ biên) HỒI CỐ VÀ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU HÁN NÔM ĐẦU THẾ KỶ XXI The Field of Sino-Nom Studies in the Early 21st Century: Overviews and Prospects 21 世紀初葉漢喃研究的回顧與展望 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI Chủ biên: Nguyễn Tuấn Cường Biên soạn: Cao Việt Anh, Đào Phương Chi, Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Xuân Diện, Trần Trọng Dương, Lã Minh Hằng, Vương Thị Hường, Nguyễn Tô Lan, Trịnh Khắc MạnhNguyễn Văn Thanh, Nguyễn Kim Măng, Nguyễn Hữu Mùi, Nguyễn Thị Oanh, Đinh Khắc Thuân, Phạm Văn Tuấn, Đỗ Thị Bích Tuyển, Nguyễn Công Việt, Phạm Thị Thuỳ Vinh Tổ chức bản thảo: Nguyễn Tuấn Cường (Trưởng ban) Đỗ Thị Bích Tuyển (Thư kí) Trần Trọng Dương Vương Thị Hường Trịnh Khắc Mạnh Nguyễn Kim Măng Nguyễn Hữu Mùi MỤC LỤC Lời giới thiệu PHẦN 1: TỔNG LUẬN 1. Nguyễn Tuấn Cường: “Lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ bối cảnh đầu thế kỷ XXI” 13 PHẦN 2: TỔNG THUẬT NGHIÊN CỨU 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Nguyễn Tuấn Cường: “Nghiên cứu chữ vuông ở Việt Nam: Hồi cố và triển vọng” 41 Đỗ Thị Bích Tuyển: “Một số vấn đề nghiên cứu văn tự Hán Nôm giai đoạn 2000 - 2017” 65 Nguyễn Hữu Mùi: “Hồi cố và triển vọng trong công tác sưu tầm, bảo quản tư liệu Hán Nôm giai đoạn 2000 - 2017” 90 Đào Phương Chi: “Hồi cố và triển vọng trọng nghiên cứu và phiên dịch văn bản lịch sử - địa lý Hán Nôm giai đoạn 2000 - 2017” 109 Nguyễn Xuân Diện: “Nhìn lại việc nghiên cứu và phiên dịch văn bản văn học Hán Nôm giai đoạn 2000 - 2017” 128 Cao Việt Anh: “Khai thác văn bản Hán Nôm về luật và tôn giáo: Nhìn gần từ năm 2000” 137 Nguyễn Kim Măng: “Hồi cố và triển vọng trong nghiên cứu và phiên dịch văn bia Hán Nôm giai đoạn 2000 - 2017” 160 Nguyễn Tô Lan: “Nghiên cứu và phát hiện mới về văn bản Hán Nôm diễn xướng Việt Nam trong những năm 2013 - 2018” 191 PHẦN 3: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ 10. Nguyễn Tuấn Cường: “Nguồn tư liệu Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm: quá trình hình thành, đặc điểm và khả năng khai thác” MỤC LỤC 215 5 11. Trần Trọng Dương: “Một số vấn đề trong nghiên cứu biển đảo: nhìn từ công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm” 234 12. Đinh Khắc Thuân: “Di sản Hán Nôm vùng biên viễn phía Bắc nước ta và tư vấn chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản” 258 13. Phạm Văn Tuấn: “Một số vấn đề trong nghiên cứu văn bản Hán Nôm Phật giáo Việt Nam” 271 14. Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Văn Thanh: “Một số vấn đề trong nghiên cứu các tác phẩm kinh Phật chữ Nôm ở Việt Nam” 286 15. Lã Minh Hằng: "Di sản Hán Nôm Công giáo: Trữ lượng và giá trị” 331 16. Trịnh Khắc Mạnh: “Một số vấn đề trong nghiên cứu thư tịch Hán Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam” 335 17. Phạm Thị Thùy Vinh: “Văn bia thời Tây Sơn - những giá trị khúc xạ từ quá khứ” 359 18. Nguyễn Công Việt: “Một số vấn đề trong khảo sát và bước đầu nghiên cứu khai thác mộc bản” 377 19. Vương Thị Hường: “Một số vấn đề trong nghiên cứu văn bản thần tích Hán Nôm” 397 20. Nguyễn Hữu Mùi: “Một số vấn đề về văn bản đối với thư tịch Thần tích do Nguyễn Bính soạn, Nguyễn Hiền sao” 417 21. Nguyễn Hữu Mùi: “Một số vấn đề trong nghiên cứu văn bản gia phả Hán Nôm” 413 22. Nguyễn Công Việt: “Những vấn đề lịch sử trong hệ thống chính quyền địa phương triều Minh Mệnh (1820 - 1840) tiếp cận từ ấn chương hành chính” 450 23. Phạm Thị Thùy Vinh: “Một số vấn đề về nghiên cứu địa danh Hán Nôm: Trường hợp các địa danh thuộc Thăng Long - Hà Nội” 465 24. Nguyễn Thị Oanh: “Ngành Hán Nôm Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản: Trọng tâm là Huấn độc Hán văn” 491 6 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta thường hình dung rằng, di sản Hán Nôm bao gồm toàn bộ tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm được tạo tác ở Việt Nam trong thời trung đại và cận đại, vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các thư viện, cơ quan lưu trữ hay sưu tập tư nhân. Đến nay, thiết nghĩ, cần mở rộng khái niệm “Hán Nôm” ra một nội hàm rộng hơn, bao quát các di sản thành văn của Việt Nam, mà cụ thể là toàn bộ những tài liệu được ghi chép bằng cả ba loại hình văn tự từng tồn tại ở Việt Nam, trong đó cái lõi là các văn bản theo loại hình chữ Hán (gồm chữ Hán và các loại chữ Nôm); tiếp đến là các văn bản theo loại hình chữ Phạn; cuối cùng là các văn bản bằng chữ cái La-tinh có niên đại sớm (thế kỷ XVII - XIX). Từ đó có thể thấy, ngành Hán Nôm là một ngành đặc thù của Việt Nam, có tính chất của một ngành khoa học lấy đối tượng nghiên cứu (di sản thành văn) làm bản vị. Về mặt phương pháp tiếp cận, khoa học Hán Nôm xuất phát từ “ngữ văn học” (philology) theo kiểu phương Tây, hoặc “văn hiến học” (文獻學) theo kiểu phương Đông, từ đó mở rộng ra các khoa học chuyên ngành (văn, ngữ, sử, triết…), rồi đến liên ngành, đa ngành, tùy theo đặc thù của những tài liệu được nghiên cứu, cũng như tùy vào năng lực và cách thức triển khai của từng nhà khoa học trong từng công trình cụ thể. Cơ quan nhà nước quan trọng nhất trong lĩnh vực Hán Nôm là Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đây là một tổ chức nghiên cứu khoa học cấp Vụ, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (cấp Bộ), có ba chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và tham gia đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong lĩnh vực Hán Nôm. Về chuyên môn, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, phiên dịch, khai thác và xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc. Cuốn sách này là tập hợp có chọn lọc một số chuyên đề thực hiện trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 của các nhà khoa học công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đây chủ yếu là những chuyên đề được Viện Lời giới thiệu 7 trưởng “đặt hàng” các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhiệm kì 2016 - 2020, bao gồm 15 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường (Chủ tịch Hội đồng), PGS.TS. Nguyễn Công Việt (Phó Chủ tịch), TS. Đỗ Thị Bích Tuyển (Thư kí), TS. Cao Việt Anh, TS. Đào Phương Chi, TS. Nguyễn Xuân Diện, TS. Trần Trọng Dương, PGS.TS. Lã Minh Hằng, PGS.TS. Vương Thị Hường, TS. Nguyễn Tô Lan, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, TS. Nguyễn Hữu Mùi, PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh, GS.TS. Đinh Khắc Thuân, PGS.TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh. Ngoài ra, Viện trưởng còn mời thêm một số nhà nghiên cứu khác như TS. Nguyễn Kim Măng, TS. Phạm Văn Tuấn, mỗi người viết một chuyên đề; CN. Nguyễn Văn Thanh được PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh mời cùng hoàn thành một chuyên đề. Tổng cộng gồm có 21 chuyên đề “đặt hàng” được lựa chọn, cùng với 3 bài viết do Viện trưởng thực hiện bổ sung (không phải các chuyên đề đặt hàng) thành 24 bài viết của 18 tác giả. Cấu trúc của cuốn sách gồm 3 phần. Phần 1 là Tổng luận, gồm 1 bài nghiên cứu tổng luận về lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ bối cảnh đầu thế kỷ XXI. Phần 2 là Tổng thuật nghiên cứu, gồm 8 bài viết tổng thuật nghiên cứu Hán Nôm trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI trên một số lĩnh vực: văn tự học, công tác sưu tầm và bảo quản, nghiên cứu và phiên dịch văn bản Hán Nôm về sử địa, văn học, luật, tôn giáo, văn bia, diễn xướng. Phần 3 là Nghiên cứu chuyên đề, bao gồm 15 bài viết trải rộng trên các vấn đề nghiên cứu cụ thể, gồm: nguồn tư liệu Hán Nôm, nghiên cứu biển đảo qua tư liệu Hán Nôm, di sản Hán Nôm ở khu vực biên giới phía Bắc, văn bản Hán Nôm Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu kinh Phật chữ Nôm, di sản Hán Nôm Công giáo, tài liệu Hán Nôm của các dân tộc thiểu số, văn bia thời Tây Sơn, mộc bản học, văn bản thần tích, gia phả, ấn chương hành chính, địa danh Hán Nôm, và một nghiên cứu nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản. Mặc dù một số bài viết có nội dung khác với hình dung ban đầu của người đặt hàng, cả về nội dung khoa học và hình thức trình bày, nhưng quan điểm riêng của từng tác giả đã được ưu tiên tôn trọng. Trong quá trình biên tập, Ban Biên tập cũng ưu tiên tôn trọng sự khác biệt về phong cách hành văn và cách thức tổ chức bài nghiên cứu của 8 NGUYỄN TUẤN CƯỜNG mỗi tác giả. Các tác giả chịu trách nhiệm về bài viết của mình, chủ động lựa chọn cách thể hiện nội dung và trình bày hình thức văn bản khoa học của họ. Cuốn sách này là một ấn phẩm khoa học kế tục cuốn sách nhan đề Nhìn lại Hán Nôm học thế kỷ XX, do Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên soạn (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003). Đọc hai cuốn sách này, chúng ta có thể hình dung một cách tương đối toàn diện về những lĩnh vực then chốt trong ngành Hán Nôm trong hơn một thế kỷ qua. Ở một chiều cạnh khác, song song với cuốn sách này, Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn tổ chức xuất bản một cuốn sách với tựa đề Cổ học điểm tô: Nghiên cứu Hán Nôm từ góc nhìn của các nhà khoa học trẻ (Nguyễn Tuấn Cường, Đỗ Thị Bích Tuyển chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020). Quốc học vun bồi và Cổ học điểm tô là bộ đôi ấn phẩm thể hiện những quan điểm thống nhất trong đa dạng của hai thế hệ các nhà nghiên cứu đang công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Cả hai cuốn sách đều được bắt đầu tổ chức biên soạn từ năm 2016 để có thể xuất bản năm 2020, chào mừng kỉ niệm 50 năm thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1970 - 2020. Ngành Hán Nôm là nhịp cầu trung chuyển giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc Việt Nam, là một bộ phận quan trọng của nền Quốc học Việt Nam. Cuốn sách này xin được coi như một sự “vun bồi” cho nền Quốc học từ nỗ lực của những người đã được nền Quốc học đó “vun bồi”, đào tạo thành. Đó là nguyên nhân khiến cuốn sách được đặt tiêu đề là Quốc học vun bồi. Hà Nội, mùa Thu năm Canh Tí, 2020 PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Lời giới thiệu 9 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI 26 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: 024.39719073 - Fax: 024.39719073 Website: http://nxbkhxh.vass.gov.vn Email: nxbkhxh@gmail.com Chi nhánh Nhà xuất bản Khoa học xã hội 57 Sương Nguyệt Ánh - Phường Bến Thành - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh ĐT: 028.38394948 - Fax: 028.38394948 NGUYỄN TUẤN CƯỜNG (Chủ biên) Chịu trách nhiệm xuất bản PGS.TS. PHẠM MINH PHÚC Chịu trách nhiệm nội dung TS. LÊ HỮU THÀNH Biên tập nội dung: QUẾ THỊ MAI HƯƠNG Kỹ thuật vi tính: KHÁNH AN Sửa bản in: KHÁNH AN Trình bày bìa: NGUYỄN TUẤN CƯỜNG ĐỖ KIM CƠ Đối tác liên kết CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM Đc: Số 3, hẻm 6/12/5 phố Đội Nhân, P.Vĩnh Phúc Q. Ba Đình - Hà Nội ĐT: 024. 6293.2066 - 0988.913.083 In 600 cuốn, khổ 16 x 24 cm, tại: Công ty TNHH in Thanh Bình Địa chỉ: Số nhà 432, đường K2, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội Số đăng ký xuất bản: 4430-2020/CXBIPH/9-264/KHXH Quyết định xuất bản số: 275/QĐ NXB KHXH Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. ISBN: 978 604 308 184-8