« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở các dân tộc thiểu số và giải pháp tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.
- Việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn có những hạn chế, khó khăn, là “kẻ hở” để cho các thế lực thù địch phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
- Từ khóa: Chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế..
- Các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế (Tàôi, Bru -Vân Kiều, Cơ tu.
- Với phương châm “lấy đồng bào dân tộc thiểu số làm trung tâm”, trong những năm qua, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt những chính sách dân tộc (CSDT) nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho các đồng bào DTTS miền núi, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước..
- đời sống của đồng bào các DTTS Thừa Thiên Huế vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn: Khoảng cách tụt hậu về kinh tế, văn hoá, xã hội so với mức bình quân chung của cả nước chưa được thu hẹp.
- Các thế lực thù địch triệt để khai thác những khiếm khuyết trên nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT), gây mất ổn định chính trị..
- Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở các dân tộc thiểu số.
- THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG.
- CSDT của Đảng cộng Sản Việt Nam xuất phát từ vệc tôn trọng lợi ích của mỗi dân tộc (không kể đó là dân tộc thiểu số hay đa số) nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, bản vị, dân tộc hẹp hòi và dân tộc lớn đối với các DTTS.
- Các chính sách dân tộc của Đảng đều nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, với các nguyên tắc cơ bản:.
- Quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các dân tộc, tạo điều kiện cho các dân tộc cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, chú ý đến đặc điểm và điều kiện phát triển của mỗi vùng, miền, quan tâm đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và kháng chiến cũ.
- Bình đẳng dân tộc là nền tảng thực hiện đoàn kết dân tộc.
- có đoàn kết, thương yêu, tôn trọng giúp đỡ nhau thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc..
- Thời gian qua, rất nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã được Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế triển khai và hiện thực hóa vào đời sống các DTTS:.
- “Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (Chương trình 135) đã đầu tư hơn 92 tỷ đồng, chương trình đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg: Từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện và hoàn thành 3/9 điểm định canh, định cư tập trung cho đồng bào DTTS với nguồn hỗ trợ hơn 95,2 tỷ đồng đã góp phần tạo điều kiện cho đồng bào an cư lạc nghiệp..
- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn (Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg: trong giai đoạn hơn 43,86 tỷ được cấp hỗ trợ cho việc khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất.
- Tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên làm giàu..
- Chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 56/QĐ-TTg: UBND tỉnh đã đầu tư gần 3,8 tỷ đồng Chương trình góp phần phát huy tính tích trong công tác dân vận của người có uy tín trong xây dựng đoàn kết dân tộc (ĐKDT)”..
- bình đẳng giới đối với phụ nữ là người đồng bào DTTS)..
- CSDT của tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện nhằm tăng cường khối ĐĐKDT ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
- Nhiều chương trình, dự án kinh tế được triển khai đã tạo ra sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào DTTS Thừa Thiên Huế..
- phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước (trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế)..
- Những kết quả ban đầu trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thu công nghiệp cũng như các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch cũng từng bước phát triển theo đã làm thay đổi diện mạo, mang lại luồng sinh khí mới cho đồng bào DTTS Thừa Thiên Huế.
- Kinh tế vùng đồng bào DTTS của tỉnh phát triển khá vững chắc “thu nhập năm 2018 là 27 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo từ giảm còn tr.4] đã tạo được niềm tin với đồng bào DTTS..
- Hệ thống chính trị vùng DTTS được củng cố vững chắc, ở hai huyện miền núi và các địa phương có đồng bào DTTS có hệ thống chính trị hoàn chỉnh từ huyện đến xã và thôn bản.
- Không chỉ thực hiện đầy đủ những chính sách chế độ đối với cán bộ người dân tộc theo quy định của Nhà nước, Tỉnh ủy đã ban hành và triển khai nhiều chính sách ưu tiên cho cán bộ dân tộc thiểu số (tuyển dụng.
- “Toàn tỉnh có 207 trường (trong đó có 106 trường thuộc vùng DTTS), có 41 trường đạt chuẩn Quốc gia (trong đó 18 trường thuộc vùng DTTS) và 3 trường phổ thông Dân tộc nội trú đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS” [2, tr.6].
- Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi được quan tâm đúng mức, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mạng lưới y tế cơ sở và khám chữa bệnh cho người nghèo, các chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, các cơ sở y tế và trang thiết bị y tế được tăng cường đầu tư, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng lên.
- Nhờ những nỗ lực trên, các bệnh thường gặp ở vùng đồng bào DTTS (sốt rét, tiêu chảy, bướu cổ.
- Các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm.
- ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc miền núi… được duy trì phát triển góp phần tích cực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS..
- Không chỉ có chính sách xã hội giúp đồng bào làm nhà ở, xóa nhà tạm.
- Đồng bào các DTTS cùng với cả hệ thống chính trị luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đỗ” của các thế lực thù.
- Tuy nhiên, do đặc điểm và đặc thù của đồng bào DTTS nên một số chính sách chưa đạt hiệu quả cao khi triển khai vào hiện thực đời sống.
- một số chính sách tác động chưa đủ mạnh do nguồn lực hỗ trợ quá hạn chế, dàn trải nên bên cạnh những thành tựu ấy, việc thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn những hạn chế, yếu kém [1, tr.9]..
- Kinh tế vùng DTTS phát triển chưa thực sự vững chắc.
- chưa khắc phục triệt để tư tưởng trông chờ và ỷ lại làm mất đi nội lực, tính sáng tạo trong chỉ đạo và thực hiện chính sách kinh tế..
- Mạng lưới thương mại, dịch vụ manh mún, nhỏ lẻ, hàng hóa nghèo nàn, hệ thống dịch vụ bán các mặt hàng có chính sách trợ giá, trợ cước, thu mua tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn.
- Cán bộ biết nói tiếng dân tộc và hiểu rõ địa bàn, văn hóa của các tộc người ở địa phương rất ít, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc triển khai các chính sách dân tộc..
- Do đó nhiều lúc, nhiều nơi những chủ trương, chính sách và pháp luật có liên quan đến đời sống của đồng bào các DTTS đến không kịp với nhân dân.
- Chất lượng, hiệu quả của các chính sách xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa…) chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của đồng bào các dân tộc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số..
- Trình độ dân trí của vùng DTTS tương đối thấp, sự chênh lệch về chất lượng học tập của học sinh các dân tộc còn khá lớn.
- Những nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào đang có dấu hiệu mai một (đồng bào ít sử dụng trang phục của dân tộc mình, những lễ hội ngày càng đơn giản và tổ chức với quy mô nhỏ, một số chiêng, trống bị buôn bán, thất lạc).
- việc đưa các giá trị văn hóa của nhân loại đến với đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn do rào cản về ngôn ngữ và trình độ dân trí..
- Chính sách định cư cho đồng bào khi thực hiện những công trình trọng điểm chưa thấu đáo, nhiều điểm tái định cư quy hoạch chưa khoa học, tiến độ thực hiện các đề án định canh định cư chưa đáp ứng kịp thời so với nhiệm vụ đã đặt ra.
- Vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề an toàn giao thông và ý thức thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
- Hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào cảnh giác nhằm chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chưa thực sự hiệu quả.
- Tâm lý chủ quan trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đang diễn biến phức tạp trong tình hình mới vẫn còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ làm công tác dân tộc..
- Một số lực lượng phản động thâm nhập qua biên giới, móc nối với các nhóm hoạt động trong nước, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền nói xấu, xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước, lôi kéo đồng bào dân tộc theo chúng..
- công tác đánh giá và dự báo chưa chính xác những diễn biến, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương, chính sách phù hợp… Để thực hiện CSDT của Đảng vào việc xây dựng khối ÐĐKDT ở Thừa Thiên Huế hiện nay có hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:.
- Trước hết, tiếp tục hoàn thiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về vấn đề dân tộc theo hướng bảo đảm tính toàn diện, hiệu quả, bền vững và công bằng.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về ĐĐKDT vào thực tiễn Thừa Thiên Huế..
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề dân tộc, CSDT và ÐĐKDT, đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xây dựng củng cố khối ÐĐKDT đến các cấp, ngành và mỗi người dân để họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, quan trọng của vấn đề này [3, tr.18]..
- Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phải cụ thể, thiết thực, chính xác… nội dung tuyên truyền phải mang tính toàn diện, tập trung hướng tới các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.
- chống lại những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng ”dân tộc hẹp hòi” [4, tr.97].
- khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
- Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối ĐĐKDT vào thực tiễn Thừa Thiên Huế..
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát lại hệ thống CSDT đang được thực hiện ở Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh, thậm chí loại bỏ những chính sách lỗi thời và bổ sung những chính sách mới cho phù hợp với tình hình mới.
- Các chính sách được xây dựng có tầm vĩ mô.
- nguồn lực thực hiện chính sách được tính toán đầy đủ và được phân bổ một cách công bằng cho các đối tượng.
- Để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững, việc hình thành chính sách phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ về đặc điểm dân cư, tộc người, văn hóa, điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường ở các vùng dân tộc.
- Xây dựng chính sách theo địa bàn và trình độ phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới..
- phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt công tác dân vận, xây dựng khối ĐĐKDT đấu tranh chống những âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình”..
- Biện pháp có tính then chốt là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá thực hiện chính sách dân tộc để không đi chệch hướng trong việc giải quyết và thực hiện CSDT.
- Tăng cường đại diện của các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện dân chủ, quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu, rời xa dân ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
- Già làng, trưởng bản có vai trò và uy tín nhất trong cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS.
- Thứ nhất, tập trung đầu tư xây dựnng cơ sở hạ tầng có trọng điểm nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số vừa là điều kiện vừa là giải pháp quan trọng để rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
- Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế hàng hóa đồng thời có những chính sách thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ và phát triển vùng DTTS..
- Thay đổi phương thức sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.
- Có chính sách hợp lý để hỗ trợ đầu ra cho nông sản của vùng, xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, trọng tâm là sản xuất nông - lâm nghiệp, nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển.
- Tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS được tham gia vào các chuỗi sản phẩm này..
- Thứ ba, tập trung đầu tư phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của vùng dân tộc thiểu số..
- phát triển nuôi cá nước ngọt ở những hồ ao tự nhiên và nhân tạo trong mô hình VAC, VRAC từ đó giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS..
- Tiếp tục duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào DTTS đồng thời phục vụ cho du lịch như dệt Zèng, đan lát, mây tre,….
- Có chính sách thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh và nước ngoài vào các ngành mũi nhọn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số địa bàn trọng điểm.
- Thứ tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng theo đúng chính sách của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Thực hiện giao đất - giao rừng cho đồng bào DTTS, tạo điều kiện để đồng bào khai thác lợi ích kinh tế từ rừng và nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo vệ và khai thác rừng một cách có hiệu quả.
- Có chính sách, kế hoạch trong công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ sư phạm từng dân tộc.
- Triển khai có hiệu quả chính sách đặc thù đối với con em các dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Duy trì và mở rộng hệ thống trường dân tộc nội trú trên địa bàn..
- Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội trên địa bàn DTTS và miền núi..
- Cần có những chính sách nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi, phát triển nhanh các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp mà địa phương có thế mạnh để giải.
- quyết việc làm cho đồng bào.
- Thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho đồng bào vùng DTTS, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo và sử dụng lao động là người DTTS..
- từng bước giảm dần chính sách bao cấp, hỗ trợ trực tiếp chuyển sang chính sách đầu tư cho cộng đồng, nâng cao năng lực nội sinh và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình..
- Phát triển y tế cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng đội ngũ y bác sĩ cho các trung tâm/trạm y tế cơ sở để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của đồng bào.
- Thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người, chống lại các hủ tục lạc hậu, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, khơi dậy sức mạnh nội lực, tính tích cực của đồng bào các dân tộc trong xây dựng khối ĐĐKDT..
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của từng địa phương và cả nước.
- Thực hiện đúng CSDT là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh, nâng cao sức mạnh quốc phòng, an ninh của từng địa phương và trong cả nước..
- Thực hiện nhất quán nguyên tắc của Đảng trong công tác dân tộc và CSDT: “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”.
- Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn định hướng chính sách giai đoạn Thừa Thiên Huế..
- Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Thừa Thiên Huế..
- Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III - năm 2019, Thừa Thiên Huế..
- Nguyễn Đình Minh (2016), Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đậu Tuấn Nam (chủ biên) (2010), Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay: Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Phan Văn Hùng (chủ biên) (2015), Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay: Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt