« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ trong hệ thống điện


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ trong hệ thống điện” Tác giả luận văn: Đinh Văn Đạt…………..…………Khóa: 2015B.
- Trương Ngọc Minh Từ khóa (Keyword): Cộng hưởng tần số dưới đồng bộ.
- máy phát điện đồng bộ.
- mô hình dq.
- hệ trục turbine – máy phát điện.
- Tuy nhiên, việc lắp đặt tụ bù dọc trên đường dây truyền tải lại là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ (Subsynchronous Resonance-SSR), dẫn đến sự cố phá hỏng trục turbin máy phát do momen xoắn và làm mất ổn định hệ thống.
- Vì vậy, việc phân tích hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ (SSR) trong hệ thống điện là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa thực tế.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ trong hệ thống điện, phân tích ảnh hưởng của cộng hưởng tần số dưới đồng bộ đối với hệ trục turbine - máy phát nhiệt điện.
- Xây dựng công cụ phân tích, đánh giá hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ sử dụng phương pháp trị riêng kết hợp với xây dựng mô hình mô phỏng trong Mathlab.Kết quả tính toán, mô phỏng mô hình đã phân tích ảnh hưởng của tụ bù dọc trên đường dây đối với mô men xoắn trên hệ trục turbine của máy phát nhiệt điện đồng bộ ba pha, nghiệm chứng một số kết luận thu được.
- Chương 1 Hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ, ảnh hưởng của hiện tượng đối với hệ trục turbine- máy phát..
- Chương 2: Mô hình hệ turbine - máy phát nhiệt điện đồng bộ ba pha.
- Chương 3 Áp dụng phương pháp trị riêng để phân tích hiện tượng cộng hưởng tần số thấp.
- Chương 4 Kết quả mô phỏng hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ với sơ đồ IEEE SBM.
- 2 Bằng công cụ đã được xây dựng để đánh giá hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ trong hệ thống điện, đề tài đã xác định được giá trị của bù dọc sẽ gây ra cộng hưởng khi có sự cố trên hệ thống, mức độ ảnh hưởng của các mức bù đối với các khớp trục trên trục turbine của máy phát, và ảnh hưởng của dòng sự cố đối với biên độ của mô men xoắn.
- Đề tài thực hiện tính toán, phân tích bằng một lưới điện mẫu giả tưởng IEEE SBM Với việc áp dụng phương pháp trị riêng kết hợp với xây dựng mô hình mô phỏng các phần tử của lưới điện trên Mathlab, e) Kết luận Nội dung chính của bản Luận văn này là tìm hiểu cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình hệ turbine – máy phát trong phần mềm Mathlab phục vụ cho việc phân tích, hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ tại các nhà máy nhiệt điện.
- Phương pháp trị riêng thể hiện được ưu điểm và phù hợp để nghiên hiện tượng cộng hưởng tần số thấp – SSR.
- Thông qua phần thực trị riêng của ma trận hệ thống, ta có thể xác định được hiện tượng cộng hưởng có xảy ra hay không xảy ra.
- Đồng thời, tần số cộng hưởng ứng với từng mode dao động cũng được đưa ra được chính xác khi tính toán phần ảo trị riêng của ma trận hệ thống.
- Kết quả phân tích, đánh giá hiện tượng cộng hưởng tần số dưới đồng bộ trong mô hình IEEE SBM , xác định được các giá trị bù trên đường dây truyền tải, mà tại đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng và gây nguy hiểm nhất cho hệ trục turbine – máy phát nhiệt điện, xác định chính xác giá trị bù nào gây nguy hiểm đối với khớp trục tương ứng trên hệ trục.
- Và chỉ rõ ảnh hưởng của dòng điện sự cố, vị trí của điểm ngắn mạch tới cộng hưởng tần số dưới đồng bộ.
- Mặc dù kết quả được tính toán, phân tích, đánh giá trên một lưới điện mẫu giả tưởng nhưng mô hình được xây dựng có thể dùng cho lưới điện cụ thể.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt