« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các thông số công nghệ in chuyển nhiệt trên vải dệt kim pha polyeste và cotton


Tóm tắt Xem thử

- 1/3 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu các thông số công nghệ in chuyển nhiệt trên vải dệt kim pha polyeste và ctton Tác giả luận văn: Vũ Thị Thư Khóa 2016B Người hướng dẫn: PGS.
- Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các thành tựu về khoa học - công nghệ được đổi mới không ngừng.
- Trong đó những thành công về khoa học - công nghệ của ngành dệt may ở nước ta đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong những năm qua.
- Nói đến sự phát triển công nghệ trong ngành dệt may thì ngành in cũng đóng góp một vị trí không nhỏ.
- Sự ra đời và phát triển của ngành in trên vải đặc biệt là in chuyển nhiệt thực sự là một bước đột phá với các sản phẩm thời trang.
- Với những kỹ thuật in lụa bình thường được áp dụng từ xưa tới nay thì kỹ thuật in chuyển nhiệt được coi là một bước kỹ thuật tiên tiến và vô cùng hiệu quả, tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn và bắt mắt người tiêu dùng.
- Từ những năm 2010, sự phát triển của công nghệ in chuyển nhiệt với nhiều thiết bị chuyên dụng cao như máy in, giấy in, mực in chuyển nhiệt … đã giúp người tiêu dùng nhanh chóng biết đến các sản phẩm in thời trang với những hình ảnh đầy sáng tạo, cá tính.
- Những mảng màu sắc chuyển đổi phong phú, họa tiết có độ phức tạp cao, tạo nên chất lượng nghệ thuật trong từng tác phẩm, từ những sản phẩm đơn giản cho đến những bộ thời trang cao cấp.
- In chuyển nhiệt đã góp phần tạo ra được những mẫu thiết kế đẹp và độc đáo cho ngành thời trang Việt.
- Tuy có các ưu điểm nổi bật, công nghệ in chuyển nhiệt cũng bộc lộ các nhược điểm ảnh hưởng đến chất lượng in hoa, trong đó có việc kén chọn vật liệu (bản chất vật liệu), màu vật liệu cũng như các thông số công nghệ ép.
- Do vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố như tỷ lệ pha trong vải polyeste/cotton (PET/Co), nhiệt độ và thời gian ép đến chất lượng in là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng in vải dệt kim polyeste pha cotton để làm áo phông.
- Lịch sử nghiên cứu: In chuyển nhiệt là một trong những bước đột phá về công nghệ ngành in trong những năm gần đây.
- In chuyển nhiệt giúp tăng hiệu quả và giảm giá thành cho nhiều doanh nghiệp.
- Với kỹ thuật in không quá phức tạp, giá thành không cao, nên công nghệ in này được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các doanh nghiệp dệt may, da giầy.
- Bản chất công nghệ in chuyển nhiệt là phương pháp in chuyển màu nhiệt khô, được áp dụng rộng rãi để in cho sản phẩm dệt từ sợi polyeste và vải pha nhiều polyeste bằng thuốc nhuộm phân tán.
- Khi ép nóng ở nhiệt độ thích hợp, thuốc nhuộm phân tán chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi hay gọi là quá trình thăng hoa, nó được chuyển sang bề mặt xơ sợi, hấp phụ và khuếch tán vào trong xơ [1].
- Kỹ thuật in chuyển nhiệt được chia làm 2 giai đoạn: In ảnh lên giấy chuyển (giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng).
- Công nghệ in này đang được các nhà khoa học, các hãng sản xuất máy in, mực in quan tâm nghiên cứu.
- Các nghiên cứu tập trung vào cải tiến mực in, thiết bị và công nghệ in [1 - 6].
- Tại Việt nam, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bố về công nghệ in này.
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: Đề xuất được các thông số công nghệ phù hợp để in chuyển nhiệt trên các loại vải dệt kim có tỷ lệ pha PET/Co khác nhau sử dụng làm áo phông.
- Đối tượng nghiên cứu: Các mẫu vải tiêu biểu màu trắng, kiểu dệt single với các tỷ lệ pha PET/Co.
- khác nhau và 0/100, khối lượng 200 ÷ 220 g/m2 để làm áo phông.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn, tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng nhất đến chất lượng in chuyển nhiệt đó là tỷ lệ pha polyeste, nhiệt độ và thời gian ép.
- Màu vải sử dụng là màu trắng.
- Để đánh giá chất lượng in, sử dụng các tiêu chí: Độ bền màu giặt, bền màu với là ép và bền với mài mòn.
- Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản: Nghiên cứu tổng quan về vải dệt kim được làm từ xơ sợi polyeste pha cotton sử dụng làm áo thun, về công nghệ và thiết bị in chuyển nhiệt làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm.
- 3/3 Khảo sát thực tế các loại vải dệt kim sử dụng làm áo phông trên thị trường, sản phẩm áo phông để lựa chọn 5 mẫu vải tiêu biểu để nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ pha (PET/Co) đến chất lượng in chuyển nhiệt trên 5 loại vải dệt kim nghiên cứu, từ đó kết luận về tỷ lệ pha PET/Co cho vải dệt kim phù hợp với in chuyển nhiệt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ép đến chất lượng in chuyển nhiệt để xác định được các thông số công nghệ phù hợp cho các loại vải có tỷ lệ pha polyeste khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo cứu tài liệu kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố làm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát để lựa chọn đối tượng nghiên cứu (các mẫu vải pha polyeste với cotton tiêu biểu để làm áo phông).
- Đóng góp của tác giả: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ pha polyeste đến chất lượng in chuyển nhiệt, xác định và đưa ra được khuyến cáo về các thông số công nghệ phù hợp để in vải dệt kim polyeste pha cotton sử dụng làm áo phông.
- KẾT LUẬN 1) Với các ưu điểm có tính đàn hồi (co giãn) tốt, xốp, mềm mại, hút ẩm, hút nước tốt, thông hơi, thông khí tốt, vải dệt kim rất phù hợp để sản xuất áo phông, trong đó vải dệt kim pha polyeste và cotton được sử dụng nhiều nhất.
- Việc sử dụng kết hợp xơ, sợi polyeste và cotton trong vải pha đã phát huy được ưu điểm của từng loại xơ sợi thành phần để khắc phục nhược điểm của chúng.
- Ngoài ra, việc pha xơ, sợi còn giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao giá trị sử dụng.
- 2) In hoa là một hình thức trang trí làm đẹp bề mặt sản phẩm bằng các mẫu hoa hay in hoa là sự nhuộm cục bộ bề mặt sản phẩm.
- Cho đến nay, có nhiều kỹ thuật, công nghệ in hoa vật liệu dệt, trong đó công nghệ in chuyển ngày càng được sử dụng rộng rãi.
- Áo phông là sản phẩm được in hoa nhiều nhất để tạo hình ảnh trang trí.
- 4/3 3) In chuyển nhiệt với bản chất là in chuyển màu nhiệt khô là một trong những bước đột phá về công nghệ ngành in trong những năm gần đây và đang được áp dụng rộng rãi để in cho sản phẩm dệt từ sợi polyeste và vải pha nhiều polyeste bằng thuốc nhuộm phân tán.
- Chất lượng in chuyển nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bản chất vật liệu, cấu trúc vật liệu, màu vật liệu, loại mực in, chế độ in, cũng như các thông số công nghệ ép.
- 4) Trên cơ sở khảo sát các loại vải dệt kim sử dụng làm áo phông trên thị trường, sản phẩm áo phông v.v.
- đã chọn được 5 mẫu vải tiêu biểu màu trắng, kiểu dệt single, khối lượng 200-220 g/m2 với các tỷ lệ pha polyeste/cotton và 0/100% để thử nghiệm.
- Đây là các mẫu vải dệt kim được sử dụng nhiều để làm áo phông.
- 5) Theo phương pháp đề xuất, đã tiến hành in, ép thử nghiệm các mẫu vải tính nghiệm với các chế độ ép khác nhau: nhiệt độ 190, 200 và 210 °C, thời gian ép từ 20 đến 70s.
- Kết quả cho thấy để có thể ứng dụng in chuyển nhiệt, tỷ lệ pha polyeste trong vải PET/Co tối thiểu phải đạt 65%.
- 6) Trong quá trình in chuyển nhiệt, các yếu tố nhiệt độ và thời gian ép có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng in (độ lên màu của hình in).
- Để hình in có chất lượng tốt, cần có thời gian và nhiệt độ ép tối thiểu để thuốc nhuộm thăng hoa bão hòa sang vật liệu.
- Đối với thuốc nhuộm sử dụng trong mực in các mẫu thí nghiệm: thời gian ép trong khoảng 40 – 50s và nhiệt độ ép là 200°C.
- 7) Các yếu tố: tỷ lệ pha polyeste, nhiệt độ và thời gian ép không ảnh hưởng đến độ bền màu của các hình in chuyển nhiệt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt