« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tiểu luận Nguễn Mạnh Cường


Tóm tắt Xem thử

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ ĐÀ LẠT BÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH Tên SV: Nguyễn Mạnh Cường Mã số SV Giảng viên: Lê Thị Thanh Bình Câu hỏi: Từ nghiên cứu tác phẩm “ Quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng” của HCM.
- Hảy rút ra giá trị của nó trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Việt Nam hiện nay.? Theo anh (chị) làm thế nào để nâng cao đạo đức Cách mạng với công dân Việt Nam trong thời kì hội nhập Quốc tế thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cảu đất nước? Vậy tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân “ ra đời trong hoàn cảnh nào? -Bối cảnh lúc này Tình hình cách mạng Việt Nam vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm.Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều nhất đến vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Chủ Tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.
- Trong di sản mà người để lại cho toàn Đảng, toàn dân có nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chỉ bàn về đạo đức cách mạng và mặt đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân.
- Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân , xem đó là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Đây là bài viết sau cùng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
- bổ sung, phát triển tư tưởng, lý luận về xây dựng Đảng nói chung, về đạo đức nói riêng.
- Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là tác phẩm cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một di huấn tư tưởng và đạo đức của về chủ đề đạo đức cách mạng.
- Tác phẩm này được viết và công bố trong dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng (3-2-1930 đến 3-2-1969).
- Bài viết của Bác khi đăng trên báo Đảng chưa đầy 700 chữ, là một trong những tác phẩm vào loại ngắn nhất, xét về mặt dung lượng ngôn từ nhưng lại chứa đựng những tư tưởng lớn, đề cập tới vấn đề quan trọng nhất đối với người cách mạng là đảng cách mạng, nhất là khi đảng đã trở thành đảng cầm quyền.
- Đó là vấn đề tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân.
- Có thể nói, đây là di huấn tư tưởng và đạo đức mà Bác Hồ để lại cho Đảng và nhân dân ta cho một thế hệ cách mạng - không chỉ đương thời mà còn mai sau, mãi mãi về sau.
- Từ lúc vạch đề cương và tổ chức chỉ đạo viết văn kiện lịch sử này cho đến khi tác phẩm được hoàn thành với sự sửa chữa, hoàn thiện công phu, trực tiếp của Bác, thời gian vẻn vẹn chỉ có một tuần lễ.
- và lúc ấy Bác Hồ đã tuổi cao, sức yếu, phong trào cách mạng ở miền Nam và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc lại đang quyết liệt, khẩn trương, với biết bao thử thách và hy sinh to lớn.
- Tác phẩm giúp chúng ta thấu hiểu thêm tầm nhìn chiến lược, tầm tư tưởng, trí tuệ và nhân cách Hồ Chí Minh.
- Trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tác phẩm này trong đời sống hằng ngày của mỗi cán bộ đảng viên,sinh viên và mỗi tổ chức đảng, mỗi cơ quan nhà nước và các đoàn thể cũng như trong toàn dân trở nên hết sức cần thiết.
- Điều ấy được tỏ rõ qua những căn cứ sau đây: Càng phát triển kinh tế thị trường, càng tiến tới xã hội giàu có, văn minh, hiện đại càng phải chú trọng tới đạo đức và thực hành đạo đức cách mạng, trước hết là trong Đảng và xây dựng Đảng.
- Mặt khác khi tình trạng đạo đức xã hội, kể cả đạo đức trong Đảng bị suy giảm nghiêm trọng như hiện nay thì việc ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân càng trở nên cấp thiết bức xúc hơn bao giờ hết.
- Dù 40 năm đã trôi qua, song tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi là sách gối đầu giường của những người cách mạng.
- .Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm - nhìn từ thực tế hiện nay - Giá trị của tác phẩm là ở chỗ đã tổng kết lý luận và thực tiễn về đạo đức cách mạng, trong đó sức sống của nó là sự gương mẫu thực hành đạo đức của cán bộ, đảng viên, nó là một giá trị làm nên sự vĩ đại và cao thượng của một đảng cách mạng của giai cấp công nhân và của nhân dân anh hùng của chúng ta.
- Người chỉ rõ, thắng lợi của cách mạng là nhờ ở sức mạnh đạo đức ấy trong chiến đấu, trong sản xuất, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đảng đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng hăng hái, dũng cảm, họ là những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của Đảng và của nhân dân.
- Tác phẩm dành một phần lớn để vạch rõ thực trạng về một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém, do họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân.
- Với tính phê phán nghiêm khắc, Người vạch rõ những biểu hiện và những hậu quả của chủ nghĩa cá nhân: không lo "mình vì mọi người” mà chỉ muốn "mọi người vì mình", ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh.
- Người còn vạch rõ, do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm.
- mắc nhiều sai lầm Hồ Chí Minh gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ địch ở bên trong.
- Vì vậy, tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh là kiên quyết chống mọi kẻ thù, đồng thời với đấu tranh đến cùng chống ngoại xâm theo tinh thần “ hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”, phải kiên quyết “ quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
- Người nhấn mạnh, chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, là bệnh chính, bệnh mẹ sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác.
- Có thể nêu trên 10 loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết trước đó.
- Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “ mọi người vì mình”, chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
- Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn người khác phê bình mình.
- Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay.
- Sau khi vạch rõ những thói xấu của chủ nghĩa cá nhân mà một số cán bộ, đảng viên đã mắc phải, người chỉ ra cách sửa chữa hết sức cụ thể, rõ ràng, mà ngày nay ta thường gọi là giải pháp.
- Với toàn Đảng, phải hết sức coi trọng việc tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối, chính sách của Đảng về nhiệm vụ và đạo đức đảng viên.
- Người lưu ý mỗi tổ chức Đảng và mỗi đảng viên phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh.
- Người đặc biệt chú trọng việc quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.
- Lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân phải đặt lên trên hết, trước hết, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
- -Việc xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc hàng đầu, đồng thời cũng là đòi hỏi sống còn cho sự tồn tại, uy tín và vai trò xã hội của một chính đảng cách mạng chân chính.
- Vào những thời điểm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi về đạo đức càng trở nên gay gắt hơn.
- Vì vậy, vào thời điểm viết tác phẩm này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn hết sức quyết liệt, Bác đã đánh giá và khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân quyết định để sự nghiệp cách mạng đạt được những thắng lợi to lớn và để chúng ta vững tin vào thắng lợi chính là do có “rất nhiều cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau” nên trong lịch sử đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã giành được niềm tin yêu, sự tin tưởng của nhân dân, đưa “dân tộc ta tiến lên không ngừng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
- Điều đó cũng chính là sự khẳng định vai trò cái “gốc”, cái “nền” của đạo đức cách mạng.
- Sau khi khẳng định những phẩm chất đạo đức cách mạng chung của Đảng được hình thành từ những phẩm chất đạo đức cách mạng thể hiện trong mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, Bác đã thẳng thắn, nghiêm khắc chỉ ra rằng, “bên cạnh những đồng chí tốt, còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém”.
- Đó chính là sự mất gốc, mất nền tảng căn bản mà Bác gọi tên của căn bệnh đó là “chủ nghĩa cá nhân”.
- Bác chỉ ra rằng, chủ nghĩa cá nhân là những con người “việc gì cũng nghĩ đến mình trước hết… không lo mình vì mọi người mà chỉ muốn mọi người vì mình… ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa.
- Để xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, làm cho Đảng có đủ năng lực, sức mạnh tiếp tục lãnh đạo cách mạng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước dân tộc, trước nhân dân, Bác Hồ đã chỉ rõ: “mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
- Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật.
- Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”.
- Ý nghĩa Đọc lại tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trước những yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong hoàn cảnh, điều kiện mới, chúng ta thấy rằng tư tưởng của Bác về đạo đức của người cán bộ, đảng viên vẫn còn nguyên giá trị, nóng hổi tính thời sự, tính cách mạng và tính chiến đấu của người cộng sản, tiếp tục soi sáng cho công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và xây dựng Đảng trong giai đoạn mới.
- Trước hết, đó là những chuẩn mực tạo nên một hệ giá trị về đạo đức gắn bó và kế tục truyền thống dân tộc.
- Nó bao trùm và xuyên suốt trong cả quá trình đấu tranh, lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
- Đạo đức cách mạng của từng cán bộ, đảng viên tích hợp thành đạo đức của Đảng và nó không hề thuần tuý là một phép cộng mà là từ một cái “gốc”, một “nền tảng”, tạo ra một “sản phẩm văn hoá” của một dân tộc trong quá trình lịch sử, để nhân lên thành uy tín, thành sức mạnh, năng lực lãnh đạo xã hội của Đảng.
- Thứ hai, đạo đức của người cán bộ, đảng viên không phải ngẫu nhiên mà có.
- Nó được hình thành từ bản chất giai cấp, tính chất dân tộc, mục đích cao cả của cách mạng và trưởng thành qua rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng của Đảng, của dân tộc, trong một tập thể, một tổ chức cụ thể.
- Thước đo, tiêu chí đánh giá xác đáng nhất phẩm chất đạo đức ấy chính là uy tín trước nhân dân, là khả năng “gánh vác” hoàn thành trọng trách mà cách mạng giao phó cho từng cán bộ, đảng viên trên những cương vị công tác cụ thể, trong những hoàn cảnh làm việc cụ thể.
- Đạo đức cũng chính là một điều kiện, một yếu tố không thể thiếu để tạo ra sức mạnh và làm nên thắng lợi chung của Đảng và toàn dân tộc.
- Thứ ba, người cán bộ, đảng viên có đạo đức là người phải biết tẩy sạch, “quét sạch” chủ nghĩa cá nhân.
- Phải biết nhận thức và đặt lợi ích cá nhân nhỏ bé của mình, gia đình mình trong lợi ích to lớn có ý nghĩa quyết định của toàn Đảng, toàn dân tộc.
- Đó là sự biểu hiện lòng trung thành với cách mạng, ý thức về việc góp phần tạo dựng nên uy tín của Đảng trước nhân dân, làm cho đạo đức cách mạng có sức lôi cuốn trước mục tiêu và lý tưởng của Đảng là “độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Thứ tư, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên phải được biểu hiện qua lăng kính của nhân dân, được nhân dân đánh giá, thẩm định, thể hiện qua uy tín, sự tin yêu của nhân dân.
- Người cán bộ, đảng viên trước hết phải là công bộc của dân, phải gần gũi nhân dân, lắng nghe dân, tạo được môi trường dân chủ thực sự đối với dân, khiêm tốn và không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
- Người cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, bởi vì quan liêu cũng là nguyên cớ dẫn đến tham ô và lãng phí mà nhiều lần Bác gọi là “ăn cắp” của công.
- Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta và Bác Hồ rất coi trọng công tác cán bộ.
- Tiêu chí đầu tiên về cán bộ, đảng viên phải là người có đạo đức cách mạng.
- Đạo đức ấy được hình thành trên nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc là lòng nhân ái, yêu nước thương nòi, kết hợp nhuần nhuyễn lòng trung thành với mục tiêu và lý tưởng của Đảng.
- -Nâng cao đạo đức cách mạng đối với công daanViệt Nam trong thời kì hội nhập Quốc tế thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đạt được những thành tựu to lớn.
- Yêu cầu nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều thử thách trước những vấn đề mới đầy khó khăn và phức tạp.
- Trước hết là xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong toàn bộ hệ thống chính trị ngang tầm nhiệm vụ.
- Tiêu chí hàng đầu đặt ra đối với người cán bộ, đảng viên phải là những người có đạo đức cách mạng theo các chuẩn giá trị mới, đó là: Về phẩm chất chính trị, phải là những người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
- Về phẩm chất đạo đức, cán bộ đảng viên phải là những người quán triệt sâu sắc và làm theo những yêu cầu về “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích chung, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể, dám xả thân cống hiến cho lý tưởng cách mạng, cho hạnh phúc nhân dân.
- Bằng nhiều cách tiếp cận khoa học, các tham luận đã làm rõ hơn nữa lịch sử ra đời, vai trò, ý nghĩa của tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân".
- Các nhà khoa học đã thống nhất đánh giá rằng: tác phẩm vô giá này là một di huấn tư tưởng có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quí giá và sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhất là đối với công tác xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
- Chủ nghĩa cá nhân, trong điều kiện và hoàn cảnh mới, đã có những biểu hiện cụ thể như: sự phai nhạt lý tưởng, cơ hội chủ nghĩa.
- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống thực dụng, bệnh cơ hội giáo điều, bảo chủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên còn diễn ra nghiêm trọng.
- Hồ Chí Minh khẳng định, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân, do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời với chống chủ nghĩa cá nhân, luôn luôn gắn xây với chống.
- Xây là để nâng cao đạo đức cách mạng, chống là hướng tới mục tiêu quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
- Hồ Chí Minh chủ trương.
- Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” và nâng cao đạo đức cách mạng để tăng sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân.
- Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh đề cập sáng rõ trong bài viết nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng.
- Giải pháp từ phía Đảng Cán bộ, đảng viên là những người của tổ chức.
- Do đó Hồ Chí Minh đòi hỏi, để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, Đảng phải: Thứ nhất, tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên.
- Thực chất đây là giải pháp nhằm thiết lập nền tảng tư tưởng, lý luận, kim chỉ nan cho hành động, tạo dựng cái nền, cái gốc của toàn Đảng và với mỗi cán bộ, đảng viên.
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để làm tròn sứ mệnh của mình, mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật của cách mạng Việt Nam, phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
- bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà.
- một lòng, một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc.
- Thứ 2, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.
- Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Đó là phương thuốc hay nhất, giúp cho toàn Đảng và mỗi đảng viên sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tiến bộ không ngừng, ngày một mạnh thêm.
- Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi ngày.
- Nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là.
- Tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thấu lý, đạt tình.
- Tự phê bình và phê bình phải ráo riết, triệt để, không nể nang, không thêm, không bớt, không dùng những lời mỉa mai, cay độc, châm chọc, phải vạch rõ cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, phê bình căn cứ vào việc làm, chứ không suy diễn, quy kết.
- Hồ Chí Minh căn dặn, khi tự phê bình và phê bình cần phải đề phòng.
- Những cán bộ, đảng viên đầu cơ, lợi dụng phê bình để “ đập cho tơi bời”, để đạt mục đích tự tư, tự lợi.
- Những cán bộ, đảng viên “ dĩ hoà vi quý”.
- Đó là những người miễn sao cho xong chuyện, không tự phê bình cũng chẳng phê bình ai.
- Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất, là đội tiền phong của giai cấp công nhân và cả dân tộc.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng chi bộ đảng.
- Hồ Chí Minh viết: Về kỷ luật, Đảng lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác.
- Người chỉ rõ, muốn nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẻ.