« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh tế đất ngập nước tại các vùng hồ lớn của Việt Nam - Trường hợp hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái


Tóm tắt Xem thử

- KINH TẾ ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CÁC VÙNG HỒ LỚN CỦA VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI.
- Đất ngập nước ngọt là một vùng mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn.
- [1] Các vùng đất ngập nước bao gồm đầm lầy, đồng lầy, đầm, và bói lầy, hoặc hỗn hợp gồm các loại rừng ngập nước..
- Các vùng đất ngập nước được xem là có sự đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các hệ sinh thái.
- Thực vật trong vùng ngập nước gồm súng, cỏ nến, lau, lá, thông đen, bách, bạch đàn, tràm và các loài khác.
- [10] Các vùng đất ngập nước còn có vai trò là hệ lọc nước thải tự nhiên - ví dụ như ở Calcutta, Ấn Độ và Arcata, California.
- Nghiên cứu các vùng đất ngập nước gần đây được gọi bằng thuật ngữ paludology (tiếng Anh) trong một số ấn phẩm [5].
- Hồ Thác Bà là hồ nước ngọt rộng nhất miền Bắc Việt Nam.
- Từ đó diện tích đất ngập nước dao động dự tính khoảng hơn 2.000 ha.
- Từ khi hình thành nhà máy thủy điện Thác Bà năm 1970 đến nay, gần như toàn bộ (99.
- diện tích đất ngập nước này chưa được quản lý, khai thác dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.
- Đặc biệt bị bỏ hoang dưới góc độ kinh tế..
- Bài viết làm rõ hơn đặc điểm, chức năng, vai trò của đất ngập nước (nước ngọt) trong các hồ (chủ yếu là các vùng hồ lớn tại Việt Nam) nhằm quản lý hiệu quả và khai thác bền vững giá trị kinh tế các vùng đất này [6].
- Tổng quan về khía cạnh kinh tế của đất ngập nước ngọt 1.1.
- Hệ thống phân loại đất ngập nước ngọt.
- Bao gồm những loại đất ngập nước không nhận nước từ biển mặc dù chúng có thể nằm ven biển.
- Các vùng đồng bằng ngập nước định kỳ hay ngập nước theo mùa, nguồn nước từ các sông hoặc hồ chứa, các vùng đầm lầy, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo, các đồng cỏ hoặc rừng đầm lầy ngập nước định kỳ hoặc theo mùa, các đồng ruộng trồng cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản có thời gian ngập nước ít nhất 6 tháng trên một năm ở đồng bằng, trung du hoặc vùng núi.
- Có 3 hệ thống phụ trong hệ thống đất ngập nước ngọt là:.
- Đất ngập nước ngọt thuộc sông.
- Đất ngập nước ngọt thuộc hồ.
- Đất ngập nước ngọt thuộc đầm.
- Hồ là những mặt nước cố định chiếm giữ những khu vực rộng lớn hoặc những vùng trũng diện tích nhỏ góp phần làm phong phú thêm các loại hình đất ngập nước.
- Đất ngập nước hình thành ở những rìa nông của hồ, ao tùy vào hướng độ dốc và độ sâu của nước..
- Đất ngập nước ngọt là đầm.
- Đầm lầy nước ngọt thường xuất hiện ở những vùng nước cạn dọc bờ hồ, sông, đặc biệt là những phần sông cụt chẳng hạn như những hồ hình thành từ những nhánh sông chết.
- Những vùng trũng sâu ở đồng bằng ngập lũ - là những điều kiện hình thành đầm lầy nước ngọt - thường phải qua một quá trình diễn thế sinh thái.
- Là các lớp đất ngập nước được phân chia theo chế độ địa chất thủy văn: ngập thường xuyên hay không thường xuyên..
- Các loại hình thuộc hệ thống đất ngập nước ngọt (thuộc sông, đầm, hồ) Đất ngập nước ngọt thường xuyên là những loại hình đất luôn luôn bị ngập nước khi mực nước xuống thấp nhất hàng năm tới độ sâu 6m, khi mực nước xuống thấp nhất bình quân hằng năm..
- Đất ngập nước ngọt không thường xuyên là những loại hình bị ngập nước ngọt nếu thời gian ngập liên tục từ 3 tháng trở lên..
- Những loại hình không được xếp vào đất ngập nước ngọt nếu thời gian ngập liên tục hàng năm không đạt 3 tháng..
- Theo đó có các lớp đất ngập nước như sau [4].
- Đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập thường xuyên.
- Đất ngập nước ngọt thuộc sông không thường xuyên.
- Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ngập thường xuyên.
- Đất ngập nước ngọt thuộc hồ không ngập thường xuyên.
- Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập thường xuyên.
- Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập không thường xuyên 1.2.
- Chức năng kinh tế của đất ngập nước.
- Đất ngập nước là những dòng sông, suối, các hồ chứa nước và các thủy vực nước ngọt chính là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
- Chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam tính đến giá trị kinh tế của đất ngập nước trong chức năng cung cấp nước sinh.
- Đất ngập nước là những vùng sản xuất quan trọng.
- Hệ thống đất ngập nước tự nhiên sản xuất một loạt các thảm thực vật và các sản phẩm sinh thái khác có thể thu hoạch để sử dụng cá nhân và thương mại.
- Quan trọng nhất trong số này là cá, có tất cả hoặc một phần của chu kỳ cuộc sống của nó xảy ra trong một hệ thống đất ngập nước.
- Cỏ nước ngọt và nước mặn là nguồn protein chính của cho một tỷ người và chiếm 15% trong hai tỷ khẩu phần ăn của người dân.
- Lương thực được tìm thấy trong hệ thống đất ngập nước là gạo, hạt phổ biến được tiêu thụ với tỷ lệ 1/5 tổng số lượng calo toàn cầu..
- Thực vật có giá trị kinh tế như cói, chàm....
- Đất ngập nước là vùng sản xuất thủy sản.
- Đó là những vùng đất ngập nước nước ngọt sản xuất thủy sản cung cấp cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu, giúp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
- Các khu rừng ngập nước là những nơi cung cấp giống, bãi đẻ, thức ăn cho các loài thủy sản.
- Hệ thống đất ngập nước của vùng đồng bằng được hình thành từ các dòng sông lớn phía hạ lưu đầu nguồn.
- Vùng đất ngập nước gần thượng nguồn của sông suối có thể làm chậm dòng chảy nước mưa để nó không chạy thẳng ra đất vào các dòng nước.
- Đất ngập nước vùng đầm phá là nơi cư trú của nhiều loài cá nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư.
- Các vùng đất ngập nước nội địa như U Minh, Đồng Tháp Mười và các hệ thống sông suối, hồ là những nơi chứa đựng nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu hoặc những loài có tầm quan trọng về đa dạng sinh học toàn cầu..
- Đất ngập nước và các cộng đồng dân cư nông thôn đó gắn bó với nhau từ hàng ngàn năm.
- Những quan cảnh đẹp để phát triển du lịch.
- đất ngập nước là những nơi có cảnh quan đẹp nhất.
- Có những vùng đất ngập nước đó nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới là điểm đến của các du khách trong nước và quốc tế như Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc và Đồng Bằng sông Cửu Long..
- Về thảm thực vật tự nhiên trên các vùng ngập nước.
- Cây Tràm là một loài cây quan trọng ở những vùng đất ngập nước theo mùa như đồng bằng sông cửu long.
- Những loài thực vật chiếm ưu thế trong hầu hết những vùng đầm lầy nước ngọt bao gồm những loài lau sậy, bồn bồn, lác, cỏ năng, cỏ ống, cói.
- Liên quan đến hệ sinh thái đất ngập nước ngọt, quần thể thực vật đáng chú ý là các quần xã thực vật thủy sinh trong các ao hồ là những đối tượng quan trọng..
- Từ những phân tích trên đây cho thấy, đất ngập nước ngọt có vai trò, chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế.
- Đồng thời chỉ ra tầm quan trọng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý, định hướng và xây dựng chính sách liên quan đến đất ngập nước ngọt..
- Đất ngập nước thuộc vùng hồ Thác Bà 2.1.
- Tổng quan về vùng hồ Thác Bà.
- Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là một trong những điểm đến độc đáo của tỉnh Yên Bái.
- Hồ Thác Bà nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, hồ được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà Yên Bái đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm 1970.
- Đến năm 1996, hồ Thác Bà ở Yên Bái được công nhận Di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1775/QĐ-TTg 2018 phê quyệt Quy hoạch Khu Du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030..
- Kinh tế đất ngập nước vùng hồ Thác Bà.
- Sau gần 50 năm đi vào vận hành hồ chứa để phục vụ phát điện và cấp nước cho vùng hạ du, mực nước của hồ Thác Bà có khoảng dao động khá lớn từ cốt 46 đến cốt 58, tức là khoảng cách dao động về mực nước hồ Thác Bà lên tới 12 m.
- Khoảng dao động ấy đã tạo ra một diện tích bán ngập nước lên đến hơn 2.000 nghìn ha.
- Phần lớn diện tích lúa và màu đều được gieo trồng tại những vị trí bằng phẳng, cốt nước cao, còn lại đa số diện tích bán ngập hồ Thác Bà đều bị bỏ hoang hóa.
- của những thửa đất ngập nước này.
- Năm 2001, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái xây dựng đề tài khoa học "Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà", với diện tích hơn 20 ha, đơn vị được giao triển khai đề tài là Lâm trường Thác Bà.
- Cây mai dương là loài cây bụi, dây leo rậm rạp gai chằng chịt được ví như là một cái bẫy đối đàn cá và một số loài thủy sản khác trên hồ Thác Bà, nhất là đối với đàn cá bố mẹ vào mùa sinh sản.
- Đến nay, chi phí cho mỗi ha trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà ước khoảng 18 - 20 triệu đồng.
- Như vậy, nếu tỉnh Yên Bái đầu tư trồng cây tràm Úc trên toàn bộ diện tích bán ngập hồ Thác Bà, tổng chi phí hết chừng 40 - 45 tỷ đồng..
- Tuy Đề tài khoa học chứng minh có hiệu quả khi khai thác đất ngập nước nhưng không được áp dụng vào thực tế là do nếu trồng rừng kinh tế, cây tràm Úc phát triển chậm, chu vi thân gỗ nhỏ, phần lớn lại cong keo nên gỗ tràm không thể đóng đồ dân dụng, đưa vào xẻ thanh hoặc bóc ván cũng hạn chế vì sản phẩm thu hồ rất ít.
- Do vậy, trồng rừng kinh tế không hiệu quả.
- Nếu để trồng phòng hộ giữ đất và làm cây cảnh quan cho hồ Thác Bà, không cây gì hơn được.
- Với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc khai thác tiềm năng du lịch này đã thuận lợi hơn và có chiều hướng phát triển tốt..
- Đặc biệt, ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1775/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 thì việc đầu tư cho du lịch hồ Thác Bà đã thuận lợi hơn nhiều.
- Quy hoạch cũng đã nêu rõ vùng đất bán ngập hồ Thác Bà được trồng bằng cây tràm nước ngọt để tạo cảnh quan cho du lịch..
- Thực trạng cho thấy, nhiều khu đất bán ngập nằm trong hồ Thác Bà nằm ở những vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch và bất động sản.
- Khi đó, vai trò của kinh tế đất đai sẽ là nền tảng cho các hoạt động đầu tư phát triển..
- Trên cơ sở nắm rõ thực trạng về đất ngập nước thuộc vùng hồ Thác Bà, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế đất ngập nước vùng hồ Thác Bà nói riêng, đất ngập nước ngọt tại Việt Nam nói chung như sau:.
- Tăng cường quản lý đất ngập nước trong vùng hồ.
- Rà soát hiện trạng, kiểm đếm, đo đạc thực trạng diện tích đất ngập nước trong toàn vùng hồ Thác Bà..
- du lịch.
- Hình thành tổ chức, giao nhiệm vụ quản lý diện tích đất ngập nước này..
- Đưa vấn đề đất ngập nước vào các kế hoạch, chỉ tiêu của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Lục Yên.
- Đồng thời cập nhật vấn đề này vào các quy hoạch chức năng như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất.
- du lịch....
- nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội trong nghiên cứu và phát triển kinh tế đất ngập nước.
- Đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu khả năng khai thác đất ngập nước cho mục tiêu: nông nghiệp - du lịch - bất động sản..
- Diện tích đất ngập nước ngọt tại hồ Thác Bà nói riêng và toàn bộ tại các sông, hồ nói chung trong cả nước là rất lớn.
- Đất ngập nước Việt Nam - Hệ thống phân loại của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, trang 41.
- Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam”.
- Nguyễn Minh Ngọc, Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái, Đề tài khoa học cấp tỉnh, 2018.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt