« Home « Kết quả tìm kiếm

Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở


Tóm tắt Xem thử

- Tài nguyên giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Có rất nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục mở.
- Một trong những phương pháp quan trọng là xây dựng một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được bổ sung và hoàn thiện không ngừng.
- Với sự hỗ trợ từ Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang dần trở thành một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại..
- Có thể nói, chưa bao giờ giáo dục nước nhà lại có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá như giai đoạn hiện nay.
- Cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục 2019 thì nguồn tài nguyên giáo dục mở cũng được triển khai hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau.
- “Tài nguyên giáo dục mở là một sự đầu tư cho phát triển con người một cách bền vững, giúp tăng cường khả năng tiếp cận đến giáo dục chất lượng cao và làm giảm giá thành của giáo dục trên toàn thế giới” (https://www.whitehouse..
- Mặc dù vậy, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục 2019 vừa mới được ban hành là minh chứng thiết thực nhất cho tiến trình củng cố, xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam đang được sự hưởng ứng tích cực đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời ở mỗi công dân..
- LUẬT GIÁO DỤC SONG HÀNH CÙNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.1.
- Bối cảnh ra đời của Luật Giáo dục 2019.
- yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Luật Giáo dục 2019 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo.
- góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;.
- giáo dục con người yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
- Với 9 chương gồm 115 điều, Luật Giáo dục 2019 đã tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt.
- có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.
- chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Như vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi công dân đồng thời cũng trên cơ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO), tài nguyên giáo dục mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này.
- Tài nguyên giáo dục mở có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiểm tra, các kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các video và hình ảnh động (Unesco &Col, 2015).
- Các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp các địa phương đã và đang tích cực triển khai nguồn học liệu này nhằm từng bước tạo nên hiệu ứng tốt với các lợi ích mà tài nguyên giáo dục mở đem lại cho người có nhu cầu học tập hiện nay..
- Lợi ích của tài nguyên giáo dục mở.
- Tài nguyên giáo dục mở tạo cơ hội để tất cả người học và người dạy tiếp cận đến nguồn học liệu chất lượng cao.
- Thông qua đó, tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận tri thức và giáo dục.
- Tài nguyên giáo dục mở thúc đẩy các trường đại học mạnh dạn đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy..
- Về tổng thể, tài nguyên giáo dục mở sẽ làm giảm giá thành xây dựng và phát triển học liệu của các trường đại học và tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đầu tư.
- Nếu các trường đại học cùng hợp tác xây dựng tài nguyên giáo dục mở thì mỗi trường đại học chỉ phải đầu tư cho.
- Cơ sở dữ liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng làm cơ sở phòng chống đạo văn trong các trường đại học.
- Việc áp dụng hệ thống giấy phép cho các tài liệu được tạo mới sẽ giúp tài nguyên giáo dục mở loại bỏ việc vi phạm bản quyền, thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng (Đỗ Văn Hùng, 2017)..
- Đó là những lợi ích thiết thực mà tài nguyên giáo dục mở đang mang lại cho ngành Giáo dục, cho người có nhu cầu học tập và cho cả chủ trương xã hội hóa giáo dục đang trên đà phát triển..
- Đa dạng nguồn chủ thể khai thác tài nguyên giáo dục mở.
- Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân.
- quản lý nhà nước về giáo dục.
- quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
- Tài nguyên giáo dục mở trong kỷ nguyên 4.0 đang được đánh giá cao về tính phổ quát rộng đến mọi người dân.
- Để tiến tới xây dựng xã hội học tập, người dân có thể tự học suốt đời, bất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng và chất lượng, sự cần thiết phải có khi tài nguyên giáo dục mở được đặt ra.
- Việc xây dựng kho tàng học liệu mở sẽ góp phần bổ sung những thiếu hụt trên cả nước vì học liệu mở sẽ giúp người học tiếp cận thuận lợi hơn các nguồn tài nguyên khác (Dĩ Hạ, 2019).
- Thật vậy, Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng.
- Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.
- Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau..
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức.
- giáo dục.
- khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
- khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
- Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên gồm: vừa làm vừa học.
- Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập.
- khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
- cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Trước xu hướng xã hội hóa giáo dục, việc đa dạng các chủ thể khai thác tài nguyên giáo dục mở là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một hướng đi mới đối với người học, trong việc tìm tòi, khám phá những yêu cầu về ngành nghề và cơ sở đào tạo mà người học hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn dựa trên thế mạnh của tiềm năng đối với nguồn nhân lực và nhu cầu về việc làm..
- GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ TƯƠNG QUAN TRONG THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ.
- Dẫu trong hiện tại, Luật Giáo dục 2019 chưa có hiệu lực thi hành..
- Nhưng trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật Giáo dục trước đây thì lộ trình cụ thể hóa các quy định của văn bản pháp luật mới vẫn không có sự thay đổi đáng kể trong cuộc hành trình khai thác tài nguyên giáo dục mở cùng các khó khăn vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu để triển khai..
- Muốn làm được việc này thì đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên và giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước cần có một sự am hiểu nhất định về tài nguyên giáo dục mở để định hướng cho người học tận dụng khai thác tối ưu thành tựu của nguồn tài nguyên này.
- Tiếp tục phát triển cơ bản nền tảng hạ tầng công nghệ và nguồn dữ liệu ban đầu trong xây dựng chương trình quốc gia về tài nguyên giáo dục mở.
- Vì lẽ đó, cơ sở hạ tầng và nguồn dữ liệu ban đầu cần được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của cơ quan chuyên trách trong xây dựng khoa học chương trình quốc gia về tài nguyên giáo dục mở để đáp ứng nguồn học liệu phong phú và đa dạng theo từng ngành, nghề, các cập bậc học và chương trình đào tạo đối với mỗi công dân..
- Đồng thời, tác giả của tài liệu cần có thái độ thoải mái hơn trong chia sẻ nguồn học liệu của chính mình với tư cách là người phục vụ nguồn tri thức cho việc khai thác tài nguyên giáo dục mở mang đúng ý nghĩa về thực chất và phát huy được tác dụng..
- Nâng cao nhận thức tài nguyên giáo dục mở có liên quan đến phát triển nguồn tài nguyên con người.
- Vì thế, tài nguyên giáo dục mở cần được khai thác hiệu quả đối với đông đảo lực lượng tiềm năng có nhiều đóng góp cho xã hội thông qua nguồn tài nguyên con người..
- Ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai kỹ năng cơ bản bắt buộc phải có trong khai thác tài nguyên giáo dục mở.
- Với đối tượng là người học nào thì việc trang bị kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ được xác định là yêu cầu vô cùng quan trọng nhằm góp phần khai thác tối ưu hóa tiềm năng và lợi thế của tài nguyên giáo dục mở, không chỉ ở thành thị và ngay cả khu vực nông thôn, đặc biệt là thời đại bùng nổ công nghệ số thì đòi hỏi này lại càng được đề cao là một nhu cầu tất yếu..
- Tóm lại, Luật Giáo dục 2019 song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở thật sự mở ra một bước ngoặc mới, nhiểu triển vọng đầy hứa hẹn đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và người lao động, những học sinh, sinh viên, các chủ thể tự ý thức việc học tập suốt đời sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đối với nguồn học liệu.
- Thông qua chương trình, nội dung, phương pháp tiếp cận thông tin dữ liệu từ nguồn tài nguyên giáo dục mở này sẽ rút ngắn được khoảng cách, điều kiện và cơ hội học tập đối với mỗi công dân.
- Đó cũng chính là sự hiện thực chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước khi xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã chính thức phát huy khả năng ứng dụng trong thực tiễn..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Đề cương giới thiệu Luật Giáo dục- VB số 3345/BGDĐT- PC..
- Dĩ Hạ (2019), “Tài nguyên giáo dục mở- khai thác sao cho hiệu quả”..
- Đỗ Văn Hùng (2017), Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
- “Tiếp cận và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Đại học Điện lực”

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt