« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan ở cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ÁI ĐOÀN VŨNG TÀU 2006 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc Sỹ khoa học với đề tài “Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu” do chính tôi nghiên cứu và viết, không giống và sao chép với bất kỳ Luận văn nào khác.
- 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VÀ KINH NGHIỆM CỦA HẢI QUAN CÁC NUỚC.
- Tổng quan về Kiểm tra sau thông quan.
- 6 1.1.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan.
- Đối tượng kiểm tra sau thông quan.
- Mục đích của Kiểm tra sau thông quan.
- Vai trò của Kiểm tra sau thông quan.
- Một số kỹ thuật nghiệp vụ cơ sở cần thiết cho Kiểm tra sau thông quan.
- Những thông lệ thương mại quốc tế liên quan đến công tác Kiểm tra sau thông quan.
- Các tài khoản kế toán liên quan đến Kiểm tra sau thông quan.
- Các loại Sổ kế toán liên quan đến công tác Kiểm tra sau thông quan.
- Quy trình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam.
- Quy trình Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan (sơ lược), gồm 1 sơ đồ và 4 bước kiểm tra.
- Quy trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp (sơ lược), gồm 1 sơ đồ và 5 bước kiểm tra.
- Cơ sở pháp lý quy định về Kiểm tra sau thông quan.
- Theo Sách hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của Tổ chức Hải quan ASEAN (bản Final Draft – 06/2004.
- Cơ sở pháp lý về Kiểm tra sau thông quan của Hải quanVN.
- Luật Hải quan năm 2001.
- Luật hải quan năm 2005.
- Hệ thống văn bản pháp lý dưới luật quy định về Kiểm tra sau thông quan.
- Kinh nghiệm Kiểm tra sau thông quan của Hải quan một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm được rút ra.
- Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản.
- Kinh nghiệm về lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan trên cơ sở quản lý rủi ro.
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra sau thông quan.
- Kinh nghiệm về kiểm tra bên thứ ba có liên quan.
- Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia.
- 40 1.5.2.1.Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan trị giá GATT.
- Bài học kinh nghiệm được rút ra từ công tác Kiểm tra sau thông quan một số nước trên thế giới.
- Bài học về hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến kiểm tra sau thông quan.
- Kinh nghiệm về cơ chế thực thi pháp luật về hải quan trong hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- Kinh nghiệm về công tác phối hợp trong kiểm tra sau thông quan.
- Kinh nghiệm về các kỹ thuật kiểm tra.
- Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.
- Phân tích thực trạng Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức của lực lượng Kiểm tra sau thông quan.
- 46 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Cục Kiểm tra sau thông quan.
- Kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan.
- Thực trạng nguồn nhân lực trong hệ thống Kiểm tra sau thông quan.
- Thực trạng quản lý thông tin trong hệ thống Kiểm tra sau thông quan.
- Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam hiện nay.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến Kiểm tra sau thông quan.
- Thực trạng KTSTQ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quá trình hình thành Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
- Cơ cấu tổ chức Phòng Kiểm tra sau thông quan.
- 64 2.2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ Phòng Kiểm tra sau thông quan.
- Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
- Chức năng, nhiệm vụ Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
- Quyết định Kiểm tra sau thông quan.
- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
- 99-103 Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.
- Định hướng xu thế phát triển của hoạt động Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam.
- Quan điểm phát triển Kiểm tra sau thông quan trong mối quan hệ nghiệp vụ khác của ngành Hải quan.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan cho Hải quan Việt Nam.
- Giải pháp thứ nhất: rà soát, hoàn thiện và đồng bộ hoá các quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan.
- Giải pháp thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Giải pháp thứ ba: đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ kiểm tra sau thông quan.
- Ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan đối với Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
- Giải pháp thứ 2: về hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra nội bộ.
- Giải pháp thứ 3: Về thông tin Kiểm tra sau thông quan.
- Giải pháp thứ 4: Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ Kiểm tra sau thông quan.
- mà cơ quan Hải quan rất cần kiểm tra để chứng minh tính trung thực, đúng đắn của việc khai báo hải quan, thì lại do doanh nghiệp nắm giữ.
- Giải quyết tốt cho thông quan hàng hoá nhanh chóng mà vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, thì việc áp dụng một loại hình nghiệp vụ mới trong công tác Hải quan, nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan là rất cần thiết.
- Thực chất Kiểm tra sau thông quan là việc kiểm tra tính chính xác của các thông tin do người hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (gọi tắt là chủ hàng/doanh nghiệp) đã khai báo với cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, ngân hàng, sổ sách, chứng từ kế toán…có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Đến nay việc triển khai thực hiện Luật Hải quan đã được hơn 4 năm, công tác Kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan đã đạt được một số thành tựu rất to lớn trong công tác đấu tranh phòng chống gian lận thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước, tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong hoạt động thương mại, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế.
- Kiểm tra sau thông quan đã từng bước khảng định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống nghiệp vụ quản lý của ngành Hải quan.
- Tuy nhiên bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, công tác Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức trên nhiều phương diện khác nhau như về khung pháp lý, tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ cũng như nhiều vấn đề khác có liên quan.
- Khi thực hiện Kiểm tra sau thông quan ngoài việc tuân thủ những qui định trong Luật Hải quan, các văn bản hướng dẫn về Kiểm tra sau thông quan, Hải quan còn chịu chi phối bởi các qui định của các luật, Pháp lệnh, văn bản qui phạm pháp luật của nhiều chuyên ngành khác nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động Kiểm tra sau thông quan.
- Là người công tác trong ngành Hải quan và trực tiếp làm công tác Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, cộng với những kiến thức đã học trong chương trình cao học Quản trị kinh doanh.
- Tôi muốn mang những kiến thức đã tiếp thu được trong suốt quá trình học tập và những hiểu biết về công tác Kiểm tra sau thông quan, qua kinh nghiệm thực tế càng thấy công tác Kiểm tra sau thông quan có một vai trò hết sức đặc biệt trong hoạt động hải quan hiện đại mà ngành Hải quan đang thực hiện, góp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Luận văn Thạc Sỹ Học viên: Lê Văn Thung - Lớp Cao học QTKD tại Vũng Tàu phần chống gian lận thương mại có hiệu quả.
- Tuy nhiên trong công tác Kiểm tra sau thông quan đang gặp rất nhiều khó khăn và bất cập, không tương xứng với vị trí là một trụ cột quan trọng trong quản lý hải quan.
- Để công tác Kiểm tra sau thông quan hoạt động hiệu quả, thì cần được nghiên cứu một cách hệ thống các cơ sở thực tiễn và lý luận để tìm ra những giải pháp khác phục những tồn tại hiện nay.
- Đây chính là cơ sở để tôi nghiên cứu và viết đề tài “ phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu”.
- Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình, giúp cho công tác Kiểm tra sau thông quan hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về công tác Kiểm tra sau thông quan, nghiên cứu thực trạng hoạt động của Kiểm tra sau thông quan Hải quan Việt Nam và Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu hiện nay, qua đó phân tích điểm mạnh và điểm yếu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác Hải quan và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu khái quát toàn bộ hệ thống tổ chức, quá trình thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam nói chung và Cục hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu nói riêng, để có cơ sở đi sâu phân tích thực trạng hoạt động Kiểm tra sau thông quan.
- Kết hợp so sánh kinh nghiệm Kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên các cơ sở pháp lý quốc tế, Luật Hải quan năm 2001, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Kiểm tra sau thông quan.
- Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn công tác Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt nam và Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
- Đưa ra các quan điểm khách quan để đánh giá những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những giải pháp khả thi hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan hiện nay.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết, các quy định về Kiểm tra sau thông quan và kinh nghiệm của Hải quan các nước.
- Chương 2: Phân tích thực trạng Kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam và Cục Hải quan tỉnh Bà rịa- Vũng tàu.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
- 1.1.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan.
- Trên thế giới hiện nay tồn tại một số khái niệm về kiểm tra sau thông quan, như sau.
- Theo Công ước về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi 1999) của (WCO) Tổ chức Hải quan thế giới (Phụ lục tổng quát, Chương II, định nghĩa E3/F4): “Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được cơ quan Hải quan tiến hành nhằm xác định tính chính xác và trung thực của khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ, sổ kế toán, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thương mại của các bên có liên quan.
- Theo sách hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của Tổ chức Hải quan ASEAN (bản Final Draft Kiểm tra sau thông quan là một biện pháp quản lý mang tính hệ thống, theo đó Hải quan tự đánh giá độ chính xác và trung thực của việc khai hải quan thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ, các hệ thống kinh doanh và các dữ liệu thương mại do cá nhân / doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế nắm giữ.
- Theo Luật Hải quan Nhật Bản: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra có hệ thống nhằm thẩm định tính chính xác và trung thực của khai hải quan thông qua việc kiểm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 7 Luận văn Thạc Sỹ Học viên: Lê Văn Thung - Lớp Cao học QTKD tại Vũng Tàu tra các chứng từ, sổ kế toán, hệ thống kinh doanh, dữ liệu thương mại có liên quan được lưu giữ bởi các tổ chức cá nhân trực tiếp và gián tiếp đến thương mại quốc tế.
- Kết hợp các khái niệm về Kiểm tra sau thông quan được áp dụng trên thế giới, có xem xét đến đặc thù của Việt Nam.
- Nội dung về Kiểm tra sau thông quan được qui định trong Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày được khái niệm như sau: [23, Tài liệu giảng dạy của nhóm làm việc về Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan, trang 2] “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm: Thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
- Như vậy, tuy có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm tra sau thông quan, nhưng các khái niệm này đều thể hiện sáu đặc điểm chung cơ bản về kiểm tra sau thông quan như sau.
- Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra do cơ quan Hải quan thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Kiểm tra sau thông quan giúp chia xẻ trách nhiệm về thủ tục hành chính hải quan đối với các đơn vị chức năng thuộc ngành Hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan là quá trình kiểm tra sau khi hàng hóa được phép thông quan.
- Kiểm tra sau thông quan được tiến hành nhằm xác định việc khai hải quan có tuân thủ các yêu cầu của Luật hải quan hay các qui định liên quan khác không.
- Kiểm tra sau thông quan được tiến hành với sự hỗ trợ từ các nguồn thông tin, các dữ liệu thương mại điện tử liên quan, được các cá nhân/tổ chức liên quan cung cấp.
- Kiểm tra sau thông quan không chỉ áp dụng với đối tượng khai hải quan mà còn áp dụng với các cá nhân/tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
- Theo thông lệ quốc tế và khuyến nghị của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng như Hải quan ASEAN, hoạt động Kiểm tra sau thông quan chỉ tiến hành kiểm tra các đơn vị có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến kinh doanh xuất nhập khẩu đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không phân biệt thành phần kinh tế, nguồn vốn và chủ sở hữu.
- Xác minh tính chính xác, trung thực của việc khai báo hải quan do đối tượng kiểm tra đã thực hiện trong quá khứ;

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt