You are on page 1of 29

Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất hiện

đại ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trước những hạn chế và bất cập trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển lực
lượng sản xuất ở nước ta, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công
nghệ làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại”.
1. Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất
Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất
và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất,
C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen
knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp”(1). Theo luận điểm trên, tri
thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố
định) và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền
đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư
bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành
một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành
một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích”(2).
Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải
thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác
dụng, hay nói cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới
dạng lao động được vật hóa thành máy móc.
Phán đoán của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếpcần được hiểu ở những khía cạnh
sau:
Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được con người vận dụng vào hoạt động sản xuất vật
chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem lại những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực
lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở thành cơ sở lý thuyết cho các
phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thông qua đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của
lực lượng sản xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật và công nghệ là một xu thế tất yếu của
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh cần phải có sự trợ giúp của công
nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản xuất ra công nghệ mới đòi hỏi con người phải dựa trên những phát minh
khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày càng được rút ngắn lại. Trong những
thế kỷ trước, thời gian từ phòng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất dài. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX
đến nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, quá trình trên đã được rút ngắn rất nhiều.
Thứ tư, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Nhờ có khoa học, công
cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con người được giải phóng. Con người ngày càng tạo
ra được nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính
khác của đối tượng lao động tự nhiên. Cũng nhờ khoa học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người
lao động được nâng cao. Trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia vào quá
trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số lượng lao động làm việc cơ bắp thông thường.
Đội ngũ công nhân trí thức xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhờ
có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp
phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Như vậy, theo Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người, mà
khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con người. Khoa
học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra
những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề,
trình độ cho người lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong
sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
2. Khoa học, công nghệ với phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI
(2011 - 2015), Đảng ta nhấn mạnh vai trò to lớn của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói riêng: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có
những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực”; “Một số ngành khoa học,
công nghệ mũi nhọn đã có đóng góp tích cực trong phát triển sản xuất và tăng cường quốc phòng, an
ninh”(3).
Trong công nghiệp, khoa học, công nghệ phát triển, dầntrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự
thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất. Xu thế toàn cầu hóa, cùng sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về
khoa học, công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Các công cụ lao động giản đơn,
mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sức
lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động
giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi trên làm cho năng
suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ
đó, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông nghiệp. Từ một nước thuần nông,
Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp với những dây chuyền công nghệ tiến tiến; nhiều khu
chế xuất công nghệ cao. Điều này đã được ghi nhận tại Đại hội XII của Đảng: “Công nghệ sản xuất công
nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá
trị sản xuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực thương mại, dịch vụ tăng
trưởng khá”(4).
Trong nông nghiệp, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước
chủ trương tích cực ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào
sản xuất nông nghiệp như máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt, máy sấy... Nhờ đưa máy móc, thiết bị hiện
đại vào sản xuất và áp dụng cơ chế quản lý hợp lý, năng suất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp của
nước ta ngày càng tăng. Ngành thủy nông cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào sử dụng nhiều loại
máy bơm có công suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm vi rộng. Nhiều giống lúa, hoa màu, giống cây trồng
mới được đưa vào sản xuất có chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, thiên tai tốt, đem lại năng suất cao,
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp còn tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận những thành tựu mới của khoa học,
công nghệ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn nói chung và cả nước nói
riêng. Nước ta đã hình thành được những vùng nông nghiệp trọng điểm, chuyên canh, với những mặt hàng
nông sản xuất khẩu như gạo (Việt Nam đứng thứ 2 châu Á và thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo), thủy hải sản,
rau, củ, quả... Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta đã được Đảng
ta ghi nhận: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có những bước chuyển biến, nông
nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; ứng dụng
khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên”(5).
Đại hội XII cũng chỉ rõ: “Khoa học, công nghệ chưa thực sự gắn kết và trở thành động lực phát triển kinh tế
- xã hội”(6). Đánh giá này dựa trên thực tiễn hiệu quả việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc phát triển
lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả.
Theo Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới
công nghệ của Việt Nam đứng thứ 71/143 nước, đứng thứ 4 trong khối ASEAN. Việc nghiên cứu, phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất của nước ta còn nhiều hạn chế, tỷ trọng đầu tư cho khoa học,
công nghệ trong sản xuất còn khiêm tốn. Giai đoạn 2001 - 2011, tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ chỉ
chiếm khoảng 0,5% GDP. Trong 10 năm, tỷ lệ này chỉ tăng từ 0,48% GDP lên 0,51% GDP. Sau 30 năm đổi
mới, sản xuất công nghiệp Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mức độ gia công. “Việc nghiên cứu phát triển, ứng
dụng khoa học và đổi mới công nghệ ở nước ta còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, tin học
hóa của các ngành kinh tế còn thấp. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2012, khoảng 57% doanh nghiệp chế
biến, chế tạo có công nghệ thấp, 31% có công nghệ trung bình, 12% có công nghệ cao. Đầu tư xã hội cho đổi
mới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trên 1 người dân ở nước ta năm 2012 là 3,1 USD trong khi của Thái Lan là
22 USD, Malaixia là 86 USD và của Xinhgapo là 1.340 USD”(7).
Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được tiến hành đồng bộ. Máy
móc thiết bị đưa vào sản xuất còn lạc hậu so với thế giới, dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường. Tốc độ cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. So với các nước
trong khu vực, mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam còn thấp, bình quân đạt 1,3 mã lực
(CV)/ha canh tác, trong khi một số nước trong khu vực như Thái Lan đạt 4 CV/ha, Hàn Quốc 4,2 CV/ha,
Trung Quốc 6,06 CV/ha (các khâu canh tác chủ yếu trong nông nghiệp các quốc gia này được cơ giới hóa
trên 90% )(8).
Trước những hạn chế và bất cập trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển lực lượng sản xuất
ở nước ta, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa học,
công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại”(9).
Đảng đã định hướng một số nhiệm vụ cụ thể, như: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ
chức hoạt động khoa học và công nghệ..., đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động thực
tiễn”(10); “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao
năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới”(11). Đây là những
định hướng đúng đắn, cần thiết đối với việc phát huy vai trò to lớn của khoa học, công nghệ trong phát triển
lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới.
____________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2016
(1), (2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.46, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.372, 367.
(3), (4), (5), (6), (9), (10), (11) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.118, 83, 83, 119, 27, 28, 88.
(7) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa
XIII, ngày 12-2-2015.
(8) Lê Quốc Lý (Chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.132.

Khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội. Có thể khái quát vai trò của khoa học và công nghệ như sau:
1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Khoa học và công nghệ với sự ra đời của nhiều công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế phát triển từ chiều
rộng sang chiều sâu, tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố
sản xuất. Với vai trò này, khoa học và công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc
điểm nổi bật.
. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh tộc độ phát triển của các ngành mà
còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành
nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực, thể hiện:
- Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, ngành nông nghiệp thì giảm.
- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở
những ngànhcó hàm lượng công nghệ cao; lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn…
3. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
Việc áp dụng khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất-kinh
doanh của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những tác động:
- Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ.
- Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp mới.
- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thay đổi trong chiến lược kinh doanh
cảu các doanh nghiệp.
Ngoài ra khoa học và công nghệ còn có vai trò là một công cụ mạnh đối với phát triển con người và vai trò
quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện các mục
tiêu phát triển bền vững của xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam
trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Việc hội nhập của Việt Nam
vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng
trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khoá cho việc hội nhập thành công, cho việc thực hiện
rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. khoa học và công nghệ
là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức,
cho tiến trình toàn cầu hoá. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của KH&CN, kinh
tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là ở các lĩnh vực được coi là mũi nhọn. Những kết
quả khả quan đó trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế đã thêm một lần khẳng định rõ ràng rằng khoa học và
công nghệ chính là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khoa học và công nghệ là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam
sớm trở thành nước công nghiệp. Xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bảy của khoa học và công nghệ lại
càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng chính những tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của
nhiều quốc gia trên thế giới. Với riêng Việt Nam chúng ta, thành quả của khoa học và công nghệ và đặc biệt
là sự đổi mới công nghệ đã mang lại những tín hiệu rất lạc quan trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế,
xã hội, tạo nên những diện mạo mới trong bức tranh phát triển đa sắc màu.
Có thể thấy, nhờ những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực như:
Công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, y tế…trong những năm gần đây đã đem lại cho chúng ta những kết quả
và thành tựu rất đáng khích lệ như: Hàng nghìn giống cùng quy trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã
đến với người dân, được ứng dụng rộng rãi. Có thể nói, khoa học và công nghệ ngày nay đã và đang đóng
vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công
nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa
nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.
Với lĩnh vực Y tế, khoa học và công nghệ đã nâng trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với các nước
trong khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc-xin phục vụ tiêm
chủng mở rộng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong của nhiều bệnh như bại liệt, viêm não… Các nhà khoa học cũng
làm chủ nhiều quy trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm
A/H5N1. Nhiều công nghệ kỹ thuật cao (xử lý tế bào gốc, tạo da để chữa bỏng…), phác đồ điều trị tiên tiến
đã được áp dụng trong chuyên khoa tim mạch, sản, ngoại khoa.
Trong công nghiệp, khoa học và công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực và đang
chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu
trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn. Ngoài ra, những kết quả phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng là một chìa khóa để giúp nước ta thành công
hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế của đất nước qua các giai đoạn cụ thể như sau:

Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ lệ%

1993-1997 1988-2002 2003-nay


Giai đoạn

Yếu tố
Vốn 69,3 57,5 52,7
Lao động 15,9 20 19,1
TFP* 14,8 22,5 28,2

* TFP là chỉ số đánh giá sản lượng thu được thông qua các yếu tố khoa học, công nghệ và quản trị (không
bao gồm yếu tố đầu vào như vốn và lao động)
Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia

Đảng Cộng Sản VN11/05/18 15:23 GMT+71 đăng lạiGốc

Đa số các nhà khoa học đều khẳng định khoa học và công nghệ (KH&CN) chính là yếu tố quyết định
phát triển. Qua đó, mỗi quốc gia cần có những chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động KH&CN
gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
GS. Finn Kydland chia sẻ về tầm quan trọng của
Khoa học và công nghệ với sự phát triển của mỗi quốc gia. (Ảnh: Ngũ Hiệp)

Khoa học và công nghệ – Yếu tố quyết định đến sự phát triển

Trong khuôn khổ chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" vừa diễn ra trong 2 ngày 9 - 10/2018 tại Quy Nhơn, Bình
Định với chủ đề "Khoa học để phát triển", nhiều nội dung đã được đưa ra thảo luận, chia sẻ liên quan đến sự
phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi
mới...

Đánh giá về chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2018, Phó Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó Tổng thư ký
Quốc hội Việt Nam Lê Bộ Lĩnh cho biết, chương trình mang nhiều ý nghĩa, quy tụ, tập hợp đông đảo nhà
khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để cùng bàn thảo một chủ đề với đích đến của khoa học là vì sự phát
triển. Điều này không chỉ thể hiện ý nghĩa quy tụ các nhà khoa học mà thể hiện hướng đi đúng đắn, hòa
trong “dòng chảy” của hoạt động KH&CN hiện nay.

Trước đây, nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành đã được tổ chức nhưng mang ý nghĩa học thuật hơn,
nhưng hiện nay, các nội dung hội thảo đã gắn học thuật với thực tế, đặc biệt là gắn với nhu cầu thực tiễn dựa
trên các chính sách phù hợp cho từng quốc gia. “Sự kiện diễn ra rất có ý nghĩa trong không khí chào mừng
Ngày KH&CN 18/5 tới. Đây cũng là dịp quảng bá những thành tựu của KH&CN; thu hút sự quan tâm, say
mê nghiên cứu của các thế hệ trẻ, kích thích sự sáng tạo, đề cao vai trò của khoa học như một hoạt động sáng
tạo, bởi khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cũng đều có một mục tiêu cuối cùng là tạo ra sự phát triển”,
ông Lê Bộ Lĩnh cho hay.

Nhận định về chương trình, GS. Trần Thanh Vân cho rằng, đây là sự kiện khoa học lớn nhất trong năm 2018
ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Qua các chủ đề hội thảo sẽ tạo thêm cơ hội để kết nối khoa học Việt
Nam với thế giới, để các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận, học hỏi các “cây đa cây đề” của khoa học thế giới.

Theo GS. Trần Thanh Vân, khoa học là chân lý, đóng góp nhiều cho hòa bình thế giới. Sự có mặt của nhiều
nhà khoa học cho thấy, hội nghị cũng là điều kiện, cơ hội cho các nhà khoa học trong và ngoài nước chia sẻ
những ý tưởng khoa học để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển. Ngoài Hội thảo “Khoa học để phát triển”,
chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 14 - năm 2018 sẽ có nhiều hội nghị quan trọng khác, trong đó có
Hội nghị khoa học: Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ diễn ra vào tháng 8 tới, sẽ có 2 đến 3 giáo sư đoạt giải Nobel
đến dự.

“Các bạn hãy coi trung tâm như gia đình của mình, hãy khám phá con người, đất nước Việt Nam và hãy
cùng chúng tôi chia sẻ những ý tưởng mới của khoa học. Chúng tôi muốn mang khoa học đến với công
chúng một cách rộng rãi và sâu sắc hơn. "Gặp gỡ Việt Nam" sẽ mời các nhà khoa học quốc tế đến để giao
lưu, trao đổi với các nhà khoa học Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức cho các nhà khoa học gặp gỡ
với sinh viên, học sinh Việt Nam, nhằm hun đúc, khơi gợi tình yêu khoa học cho các bạn trẻ”, GS. Trần
Thanh Vân nói.

Đồng quan điểm trên, GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
cho rằng, chương trình với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học thế giới là một cơ hội tốt trong bối cảnh Việt
Nam đứng trước những thách thức lớn. “Đây là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam chia sẻ, áp dụng vào
thực tiễn đất nước những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm khoa học của thế giới được cộng hưởng thông
qua cầu nối của vợ chồng GS.Trần Thanh Vân” GS. Nguyễn Văn Hiệu cho hay.

Khoa học đi cùng phát triển kinh tế

Việc phát triển khoa học với mục tiêu phát triển kinh tế đã nhận được ý kiến từ nhiều nhà khoa học. Phần
lớn ý kiến đều khẳng định khoa học không có biên giới; là yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển ở
mỗi quốc gia cũng như góp phần vào tăng cường đối thoại, bảo vệ hòa bình thế giới. Trong đó, đặc biệt tạo
chú ý là sự gợi mở cho các vấn đề về sự tác động của khoa học đối với kinh tế, khoa học với nền tảng giáo
dục đến từ hai nhà khoa học đoạt giải Nobel.

Nhấn mạnh về mức độ tương tác kinh tế và khoa học mà các nước đã đạt được, chủ nhân giải Nobel Kinh tế
2004 - GS. Finn Kydland cho rằng, nền kinh tế mỗi quốc gia phụ thuộc vào thể chế của nước đó, bao gồm
nhiều vấn đề như chính sách, vốn..., nhưng KH&CN tác động rất lớn đến sự phát triển.

“Khi một quốc gia không có các thể chế, yêu cầu để có thể cam kết các chính sách tốt cho KH&CN thì khó
để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội” - GS. Finn
Kydland nhấn mạnh.

Cũng theo GS. Finn Erling Kydland, các quốc gia muốn phát triển thì phải đầu tư cho trẻ em, thậm chí đầu
tư ngay từ trong bụng mẹ. Trẻ em được đầu tư tốt thì sau này sẽ phát triển tốt hơn, qua đó thúc đẩy nền khoa
học, kinh tế của đất nước phát triển tốt hơn./.

Bích Liên

Phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
04:00, 11/11/2017

NGUYỄN THỊ MINH THU - VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC

(Taichinh) -
Có nhiều nhân tố quyết định đến quá trình tăng năng suất lao động xã hội, trong đó có vai trò quyết
định của trình độ khoa học công nghệ. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn
2011-2020 xác định: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt
trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao năng suất
lao động, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Bài viết bàn đến khía cạnh phát triển
khoa học công nghệ nhằm tạo động lực tăng năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện Cách
mạng công nghiệp 4.0.
Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng năng suất lao động ở Việt Nam
Năng suất lao động (NSLĐ) của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam năm 2015 tính theo giá hiện hành đạt 79,3
triệu đồng/lao động (tương đương 3.657 USD/lao động), tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn
2006-2015 tăng 3,9%/năm.
Khoảng cách tương đối về NSLĐ của Việt Nam với các nước ASEAN dần được thu hẹp. Tuy nhiên, NSLĐ
của nước ta hiện vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Nếu xét trong từng lĩnh vực cụ thể, NSLĐ của Việt Nam so với các quốc gia khác cũng có sự thua kém
nhiều. Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, NSLĐ của Malaysia cao gấp 12,9 lần của Việt Nam; NSLĐ của
ngành này của Hàn Quốc cao gấp 6,7 lần của Việt Nam.
NSLĐ ngành nông, lâm, thủy sản của Thái Lan, Indonesia, Philippines đều cao hơn Việt Nam từ 1,7 đến 2
lần. Tương tự như vậy, NSLĐ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều
so với các nước.
Có thể nói, NSLĐ quốc gia sau 30 năm đổi mới, mặc dù đã được cải thiện nhưng tốc độ tăng còn khá chậm
và sự chênh lệch NSLĐ giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới có nguy cơ bị nới
rộng, đẩy Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Một trong những nguyên nhân tình trạng NSLĐ tăng chậm là sự chậm phát triển trình độ KHCN, dẫn đến
đóng góp của KHCN vào sự gia tăng NSLĐ của Việt Nam trong thời gian qua là khá thấp. Theo số liệu của
Tổ chức Năng suất châu Á (APO), giai đoạn 2010 - 2013, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam khoảng
4,3%/năm, trong đó đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là 26% và đóng góp của tăng cường vốn
là 74%. So với các nước châu Á, đóng góp của tăng TFP vào tăng NSLĐ của Việt Nam ở giai đoạn này còn
ở mức thấp.
Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam
Qua các giai đoạn phát triển, thành tựu về kinh tế - xã hội trên thế giới đã chứng minh phát triển KHCN có
tác động quan trọng tới việc nâng cao NSLĐ theo 2 phương diện: Một là, tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm
mới giúp khả năng cạnh tranh tốt hơn, giá trị gia tăng cao hơn hoặc thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, hàng
hóa từ nước ngoài với chi phí thấp hơn; Hai là, cải tiến, tối ưu hóa các quá trình sản xuất, kinh doanh, từ đó
giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc, thiết bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công,
đồng thời rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao NSLĐ.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển KHCN tới quá trình tăng NSLĐ ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm khuyến khích phát triển KHCN. Chiến lược
Phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 quy định, việc tăng đầu tư cho KHCN ở mức 1,5% GDP vào năm
2015 và trên 2% vào năm 2020. Đồng thời, Nhà nước cũng ban hành các Luật để hỗ trợ chuyển giao công
nghệ, tạo nguồn nhân lực KHCN...
Một trong những mục tiêu đặt ra bao gồm: nâng cấp công nghệ với tốc độ 15% mỗi năm; làm chủ công nghệ
sản xuất tiên tiến và đào tạo 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà quản lý đang làm việc trong các DN nhỏ
trong quản lý công nghệ và quản trị. Bên cạnh đó, Luật KHCN (2013) quy định việc hỗ trợ tài chính từ ngân
sách nhà nước để thực hiện các hoạt động KHCN.
DN có thể nhận được hỗ trợ tài chính lên tới 30% tổng vốn đầu tư nếu họ thực hiện các dự án ứng dụng các
kết quả khoa học để tạo ra các sản phẩm mới hoặc để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh
tranh sản phẩm...
Chủ trương chính sách ưu tiên phát triển đã có nhưng trong thực tế, quá trình thực thi các chính sách trên vẫn
còn nhiều bất cập và năng lực KHCN của Việt Nam sau 30 năm đổi mới chỉ ghi nhận được những tiến bộ
khá hạn chế so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Thứ nhất, tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp trong tương quan so
sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Theo Điều tra nghiên cứu và phát triển 2014, tỷ
trọng tổng chi quốc gia cho KHCN/GDP năm 2013 là 0,87%, trong đó chi cho nghiên cứu và phát triển
chiếm 43%.
Như vậy, năm 2013, tỷ lệ chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển/GDP đạt 0,37%. Tỷ lệ chi cho nghiên
cứu và phát triển/GDP của Việt Nam so với các nước là rất thấp. Điều đáng nói là trong tổng chi quốc gia
cho nghiên cứu và phát triển, NSNN chiếm hơn một nửa (56,7%), nguồn đầu tư từ DN đạt 41,8%, còn lại chỉ
có 1,5% là từ nguồn vốn nước ngoài.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam tuy tăng về số lượng nhưng so với tổng dân số thì tỷ lệ này
còn thấp so với các nước trong khu vực. Bình quân cán bộ nghiên cứu trên vạn dân năm 2013 tính theo đầu
người của Việt Nam là 14,3 người.
Tỷ lệ này thấp hơn của Trung Quốc năm 2012 (15,3); bằng 1/5 của Nhật Bản (70,2), 1/6 của Hàn Quốc
(82,0) và gần 1/5 của Singapore (74,8). Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu của Việt Nam
chưa cao, thiếu hụt nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ.
Điều này dẫn đến chất lượng nghiên cứu KHCN của Việt Nam năm 2014 xếp hạng 89, trong khi ở chỉ tiêu
này, Malaysia xếp thứ 27, Indonesia 46, Thái Lan 60, Philippines 91. Tỷ lệ bằng sáng chế và ứng dụng (trên
một triệu dân) của nước ta năm 2014 xếp thứ 92 thế giới, trong khi tỷ lệ này của Malaysia xếp thứ 31, Thái
Lan 71, Philippines 84.
Thứ ba, trình độ công nghệ thấp, không đồng bộ và chậm được đổi mới. Tỷ lệ ứng dụng KHCN vào sản xuất
và đời sống còn hạn chế. Theo kết quả điều tra “Công nghệ và cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo giai đoạn
2009-2012”, chỉ có khoảng 11% số DN đã phát triển những loại hình công nghệ mới.
Riêng hoạt động nghiên cứu phát triển, chỉ có 8% số DN có hoạt động và khoảng 5% chỉ là cải tiến công
nghệ sẵn có. Đáng lưu ý, 84% DN cho biết là không hề có bất cứ chương trình cải tiến hoặc phát triển công
nghệ nào. Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin được coi là nền tảng của
phương thức phát triển mới.
Tuy nhiên, theo xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam chỉ đứng khiêm tốn ở
vị trí thứ 102 thế giới, trong đó, giai đoạn 2008-2014, mức độ sẵn sàng trong áp dụng công nghệ mới của
Việt Nam đã giảm từ vị trí 71/134 trong năm 2008-2009 xuống vị trí 134/148 năm 2013-2014, thấp hơn rất
nhiều so với Malaysia (vị trí 37), Philippines (47), Indonesia (60), Thái Lan (75).
Thứ tư, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhưng hiệu quả và
chuyển giao công nghệ từ các DN FDI còn thấp. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa
các DN trong nước. Việc thiếu học hỏi giữa các DN nước ngoài và trong nước cho thấy rằng cần có những
nỗ lực chính sách bổ sung trong việc thu hút và quản lý FDI để có được hiệu ứng lan tỏa.
Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động ở Việt Nam
Từ thực tế phát triển KHCN trong nước, có thể thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy KHCN nâng cao
NSLĐ như sau:
Một là, tạo sự quan tâm của DN và các thành phần kinh tế tới phát triển KHCN.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, KHCN dự đoán sẽ phát triển như vũ bão, do đó, để kịp thời
thích nghi với bối cảnh mới đòi hỏi mức độ quan tâm, đầu tư của toàn xã hội cho KHCN phải tương xứng.
Mặc dù tỷ lệ đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước tính trên GDP của Việt Nam là 0,5%, không thấp so
với thế giới nhưng mức đầu tư của xã hội và DN ngoài nhà nước cho KHCN còn rất thấp, khoảng 0,3-0,4%
GDP.
Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho KHCN hằng năm vẫn dưới 1% GDP. Nếu tới năm 2020, tổng mức
đầu tư cho KHCN của Việt Nam không đạt 2% GDP, rất khó để thành công trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, cần có các hoạt động tạo sự quan tâm của DN và các thành phần kinh tế
tới phát triển KHCN.
Hai là, nâng cao khả năng liên kết và đóng góp của các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và DN cho
KHCN.
Cần tiếp tục thực hiện quá trình chuyển sang hoạt động theo mô hình DN đối với các cơ quan nghiên cứu
nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ. Các cơ sở đó phải bám sát các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã
hội theo các tiêu chí về chức năng và tài trợ rõ ràng, bao gồm các tiêu chí dựa trên kết quả hoạt động ở cấp
độ thích hợp.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng mô hình Trung tâm công nghệ công lập có chức năng nghiên cứu, đổi
mới công nghệ, phát triển công nghệ mới; đồng thời cũng là “cầu nối” đóng vai trò tư vấn công nghệ cho
DN. Mối liên hệ giữa KHCN với sản xuất, gắn kết các viện nghiên cứu, các trường đại học với DN cũng cần
được tăng cường nhằm thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu; Gắn các nhiệm vụ, đề tài KHCN với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực…
Ba là, đẩy mạnh phát triển thị trường KHCN.
Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các tổ chức hỗ trợ trung gian hiệu quả nhằm gắn kết hai bên cung - cầu
của thị trường KHCN, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm, gia tăng sản phẩm KHCN trên thị
trường và tăng cường đổi mới công nghệ của DN.
Tăng cường hiệu quả của các chợ công nghệ, trong đó cần định hướng phát triển một số loại hình chợ theo
hướng công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cần phổ biến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Bốn là, thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao.
Kênh học hỏi tri thức từ nguồn DN có vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng rất lớn trong nâng cao KHCN
trong nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao có tác động lan tỏa từ DN nước ngoài sang
DN trong nước.
Vì vậy, cần quy định rõ ràng trong chính sách đầu tư của nước ngoài và DN nhập khẩu, hoặc tăng cường về
mặt luật pháp để ngăn chặn việc nhập các công nghệ lạc hậu vào Việt Nam.
Năm là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động
KHCN theo hướng xóa bao cấp, trao quyền tự chủ.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức
thuộc thành phần kinh tế khác nhau; tăng cường vai trò của các Quỹ trong việc hỗ trợ các DN trong việc
nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Mạnh Hải, Ngô Minh Tuấn, Hoàng Văn Cương (2016), Thực trạng đóng góp của lao động, vốn
con người và KHCN cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương;
2. Bộ KHCN (2016), KHCN 2015, Nxb Khoa học và Kỹ thuật;
3. Viện Năng suất Việt Nam (2015), Báo cáo Năng suất Việt Nam 2015;
4. Đỗ Hoài Nam (2016), Chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về KHCN của Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội.

Khoa học và công nghệ đang thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội
"Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao
năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội
thắng lợi"(1)
1 - Đổi mới công nghệ - một trong những mục tiêu cơ bản và lợi ích lâu dài của hội nhập kinh
tế quốc tế
a - Quyền lực công nghệ quyết định vị trí và thứ bậc của các quốc gia
Ngày nay, người ta đã rút ra quy luật: trên thế giới, không phải những nước chiếm giữ nhiều đất đai
và tiền bạc mà chính những nước chiếm giữ tri thức và công nghệ mới trở thành các quốc gia phát triển
hàng đầu. Nói một cách ngắn gọn, trên toàn cầu, quyền lực công nghệ bao giờ cũng quyết định vị trí và
thứ bậc phát triển của các quốc gia. Nếu từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, Trung Hoa thực sự là trung tâm và
làm thay đổi thế giới nhờ 4 phát minh công nghệ là thuốc súng, kỹ thuật in, giấy và la bàn nam châm, thì
từ thế kỷ XVIII, vị trí này không còn nữa do châu Âu đã vượt qua nước này về công nghệ bằng cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ nhất với phát minh ra máy hơi nước. Nhờ biết thay thế lao động con người bằng
lao động máy móc, nước Anh đã lên ngôi bá chủ thế giới. Một trăm năm sau, cuộc cách mạng công nghệ
lần thứ hai trong các lĩnh vực: điện, hóa chất, dược phẩm, ô-tô, hóa dầu... đã khởi phát và tới lượt các
nước Đức và Mỹ chiếm ưu thế, còn nước Anh bị bỏ rơi vì không bắt kịp sự phát triển các ngành công
nghiệp mới.
Lại 100 năm nữa, vào lúc chuyển giao hai thế kỷ XX và XXI, trong cuộc cách mạng công nghệ lần
thứ ba, tri thức và việc ứng dụng tri thức vào sản xuất đã đóng vai trò quyết định cho sự giàu có của đất
nước. Nói cách khác, khoa học - tri thức và công nghệ - ứng dụng tri thức vào sản xuất chính là những yếu
tố quyết định sự phồn vinh của một dân tộc, một đất nước.
b - Thông qua đầu tư để học tập và đổi mới công nghệ
Đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra sự phát triển cho Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, việc tạo cơ sở để phát triển một nền công nghệ độc lập không phải là mục tiêu của các nhà đầu
tư. Thậm chí, để giảm chi phí, quá trình sản xuất còn được phân ra nhiều công đoạn và những phần có giá
trị gia tăng cũng như hàm lượng công nghệ cao lại không được chuyển giao. Cho dù vậy, khi vào Việt
Nam, các nhà đầu tư không chỉ mang theo tiền, mà còn mang theo công nghệ mới và văn hóa mới. Vì thế,
nếu chỉ nhìn nhận đầu tư theo phương diện tài chính hoặc số lượng người lao động có công ăn việc làm m à
không thông qua quá trình đầu tư để học tập, đổi mới công nghệ và đổi mới văn hóa, thì cùng lắm đất
nước cũng chỉ "thoát nghèo" và mãi mãi sẽ vẫn là nước đang phát triển. Với quan niệm như vậy, chúng ta
sẽ thấy rằng, không phải lúc nào chỉ số GDP cũng là thước đo của sự phát triển.
Điều dễ thấy là, ngay trong sản xuất công nghệ cao cũng có những công đoạn đòi hỏi nhiều lao động
giản đơn, ví dụ như việc lắp ráp, đóng gói, hàn các đường dây điện... Hiện tại, đa phần các nước đang phát
triển vẫn là nơi tự nguyện cung cấp lực lượng lao động và đất đai giá rẻ cũng như tạo các điều kiện thuận
lợi về thuế và xuất khẩu. Điển hình nhất của tình trạng "công nghiệp hóa phi công nghệ" chính là các nước
Đông - Nam Á. Doanh nghiệp ở các nước này chỉ quan tâm việc thu lợi nhanh bằng buôn bán bất động sản
hơn là bỏ công sức để học tập công nghệ và xây dựng nhà máy.
Nếu chỉ nhìn nhận đầu tư theo Một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng trên
phương diện tài chính hoặc số lượng là do các nước Đông - Nam Á chưa chú trọng đúng mức tới "quốc
người lao động có công ăn, việc làm sách" giáo dục, đào tạo cũng như phát triển khoa học và công
mà không thông qua đó để học tập, nghệ. Hệ thống trường lớp ở các nước này vẫn chỉ quen cách thức
đổi mới công nghệ, thì cùng lắm đất cung cấp nguồn nhân lực cho những công việc không thay đổi
nước cũng chỉ "thoát nghèo" và mãi trong một cơ cấu sản xuất lấy quy mô làm cơ sở phát triển. Trong
mãi sẽ vẫn là nước đang phát triển. khi đó, một số nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan và
Xin-ga-po từ lâu đã chọn giáo dục, đào tạo làm trung tâm của sự
phát triển. Rõ ràng, một trong các điều kiện để Việt Nam đạt được những thành tựu trong thời gian qua
chính là đã có một nền giáo dục phổ thông trước đây không thua kém các nước trong khu vực. Tuy nhiên,
ngày nay trong lĩnh vực này có nhiều dấu hiệu của sự khủng hoảng. Kết quả các kỳ thi tốt nghiệp trung
học phổ thông vừa qua cho thấy, vẫn còn quá nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản.
Hệ thống các trường đại học ở Việt Nam đang trong tình trạng yếu kém cả về số lượng và chất
lượng. Hiện nay, tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học trên số dân của Việt Nam không bằng một nửa tỷ lệ đó
ở các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ. Các trường đại học ở Việt Nam có một khoảng cách xa mới
đạt tầm của các trường đại học ở các nước trong khu vực, trong khi các trường đại học ở các nước này
cũng còn lâu nữa mới đạt chuẩn các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Vì thế, nếu Việt Nam không mau
chóng ưu tiên cải cách và đầu tư cho các trường đại học, hay rộng hơn, nếu thiếu một cuộc cách mạng về
phát triển con người sẽ rất khó khăn khi đón nhận những lợi ích lâu dài và to lớn mà đầu tư, nhất là đầu tư
nước ngoài, mang lại cho đất nước. Nói cách khác, ngày nay, trung tâm của mọi tư tưởng, học thuyết hay
chính sách, cơ chế sẽ đều phải được hình thành trên cơ sở phát triển con người mới.
c - "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" tức là xây dựng cùng lúc một nền công nghiệp đồng bộ và một
nền công nghiệp công nghệ cao.
Có thể thấy, quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc rất khác với quá trình công nghiệp hóa phi
công nghệ ở các nước Đông -Nam Á cũng như quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản. Do chính sách đóng
cửa với đầu tư nước ngoài nên Nhật Bản phải tìm kiếm công nghệ phương Tây bằng việc sao chép hay
mua bản quyền. Nhưng với Trung Quốc, đầu tiên là Mỹ, châu Âu và cuối cùng là cả Nhật Bản đều tự
mang đến những công nghệ mới nhất vào đất nước này. Vì thế, nếu Mỹ là cường quốc số 1 về công nghệ
và cũng là nước thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất, thì Trung Quốc cũng dẫn đầu các nước đang phát
triển về đầu tư nước ngoài và đang vững vàng thực hiện tiến trình đổi mới công nghệ và đổi mới văn hóa.

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều mở cửa với đầu tư nước ngoài. Nhờ mở cửa về đầu tư
và có các chính sách phù hợp khác, Trung Quốc, ấn Độ đã có thể xây dựng được một nền công nghiệp
đồng bộ (fullset industries), tức là một nền công nghiệp có thể làm ra tất cả các sản phẩm, từ loại sản phẩm
cần nhiều lao động, công nghệ thấp, đến những sản phẩm cao cấp ra đời từ nghiên cứu và cần nhiều vốn.

2 - Chủ trương chiến lược tập trung phát triển công nghệ của Đảng, Chính phủ
Ngày nay, với mục tiêu phát triển trong nền kinh tế thị trường toàn cầu và với quan niệm "khoa học
sử dụng tiền để tạo ra tri thức, còn công nghệ thì sử dụng tri thức để tạo ra tiền", hầu như tất cả các nước
trên thế giới đều đang thực hiện chủ trương tập trung phát triển công nghệ. Để giữ vững vị trí siêu cường,
ngay một nước giàu như Mỹ cũng đã phải cắt giảm các khoản đầu tư cho khoa học vũ trụ, khoa học quân
sự... để tập trung vào phát triển công nghệ.
Phù hợp xu thế phát triển và thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 123/QĐ-TTg, ngày 29-5-2006 và Quyết định số 191/QĐ-TTg, ngày 17-8-2006
với chủ trương chiến lược tập trung phát triển công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng việc phát
triển nguồn nhân lực và xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển công nghệ với trụ cột là hệ thống các
khu công nghệ trong các vùng kinh tế trọng điểm, gồm 21 tỉnh, thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v.. Đây là những tỉnh, thành phố
nắm giữ hầu hết tiềm lực khoa học và công nghệ cũng như kim ngạch xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu
do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện đã cho thấy, để có thể sớm đưa chủ trương của Đảng,
Chính phủ tập trung phát triển công nghệ thành hiện thực, cần có sự thay đổi cơ bản cả về công tác lý luận
và công tác quản lý đối với các hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Về phương diện lý luận: Cần đưa thêm và làm rõ một hình thức nghiên cứu mới, đó là nghiên cứu
sản xuất (R&P), nhằm bổ sung cho các hình thức nghiên cứu khoa học đã có. Đây cũng là một minh chứng
cho điều mà C.Mác từng tiên đoán: sẽ đến ngày khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này
đã trở thành hiện thực trên phạm vi toàn thế giới. Như vậy, từ nay khoa học (khoa học và công nghệ) sẽ
bao gồm nghiên cứu lý thuyết (R) với sản phẩm là các lý thuyết, nghiên cứu phát triển ( R&D) với sản
phẩm là các "bán thành phẩm" công nghệ và nghiên cứu sản xuất (R&P) với sản phẩm là công nghệ. Việc
xác định các hình thức nghiên cứu khoa học như vậy sẽ là cơ sở cho việc đổi mới cả về tư duy và khung
pháp lý cho công tác quản lý trong khoa học và công nghệ. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam.

Về phương diện quản lý: Thứ nhất, theo quan niệm mới này, để thúc đẩy sản xuất, đối với các
nước nghèo, hình thức nghiên cứu khoa học cần được chú trọng nhất, rõ ràng phải là R&P, tức là tập trung
phát triển công nghệ, rồi sau đó mới xét đến R&D và cuối cùng là R. Thế nhưng, cho đến nay, ở Việt Nam
đầu tư cho khoa học chủ yếu vẫn là dành cho các hình thức R, R&D. Đây là các hình thức nghiên cứu mà
kết quả của chúng chỉ là lý thuyết và "tiền công nghệ", tức là chỉ có thể gián tiếp phục vụ sản xuất. Hơn
nữa, để có thành tựu ở một trong hai hình thức nghiên cứu này, đòi hỏi phải tập trung nhiều kinh phí,
nhiều nhà khoa học có tài... Từ các phân tích trên, chúng ta thấy, ở Việt Nam hiện nay, tuy vốn ngân sách
dành cho khoa học không nhiều nhưng thường vẫn không thể sử dụng hết là điều hoàn toàn có thể hiểu
được.
Thứ hai, việc quá chú trọng đến "kích cung" mà ít chú ý đến "kích cầu" về công nghệ đã khiến
người ta thường coi chủ thể của công nghệ là các viện, trường chứ không phải là các doanh nghiệp. Chính
vì thế, loại hình R&P mà kết quả được dùng để trực tiếp phục vụ sản xuất và phù hợp với điều kiện của
Việt Nam rất ít được chú trọng và không được coi là nghiên cứu khoa học; trái lại, chỉ được xếp vào dạng
sáng kiến cải tiến kỹ thuật do những người công nhân trong các phong trào "Cờ ba nhất", "Gió Đại
phong", "Sóng Duyên hải" năm xưa và nông dân lao động kiểu "Hai lúa" ngày nay thực hiện. Tiêu chí để
đánh giá kết quả của khoa học và công nghệ cho đến nay vẫn là số lượng bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học chứ không phải là giá trị của các sản phẩm sản xuất được. Hậu quả trực tiếp của quan niệm này
đã dẫn đến việc Nhà nước phải vất vả bằng mọi cách đứng ra "gắn kết" các "bài báo" với sản xuất, cũng
như "gắn kết" các loại "nhà" (nhà khoa học, nhà nông, nhà kinh doanh, nhà sản xuất, Nhà nướ c...) với
nhau, nhưng kết quả đạt được vẫn không nhiều.
Thứ ba, việc xây dựng, bố trí và sử dụng các nguồn lực dành cho phát triển khoa học và công nghệ
chưa hợp lý. Ví dụ, hiện tại trong 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ,
Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan thay mặt Nhà nước chịu trách nhiệm về các hoạt động khoa học và
công nghệ, chỉ thực sự được quản lý 10%, số còn lại được phân cho các bộ, ngành và 64 tỉnh, thành. Đó là
chưa kể đa số các hoạt động mà Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện vẫn thiên về khoa học hơn là
công nghệ.

Sự phân tích trên đây đã góp phần lý giải vì sao các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp
đều hết sức nỗ lực, trăn trở, bức xúc, nhưng khoa học và công nghệ Việt Nam vẫn chưa thực sự là đ ộng
lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế đất nước, thậm chí, bản thân nó đang xuất hiện những dấu hiệu
khủng hoảng. Và nếu vẫn tiếp tục theo xu hướng này, nó sẽ là một trong những trở ngại chính cho việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là lý do vì sao lại nói chủ trương tập trung phát triển
công nghệ (khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất) của Đảng, Chính phủ mà nòng cốt là chú trọng phát
triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất và tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật công nghệ với trụ cột là hệ thống các khu công nghệ, đã mở ra một trang mới. Nó không chỉ thúc đẩy
việc đổi mới toàn diện trong các hoạt động khoa học và công nghệ, mà còn là cơ sở thúc đẩy tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3 - Con đường để Việt Nam bứt phá là cùng lúc vừa phát triển kinh tế, vừa đổi mới công nghệ
thông qua xúc tiến đầu tư
a - Xúc tiến đầu tư là giải pháp chiến lược để đổi mới công nghệ
Chủ trương và giải pháp chiến Rõ ràng, chỉ có đổi mới công nghệ mới có thể làm cho một
lược tập trung phát triển công nghệ và đất nước phát triển bứt phá và bền vững. Nhưng vấn đề là, làm thế
xúc tiến đầu tư để đổi mới công nghệ nào để Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, nguồn lực có hạn lại
của Đảng và Chính phủ sẽ dẫn con có thể chỉ trong một thời gian ngắn, nhanh chóng đổi mới công
đường phát triển đất nước tiến đến nghệ làm động lực trực tiếp đưa nền kinh tế đất nước bứt phá và
một bước ngoặt mới. Điều đó được "sánh vai" với bè bạn trên thế giới? Đây là một vấn đề nan giải,
thể hiện không chỉ trong lĩnh vực không dễ gì tìm ra đáp án nếu chỉ giới hạn trong các nguồn lực của
khoa học và công nghệ, mà còn trong đất nước. Tuy nhiên, nếu chú ý đến chủ trương "mở cửa" về kinh
tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội và tế của Đảng và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là những yếu tố
nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào chưa có khi Hàn Quốc và Nhật Bản "thoát nghèo", thì sẽ thấy con
tạo. đường phát triển của Việt Nam, tuy có những khác biệt nhưng còn
rộng mở hơn.

Đầu năm 2008, lời giải cho vấn đề này bắt đầu được tường minh khi Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ Hoàng Văn Phong đã làm rõ cách thức để thực hiện chủ trương chiến lược tập trung phát triển
công nghệ của Đảng, Chính phủ bằng việc phối hợp và nhất thể hóa tri thức và các nguồn lực trong và
ngoài nước thông qua xúc tiến đầu tư. Ông xác định: "Ngày nay, xúc tiến đầu tư chính là cách thức tốt
nhất để thúc đẩy tiến trình đổi mới công nghệ". Điều này là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng: "phát triển
nội lực để tiếp thu ngoại lực", và nó có ý nghĩa trước hết là, kể từ nay, về phương diện tư duy, các nhà
quản lý và các nhà khoa học có đủ cơ sở để từ bỏ quan niệm quen thuộc: khoa học và kinh tế là hai lĩnh
vực riêng biệt. Tiếp theo, điều này cũng dẫn đến một hệ quả tốt đẹp nữa, đó là đã làm tiêu tan hẳn mối lo
muôn thủa của các nhà quản lý phải gắn kết "các nhà", đơn giản chỉ bởi giờ đây, với tư duy mới, tất cả đã
thống nhất và về "chung một nhà".
b - Nhiệm vụ hàng đầu của khoa học Việt Nam trong bối cảnh mới
Chủ trương và giải pháp chiến lược tập trung phát triển công nghệ và xúc tiến đầu tư để đổi mới công
nghệ của Đảng và Chính phủ, hay chính xác hơn, chủ trương cùng lúc vừa phát triển kinh tế, vừa phát
triển công nghệ và đổi mới văn hóa sẽ dẫn con đường phát triển đất nước tiến đến một bước ngoặt mới.
Điều đó được thể hiện không chỉ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, mà còn trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội và nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Muốn đất nước vượt qua được bước ngoặt này,
phải chiến thắng hàng loạt kẻ thù mới vô cùng nguy hiểm, đó là tụt hậu và bảo thủ, yếu kém và dốt nát,
v.v.. trong mỗi con người và tổ chức.
Để chiến thắng những kẻ thù này và từ đó, vững vàng vượt qua bước ngoặt mới trên con đường phát
triển khoa học và công nghệ, cần nhận thấy, ngày nay môi trường đầu tư chính là môi trường khoa học và
công nghệ quan trọng hàng đầu, và bởi vậy, mỗi nhà quản lý, mỗi nhà khoa học đều phải tự trang bị thêm
các kiến thức về pháp lý, tài chính, v.v.. để có thể trực tiếp tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
thông qua công tác xúc tiến đầu tư.
Một vấn đề rất quan trọng nữa là xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác khoa học trong giai đoạn
hiện nay. "Khoa học cần đặt cho mình một nhiệm vụ lớn, rất cơ bản là góp phần xây dựng chiến lược kinh
tế - xã hội, đề xuất những phương án, những mô hình để lựa chọn trong chặng đường đầu tiên cũng như
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (2).
Đến nay, "nhiệm vụ lớn, rất cơ bản" của khoa học trong bối cảnh mới đã được xác định, đó là: chú
trọng xây dựng nguồn nhân lực mới mà tiêu biểu là "ba lực lượng khoa học và công nghệ tiên tiến" hay
"ba lực lượng văn hóa tiên tiến" ở trung ương, địa phương và xã hội; xây dựng một môi trường khoa học
và công nghệ mới, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung xây dựng hệ thống các khu công
nghệ; cùng lúc, vừa phát triển kinh tế, vừa thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua xúc tiến đầu tư.

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t 11, tr 78
(2) Xem: Tạp chí Cộng sản, số 1-1989, tr 9
Minh Đường
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Nguồn: Tạp chí Cộng sản số 14 (158) năm 2008
BVR&MT – Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, chiều 19/3, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã đăng đàn, trả lời câu hỏi của các
đại biểu về hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội;
công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng khoa học công
nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động và ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ
trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tham gia giải trình
những vấn đề có liên quan.
Ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Theo đại biểu Mai Sỹ Diến, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được một
số thành tựu nhưng vẫn có những tồn tại, bất cập mà các nhà khoa học và dư luận đã nêu. Từ đó, đại biểu
Mai Sỹ Diến đặt câu hỏi với Bộ trưởng về giải pháp trọng tâm để hạn chế hành vi lợi dụng ứng dụng công
nghệ cao làm tổn hại lợi ích quốc gia và quyền, lợi ích của người dân.
Theo Bộ Trưởng Chu Ngọc Anh, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chủ trương,
chính sách trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết về
vấn đề này từ năm 2017.
Theo Luật Công nghệ cao, bên cạnh các chương trình và hỗ trợ cụ thể, có khái niệm về khu công nghệ cao,
vùng công nghiệp công nghệ cao, vùng công nghiệp công nghệ cao… Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp
chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các dự án nông nghiệp công nghệ cao về tiêu chí,
những điều kiện cụ thể để nhận được hỗ trợ, ưu đãi.
Thời gian qua, với khu vực nông nghiệp, khoa học công nghệ đã được áp dụng thành công và cho hiệu quả
tác động rất rõ. Không chỉ có các tập đoàn đầu tư như VinEco, TH True Milk…, mà quan trọng hơn là hình
thành các chuỗi sản xuất nông nghiệp, tăng cường nội địa hóa…
Việc triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo đang được giải ngân tốt, đúng đối tượng, có tác động khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất.
Trả lời thêm về nội dung này, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết
Việt Nam có tài nguyên lớn về nông nghiệp, đất đai. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều thành
tựu to lớn, xuất khẩu nông sản cho 185 nước, đáp ứng đủ nhu cầu cho 95 triệu dân trong nước. Năm 2017
xuất khẩu nông nghiệp đạt 36,37 tỷ USD; năm 2018 dự kiến đạt trên 40 tỷ USD. Bộ trưởng Cường đánh giá
những kết quả trên là sự cố gắng vượt bậc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tham gia trả lời chất vấn, giải
trình về những vấn đề có liên quan. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, có ba nhóm nguyên nhân chính tác động đến sự phát triển của ngành
nông nghiệp, đó là chính sách, kỹ xảo lao động và nhóm nguyên nhân về ứng dụng khoa học công nghệ;
trong đó, có thể khẳng định ứng dụng khoa học công nghệ là then chốt, quyết định, ảnh hưởng đến sự phát
triển, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng thời gian tới, thách thức trong khu vực nông nghiệp sẽ khó khăn
hơn như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của tiến trình hội nhập sâu rộng, quá trình tổ chức lại sản xuất từ các
hộ nhỏ lẻ thành sản xuất quy mô lớn. “Ba thách thức này muốn giải quyết được thì phương hướng được xác
định, mang tính quyết định nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Nghị quyết của Đảng, Quốc hội
cũng xác định những giải pháp trọng điểm, có chương trình hành động cụ thể. Hiện nay chúng ta đi theo
đúng với tinh thần chỉ đạo đó,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Xây dựng các chuỗi sản xuất để phát triển nông nghiệp
Quan tâm đến kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Lê Thị Nga đặt vấn
đề dưới góc độ khoa học công nghệ cần đặc biệt lưu ý, đó là tình trạng giải cứu nông sản. Thời gian qua,
người dân phải giải cứu dưa hấu, đường, hành, tỏi và đặc biệt hiện nay là giải cứu su hào, củ cải… Đây là
thực trạng diễn ra nhiều năm, không chỉ trong năm nay. Hiệu quả của nghiên cứu khoa học phục vụ cho tiêu
thụ và chế biến nông sản thời gian qua như thế nào?
Khẳng định đây là vấn đề cần quan tâm, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nêu rõ đối với lĩnh vực khoa học công
nghệ, trước chỉ có một chương trình quốc gia phục vụ liên quan đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Nhận thức
đây là khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất của nông nghiệp nếu không sẽ gây khó khăn cho nông dân, Bộ
đã đề ra một số giải pháp để giải quyết thấu đáo vấn đề này. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống nhất với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Ngay trong năm
2018 sẽ có tám nhà máy liên quan theo chuỗi được khánh thành, tạo cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ
mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tham gia giải trình thêm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định
sức sản xuất của Việt Nam là rất lớn trên tất cả các ngành hàng, tuy nhiên còn bất cập ở hai khâu chế biến và
tổ chức thị trường. Chính vì vậy, thực hiện chủ trương của Quốc hội, Nghị quyết và chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ tập trung tái cơ cấu nông nghiệp đi sâu vào hai mảng đang yếu trên.
Năm 2018 sẽ có tám nhà máy chế biến nông sản được khởi công và khánh thành để tiếp tục khai thác lợi thế
về nhóm hàng nông sản Việt Nam. Với số lượng hộ nông dân lớn như hiện nay không thể làm trong một
năm nhưng sẽ thực hiện theo lộ trình Nghị quyết của Quốc hội là sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị hướng
đến toàn cầu, khắc phục được những tồn tại.
Phiên trả lười chất vấn. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản để tiếp
tục phối hợp cùng Bộ Công thương thực hiện. Các bộ chuyên ngành phải có trách nhiệm cùng các địa
phương. Các bộ ngành, địa phương, các thành phần kinh tế, người dân cần thực hiện theo đúng lộ trình nghị
quyết Quốc hội đã đề ra. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong nhận được sự chia sẻ của các đại biểu Quốc
hội trong giám sát, kiểm tra việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở từng địa phương, để bảo đảm cho mục
tiêu, có hiệu quả như mong muốn.
Cùng tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh vai trò của khoa học công
nghệ, tổ chức sản xuất đặc biệt là việc tái cơ cấu lại nông nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Theo Bộ trưởng, yếu tố có ý nghĩa then chốt là tái cơ cấu lại nông nghiệp theo cơ sở xây dựng các chuỗi
cung ứng của khu vực, toàn cầu chứ không thể tổ chức theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ. Vai trò của khoa học
công nghệ thể hiện rõ trong các yếu tố. Đầu tiên, cần nghiên cứu quy hoạch để tổ chức tái cơ cấu sản xuất
nông nghiệp; quy hoạch này phải dựa trên đánh giá về thị trường, nhu cầu thị trường, điều kiện tiếp cận. Việt
Nam ký được các hiệp định thương mại tự do (FTA) không có nghĩa là đã tiếp cận được các thị trường lớn
mà còn liên quan đến hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên
quan. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Công nghệ phải đóng vai trò chủ chốt trong mô hình sản xuất, đặc biệt là trong việc chế biến, bảo đảm chất
lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Việc phối hợp giữa ba bộ gồm Bộ Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công Thương là hết sức cần thiết; phải bắt đầu từ mô hình chuỗi, tổ chức sản xuất
và quy hoạch của thị trường. Trong tương lai, ba bộ cần tiếp tục phối hợp trong hoạt động để mở cửa, đáp
ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.
Việc thực hiện các thủ tục để đáp ứng các hàng rào kỹ thuật, kiểm định chất lượng sản phẩm có vai trò then
chốt và cần có vai trò doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là yếu tố để đưa khoa học công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp. Quan trọng là phải đưa ra các khung chính sách để các doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh
nghiệp có đầu tư nông nghiệp sử dụng ứng dụng của khoa học công nghệ, giúp người dân có thể tham gia
các chuỗi này.
Ba bộ hiện đang xây dựng các chuỗi sản xuất theo quy mô sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch với yêu cầu là đầu
mối để đưa vào sản xuất nông nghiệp, thời gian tới sẽ làm việc với các địa phương để xây dựng các mô hình
theo các chuỗi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu quan điểm.
Tình trạng đề tài nghiên cứu “bỏ ngăn kéo” là trăn trở
Quan tâm đến việc hằng năm ngân sách chi bao nhiêu tiền cho các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ
trong khi đó nhiều đề tài “bỏ ngăn kéo,” đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh
giá về hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đó, nghĩa là nghiên cứu chỉ là nghiên cứu mà không có
giá trị thực tiễn; đồng thời yêu cầu Bộ trưởng đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.
Thừa nhận tình trạng đề tài nghiên cứu “bỏ ngăn khéo” là trăn trở của Bộ Khoa học và Công nghệ, tuy
nhiên, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết nghiên cứu khoa học có đặc thù riêng, có độ trễ, độ sai, có những
nghiên cứu cơ bản chỉ phục vụ công ích. Bộ đang tập trung rà soát, tái cơ cấu lại chuỗi nghiên cứu khoa học
công nghệ. Việc tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm đều phải gắn với doanh nghiệp và đồng hành cùng các
cơ chế đầu tư đối tác công tư. Giải pháp trọng điểm là tập trung, huy động các nguồn lực để đi vào phát triển
kinh tế, chuỗi sản xuất.
Làm rõ thêm về nội dung liên quan đến ngân sách cho lĩnh vực khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng nêu rõ trong thời gian dài phải tập trung ưu tiên ngân sách cho các lĩnh vực khác nhưng lĩnh
vực khoa học công nghệ về cơ bản thực hiện đúng theo nghị quyết của Quốc hội. Cụ thể, giai đoạn 2016-
2018, bố trí khoảng 2% tổng chi ngân sách theo đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
(Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Về cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ, thời gian qua các Bộ gồm Tài chính, Khoa học và Công nghệ
thường xuyên đổi mới cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế tài chính cho các đề tài và dự án. Các Thông tư 55,
Thông tư 27 có bước đổi mới hết sức toàn diện. Nếu cách đây 30-50 năm trở về trước, phần lớn các nhà
khoa học đều phàn nàn về cơ chế thanh quyết toán kinh phí khoa học công nghệ. Tuy nhiên những năm gần
đây đã có tiến bộ lớn, các thông tư này cơ bản giải quyết được những vấn đề về chứng từ, thanh toán, các đề
tài khoa học công nghệ, trong đó đề cao trách nhiệm cơ quan, chủ đề tài dự án.
Khắc phục tình trạng nhập công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
Đặt câu hỏi tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Bá Sơn phấn khởi trước những thành quả của sự nghiệp khoa học
công nghệ của nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo đại biểu, tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3 của Quốc hội
khóa XIV vừa qua, Chính phủ có báo cáo Quốc hội về tình trạng của 12 dự án kém hiệu quả.
“Có một điểm chung mà chúng tôi nhìn thấy là tất cả dự án này thì đều có công nghệ cũ, lạc hậu, kém hiệu
quả, gây ô nhiễm môi trường. Rõ ràng là đã có một kẽ hở khá lớn trong công tác quản lý để các công nghệ
lạc hậu, kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường này nhập khẩu hoặc là thông qua các dự án được nhập khẩu
vào nước ta,” đại biểu Nguyễn Bá Sơn đưa ý kiến và đề nghị Bộ trưởng cho biết về những khiếm khuyết, kẽ
hở là gì và các cơ quan chức năng đã xử lý vấn đề này như thế nào? Và liệu tình trạng nhập công nghệ lạc
hậu, gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra hay không?
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết đây là sự băn khoăn của Quốc hội về vấn đề kiểm soát các công nghệ
được nhập về trong nước. Quốc hội cũng đã bàn bạc thấu đáo, thể hiện hướng xử lý một cách có hệ thống,
căn cốt vấn đề này theo tinh thần Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Sắp tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn triển khai Luật. Trong đó,
đáng chú ý là đối với các dự án tiềm ẩn nguy cơ về môi trường và các vi phạm quy định các pháp luật liên
quan thì phải có đánh giá về môi trường. Từ đó sẽ không còn kẽ hở và thực trạng về công nghệ ảnh hưởng
môi trường sẽ được giải quyết.
Cùng với Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục có ý kiến để
Quốc hội sửa đổi đồng bộ các quy định liên quan trong các luật về đầu tư, đầu tư công, luật về xây dựng…
thì sẽ giải quyết được một cách hệ thống vấn đề này.
“Bộ Khoa học và Công nghệ cũng là thành viên Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại yếu kém của
một số nhà máy, dự án yếu kém ngành Công Thương, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban
Chỉ đạo. Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương để đánh giá công nghệ,
khắc phục cũng như hướng xử lý,” Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.
Cần cơ chế, động lực kinh tế thực sự đẩy mạnh khoa học công nghệ
Phát biểu tại phiên giải trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Nhà nước cần có những cơ chế thiết
thực, động lực kinh tế để các doanh nghiệp thực sự là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, thấy được sự
cấp thiết phải làm khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Phó Thủ tướng, so với các chỉ số khác như môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia, vị trí
khoa học công nghệ của Việt Nam trên thế giới cơ bản là tốt. Điều đó thể hiện qua chỉ số sáng tạo, đổi mới
toàn cầu của Việt Nam hiện đứng thứ 47 trên thế giới. Trong đó, năm nhóm chỉ số đầu vào là thể chế, nguồn
nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của các loại thị trường, môi trường kinh doanh có vị trí trung bình
71. Còn hai nhóm chỉ số đầu ra là tri thức công nghệ, kết quả đổi mới sáng tạo, trực tiếp liên quan đến ngành
khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 38.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
(Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Theo Phó Thủ tướng, để cải thiện năng suất lao động của Việt Nam, vốn rất thấp so với nhiều nước trong
khu vực, không chỉ cần đẩy mạnh khoa học công nghệ mà phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu vốn, định
hướng mới về thị trường, dịch vụ, hàng hoá, nguồn nhân lực…
Riêng đối với khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý cơ chế thiết thực, động lực kinh tế để các
doanh nghiệp thực sự là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, thấy được sự cấp thiết phải làm khoa học
công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa cơ chế tự chủ để các viện
nghiên cứu nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực dành cho khoa học công nghệ, đưa công tác nghiên cứu khoa
học công nghệ trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong các trường đại học.
Cùng với đó, Nhà nước phải tạo môi trường thực sự đồng bộ từ các chính sách kinh tế để doanh nghiệp là
trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo đến nguyên lý chấp nhận rủi ro, độ trễ khoa học trong vận hành các
thiết chế đầu tư cho khoa học công nghệ. Đã có ví dụ rất tốt như mô hình Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia (NAFOSTED) khi những đề tài của quỹ này tài trợ 50% kinh phí đã chiếm 1/4 tổng số nghiên
cứu công bố khoa học quốc tế của Việt Nam trong 5 năm gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Điểm cuối cùng vô cùng quan trọng, theo Phó Thủ tướng, đó là mọi khâu liên quan đến nghiên cứu khoa học
công nghệ đều phải công khai minh bạch, từ đăng ký đề tài, kết quả, quá trình thẩm định, bỏ phiếu kết quả
đề tài… để giới khoa học cùng phản biện. Các đề tài khoa học công nghệ cần được kết nối với cơ sở dữ liệu
khoa học trong nước và thế giới để các nhà khoa học không mất thời gian, công sức nghiên cứu lại những
vấn đề mà trong nước, quốc tế đã nghiên cứu rồi.
Bế mạc phiên họp 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, sau một ngày làm việc
khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ
Khoa học và Công nghệ đã kết thúc với kết quả tốt đẹp; hai Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành đã kết luận cụ
thể từng phiên chất vấn.
Theo Chủ tịch Quốc hội, với tinh thần không ngừng đổi mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho thực hiện
thí điểm một số cải tiến về cách thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp này. Qua đó đã tạo
được sự tương tác nhiều hơn, đối thoại trực diện giữa người hỏi và người trả lời về vấn đề chất vấn và nâng
cao trách nhiệm của cả người điều hành, người chất vấn và người trả lời chất vấn, đáp ứng được yêu cầu đặt
ra đó là nhiều đại biểu được chất vấn và cách chất vấn cũng ngắn gọn, không trùng ý.
Bộ trưởng trả lời trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề và không mất nhiều thời giờ để ghi chép câu hỏi hoặc khi trả
lời không có bỏ sót câu hỏi. Việc thí điểm này sẽ được tiếp tục đánh giá rút kinh nghiệm và có thể làm căn
cứ để báo cáo Quốc hội tiếp tục đổi mới để thực hiện tại kỳ họp thứ 5 tới, có cơ sở triển khai thực hiện các
giải pháp đã cam kết và báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh:
Nguyễn Dân/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội sớm gửi thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về chất vấn đến các cơ quan hữu quan. Đồng thời, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các vị đại
biểu Quốc hội sẽ tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng trong ngày 19/3 và tổ
chức các phiên giải trình về những vấn đề cần thiết trong các lĩnh vực thuộc trách nhiệm phụ trách để kịp
thời có giải pháp xử lý vấn đề bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu của cử tri và nhân dân cả nước, để góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sáu nội dung đã được xem xét quyết định trong đợt 1 của
phiên họp đã được Tổng Thư ký Quốc hội gửi thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến các
cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ còn hai phiên họp nữa để chuẩn bị cho các nội dung
trình ra kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Tại phiên họp thứ 23 vào tháng 4/2018 sẽ có một khối lượng công việc
rất lớn, cho ý kiến 12 dự án luật cũng như nội dung quan trọng khác trong đó có ba dự án luật chuyển từ nội
dung phiên họp thứ 23 sang và có bốn dự án luật do Chính phủ đề nghị bổ sung. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội
đề nghị, các dự án luật lần đầu trình tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội cần phải được Ủy ban Thường vụ Quốc
hội xem xét, cho ý kiến chậm nhất là tại phiên họp thứ 23 để kịp tiếp thu, chỉnh lý và gửi tài liệu xin ý kiến
các đoàn đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Phiên họp thứ 24 (vào tháng 5/2018) có thời gian rất hạn
chế do sát với ngày khai mạc kỳ họp nên chỉ tập trung cho ý kiến về các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà
nước và xem xét rà soát lần thứ hai, lần thứ ba nếu có đối với một số dự án luật còn có những ý kiến khác
nhau. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan, các Ủy ban của Quốc
hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương chuẩn bị các dự án luật bảo đảm chất lượng, tiến độ để trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kịp thời cho ý kiến vào phiên họp thứ 23, 24.

http://nhandan.com.vn/hangthang/kinh-te/item/37772502-xu-the-dua-khoa-hoc-cong-nghe-vao-nong-
nghiep.html
Xu thế đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp
Chủ Nhật, 30/09/2018, 02:16:21
Font Size: | Print

Hệ thống quản lý chế biến sữa hiện đại, khép kín của Tập đoàn TH Truemilk. Ảnh | Dương Mai
Tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra mới đây,
hình ảnh các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trở thành tâm điểm chú ý của phần lớn các
diễn đàn. Khoa học công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt tạo đột phá về năng suất, chất
lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp.
Hiệu ứng từ các doanh nghiệp lớn
Theo đánh giá của các tổ chức liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước, thời gian vừa qua
hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là việc
xuất hiện những sản phẩm chất lượng cao cùng với nó là những thương hiệu đã bước ra khỏi biên giới Việt
Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước và cả uy tín cho nền nông nghiệp nước nhà.
Tập đoàn Lộc trời là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo từ nghiên cứu, ứng
dụng đến chuyển giao và phối hợp với nông dân sản xuất. Hiện nay, mỗi năm tập đoàn sản xuất được 45
nghìn tấn lúa giống cung cấp cho sản xuất. Năm 2015, tại cuộc thi gạo quốc tế với 25 loại gạo ngon từ các
công ty lúa gạo quốc tế, sản phẩm gạo “Hạt ngọc trời - Thiên Long” từ giống AGPPS103 của Lộc trời đã
thắng giải “TOP 3” gạo ngon nhất thế giới. Thành công của Lộc trời đã mở ra cách tiếp cận mới, hình thành
cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo hình ảnh mới
đối với sản phẩm lúa gạo của Việt Nam.
Hay Tập đoàn TH Truemilk chỉ trong vòng chưa đầy chục năm trở lại đây đã trở thành thương hiệu quen
thuộc của người tiêu dùng trong cả nước. Không chỉ dừng lại ở sản phẩm sữa tươi, tập đoàn này liên tục đưa
các ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển đa dạng các dòng sản phẩm của mình. Mới đây là các sản
phẩm kem từ sữa tươi, rồi các thức uống từ thảo dược liên tục được Tập đoàn này đưa ra thị trường.
Song cốt lõi của sự phát triển bền vững của TH Truemilk là định vị ngay từ khi đầu tư vào nông nghiệp, là
doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghiệp chế biến sữa với một hệ thống quản lý cao cấp, dây chuyền
khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa tại các đơn vị
này được đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại, điển hình như hệ thống cào phân tự động; hệ thống máng
uống nước tự động, hệ thống quạt làm mát trong các chuồng; các cột nằm nghỉ cho đàn bò được trang bị hệ
thống chổi gãi ngứa tự động và lót bằng đệm cao-su bảo đảm chân móng của bò luôn sạch sẽ không bị nhiễm
bệnh... Chính vì vậy, các sản phẩm sữa của TH Truemilk không chỉ chinh phục được thị trường trong nước
vốn trước đây chỉ có một vài doanh nghiệp độc quyền mà còn hướng tới xuất khẩu được ra nhiều thị trường
quốc tế.
Khoa học công nghệ là giải pháp then chốt nâng cao năng suất, chất lượng.
Câu chuyện thành công của TH Truemilk cũng đã khơi gợi cảm hứng và tạo làn sóng đầu tư vào nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho nhiều doanh nghiệp “tên tuổi” khác. Như Tập đoàn Vingroup năm 2016
đã đầu tư hệ thống nhà kính VinEco Tam Đảo với diện tích 4,5 ha sử dụng công nghệ rau sạch của Israel.
Nhờ hệ thống nhà kính trồng rau mầm bằng phương pháp thủy canh, VinEco không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu
rau sạch trong nước mà còn hướng tới mang thương hiệu nông sản sạch Việt gia nhập thị trường quốc tế.
Hiện tập đoàn đã và đang mở rộng diện tích gieo trồng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh Hà
Nam, Quảng Ninh, Thừa Thiên -Huế.
Một đại gia khác nữa chuyên về lĩnh vực đầu tư tài chính là ông chủ của Công ty chứng khoán SSI đã đầu tư
vào nông nghiệp sau khi các đối tác Nhật Bản cho biết họ rất cần công ty Việt Nam sản xuất những sản
phẩm nông nghiệp chất lượng cung cấp cho thị trường Nhật và Tập đoàn Pan đầu tư vào nông nghiệp và
thực phẩm ra đời.
Có thể nói, hệ thống chính sách về khoa học công nghệ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục
vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh; tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh: chuyển giao đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động
khởi nghiệp,... đã bước đầu khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mặc dù số lượng còn rất
khiêm tốn với con số khoảng 1% doanh nghiệp.
Nông nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những rào cản chính để thu hút các doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp,
nhất là các dự án đầu tư sử dụng khoa học công nghệ chủ yếu là những khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất
và chính sách dồn điền đổi thửa vì đầu tư vào nông nghiệp thường phải ở quy mô lớn. Mức hỗ trợ cho doanh
nghiệp nông nghiệp còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như chưa bảo vệ được doanh nghiệp nông
nghiệp trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh
tế OECD, mức hỗ trợ nông nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ chiếm khoảng 7% chủ yếu qua hệ thống khuyến
nông và cắt giảm một số loại phí trong khi đó, ở một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc mức hỗ trợ có
thể lên tới 55-60%.
Ngay tại Thái-lan, một trong những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp của ta, từ hỗ trợ nông
nghiệp cũng khá là phổ biến. Chính phủ Thái-lan hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng hóa tại các địa điểm du
lịch vốn luôn đông khách của họ. Chính phủ trợ giá cho các công ty du lịch với mức giá hấp dẫn nhất để thu
hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Song bù lại các chương trình tour thiết kế dày đặc các điểm
đến bắt buộc (nếu không đến phải chịu tiền phạt) để họ giới thiệu và bán các sản vật địa phương mà phần lớn
khó có du khách nào không bỏ hầu bao ra sau rất nhiều lần “kiên nhẫn” giới thiệu của các doanh nghiệp và
nông dân Thái-lan. Và đây gần như là một chuỗi công nghệ làm du lịch của Thái-lan.
Nhìn lại thị trường của ta, sự hỗ trợ của ngành khoa học công nghệ đối với các doanh nghiệp lĩnh vực nông
nghiệp vẫn còn khá hạn chế. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng từ ngân sách
Nhà nước có trọng tâm là đổi mới công nghệ các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Tại hội nghị xúc
tiến đầu tư vào nông nghiệp vừa rồi, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra một bản báo cáo không có nhiều giải
pháp mới mẻ, hữu hiệu để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp.
Theo ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, để tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các
doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực nông
nghiệp, Chính phủ cần xây dựng quy hoạch mang tính bền vững, ổn định và hiệu quả. Ưu tiên cho những
ngành, sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp từ khâu quy hoạch cho đến chính sách, cơ chế khuyến khích đầu
tư, xúc tiến thương mại vì các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn dài nên rất cần sự bảo đảm ổn định và bền vững của quy hoạch, đồng thời khâu giám sát việc thực
hiện đầu tư theo quy hoạch cũng cần quy định chặt chẽ tránh chồng chéo gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Chính phủ cũng cần nghiên cứu thay đổi cách làm xúc tiến thương mại của cơ quan quản lý nhà nước, miễn
giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao để khuyến khích nâng cao tỷ lệ đầu tư để tạo ra
các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, có giá trị gia tăng. Trong đó, trọng tâm là các doanh
nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nông sản, tăng sức
hấp dẫn cũng như bảo vệ được doanh nghiệp nông nghiệp trước sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước
ngoài.
Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp cần chủ động tiếp cận đánh giá nhu cầu thị trường, nâng cao trình độ
quản lý, năng lực sản xuất, lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh
khả thi, hiệu quả để tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay tại các tổ chức tín dụng. Rồi cần đẩy mạnh sự “hỗ
trợ” của ứng dụng khoa học công nghệ trong thời đại internet vạn vật. Điều này thì hơn ai hết chính doanh
nghiệp mới là người quyết định cuối cùng sự thành bại của chính mình.

https://bnews.vn/du-di-a-lo-n-cho-nong-nghiep-ap-dung-cong-nghe-cao/94142.html
Dư điạ lớn cho nông nghiệp áp dụng công nghệ cao
15:04 | 21-08-2018
>> Làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn thuận lợi?
BNEWS.VN Dư điạ để áp du ̣ng công nghê ̣ vào nông nghiêp̣ là rấ t lớn. Viêṭ Nam có thể tâ ̣n du ̣ng,
nghiên cứu và đẩ y ma ̣nh hơn nữa khoa ho ̣c công nghê ̣ trong linh
̃ vực này.
Phát triển nông nghiê ̣p thông minh: Dư đi ̣a lớn cho công nghê ̣. Ả nh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Ta ̣i hô ̣i thảo Tầ m nhiǹ và giải pháp ứng du ̣ng khoa ho ̣c và công nghê ̣ trong phát triể n nông nghiê ̣p thông
minh bề n vững đươ ̣c Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn phố i hơ ̣p với Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư, Bô ̣
Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ tổ chức ngày 21/8, ta ̣i Hà Nô ̣i, các chuyên gia cho rằ ng, dư điạ để áp du ̣ng công
nghê ̣ vào nông nghiê ̣p là rấ t lớn.
Việt Nam có thể tâ ̣n dụng, nghiên cứu và đẩ y ma ̣nh hơn nữa khoa ho ̣c công nghê ̣ trong liñ h vực này.
̣ lý trong ngành nông nghiệp
*Nghich
Theo Viê ̣n Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiê ̣p nông thôn, hiê ̣n tài nguyên đã đế n giới ha ̣n,
buộc chúng ta chuyể n sang sử du ̣ng khoa ho ̣c công nghệ nhiề u hơn. Trong thời gian gầ n đây, đóng góp của
khoa ho ̣c công nghệ vào nông nghiê ̣p đạt khoảng 30%, nhiề u cố gắ ng, nghiên cứu mới trong giố ng lúa, chăn
nuôi, trái cây...
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiế n lược phát triể n nông nghiê ̣p
nông thôn thừa nhận, so với các quố c gia khác, đóng góp của khoa ho ̣c công nghệ vào nông nghiê ̣p vẫn còn
hạn chế. Trung Quốc đạt khoảng 70-80%, Thái Lan 60%, nên vẫn còn có nhiề u dư điạ đưa khoa ho ̣c công
nghê ̣ vào nông nghiệp.
Mô ̣t trong những điều đáng quan tâm nhất là đầu tư khoa ho ̣c công nghê ̣ vào nông nghiê ̣p vẫn chưa tương
xứng với tiề m năng của ngành xuất khẩ u gần 40 tỷ USD, đứng thứ 16 về xuấ t khẩ u nông sản.
Trong khi đó, đầ u tư cho khoa ho ̣c công nghê ̣ vào nông nghiêp so với GDP chỉ chiế m 0,2%. Các nước xung
quanh trung biǹ h là 0,4%, có nước đã đế n 1 – 2% như Thái Lan, Malaysia.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Đa ̣i ho ̣c California Davis, Hoa Kỳ, có mô ̣t nghich
̣ lý là chúng ta luôn muố n có
nông sản rẻ với chấ t lươ ̣ng cao, trong khi phầ n lớn hơ ̣p tác xa,̃ doanh nghiê ̣p gánh đủ thứ chi phí, khả năng
tiế p câ ̣n tín du ̣ng thấ p và gầ n như phải tự đi tìm giải pháp.
“Viê ̣c nông dân tự chế ta ̣o thành công máy gă ̣t, máy gieo ha ̣t... thường đươc̣ đưa như mô ̣t sự thấ t ba ̣i của giới
khoa ho ̣c, nhưng bản chấ t la ̣i cho thấ y sự đứt gãy trong các mố i quan hê ̣ liên kế t giữa chuyên gia từ bô ̣ nông
nghiê ̣p, trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p; nề n nông nghiê ̣p sẽ không có yế u tố chấ t xám và không thể phát
triể n bề n vững”, ông Nguyễn Hoàng nói.
Vi ̣chuyên gia này cũng dẫn chứng, ở các nước phát triể n, doanh nghiê ̣p chung tay đầ u tư vào các công trình
khoa ho ̣c...
Về lâu dài, đa ̣i diê ̣n các doanh nghiê ̣p và hơ ̣p tác xã cầ n đươc̣ phép tham gia vào các quỹ đầ u tư nghiên cứu,
các quy trình xét duyệt, hê ̣ thố ng đào tạo nhân lực... để có sự gắn kế t các mắ t xić h trong hê ̣ sinh thái nông
nghiê ̣p thông minh.
Bên ca ̣nh đó, thiếu khoa ho ̣c công nghê ̣ đồ ng nghĩa với rủi ro lớn cho cả nề n nông nghiê ̣p. Ở các nước, viê ̣c
lưu trữ phát triể n công nghê ̣ nghiê ̣p được đảm trách bởi 3 bô ̣ phâ ̣n: trường đa ̣i ho ̣c, các trung tâm của bô ̣
nông nghiê ̣p và bản thân doanh nghiê ̣p. Trong đó, doanh nghiê ̣p là nơi có hê ̣ thố ng quản lý thông tin tố t nhấ t
vì ho ̣ có kinh nghiệm chuyên sâu và hiể u rõ lĩnh vực kinh doanh.
*Ta ̣o cầ u nố i liên kế t
Rõ ràng, để phát triển nông nghiê ̣p thông minh mô ̣t cách bề n vững, sự nỗ lực của từng cá thể đơn lẻ sẽ chỉ
như “muối bỏ bể ”. Do vâ ̣y, cầ n phải có nhiều hô ̣i đồ ng, cơ quan liên ngành để giải quyế t, dự báo và phản
ứng nhanh với diễn biến thị trường, liên kế t các viê ̣n và trường đa ̣i ho ̣c, doanh nghiê ̣p để cung cấ p chất xám.
Ông Nguyễn Hoàng cho rằng, các dự án liên ngành này chỉ có thể thực hiê ̣n đươ ̣c khi có sự phố i hơ ̣p chă ̣t
giữa nhiề u bô ̣ như: Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bô ̣ Khoa ho ̣c và Công
nghệ... và các cơ quan thu thập thông tin nước ngoài.
Lực lượng khuyến nông, chính quyề n điạ phương và doanh nghiệp sẽ tham khảo thông tin này để triển khai
tổ chức sản xuấ t và phân phối.
Chiń h phủ có thể cho phép doanh nghiê ̣p, chuyên gia quố c tế tham gia vào quá triǹ h thẩ m đinh,
̣ tuyển cho ̣n
đề tài, dự án để tăng tiń h thực thế cho sản phẩ m nghiên cứu.
Cùng với đó, các thành phầ n như nhà lai tạo giố ng, trường đa ̣i ho ̣c, viện nghiên cứu và doanh nghiê ̣p sản
xuấ t phải được liên kết, thiết để tương tác có hiê ̣u quả với nhau.
Các diễn giả ta ̣i hội thảo cho hay, cách ma ̣ng công nghiê ̣p 4.0 đươ ̣c đánh giá là tiề m năng tố t để mời các
chuyên gia người Viê ̣t ở nước ngoài về tham gia, đưa khoa học công nghê ̣ vào nông nghiê ̣p.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ đô ̣ng hơn nữa hiǹ h thành quan hê ̣ đố i tác công nghệ với các đố i tác sở hữu
công nghê ̣ nguồ n và đang dẫn dắ t khoa học công nghê ̣ 4.0 như My,̃ Đức,... nhằ m tranh thủ tiếp câ ̣n công
nghệ mới, thúc đẩ y chuyể n giao khoa ho ̣c công nghê ̣...
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấ n, thứ nhấ t, qua internet, có thể trao đổ i thông tin dễ dàng, mô ̣t loa ̣t công nghê ̣
mới ở các nước như giố ng, sinh ho ̣c, nano để chăm sóc cây trồ ng vâ ̣t nuôi.
Công nghệ mà Việt Nam đang rất yế u và thiếu là công nghê ̣ bảo quản, công nghê ̣ chế biế n...
Thứ hai là mô hình phát triể n, Việt Nam có thể tham khảo thông qua liên kế t với nước ngoài như mô hiǹ h
nông nghiê ̣p hiện đại, hệ sinh thái nông nghiệp để định da ̣ng nề n nông nghiê ̣p thông minh...
"Chúng ta mới manh nha phát triể n nông nghiê ̣p thông minh, nhưng chưa biế t làm từ đâu, bao nhiêu người là
đủ, cơ chế phối hơ ̣p nhà nước – tư nhân, doanh nghiệp với các trường, viê ̣n nghiên cứu... Ngoài ra, các viê ̣n
nghiên cứu, trường đa ̣i ho ̣c cũng cần xây dựng kênh thông tin quảng bá rô ̣ng raĩ sản phẩ m của miǹ h để kế t
nố i, liên kế t nhà khoa ho ̣c gần hơn với doanh nghiê ̣p...", ông Tuấn nói/.
http://sonnptnt.vinhphuc.gov.vn/khoahoccongnghe/Pages/mo-hinh-ung-dung.aspx?ItemID=32497
Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc liên tục có sự tăng trưởng vượt bậc, giá trị
sản xuất toàn ngành năm sau cao hơn năm trước; năng suất cây trồng, vật nuôi từng bước được nâng
lên; chất lượng nông sản được cải thiện theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có được kết
quả đó ngành Nông nghiệp & PTNT đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp ứng dụng
khoa học công nghệ được coi là khâu tạo sự đột phá.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
Nhận thức rõ vai trò động lực của khoa học công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất. Được sự
quan tâm của Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị
trong ngành tích cực nghiên cứu, ứng dụng sâu rộng các tiến bộ kỹ thuật vào tất cả các lĩnh vực: trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và đã đạt được những kết quả khả quan.
Từ khi tái lập tỉnh Hội đồng KH&CN tỉnh đã ưu tiên để ngành nông nghiệp & PTNT triển khai hàng loạt
đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc chương trình nông thôn miền núi. Giai đoạn từ 1997 – 2005 đã có 28
TBKT được ứng dụng và 131 đề tài, dự án được triển khai, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý tài
nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ cây trồng và vật nuôi theo hướng phát triển bền vững. Trong
trồng trọt, cơ cấu giống lúa đã được chuyển đổi mạnh sang các giống mới, ngắn ngày từ đó thực hiện thành
công việc chuyển trà lúa theo hướng mở rộng trà xuân muộn, mùa sớm; thu hẹp trà lúa chiêm và xuân sớm;
bỏ hẳn trà lúa xuân chính vụ, lúa mùa cực sớm. Từ năm 2000 đến năm 2004, năng suất lúa của tỉnh đã tăng
13,2%, tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng 5,5%, trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm 5%. Tỉnh
cũng xác định được các giống ngô lai chủ lực, và trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về tỉ lệ trồng ngô lai. Các
biện pháp kỹ thuật trong thâm canh ngô như thời vụ, mật độ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh được tập trung
chỉ đạo sâu sát, do vậy năng suất không ngừng nâng cao. Về phát triển rau, hoa: Nhiều giống mới đã được
triển khai trồng và thu được kết quả đáng khích lệ như rau cải các loại, dưa hấu, dưa chuột, hoalyly, cúc,
lan,... Từ đó góp phần quan trọng tạo ra các cánh đồng hoa trị giá hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Giai đoạn từ năm 2006 – 2010, tiếp tục triển khai 105 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 06 dự án khoa
học công nghệ. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của
tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Trồng trọt ổn định cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm với công thức luân canh
phổ biến là 2 vụ lúa một vụ đông. Đã xác định được cơ cấu giống hợp lý cho từng vùng trong tỉnh, với các
giống có tiềm năng năng suất, chất lượng cao. Các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, thâm canh như SRI, 3
giảm 3 tăng, IPM, gieo thẳng bằng giàn kéo tay, đưa cơ giới hoá vào trong các khâu làm đất, thu hoạch,…
Đặc biệt, nhờ tích cực đưa các giống rau, cây màu và sản xuất vụ Đông nên từ đây vụ Đông đã trở thành vụ
sản xuất hàng hóa chính, bên cạnh cây ngô đông truyền thống thì hàng loạt cây trồng khác có giá trị kinh tế
cao hơn đã được mở rộng trong sản xuất vụ đông như: bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, cà chua, susu, ớt... Đã hình
thành được nhiều vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá tập trung như: vùng lúa chất lượng cao HT1, TBR-1;
vùng bí đỏ; vùng dưa chuột, dưa hấu; vùng rau susu. Chăn nuôi, thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh,
đã tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong chăn nuôi xuất hiện nhiều mô
hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 34,6%
năm 2005 lên 53% năm 2010. Đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn áp dụng kết quả đề tài nghiên cứu phương
thức nuôi thả bán công nghiệp với các loài cá truyền thống đã cho năng suất từ 10-15 tấn/ha, có mô hình đạt
18 tấn/ha.
Từ năm 2011 đến nay, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp đã chuyển từ
chiều rộng sang chiều sâu, trong đó tập trung nghiên cứu vào một số lĩnh vực công nghệ cao như: Trồng rau,
hoa chất lượng cao trong nhà lưới; phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hướng thâm canh. Đặc biệt, trong năm
2015 Vĩnh Phúc được Bộ Nông nghiệp & PTNT chọn là một trong 4 địa phương trong cả nước tổ chức khảo
nghiệm ngô biến đổi gen. Sở Nông nghiệp & PTNT thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành đặc biệt
là Sở Khoa học công nghệ tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và định hướng phát triển nông
nghiệp của tỉnh, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp KHCN trong sản xuất nông nghiệp góp phần
phục vụ thiết thực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Gắn nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất
Chúng tôi về huyện Vĩnh Tường để tìm hiểu về việc vận dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học
vào thực tiễn. Năm 2007, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Tường chủ trì nghiên cứu đề tài “Cấy
lúa theo mật độ thưa và điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh để thâm canh lúa cao sản trên đất phù sa”.
Tập quán sản xuất của nông dân Vĩnh Tường thông thường cấy từ 50-55 khóm lúa/m2, như vậy, mỗi sào sẽ
phải mất từ 2,5-3 kg lúa giống. Với việc thực hiện đề tài này, mật độ cấy giảm xuống còn 33 – 35 khóm/m2,
mỗi khóm chỉ cấy 2 – 3 rảnh mạ. Với cách làm này, mỗi sào người nông dân tiết kiệm được khoảng 1,5 kg
lúa giống so với cách làm truyền thống. Đồng thời, sau khi lúa đẻ nhánh, điều tiết nước bằng cách rút sạch
nước để cây lúa thôi không đẻ nhánh, tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi hạt, giúp lúa cứng cây, chống đổ
tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thường. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,
diện tích gieo cấy theo mô hình và năng suất tăng dần qua các năm. Năm 2007, toàn huyện có 25,5ha thực
hiện mô hình với năng suất trung bình 2 vụ đạt 57,6 tạ/ha, tăng bình quân so với tập quán gieo cấy thông
thường 12 tạ/ha. Vụ xuân 2011, tổng diện tích gieo cấy theo mô hình đạt trên 2.200 ha, cho năng suất 70,7
tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha so với cách gieo cấy thông thường. Hạch toán hiệu quả kinh tế, từ năm 2007-2011, tổng
giá trị đạt trên diện tích ứng dụng là 266,8 tỷ đồng, tăng so với tập quán gieo cấy truyền thống 21,1 tỷ đồng;
hiệu quả kinh tế đạt 134,2 tỷ đồng; tổng kinh phí tiết kiệm được 9,8 tỷ đồng. Mô hình đã được người nông
dân đón nhận và đã nhân ra diện rộng. Đến nay, toàn huyện có 24/29 xã, thị trấn thực hiện mô hình. Vụ xuân
năm 2015, tổng diện tích gieo cấy toàn huyện đạt gần 6.400ha, trong đó có 5.400 ha áp dụng mô hình này.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Tường, kết hợp 2 biện pháp kỹ thuật: Mật độ
cấy lúa thích hợp và điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh của cây lúa là biện pháp thâm canh lúa, đã giảm
chi phí giống, công lao động, nước tưới, điện bơm nước, thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất lúa, tăng
hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn cả, người nông dân đã nhận
thấy những ưu điểm của biện pháp kỹ thuật này và sử dụng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, trở thành tập
quán sản xuất của đông đảo nông dân địa phương.
Nông dân xã Vũ Di trồng cà chua ghép cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng
cà chua không ghép
Tiếp nối thành công của đề tài: “Cấy lúa theo mật độ thưa và điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh để
thâm canh lúa cao sản trên đất phù sa”, vụ Thu Đông năm 2009, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Vĩnh Tường thực hiện tiếp đề tài khoa học “Xây dựng mô hình trồng cà chua ghép trái vụ trên
gốc cây cà tím”. Mục đích của đề tài nhằm khắc phục bệnh héo rũ vi khuẩn và nâng cao hiểu quả kinh tế
trong sản xuất cà chua trái vụ. Từ năm 2010 đến nay, huyện Vĩnh Tường tiếp tục xây dựng mô hình ứng
dụng kết quả nghiên cứu cà chua ghép trên địa bàn với quy mô và số hộ tham gia ngày càng lớn. Qua thực tế
triển khai, cà chua ghép trái vụ đã khẳng định ưu thế kháng bệnh héo rũ vi khuẩn của giống cà chua không
ghép gốc. Đồng thời cũng khẳng định, giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím là một trong các giống
thích hợp với điều kiện sản xuất của huyện Vĩnh Tường bởi tiềm năng về năng suất và giá trị vượt trội so với
cà chua đối chứng không ghép, mở ra hướng đi mới để Vĩnh Tường hình thành các vùng sản xuất cà chua
hàng hóa. Qua 5 năm triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, cà chua ghép trên gốc cà tím đã cho năng
suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Theo đánh giá của các hộ trồng cà chua, cây cà chua ghép có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt, cây khỏe, bộ lá có màu xanh đậm, bản lá dày, có khả năng chống chịu nhiệt và
kháng bệnh cao (đặc biệt là bệnh héo rũ vi khuẩn). Số chùm hoa và tỷ lệ đậu quả cao, một cây trung bình có
khoảng 60 - 80 quả và đạt từ 3 đến 4 kg quả/gốc ghép, tùy theo điều kiện chăm sóc tại các xứ đồng mà số
lượng quả có thể cao hơn nhiều như ở các ruộng tại Tân Tiến, Đại Đồng. Năng suất bình quân cả vụ đạt trên
3 tấn/sào, có nơi đạt từ 3,5 đến 4 tấn/sào, giá trị thu nhập khoảng 20 triệu đồng/sào.
Lĩnh vực chăn nuôi của Vĩnh Phúc trong những năm qua đang có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là
chăn nuôi lợn được xác định là thế mạnh của tỉnh. Từ thực tiễn đó Trung tâm Giống vật nuôi đã thực hiện đề
tài:“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng các giống lợn mới để nâng cao năng suất, chất lượng
thịt, góp phần an toàn dịch bệnh giai đoạn 2013-2015”. Đây là đề tài thực hiện trong 3 năm 2013-2015 với
tổng kinh phí là 1,9 tỷ đồng. Thực hiện nội dung được duyệt, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tiến hành
nhập 19 con lợn đực giống ngoại với các giống gồm: Pidu, Pi4, Maxter16, Pietran, Duroc, Landrace. Hiện số
lợn trên đã đi vào khai thác tinh. Đàn lợn giống đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại Trung tâm, cung ứng
tinh cho 65 điểm, với 30.000 liều tinh cung cấp cho các hộ trên địa bàn tỉnh. Áp dụng phương pháp thụ tinh
nhân tạo người chăn nuôi giảm được chi phí khoảng 55.000 đ/lần phối giống. Lợn thương phẩm được sinh ra
từ thụ tinh nhân tạo, chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp hơn so với lợn được sinh bằng phối giống
truyền thống. Tỷ lệ thụ thai đạt 75%, tỷ lệ này đạt mức độ khá cao trong tỷ lệ thụ tinh nhân tạo (yêu cầu 70-
80%). Số lợn con sinh ra/ổ của lợn thí nghiệm đạt 11,10-12,07 con/ổ, số con sống đến 24h đạt 10,70 – 11,30
con/ổ, số con sống đến 21 ngày đạt 10,40-10,70 con/ổ. Qua kết quả theo dõi về năng suất sinh sản của đàn
lợn nái, ta thấy các chỉ tiêu đạt và vượt mức theo định mức kỹ thuật của Bộ NN&PTNT. Thông qua việc áp
dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo phối giống cho đàn lợn nái của người dân, đã góp phần giảm nguy cơ lây lan
dịch bệnh tại các địa phương, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, mang lại
hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt.
Vai trò của KHCN trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp
Tỉnh Vĩnh Phúc đang khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với quan điểm chủ đạo
là:Lấy con người và khoa học công nghệ là động lực cho phát triển nông nghiệp. Tái cơ cấu nông nghiệp
theo hướng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có lợi thế, có thị trường. Tập
trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, ưu tiên mô hình
sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh, sạch. Nội dung trên đòi hỏi tính ứng dụng và làm chủ
khoa học công nghệ rất cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong ngành nông nghiệp thời
gian qua còn nhiều hạn chế như: Một số đề tài, mô hình mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng mô hình, chưa
được nhân rộng ra sản xuất; nội dung của một số đề tài còn đơn điệu, nghèo nàn, mới chỉ tập trung vào khâu
giống, kỹ thuật canh tác là chính, chưa có đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản
chế biến nông sản, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ mới và sản phẩm chất lượng cao, chưa tiếp
cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại của thế giới và khu vực. Đây cũng là thực trạng chung trong
công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại hội thảo Khoa
học công nghệ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới: “ Khoa học công nghệ trong
nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, trình độ khoa học công nghệ nhiều lĩnh vực còn thấp so với
khu vực và thế giới, chất lượng và hiệu quả kinh doanh sản phẩm chưa cao. Ví dụ số lượng giống mới được
đưa vào sản xuất nhiều nhưng thời gian tồn tại không lâu và chưa cạnh tranh chất lượng so với các giống
nước ngoài,…Bởi vậy, quá trình hội nhập kinh tế yêu cầu cần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ
trong ngành nông nghiệp, đây được xem là khâu then chốt nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đề ra.”
Chúng ta đã được biết đến nền nông nghiệp Nhật Bản, Israel mặc dù tài nguyên đất đai, khí hậu của họ
không được thiên nhiên ưu đãi như ở nước ta nhưng nhờ ứng dụng KHCN hiện đại nên nền nông nghiệp của
họ đứng đầu thế giới. Những nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin cũng có nền nông nghiệp tương
đối hiện đại do tích cực đầu tư KHCN vào nông nghiệp. Đất nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển sản
xuất nông nghiệp do tài nguyên đất đai và khí hậu thuận lợi, tuy nhiên để khai thác được tiềm năng đó thì
việc phát huy vai trò của KHCN là giải pháp then chốt. Đây là vấn đề mà đề án tái cơ cấu nông nghiệp đang
tập trung giải quyết cùng với các giải pháp về đất đai, lao động, thị trường để đưa nền nông nghiệp nước ta
vươn lên hội nhập với thế giới, tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh, nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững./.
Ngày đăng: 27/04/2015 Tác giả: Tự Cường - Nguồn: Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT - Số lần
được xem: 2022

Phát triển nông nghiệp 4.0: Giải bài toán về vốn, nguồn nhân lực

Hà Nội Mới31/08/18 07:02 GMT+77 liên quanGốc


Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu, nhưng do đất đai manh mún, tư duy sản xuất
nhỏ lẻ nên việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức và rào
cản. Để giải bài toán này, ngành Nông nghiệp cùng các bộ, ngành, địa phương cần sớm tháo gỡ những
vướng mắc về đất đai, nguồn vốn và nhân lực.
Mô hình trồng hoa công nghệ cao tại huyện Đan Phượng.
Còn nhiều rào cản
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nhiều mô hình trồng hoa, rau trong
nhà màng, nhà kính mang lại giá trị kinh tế cao, như: Đối với cây rau doanh thu đạt từ 2,5 đến 9 tỷ
đồng/ha/năm; hoa, cây cảnh từ 0,5 đến 9,9 tỷ đồng/ha/năm; nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất đạt 40 tấn/ha,
gấp 40 lần so với sản xuất đại trà… Đến nay, cả nước có 30 doanh nghiệp, trang trại ứng dụng công nghệ
thông minh vào sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, do đất đai manh mún, cả nước hiện có 75 triệu thửa ruộng,
thuộc sở hữu của hơn 9 triệu hộ gia đình, nên doanh nghiệp khó đầu tư áp dụng công nghệ cao để thực hiện
cơ giới hóa và tự động hóa. Hiện để đầu tư một hécta nhà kính hoàn chỉnh có kiểm soát tự động theo mô
hình công nghệ cao của Israel thì cần ít nhất từ 10 đến 15 tỷ đồng; đầu tư cho một trang trại chăn nuôi quy
mô trung bình khoảng 150 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, triển khai xây dựng nông thôn mới, thành phố đã tập trung xây dựng 123 mô hình ứng dụng
nông nghiệp công nghệ cao. Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: Trồng rau hữu cơ của gia đình bà
Đặng Thị Cuối, ở huyện Đan Phượng cho thu nhập từ 2 đến 3 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh tại
nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội cho giá trị từ 0,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm... Tuy nhiên, TP Hà Nội chưa
có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà vẫn chỉ dừng ở các mô hình, nên hiệu quả kinh tế
chưa cao.
Ông Nguyễn Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, toàn thành phố mới chỉ có gần
1.500ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến
150.000ha. Nguyên nhân là do vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất lớn, doanh nghiệp chưa mặn mà để đầu tư
vào nông nghiệp công nghệ cao; nông dân chưa quen với việc sử dụng công nghệ thông minh trong sản xuất
nông nghiệp...
Đòn bẩy xây dựng nông thôn mới bền vững
Để tháo gỡ những bất cập trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Bộ sẽ phối hợp
với các bộ, ngành liên quan tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá cho nông nghiệp thông
minh với lộ trình phù hợp; ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu, vùng nông nghiệp công nghệ
cao. Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với các ngành chức năng xây dựng cơ chế riêng cho Quỹ Bảo lãnh tín
dụng đối với các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn
một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong
canh tác, phù hợp với vùng sinh thái và quy mô sản xuất để có mô hình nông nghiệp 4.0 quy mô lớn, tạo ra
nhiều nông sản độc đáo, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH, hiện nay, TH đã áp dụng hệ thống phần mềm
của Israel để quản lý sức khỏe đàn bò, với hệ thống vắt sữa tự động, hiện đại nhằm kiểm soát chất lượng
ngay từ đầu. Để doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện
đại vào sản xuất, các địa phương khi phê duyệt các dự án đầu tư cần bảo đảm quỹ đất, bàn giao đất sạch cho
doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trong xây dựng nông thôn mới,
TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 35%
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó sẽ có 600ha trồng rau, hoa, 460ha trồng cây ăn quả... Ngoài chính
sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn, đất đai thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Vì vậy, các trường đại
học, viện nghiên cứu cần đổi mới đào tạo nguồn nhân lực, tiếp cận các công nghệ mới theo xu thế; tạo ra các
công nghệ mới có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0.
Ứng dụng nông nghiệp thông minh 4.0 là một giải pháp cấp bách để bảo đảm an ninh lương thực và nâng
cao chất lượng nông sản. Việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (Internet, công
nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot…) vào nông nghiệp còn góp phần
giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, sâu bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong
từng khâu hay toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ... Vì thế, làm tốt nhiệm vụ này sẽ là đòn bẩy
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững ở tất cả các địa phương.
Ngọc Quỳnh
https://baomoi.com/phat-trien-nong-nghiep-4-0-giai-bai-toan-ve-von-nguon-nhan-luc/c/27523804.epi

Nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao


SGGP21/05/18 09:54 GMT+7241 liên quanGốc
Nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao đã đươc TPHCM xác định là hướng đi chủ yếu của ngành
nông nghiệp TP trong thời gian tới.
Trồng hoa lan dendrobium tại huyện Củ Chi - một trong những nghề được ưu tiên đào tạo
Vì vậy, ngoài vốn vay, nguồn nhân lực cho nền nông nghiệp công nghệ cao là vấn đề đặt ra trong giai đoạn
hiện nay.
Nâng chất lượng nguồn nhân lực nông thôn
Nền nông nghiệp cả nước từ bao lâu nay vẫn phụ thuộc vào lực lượng lao động dựa trên kinh nghiệm theo
kiểu “lão nông tri điền”. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), sự hạn chế về trình độ người lao động ảnh hưởng nhiều đến
việc tiếp cận khoa học - công nghệ. Có thể nói, đây là rào cản lớn trong việc xây dựng nền nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng ngành
nông nghiệp cả nước gặp nhiều khó khăn khi muốn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, do thiếu hụt lao
động có kỹ năng chuyên môn cho nền nông nghiệp 4.0. Để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông
nghiệp và nâng chất nền nông nghiệp cả nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực khu vực nông thôn trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Với TPHCM, nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp đô thị để
nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi hécta đất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ngoại
thành, cuối năm 2017, UBND TPHCM phê duyệt “Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ
cao giai đoạn 2018-2020”.
Mục tiêu của kế hoạch này là hình thành và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
có trình độ chuyên sâu với kiến thức, kỹ năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao; kỹ năng quản lý; năng
lực tiếp nhận, làm chủ công nghệ để ứng dụng và phát triển thực tế sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển
ngành nông nghiệp công nghệ cao của TP. Lĩnh vực đào tạo công nghệ cao phù hợp nền nông nghiệp đô thị
như công nghệ sinh học, chăn nuôi (bò sữa, bò thịt, heo), trồng trọt, cá cảnh, nuôi trồng thủy sản (đặc biệt
lĩnh vực nghiên cứu về giống, di truyền giống, di truyền phân tử và quản lý sản xuất giống), bảo vệ thực vật,
thú y, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản...
Theo kế hoạch, sẽ có gần 3.000 lao động nông nghiệp được đào tạo trong giai đoạn này, để có thể tham gia
từng khâu trong chuỗi sản xuất khi áp dụng nông nghiệp công nghệ cao. Những lao động này sẽ được bố trí
làm việc tại những hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; những nơi
có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân trên địa bàn TP. Bên cạnh đó, TP cũng đào tạo nâng
cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành thiết bị cho khoảng 1.800 cán bộ quản lý khoa học và công nghệ,
cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ cấp cơ sở, người quản lý hợp tác xã, kỹ thuật viên, chủ doanh
nghiệp, để có thể làm chủ công nghệ trong lĩnh vực; giúp cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học -
công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Kế hoạch này cũng sẽ
đào tạo 20 thạc sĩ và tiến sĩ về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại các viện, trường trong và
ngoài nước…
Ưu tiên ngành nghề thế mạnh
Tại buổi gặp gỡ các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai đào tạo, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-
PTNT TPHCM nhấn mạnh, việc đào tạo cho nông dân là hết sức quan trọng. Ngành nông nghiệp chịu trách
nhiệm triển khai việc đào tạo này. Cần thông báo các nơi để đăng ký, nắm bắt nhu cầu cụ thể. Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn dưới 3 tháng gồm: Cán bộ kỹ thuật trong ngành, các doanh nghiệp nông nghiệp TP,
các hợp tác xã và bà con nông dân. Những người được đào tạo sẽ cùng với ngành nông nghiệp TP đào tạo
tiếp cho những nông dân khác theo kiểu nhân rộng. Mời những cá nhân giỏi chuyên môn trong từng lĩnh vực
tham gia giảng dạy và áp dụng ngay trên thực tiễn.
Ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Hoài Nam, có thể nói là chuyên gia về tôm thẻ chân trắng nuôi theo công
nghệ cao, thuần thục cả lý thuyết và thực hành, năng suất có thể đạt 180 tấn/ha/năm. Ông Nam cho biết sẵn
sàng truyền đạt kinh nghiệm cho bà con. Phần lý thuyết chỉ cần học trong 2 ngày, nhưng cần thực hành cả
tháng ngay tại trang trại của ông để nắm chắc các thao tác và các bước. Tương tự, về kỹ thuật nuôi bò sữa, ở
TPHCM và cả nước không có nhiều người am hiểu tường tận và toàn diện (từ kỹ thuật nuôi, biện pháp
phòng bệnh, cho đến thức ăn, đặc biệt là thức ăn tổng hợp TMR) như chuyên gia Thạc sĩ Vương Ngọc Long,
vốn xuất thân từ Chương trình hợp tác bò sữa Việt - Bỉ thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền
Nam, từng làm việc cho Vinamilk. Về trồng trọt, có Công ty Nông Phát chuyên về dưa lưới sẵn sàng hợp
tác... Những cá nhân hay đơn vị này là hạt nhân giúp đào tạo, sẽ được mời tham gia giảng dạy cả lý thuyết
và thực hành.
Theo Sở NN-PTNT TPHCM, trước mắt tập trung những nhóm chủ lực mà TP có nhiều lợi thế để tổ chức
đào tạo cho lao động nông thôn như chăn nuôi bò sữa, heo thương phẩm, nuôi tôm nước lợ, cá cảnh, trồng
rau an toàn, hoa nhiệt đới, cụ thể là lan mokara và dendrobium. Theo ông Nguyễn Phước Trung, đây là
những nhóm hàng tạo ra hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Điều quan trọng là sau khi đào tạo, người lao động có thể thực hành ngay, làm được và bán sản phẩm ra thị
trường. Trước mắt, tập trung đào tạo vào những lĩnh vực này, sau đó triển khai thêm nhiều ngành nghề và
lĩnh vực khác ở nông thôn. Việc đào tạo chuyên sâu, dài hạn sẽ được chọn lọc kỹ càng hơn, ưu tiên những đề
tài nghiên cứu mới và có thể áp dụng vào thực tiễn TPHCM.
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, đến năm 2020, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Vì
vậy, phải nâng tỷ lệ nhân lực được đào tạo khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ mức 15,5% năm 2010 lên
khoảng 50% vào năm 2020.
CÔNG PHIÊN
https://baomoi.com/nhan-luc-cho-nong-nghiep-cong-nghe-cao/c/26110771.epi

Nông nghiệp mới - Bài 4: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt nam – lối đi nào cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ?
Mất mùa, hạn hán, ngập mặn, lũ lụt… Năm nào cũng vậy, đâu đó trên đất nước này người nông dân lại phải
gồng mình vật lộn với thiên tai và thời tiết. Rủi ro trong nghề nông dường như luôn thường trực.
Danh sách những cuộc giải cứu dưa hấu, cà chua, thanh long, lợn, vịt… cứ mỗi ngày một nhiều và khó khăn
không khi nào thôi đeo bám người nông dân.
Trước thực trạng này, không chỉ chính quyền, các chuyên gia mà tất cả mọi người đều nhận thấy con đường
của tương lai tất yếu phải là nông nghiệp công nghệ cao.
Công nghệ cao sẽ giúp nông nghiệp bớt phụ thuộc vào thời tiết, giảm lao động tay chân, chuyển từ sản xuất
nhỏ lẻ manh mún sang tập trung qui mô lớn, kiểm soát được chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao
năng suất, chủ động trong cả qui trình. Con đường đó nhiều quốc gia trên thế giới đã đi, đã thành công, và
cũng là con đường trọng yếu cho nước Việt.
ĐIỂM SƠ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
Khái niệm NNCNC đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên do nhiều yếu tố, chỉ đến năm 2004 một
số doanh nghiệp mới dè dặt áp dụng ở Lâm Đồng, Cần Thơ.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế và khoa học phát triển hơn, khả năng tài chính tốt hơn, nhận thức
về NNCNC tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh những cảnh báo trầm trọng trong vấn đề an toàn thực phẩm
tăng lên, nhiều tỉnh thành và doanh nghiệp cả nước mới chính thức bắt tay vào chiến dịch đầu tư cho
NNCNC.
Hiện cả nước có 29 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở 12 tỉnh, thành phố. Trong
đó, có 7 khu đã đi vào hoạt động, tập trung vào khâu nhân giống và phát triển ở 3 lĩnh vực trồng trọt, thủy
sản và chăn nuôi.
Chính phủ cũng có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC, điển hình là các chính sách
về đất đai, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng mới thông qua gần đây, hay mức thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp
kinh doanh NNCNC đang được dự thảo ban hành…
Rất nhiều công ty lớn ngoài ngành đã nhận thấy sự tiềm năng của ngành NNCNC và không bỏ lỡ cơ hội
tham gia thị trường này. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư nông nghiệp bài bản với quy mô lớn như
Vingroup, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc Trời, NutiFood, Dalat Hasfarm, Ecofarm…
Nổi bật là Vingroup với thương hiệu Vineco triển khai mô hình liên hết với 1000 hợp tác xã và hộ nông dân
từ năm 2016.
Hoàng Anh Gia Lai với kế hoạch đến năm 2018 dành 20.000ha trồng cây ăn quả, lượng bò thịt là trên
100.000 con và bò sữa là 20.000 con.
PAN Group với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới và đang tiếp tục đầu tư
hơn 2.000 tỷ đồng vào nông nghiệp thông qua các thương vụ M&A.
NutiFood cũng mới đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2017 để phát triển cà phê tại Đắc lắc.
Công ty Lộc Trời với chuỗi giá trị nông nghiệp từ giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm dinh
dưỡng hữu cơ sinh học, sản phẩm gạo, đóng gói bao bì tạo ra một vòng đời khép kín cho sản phẩm
Mới đây, Lộc Trời đã kí kết đầu tư 7.800 tỷ đồng vận hành chuỗi khép kín trên diện tích đất 2.000ha tại Thái
Bình.
Ngoài ra là hàng loạt cái tên trong và ngoài ngành khác cũng đang ráo riết nghiên cứu, đầu tư NNCNC như
tập đoàn FPT, công ty Elcom, Vinaseed, Thaco, Mía đường Lam Sơn,...
Các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và đặc biệt các dự án khởi nghiệp NNCNC cũng rất sôi nổi trong
thời gian gần đây. Tại một cuộc thi khởi nghiệp khá lớn năm 2017, cả 5 dự án vào chung kết đều là dự án
nông nghiệp công nghệ cao! Dễ thấy, không khí đầu tư NNCNC trên toàn quốc hiện đang khá ‘nóng’.
Các ứng dụng khoa học công nghệ đã được tận dụng linh hoạt, năng động trong nông nghiệp và tạo những
chuyển biến tích cực cho nông nghiệp Việt nam.
Đã có nhiều vùng người nông dân ủng hộ chính sách tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư
qui mô lớn và đồng bộ.
Dễ thấy các ứng dụng nhà kính, tưới tiêu, công nghệ gene, theo dõi mã cây trồng vật nuôi… được áp dụng
rộng rãi trong nhiều trang trại ở Việt nam hiện nay.
Tỉ lệ đóng góp GDP của nông nghiệp cho nền kinh tế hiện đạt 22% và tỉ lệ xuất khẩu tăng lên 23 - 35%,
trong khi tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 50%.
Đó là những bước tiến khá rõ nét, tuy nhiên nếu nhìn trên bản đồ NNCNC thế giới với những thành tựu và
hiệu quả cụ thể, có thể thấy Việt nam vẫn còn đứng đoạn cuối trên con đường công nghệ hóa nông nghiệp.
Rất nhiều khó khăn cản trở các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và chinh phục NNCNC, điển hình như
đầu ra chưa đảm bảo, năng lực công nghệ khoa học yếu kém, nhân lực có tay nghề và trình độ trong ngành
thiếu trầm trọng, không có quỹ đất lớn để sản xuất, hợp tác với nông dân còn nhiều rủi ro vì tính tuân thủ
hợp đồng yếu, hệ thống cung cấp vốn cho doanh nghiệp chưa phát triển, tiếp cận các chính sách ưu đãi còn
nhiều trở ngại...
Có thể nói, đầu tư NNCNC ở Việt nam còn muôn vàn khó khăn dù đã có những thành công bước đầu.
LỐI ĐI NÀO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cả nước có 1% tổng số doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với số vốn chỉ chiếm khoảng gần 3% tổng số vốn đầu tư của cộng đồng
doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh.
Trong số đó, 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn dưới 10 tỉ đồng. Đặc biệt trên 80% doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và áp dụng NNCNC.
Trong khi một số doanh nghiệp lớn đã hái được ‘trái ngọt’ nhờ NNCNC, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và
vừa còn loay hoay trước cơn lốc công nghệ.
Ngoài những khó khăn chung cho cả ngành nông nghiệp Việt nam, các doanh nghiệp này còn phải đương
đầu với nhiều bài toán khó về vốn, công nghệ, năng lực của doanh nghiệp, và thực trạng thị trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt trong khi người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn và thông minh hơn.
Tuy nhiên, trong khó khăn đôi khi lại là cơ hội. Chẳng hạn việc người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng an toàn
thực phẩm cao hơn chính là một thách thức lớn và một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể bật lên chiếm
lĩnh thị trường nếu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Hay việc cácoanh nghiệp gặp khó về quĩ đất lại là cơ hội cho doanh nghiệp nào thuyết phục được, tạo dựng
được niềm tin từ phía nông dân. Vì thế nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong công cuộc NNCNC như sau:
Hãy liên kết với nhau
Không phải vô cớ mà các doanh nghiệp lớn, nhiều tiềm lực đã thu được những thành công hơn trong
NNCNC hiện nay.
Việc phát triển NNCNC đòi hỏi vốn lớn, kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ phù hợp, nhân sự trình độ cao,
có khả năng phân phối sản phẩm ra thị trường.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đủ sức tự mình hoàn thành hết các yếu tố quan trọng này, vì vậy
giải pháp liên kết chuỗi doanh nghiệp đối tác chiến lược nên được cân nhắc đầu tiên.
Mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung trong khâu thế mạnh của mình, đó có thể là khâu giống, sản phẩm, chế biến,
giao nhận, hay tiêu thụ, tạo thành một vòng tròn đối tác khép kín như những công ty con trong một tổng
công ty lớn.
Các đối tác trong hệ thống có những ưu đãi chung dành cho nhau và có chính sách chung nhất định, thậm chí
hỗ trợ nhau khi khó khăn để nâng cao vị thế và giúp nhau cạnh tranh trên thương trường.
Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là các doanh nghiệp khó lựa chọn được đối tác đồng đều với mình ở
mọi khâu, mọi khu vực, và thường doanh nghiệp không đủ vững vàng đặt niềm tin vào chỉ 1 hay 2 đối tác
trong các khâu nhất định, nên phương thức này mặc dù đã có vài doanh nghiệp áp dụng nhưng chưa trọn vẹn
và cũng chưa mấy thành công ở Việt nam.

Tích cực tham gia cuộc chơi


Như trên đã phân tích, rất nhiều khi khó khăn lại đem đến cơ hội cho doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp nhỏ và
vừa có khả năng áp dụng công nghệ cao ít hơn so với các doanh nghiệp lớn, nhưng công nghệ cũng đem đến
cho các doanh nghiệp mặt bằng cạnh tranh tương đối rõ ràng và bằng phẳng.
Đừng lùi về quá sâu với những phương cách phân phối sản phẩm truyền thống và bạn hàng truyền thống vì
thiếu tự tin. Hãy tích cực đầu tư nghiên cứu thị trường, sử dụng tiện ích mạng xã hội để khảo sát thị trường
với chi phí hợp lý và đội chính xác cao.
Đặc biệt doanh nghiệp nên chủ động tận dụng thương mại điện tử để giải quyết đầu ra – vấn đề vốn được coi
là khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp.
Đôi khi, trong thương mại điện tử, nếu có bí quyết và chiến lược đúng đắn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn
có cơ hội chiến thắng các đối thủ lớn rất dễ dàng.

Lựa chọn chiến lược phù hợp


Lợi thế của người đi sau là có thể học tập thành công cũng như rút kinh nghiệm từ những thất bại của người
đi trước.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam có thể tham khảo mô hình phát triển của các công ty tương tự trong
những nước có nền nông nghiệp công nghệ cao như Isarel, Hà Lan, Mỹ… và thay đổi, vận dụng linh hoạt
phù hợp với điều kiện của mình.
Thế giới này rộng lớn và chắc chắn ở nhiều nơi có nhiều doanh nghiệp nhỏ đã uyển chuyển lựa mình để gặt
hái thành công, cạnh tranh được với các ông lớn trong thế giới phẳng và hiện đại.
Việc của chúng ta là tìm hiểu cách thức làm việc của các doanh nghiệp ấy, học tập họ, từ đó xây dựng những
chiến lược, mô hình phù hợp với Việt nam nhất cho doanh nghiệp của mình.
Chẳng hạn với cùng điều kiện không có diện tích đất canh tác lớn, các doanh nghiệp Israel đã liên kết với
nhau thành vùng NNCNC, làng NNCNC để đủ năng lực xuất khẩu ra thế giới.
Hay một số doanh nghiệp tập trung cung cấp công nghệ, đào tạo nông dân, còn lại giao cho người nông dân
tự chịu trách nhiệm với chất lượng và khối lượng sản phẩm…

Chủ động cập nhật khoa học, công nghệ


Công nghệ ở đây không chỉ là các ứng dụng công nghệ, các phương thức, qui trình sản xuất tiên tiến hiện
đại, mà còn bao gồm cả các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với sản phẩm và qui trình sản xuất, phân phối sản phẩm
nông nghiệp.
Càng tiến xa hơn trong NNCNC, người ta càng đòi hỏi các tiêu chí cao hơn, rõ ràng hơn. Doanh nghiệp cần
chủ động nắm bắt các tiêu chí, yêu cầu của người tiêu dùng trên thế giới đối với sản phẩm của mình và
không ngừng hoàn thiện để đạt trên những tiêu chí đó.
Cho dù là doanh nghiệp nhỏ, thị trường chắc chắn cũng không đặt các ‘ưu tiên’ giảm bớt các tiêu chí này, và
doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải chủ động đáp ứng nếu như muốn bơi ra biển lớn.
Việc chủ động cập nhật các tiến bộ hay các yêu cầu trong khoa học công nghệ cũng giúp cho doanh nghiệp
có cái nhìn chính xác về xu hướng phát triển NNCNC, thậm chí có thể dự báo được những sản phẩm tiềm
năng trong tương lai, hay sản phẩm có thể dư thừa, thiếu hụt từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Tránh theo ‘trào lưu’


Mặc dù NNCNC đã là xu hướng trong nông nghiệp, công nghệ cao ít nhiều được nhắc đến và áp dụng trong
hầu hết các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần hết sức tỉnh táo
trong cuộc chơi tốn kém này.
Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp ham năng suất và sản lượng vượt trội do công nghệ đem lại nên lao theo
đầu tư sản xuất nhằm thu hoạch số lượng lớn và đưa chính sách giá rẻ. Phương thức này nhiều rủi ro với
những doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng với doanh nghiệp nhỏ, tốt hơn hãy tập trung vào các sản phẩm khan hiếm, giá
bán cao, và có giá trị gia tăng cao. Đi theo hướng này, các doanh nghiệp cũng có thể tránh được đội ngũ đối
thủ cạnh tranh đông đảo đã có sẵn công nghệ trong tay luôn hiện diện khắp thế giới.

Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau


Vốn là một trong những thách thức lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh để phát
triển NNCNC doanh nghiệp cần nguồn vốn rất lớn, ổn định nhưng thị trường ngành nông nghiệp lại tiềm ẩn
nhiều rủi ro nên việc vay vốn từ các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tìm đến các quỹ đầu tư mạo hiểm, các trang gọi vốn cộng
đồng, các chương trình trợ vốn của chính phủ và chính quyền địa phương.
Doanh nghiệp cũng có thể kêu gọi liên kết đầu tư, hoặc đầu tư chia sẻ lợi nhuận để dễ huy động vốn.
Thậm chí các doanh nghiệp có thể chủ động đề xuất với chính quyền để được ưu đãi về vốn bởi NNCNC
đang là một trong những ngành quan trọng được khuyến khích phát triển ở nhiều địa phương hiện nay.
https://doimoisangtao.vn/news/2017/11/21/nng-nghip-cng-ngh-cao-vit-nam-li-i-no-cho-cc-doanh-
nghip-va-v-nhĐ.K. Hà

You might also like