You are on page 1of 11

ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Rèn Luyện Kỹ Năng Mềm

Trong thời đại hội nhập, sự thành đạt của mỗi cá nhân không chỉ được
đánh giá bởi kỹ năng cứng mà còn được đánh giá qua kỹ năng mềm của
mỗi người. Để đạt sự thăng tiến trong nghề nghiệp, người lao động không
nên quá tập trung vào việc tích lũy, học hỏi kiến thức mà bỏ qua khâu hoàn
thiện những kỹ năng mềm của mình

A. Tổng quan về đào tạo kỹ năng mềm:

Những năm gần đây, một trong những chủ đề được đề cập nhiều trên các phương
tiện thông tin đại chúng là “kỹ năng mềm” hay còn gọi là “kỹ năng con người”
hoặc “kỹ năng sống”.
Dù chúng ta giữ bất cứ cương vị nào ở bất kỳ ngành nghề nào, kỹ năng mềm được xem
là chìa khoá dẫn đến thành công. Vậy đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm như thế nào
cho hiệu quả?
TP HCM hiện có trên 50 Công ty và trung tâm với khoảng 100 giảng viên chuyên đào tạo
kỹ năng mềm. Hầu hết những chương trình đạo tạo kỹ năng đều được thiết kế khoảng
1-2 ngày. Tuy vậy, hiệu quả của việc đào tạo như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Phải
chăng giảng viên không chuyên nghiệp, chương trình đạo tạo không phù hợp? Nhiều
công ty gửi nhân viên đi học các khoá về kỹ năng mềm, nhưng sau khi được đào tạo
nhân viên vẫn không phát triển hoặc không đạt hiệu quả trong công việc. Có phải do khả
năng của học viên không thể tiếp thu các kiến thức và kỹ năng đó? Đâu là mấu chốt của
vấn đề?
Bài viết này trình bày một số quan điểm của tác giả với mong muốn ngày càng
nhiều người hoàn thiện hơn về kỹ năng mềm và thành công hơn trong công việc
và cuộc sống.
Trước hết, rất khó để có thể xác định một chuẩn mực cho kỹ năng mềm bởi nó xuất
phát từ động cơ cá nhân và nội lực bên trong mỗi người. Nếu mọi người đều đạt một
chuẩn mực chung sẽ dẫn đến thiếu sự đa dạng và phong phú. Sự khác biệt mang tính
cá nhân riêng sẽ làm cho môi trường trở nên đa dạng và là động lực để hoàn thiện, bổ
sung và phát triển. Do vậy việc chấp nhận sự khác biệt và bổ sung giữa các cá nhân là
cần thiết.
Thứ hai, việc đạo tạo kỹ năng mềm không chỉ dừng lại ở một hoặc hai ngày đào tạo.
Đào tạo kỹ năng mềm phải được hiểu như một qúa trình. Trong quá trình đó có sự phối
hợp giữa doanh nghiệp, trung tâm đào tạo, giảng viên và bản thân học viên. Các khoá
học kỹ năng mềm chỉ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng nền tảng, tạo
tiền đề để học viên phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm hoàn
thiện bản thân.
Do vậy, quá trình sau đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Việc tự trải nghiệm, vận dụng
và đúc kết kinh nghiệm từ trong công việc và cuộc sống là một phần quan trọng giúp học
viên hoàn thiện kỹ năng mềm của mình. Quá trình này không chỉ một mình học viên phải
chịu trách nhiệm và tự làm mà cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp, đặc biệt là cấp quản
lý trực tiếp, trung tâm đào tạo và môi trường sống, làm việc. Đơn cử một ví dụ, học viên
được tham dự khoá học kỹ năng tư duy sáng tạo và tiếp thu được nhiều kỹ thuật, tuy
nhiên khi trở về doanh nghiệp họ lại không được tạo điều kiện để tư duy sáng tạo, hoặc
những ý tưởng sáng tạo của họ không được ghi nhận và phát triển. Trung tâm đào tạo
sau khi cung cấp một khoá học kỹ năng mềm trong một hoặc hai ngày thường cho rằng
mình đã cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho học viên. Với bảng đánh giá sau khoá học
90% hài lòng, các trung tâm cho rằng việc đào tạo đã hoàn tất, trách nhiệm còn lại là ở
công ty và học viên. Thiết nghĩ, việc đào tạo kỹ năng phần mềm có thể sẽ hoàn thiện
hơn nếu có sự phối hợp liên tục giữa bản thân học viên, công ty và trung tâm đào tạo.
Thứ ba, văn hoá công ty và văn hoá của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng
mềm. Thật không dễ để mang những kỹ năng mềm có chuẩn mực phương Tây hoặc
mang văn hoá phương Tây dể áp dụng vào phương Đông. Người phương Tây thường
rất thoải mái trong việc bày tỏ chính kiến và thẳng thắn đi vào mục tiêu giao tiếp để tránh
mất thời gian. Trong khi đó người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường
hay rào trước đón sau, không đi thẳng vào vấn đề để tránh mất lòng người đối diện. Vậy
chuẩn mực nào cho giao tiếp là phù hợp cũng cần phải được lưu ý.
Thứ tư, để rèn luyện và vận dụng đúng phương pháp, đạt hiệu quả và thành công, kỹ
năng mềm cần được tập luyện hàng ngày và liên tục thành một thói quen. Khi vận dụng,
kỹ năng mềm cần được tận dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống và công
việc cụ thể. Rất nhiều học viên tham dự các khoá học kỹ năng mềm với hy vọng tìm ra
một khuôn mẫu chuẩn mực. Không thể tìm được một chuẩn mực cũng như không thể
nào phát triển được kỹ năng mềm với kiểu tư duy như vậy. Ví dụ, trong khóa đào tạo kỹ
năng quản lý bản thân, học viên học được bảy thói quen của người thành đạt, tuy nhiên
nếu chỉ dừng ở lý thuyết, không rèn luyện hàng ngày và vận dụng đúng phương pháp,
học viên sẽ không thể biến chúng thành thói quen của bản thân.
Tóm lại, kỹ năng mềm thuộc về nhóm các kỹ năng hành vi đóng vai trò rất quan trọng
trong cuộc sống và trong công việc. Kỹ năng mềm được hầu hết các nhà tuyển dụng
quan tâm và xem như là chìa khoá để thành công. Đánh giá đúng mức tầm quan trọng
của kỹ năng mềm là cần thiết, tuy vậy để đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, trung tâm đào tạo và học viên. Các yếu
tố cần được quan tâm là chấp nhận sức mạnh nội tại và sự khác biệt của mỗi người
trong kỹ năng mềm, xem xét đào tạo kỹ năng mềm là một quá trình, xem xét ảnh hưởng
của văn hoá đến kỹ năng mềm và rèn luyện liên tục cũng như vận dụng linh hoạt kỹ
năng mềm vào thực tế công việc và cuộc sống.

B. Học kỹ năng mềm như thế nào?

Kỹ năng mềm có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và
không chỉ bó hẹp trong ngần ấy tiêu chuẩn, chuẩn mực. Mỗi người có
thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính
mình. Sự phát triển của khoa học và truyền thông giúp con người có
thêm kiến thức từ sách vở, báo chí, internet. Các kênh thông tin đó sẽ
phổ biến và chia sẻ những kinh nghiệm thành công và là thông tin hữu
ích giúp chúng ta dễ dàng tham khảo cũng như ứng dụng. Kỹ năng
mềm xuất hiện ở mọi nơi, trong gia đình, trường học, môi trường làm
việc… Quan trọng là chúng ta biết đón nhận, sàng lọc và phát huy
những cái phù hợp với cá tính của mình.

1.“Kỹ năng mềm” xuất hiện ngày càng nhiều


Nhiều người nhắc đến kỹ năng mềm và xem đó như là một khám phá thú vị về
chính bản thân mình. Thực sự, chúng ta đôi khi sử dụng thành thạo kỹ năng này
như một phản xạ, xuất phát từ chính tính cách và khả năng, vốn sống của mình.

Tìm hiểu một cách cặn kẽ và chi tiết xem kỹ năng mềm là gì, các bước A, B, C,
D để tiếp cận như thế nào lại càng khiến chúng ta loay hoay với những gì lẽ ra
phải thật tự nhiên.

Người ta tò mò không biết kỹ năng mềm là gì mà sao đâu đâu cũng nhắc đến
như là phương pháp hữu hiệu để có thể giải quyết và kiểm soát mọi vấn đề.
Càng nghe nhiều, người ta lại càng thắc mắc và tò mò. Vì thế, số lượng lớp học
kĩ năng sống, kỹ năng mềm hay những lớp có nội dung tương tự như vậy ngày
càng trở nên quen thuộc.

Chủ yếu, các lớp học này là sự chia sẻ kinh nghiệm. Khi áp lực cuộc sống ngày
càng nhiều, mỗi người bị ép vào một trạng thái khá căng thẳng nên việc đưa ra
quyết định hay lựa chọn cách hành xử lại trở nên khó khăn hơn. Mọi thứ phải
luôn trong tầm kiểm soát để không đi sai. Một số người tìm đến “kỹ năng mềm”
với tâm lý xem đó là một cứu cánh để cuộc sống mình dễ kiểm soát hơn. Tuy
nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy.

A,B,C,D của kỹ năng mềm


Kỹ năng mềm có thể hiểu một cách cơ bản đó là:
• Kỹ năng đặt mục đích mục
tiêu cho cuộc đời
• Kỹ năng thuyết trình
• Tư duy và thay đổi bản thân
• Kỹ năng giải quyết vấn đề
• Kỹ năng làm việc nhóm.

Ngoài ra, kỹ năng mềm có thể được


hiểu một cách cụ thể hơn. Đó còn là
kỹ năng rèn luyện các phẩm chất cá
nhân bao gồm:

• Ý thức trách nhiệm


• Lòng tự trọng
• Sự thân thiện, hòa đồng
• Sự chân thành
• Khả năng làm chủ bản thân

Bên cạnh đó là kỹ năng trong quá trình giao tiếp, tương tác với các cá nhân
khác:

• Kỹ năng hòa nhập và làm việc tốt trong một đội/nhóm


• Kỹ năng truyền đạt lại kiến thức cho người khác
• Kỹ năng phục vụ và làm thỏa mãn khách hàng của đơn vị mình
• Kỹ năng lãnh đạo
• Kỹ năng thuyết phục
• Kỹ năng làm việc trong những môi trường khác nhau…

Có kỹ năng mềm, nghĩa là cũng sẽ có khái niệm “kỹ năng cứng”. Không thể đưa
ra phép so sánh, cân đo kỹ năng nào là chính, là quan trọng và cần thiết hơn
một cách thật chính xác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, kỹ năng mềm chưa được
quan tâm đúng mức trong các chương trình giáo dục hiện nay. Những đối tượng
quan tâm đến kỹ năng mềm hiện nay hầu hết là các bạn học sinh, sinh viên
chuẩn bị tốt nghiệp, có nhu cầu định hướng và theo đuổi một ngành nghề nào
đó. Liệu như vậy là có muộn không? Dù không có gì là muộn khi thực sự bắt tay
thực hiện nhưng nếu những điều được gọi là kỹ năng mềm được trau dồi và rèn
luyện từ sớm, có lẽ mỗi cá nhân sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội và cảm thấy
dễ dàng và thoải mái hơn với cuộc sống của mình.

2.Đằng sau kỹ năng mềm


Mỗi cá nhân khi chủ động đăng kí tham gia vào một lớp học huấn luyện “kỹ năng
mềm” thường mang tâm trạng mình sắp “nhặt được bí kíp”. Và chính thái độ sẵn
sàng thay đổi ấy sẽ khiến họ ít nhất thành công khi đón nhận một số quan điểm,
khái niệm mới mà có thể trước đó họ không đồng tình.

Ví dụ, một trong những kỹ năng đòi hỏi hầu hết các cá nhân phải có là kỹ năng
làm việc nhóm. Nếu không tham gia lớp học rèn luyện kỹ năng mềm, ai cũng có
thể hiểu làm việc theo nhóm là gì, ở mức đơn giản nhất là hiểu được đó là cách
việc theo một đội, làm việc chung với nhau. Thế nhưng, khi khái niệm làm việc
nhóm được giới thiệu thông qua lớp rèn luyện kĩ năng với những bài tập cụ thể
thì nó có thể làm thay đổi thái độ của cá nhân ấy. Có thể trước đây anh ta nghĩ
làm việc theo nhóm không đánh giá đúng năng lực cá nhân hay không phát huy
được ý tưởng của mình thì khi nhận thức được đó là một kỹ năng cần trang bị
cho mình, anh ta lại có thái độ rất khác, tích cực hơn và chịu chia sẻ hơn.

Vậy điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện kỹ năng mềm? Đó
không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà chính là thái độ cầu
tiến trong mỗi người. Kỹ năng mềm có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi
nơi và không chỉ bó hẹp trong ngần ấy tiêu chuẩn, chuẩn mực. Và như vậy, mỗi
người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính
mình.

3.Sự khác biệt của đào tạo kỹ năng mềm

Điều không nên làm là xác định chuẩn cho nhóm kỹ năng mềm. Bởi
mỗi người đều có sức mạnh nội tại, tính cách riêng của mình và họ
góp phần làm cho môi trường làm việc trở nên đa dạng, phong phú
hơn vì các cá tính riêng đo. Tuy nhiên, vẫn còn những tính cách đặc
biệt mà người chủ doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm và kỳ vọng ở
nhân viên của mình.

Bà Trần Thị Nam Phương – Trưởng phòng đào tạo và phát triển Công
ty VinaGame khuyên rằng, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ
năng giúp nâng cao giá trị đạo đức của bản thân, giúp cho đồng
nghiệp cùng vươn lên trong công việc. Những kỹ năng này chúng ta
không thể có được sau một vài khóa học mà cần được trau đổi hàng
ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm của chính bản
thân mình. Không nên quan niệm rằng, việc học kỹ năng mềm giống
như việc học những môn lý thuyết khác, mà nên học từ những người
có kinh nghiệm thực tế thông qua việc tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ
với họ. Sau đó, hãy biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế và
biết những kỹ năng đó trở thành kỹ năng của chính mình.

Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành công và
hạnh phúc cho rằng, nên vận dụng các kỹ năng mềm một cách linh
hoạt theo từng công việc cụ thể. Ví dụ, nếu vị trí bạn đang đảm nhận
là một nhóm trưởng thì bạn nên trau dồi kỹ năng lãnh đạo, thuyết
phục, trình bày, xử lý tình huống, phân công công việc, tình thần đồng
đội… Hầu hết các nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm
đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện
tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi
gặp các tình huống cần thiết. Ông Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc
Tâm Việt Group cũng cho biết, phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như
tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Chỉ riêng kỹ năng thuyết
trình đã nhiều yêu cầu, với mỗi đối tượng khác nhau, cần phải có dáng
đứng, cách biểu cảm, tốc độ nói, cách vung tay, sử dụng ngôn ngữ…
khác nhau. Việc ta cho là đơn giản như nghe thì trong chuyên môn gọi
là Kỹ năng lắng nghe, có chu trình gồm các bước: tham dự, ghi nhận,
thấu hiểu, hồi đáp, phát triển. Cần luyện tập đúng bài bản thành phản
xạ tự nhiên để trong tình huống nào cũng có thể giao tiếp hiệu quả.
Rèn luyện một cách chuyên nghiệp càng sớm càng tốt, cũng giống
như ngoại ngữ vậy, phát âm không chuẩn, thì không hiệu quả và
thành thói quen xấu, sau sửa sẽ rất khó.

C. Học kỹ năng mềm ở đâu?

1. Học ở các trung tâm kỹ năng mềm:

Nở rộ những lớp học kỹ năng

Học và thư giãn:

Nhà văn hóa Thanh niên chủ nhật hằng tuần luôn là
điểm hẹn lý tưởng cho các bạn thích tìm hiểu về kỹ năng
với các buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật giao
tiếp, tình yêu - hôn nhân - gia đình. Qua những câu hỏi
gợi mở mang tính dẫn dắt của các chuyên gia như cô Lý
Các lớp học về thời trang cũng
giúp bạn trẻ biết cách ăn mặc, đi Thị Mai, TS Vũ Gia Hiền, TS Huỳnh Văn Sơn...,
đứng đúng mực hơn - Ảnh: T.N.K

nhiều bạn trẻ thích thú khám phá ra những góc độ tâm lý của mình, rằng mình chưa sử
dụng hết năng lực bản thân để thể hiện cách ứng xử tốt hơn trong giao tiếp. M. L (SV
trường ĐH Mở) nói: "Tính em vốn ít nói, lại mang mặc cảm rằng dáng người em thấp
bé. Gần đây, nhờ tham gia thường xuyên các buổi nói chuyện về kỹ năng sống này mà
em thấy tự tin hơn hẳn, không còn mặc cảm như trước". Hoạt động của hơn 20 đội -
nhóm - câu lạc bộ cũng là một thế mạnh của NVH Thanh niên, thu hút hơn 3.000 hội
viên sinh hoạt thường xuyên như CLB Lý luận trẻ, CLB Thời trang Thanh niên, CLB Mỹ
thuật, CLB Thư pháp...

Không chỉ ở NVH Thanh niên, các bạn trẻ tìm đến các lớp học luyện nói như lớp học về
kỹ năng của NVH Điện ảnh, Nghệ thuật nói trước công chúng, Dẫn chương trình (Cung
văn hóa Lao động), Kỹ năng nói trước đám đông (NVH Phụ nữ)...

Hầu hết các lớp học này là miễn phí, được mở ra chủ yếu để tạo môi trường rèn luyện
kỹ năng cho các bạn thanh niên. Gọi là lớp học nhưng đôi khi chỉ là 1-2 buổi tọa đàm
chia sẻ kinh nghiệm giữa các báo cáo viên và học viên với khách mời là một chuyên gia
tư vấn, giám đốc nhân sự, nhà thiết kế thời trang... Những khóa học có thu học phí như
lớp Diễn xuất, Lồng tiếng phim (NVH Điện ảnh), Dẫn chương trình (NVH Thanh niên,
Cung văn hóa Lao động)... thường kéo dài hơn 2 tháng với chương trình học là những
kỹ năng được cụ thể hóa bằng những hoạt động vừa mang tính giao lưu vừa mang tính
rèn luyện kỹ năng, kết hợp học và thư giãn.

Học và trải nghiệm:


Đưa 3 tờ giấy khổ 40cm x 40cm cho ba nhóm học viên,
vị giảng viên thách đố: "Làm cách nào để 9 người/nhóm
đứng đủ trong mỗi tấm giấy này?".

Đó là một trong những trò chơi ứng dụng cách làm việc
nhóm diễn ra tại trường Thế giới tin học TP.HCM. Ông
Dương Hùng Sơn, Hiệu trưởng trường này cho biết: Từ
Một lớp học "kỹ năng mềm"
năm học 2007-2008, nhà trường đã mạnh dạn đi tiên tại trường Thế giới tin học
TP.HCM -
phong trong việc áp dụng chương trình "Plan to win" (Hoạch định để thành công)
của Trung tâm Đào tạo thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM, nhằm trang bị
những kỹ năng mềm cho 450 học viên năm cuối. Bình quân mỗi lớp kéo dài 5
buổi, 1 buổi 3 tiếng đồng hồ, gồm những nội dung: Xác lập mục tiêu cá
nhân/công việc, tư duy tích cực, lập mục tiêu và lên kế hoạch hành động, quản lý
thời gian, tự khám phá và đánh giá năng lực bản thân, viết báo cáo, ra quyết
định, giao tiếp hiệu quả, phương pháp làm việc nhóm...

"Thực tế, có nhiều bạn trẻ không xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thiếu
các kỹ năng cần thiết làm hạn chế khả năng xin việc, ít phát huy tính hiệu quả
của bản thân và khó hội nhập trong môi trường chuyên nghiệp" - ông Sơn giải
thích về quyết định đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy chính khóa. Theo ông, sau
hai khóa học diễn ra trong tháng 5 và tháng 8.2008, có khoảng 96% học viên bày
tỏ sự hài lòng đối với chương trình. Trên cơ sở ghi nhận những phản hồi của
học viên, ông Sơn khẳng định: Từ năm học 2008-2009, trường sẽ mở rộng quy
mô của các lớp học về kỹ năng mềm. Đặc biệt, những học viên năm nhất cũng
sẽ được tiếp cận chương trình này vì "thay đổi nhận thức và phương pháp học
ngay từ đầu là điều tối quan trọng cho học viên" như lời ông Sơn nhìn nhận.
Minh Luân (quê Bến Tre) tỏ ra "bất ngờ và may mắn" khi được tham gia lớp học
"Plan to win". Tham dự đến buổi học thứ ba, Luân hào hứng chia sẻ: "Mình thích
nhất là kỹ năng lập mục tiêu trước khi hành động, cách viết bài báo cáo cho cấp
trên. Nhờ những buổi học như vậy, tụi mình cũng không cảm thấy lúng túng
ngay khi có ý định thành lập công ty riêng cho mình...". Chàng sinh viên này còn
rút ra kinh nghiệm: "Thái độ là yếu tố quan trọng nhất trong nhân cách của mỗi
con người và quyết định đến 80% sự thành công trong phỏng vấn và cả trong
cuộc sống. Không ít nhà tuyển dụång quan tâm đến thái độ hơn là kiến thức,
chuyên môn của ứng viên".

Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Ngọc Đầy (quê Vĩnh Long), học viên năm thứ tư
của trường tâm sự, trước đây bạn hay làm việc theo sự ngẫu hứng, thích gì làm
nấy. Từ khi được tiếp cận "Plan to win", Ngọc Đầy đã biết cách sắp xếp thời gian
và ưu tiên cho những việc quan trọng. Đầy cho hay những kỹ năng làm việc
nhóm rất cần thiết cho những người đang theo học ngành công nghệ thông tin.
Ngoài ra, cô gái miền Tây này còn "để ý" thấy những bạn đồng môn của cô hòa
đồng hơn, đoàn kết hơn trong những lớp học như thế này... Tuy nhiên, Đầy ao
ước nếu như cô và các bạn được trang bị kỹ năng mềm từ năm nhất hoặc chậm
hơn là năm hai thì hiệu ứng chắc chắn sẽ tốt hơn.

Học miễn phí ra sao?

Đối tượng đến với những lớp kỹ năng rất phong phú và đa dạng, từ học sinh, SV
đến những phụ huynh lớn tuổi. Nhưng dù là lớp học miễn phí hay không, số
lượng học viên vẫn luôn đông đảo trong đó đối
tượng chính vẫn là các bạn SV - những người
đang khao khát tìm hiểu về cuộc sống xung quanh
mình trước khi bắt đầu cuộc sống sau khi tốt
nghiệp ĐH, CĐ. Các lớp học mang tính chất trao
đổi kinh nghiệm sống, các câu chuyện văn phòng,
dù không nhiều, nhưng cũng đủ để các bạn SV hình dung ra được cuộc sống
trong một công ty/cơ quan không đơn giản như họ đang hình dung. Các kỹ năng
này là điều cần thiết với các bạn thanh thiếu niên, có tác dụng tích cực trong
định hướng tương lai của các bạn. Minh Chi (Hùng Vương, Q.5) học giỏi nhưng
bản tính ít nói nên rất ít bạn bè, nói: "Giao lưu học hỏi với anh chị, bạn bè khi
sinh hoạt tại NHV Thanh niên làm em tự tin hơn trong giao tiếp, có nhiều bạn bè
thân thiết hơn trước".

Có tham gia những lớp này bạn mới bắt gặp một
điều khá thú vị khi hôm trước thấy học viên này ở
lớp này, hôm sau lại thấy bạn ấy ở lớp học khác.
Thanh An (Q.Tân Phú) từng tham gia cùng lúc 3 lớp
học kỹ năng khác nhau, cho biết: "Đi học rồi mới
thấy mình đang thiếu những kỹ năng nào. Mình thích
làm MC nên đi học Dẫn chương trình. Nhưng giọng mình lại hơi đớt. Mình học
thêm lớp Lồng tiếng phim (NVH Điện ảnh) vì ở lớp học này, mình được rèn luyện
để khắc phục khuyết điểm của giọng nói". Ngoài những lớp học phải đóng học
phí, An còn tận dụng tối đa các lớp học miễn phí như hướng dẫn trang điểm cơ
bản, nghệ thuật giao tiếp của NHV Điện ảnh.

Nguyễn Thanh Thủy (SV năm 2, ĐH KHTN) cho biết: "Ngoài việc tham gia các
lớp học miễn phí này, bạn cũng có thể tự sàng lọc những thông tin bổ ích cho
riêng mình bằng cách tham gia các buổi tọa đàm, sinh hoạt nhóm ở trường,
những chương trình giao lưu, trao đổi kỹ năng được các nhà văn hóa quận,
huyện tổ chức thường xuyên...". Tuy nhiên, theo Thủy, để nắm bắt được lịch học
của các lớp học kỹ năng miễn phí này, bạn phải thường xuyên lân la đến các
NHV để xem lịch học, chịu khó đến lớp sớm khoảng 30 phút để chọn cho mình
chỗ ngồi tốt vì các lớp miễn phí thì bao giờ cũng rất đông học viên.

Việc đào tạo kỹ năng mềm cho HS, SV ở các trường ĐH, THPT ở VN hiện nay
còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết. Các khóa học kỹ năng tạo
cho các bạn trẻ một phong cách tự tin, vững vàng trong giao tiếp, ăn nói hoạt
bát, suy nghĩ logic, giúp bạn giải quyết mọi công việc trong cuộc sống được
nhanh nhạy hơn. Đây không chỉ là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống mà
còn là các kỹ năng được các nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi chúng ảnh hưởng
rất lớn đến việc bạn trẻ có hòa nhập được với môi trường làm việc và đạt hiệu
quả cao trong công việc hay không.

2. Học qua sách báo:


Không chỉ dừng lại ở việc tham gia các trung tâm đào tạo kỹ năng, các bạn trẻ
ngày nay đã biết tự trang bị cho mình những kiến thức thật hữu ích thông qua
sách, báo và những tư liệu chuyên về kỹ năng mềm.

Sự phong phú về nội dung, hình thức, sự đông đảo về số luợng, và chất lượng
tương đối đảm bảo của những ấn phẩm này đã tạo cho người đọc nhiều sự lựa
chọn phù hợp với yêu cầu của mình.

Quan trọng hơn là bạn lựa chọn như thế nào và áp dụng những kiến thức thu
nhận được ra sao. Hãy có nhưng quyết đinh sáng suốt cho tương lai của
mình_đó là bước đầu của sự thành công.

3. Lớp học kỹ năng mềm online:

Song song với những tư liệu sách báo và những lớp học kỹ năng tại các trung
tâm, lớp học online cũng là một lựa chọn thông minh cho những bạn trẻ bận rộn
và muốn tiết kiệm tài chính cho mình. Kho dữ liệu khổng lồ trên những website
dành riêng cho kỹ năng mềm sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt được kỹ
năng mà mình mong muốn.

D. Cần học những kỹ năng gì?

10 KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ

1. Làm việc với niềm đam mê: Niềm đam mê là động lực để các doanh
nhân đưa doanh nghiệp của mình phát triển nhanh và lớn mạnh, giúp họ
làm việc với niềm vui, thay vì chỉ để đối phó hay tồn tại.

2. Thái độ tích cực: Luôn khách quan và vui vẻ. Luôn có trách nhiệm
trong công việc. Với một thái độ và tác phong làm việc tích cực như thế sẽ
giúp bạn luôn có một vị trí vững vàng trong bất cứ môi trường làm việc nào.

3. Giao tiếp hiệu quả: Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố cần thiết
dẫn đến thành công trong kinh doanh. Bạn phải học cách ăn nói lưu loát và
biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho
mọi người.

4. Quản lý thời gian hiệu quả: Lập kế hoạch và xác định trước
những việc cần làm cho nhiều dự án khác nhau cùng một lúc; sắp xếp việc
sử dụng thời gian trong công việc một cách không ngoan là một trong những
kỹ năng mềm quan trọng nhất.

5. Khả năng giải quyết vấn đề: Khả năng phát hiện, giả quyết vấn đề
và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản
lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

6. Có tinh thần đồng đôị: Tinh thần đồng đội là một trong những bí
quyết quan trọng của sự thành công doanh nghiệp. Tinh thần đồng đội được
biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hòa, yêu nghề, đoàn kết với
đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp.

7. Tự tin: Người quản lý phải tự tin với chính khả năng của mình và
cùng giúp người khác cảm thấy tự tin hơn, can đảm hơn để hỏi những câu
hỏi cần thiết và nêu lên những ý tưởng của mình.

8. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Luôn giữ thái độ
đúng mực, thoải mái, khách quan khi tiếp nhận lời phê bình. Tìm hiểu kỹ về lý
do phê bình và bài học kinh nghiệm quý giá từ đó.

9. Linh hoạt và thích nghi: Linh hoạt trong công việc có nghĩa là bạn
có khả năng thay đổi theo yêu cầu của công việc, hãy giải quyết một khối
lượng công việc lớn hơn so với kế hoạch ban đầu. Hãy thể hiện bạn sãn
sàng đảm trách, thích nghi một công việc mới, thách thức hơn.

Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng
động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố
không thể thiếu.

You might also like