Academia.eduAcademia.edu
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 ISSN: 2734-9918 Vol. 18, No. 5 (2021): 952-964 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Võ Thuận Thành1*, Phan Thành Lễ1, Nguyễn Hoàng Minh2, Phan Thanh Việt2 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Nguyễn Võ Thuận Thành – Email: thanhnvt@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 06-4-2021; ngày nhận bài sửa: 11-5-2021; ngày duyệt đăng: 31-5-2021 1 2 TÓM TẮT Bài viết này khảo sát 2 nhóm đối tượng gồm 29 giảng viên (GV) với 7 nhóm tiêu chí và 599 sinh viên (SV) thuộc khối không chuyên (KC) với 4 nhóm tiêu chí lấy ý kiến liên quan đến thực trạng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất (GDTC) ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Kết quả khảo sát cho thấy: (1) công tác giảng dạy các học phần GDTC cho SV KC ở Trường ĐHSP TPHCM là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và tạo được động lực học tập, thúc đẩy phát triển cá nhân ở người học. Công tác giảng dạy cơ bản đáp ứng yêu cầu về thể chất theo tiêu chuẩn nghề nghiệp mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; (2) việc đối sánh kết quả đầu ra vẫn còn hạn chế; người học gặp khó khăn trong việc đăng kí học phần; tỉ lệ lí thuyết với thực hành; người học còn khó khăn trong việc tiếp cận với quy trình phúc khảo; việc nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy GDTC cho SV KC ở Trường ĐHSP TPHCM trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; sinh viên khối không chuyên; giáo dục thể chất; thực trạng giảng dạy Đặt vấn đề Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường đã nêu bật vị trí của GDTC trong nhà trường. Đây là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho học sinh, SV các kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Giảng dạy GDTC cho SV khối KC là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng của Trường ĐHSP TPHCM nhằm đáp ứng yêu cầu rèn luyện thường 1. Cite this article as: Nguyen Vo Thuan Thanh, Phan Thanh Le, Nguyen Hoang Minh, & Phan Thanh Viet (2021). Current situations of teaching physical education courses for non-speacialized students at Ho Chi Minh City University of Education. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(5), 952-964. 952 Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM xuyên, đảm bảo thể chất cho SV các khối ngành trong suốt quá trình học tập và đảm bảo sức khỏe sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành. Kể từ năm 2018, hoạt động giảng dạy học phần GDTC được đổi mới theo hướng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Chương trình giáo dục mới năm 2018 được xây dựng theo hướng dạy học tiếp cận phẩm chất và năng lực người học. Cốt lõi của quan điểm dạy học này là đo được phẩm chất và năng lực của người học sau quá trình dạy học. Vì vậy, chương trình và các hoạt động dạy học GDTC cho các khối ngành tại Trường ĐHSP TPHCM đều theo định hướng chương trình mới này. Nghiên cứu này khảo sát thực tiễn trong việc tiếp cận chương trình và triển khai hoạt động dạy học GDTC cho SV khối ngành KC ở Trường ĐHSP TPHCM. Khảo sát được thực hiện trên hai nhóm đối tượng tham gia chính là GV và SV nhằm tìm hiểu rõ thực trạng GDTC ở các phương diện: (1) sự tiếp cận chương trình đào tạo và triển khai hoạt động giảng dạy của GV các học phần GDTC trong chương trình đào tạo khối ngành KC Trường ĐHSP TPHCM; (2) sự đánh giá chương trình và hoạt động giảng dạy các học phần GDTC của SV khối ngành KC Trường ĐHSP TPHCM về sự phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tế học tập của SV. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở cho việc cải tiến và điều chỉnh chương trình GDTC cũng như nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn tiếp theo của khối ngành KC. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lí số liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa nội dung về giáo dục thể chất trong các tài liệu mang tính chất pháp lí cũng như khoa học có liên quan đến quản lí hoạt động giảng dạy nói chung và giảng dạy GDTC dành cho SV đại học nói riêng, tiêu biểu là các nghiên cứu của Nguyễn Văn Toản (2014), Nguyễn Thị Phương Thảo (2018), Nguyễn Thế Tình (2017). Tham khảo ý kiến 3 chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học Giáo dục trong việc xây dựng các bảng hỏi khảo sát nhằm đạt độ tin cậy cao. Công cụ khảo sát gồm: Bộ bảng hỏi dành cho 29 GV có thâm niên công tác trên 5 năm, đang giảng dạy trực tiếp các học phần GDTC tham gia đóng góp ý kiến về thực trạng chương trình và công tác giảng dạy các học phần GDTC ở Trường ĐHSP TPHCM. Kết quả điều tra các thực trạng trên 3 nội dung: (1) sự phù hợp trong chương trình đào tạo, bao gồm: mục tiêu giảng dạy, CĐR, đề cương chi tiết các học phần, cấu trúc và nội dung các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC; (2) sự phù hợp trong thực trạng triển khai chương trình đào tạo của GV thông qua các phương pháp giảng dạy, công tác kiểm tra đánh giá; (3) kết quả GV đánh giá đầu ra của SV sau khi giảng dạy GDTC trong chương trình đào tạo khối KC. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng bảng hỏi khảo sát 599 SV để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các kế hoạch dạy học được triển khai trong Trường ĐHSP TPHCM qua các nội dung: (1) cấu trúc và nội dung chương trình GDTC; (2) sự phù hợp về phương pháp 953 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM giảng dạy của GV; (3) công tác kiểm tra và đánh giá và chuẩn đầu ra (CĐR) SV đang áp dụng hiện nay. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo thang Likert năm mức độ từ 1 đến 5, gồm: (1) không đáp ứng; (2) ít đáp ứng; (3) đáp ứng; (4) đáp ứng cao; (5) hoàn toàn đáp ứng (hay (1) không phù hợp; (2) ít phù hợp; (3) phù hợp; (4) phù hợp cao; (5) hoàn toàn phù hợp). Số liệu thu được từ các bảng hỏi sẽ được tiến hành thống kê, tổng hợp và so sánh, phân tích để rút ra được những kết luận và đánh giá giả thuyết ban đầu. Phần mềm Excel đượ sử dụng để xử lí số liệu sau khi điều tra bằng bảng hỏi. Số liệu khảo sát được trình bày dưới dạng tỉ lệ (%). 2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.2.1. Ý kiến của GV về thực trạng công tác giảng dạy các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM (xem Bảng 1) Bảng 1. Sự phù hợp của mục tiêu giảng dạy đối với các học phần GDTC dành cho SV khối KC Ý kiến Mức độ phù hợpa Tổng 1 2 3 4 5 Số lượng 0 2 12 15 0 29 Tỉ lệ (%) 0,00% 6,90% 41,38% 51,72% 0,00% 100% Mức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: hoàn toàn phù hợp). a Bảng 1 cho thấy, hơn 93,00% GV cho rằng mục tiêu giảng dạy các học phần GDTC cho SV KC ở Trường ĐHSP TPHCM là từ mức phù hợp đến hoàn toàn phù hợp (mức 3-5). Điều này phản ánh tính đảm bảo khoa học khi xây dựng chương trình đào tạo GDTC khối ngành KC ở Trường ĐHSP TPHCM, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo của Bộ GD&ĐT. Tuy thời gian tổ chức thực hiện còn chưa đủ để tiến hành nghiên cứu thực trạng một cách chi tiết và cụ thể nhất, nhưng đã có những phản hồi cho thấy tính thiết yếu của việc tiếp tục cập nhật thêm các định hướng mục tiêu. Điều này được thể hiện qua 6,90% ý kiến cho rằng nhóm mục tiêu đào tạo các học phần GDTC KC của các học phần tại Trường ĐHSP TPHCM hiện tại còn ít phù hợp. Theo nguyên lí phát triển chung, những ý kiến trên là khách quan và thỏa đáng với môi trường giáo dục đại học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay (Ministry of Education and Training, 2012). Cùng có 5 mức độ đánh giá, các chỉ tiêu về CĐR của các học phần GDTC KC ở Trường ĐHSP TPHCM có sự phân hóa ở một số nhóm theo ý kiến của các GV giảng dạy trực tiếp các phân môn giáo dục thể chất. Số liệu khảo sát được tổng hợp trong Bảng 2 sau đây. 954 Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bảng 2. CĐR của chương trình GDTC dành cho SV khối KC Các chỉ tiêu về CĐR của học phần Được xác định rõ ràng Bao quát được các yêu cầu chung về GDTC cho SV Phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan Được định kì rà soát, điều chỉnh theo yêu cầu của nhà trường Được công bố công khai trên trang web nhà trường Được GV công bố cho SV trên lớp ngay buổi học đầu tiên Mức độb 1 2 0,00 % 0,00 % 0,00 % 3,45 % 3,45 % 0,00 % 0,00 % 6,90 % 3,45 % 3,45 % 0,00 % 3,45 % 3 4 5 27,59% 68,97% 3,50% 34,48% 51,72% 6,00% 41,38% 55,17% 0,00% 37,93% 55,17% 0,00% 24,14% 58,62% 13,79 % 27,59% 62,07% 6,90% Tổng 100 % 100 % 100 % 100 % 100 % 100 % bMức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: hoàn toàn phù hợp). Quá trình xây dựng và chuẩn hóa CĐR của các học phần được đánh giá cao khi tất cả GV đều cho thấy CĐR phù hợp đến hoàn toàn phù hợp. CĐR được xác định rõ ràng và bao quát được các yêu cầu chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cũng như phản ánh được nhu cầu của người học (được trả lời tập trung ở mức độ phù hợp và phù hợp cao). Sự công khai minh bạch của CĐR được cho ý kiến ở mức hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ 13,79% (Bảng 2). Tuy nhiên, việc bố trí giao diện hệ thống cổng thông tin điện tử còn hạn chế trong quá trình thao tác, việc tiếp cận trên các thiết bị học tập trực tuyến - yếu tố cấu thành giáo dục khá phổ biến hiện nay vẫn còn tồn tại nhược điểm khi vẫn có GV cho rằng việc công khai trên cổng thông tin điện tử (Website) còn hạn chế (chiếm tỉ lệ là 3,45%). Bên cạnh sự rõ ràng, CĐR cũng được nhận xét là phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, có sự rà soát và điều chỉnh theo yêu cầu của nhà trường cũng như sự công khai minh bạch khi được GV công bố trực tiếp cho SV trên lớp ngay buổi đầu tiên với tán đồng ở mức độ phù hợp cao lần lượt là 55,17%, 55,17% và 62,07% (Bảng 2). Nhìn chung, CĐR của các học phần GDTC dành cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM được đại đa số GV nhất trí cho ý kiến tập trung và chiếm tỉ lệ cao. Có 3 tiêu chí liên quan chặt chẽ đến các đề cương chi tiết học phần được đưa ra để thu nhận phản hồi từ GV (Bảng 3). Các ý kiến khảo sát đều tập trung từ mức đáp ứng cao đến đáp ứng hoàn toàn các chỉ tiêu của đề cương chi tiết các học phần GDTC đang giảng dạy cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM. Điều này phản ánh công tác xây dựng các đề cương chi tiết đã đảm bảo hàm lượng thông tin khoa học, chính xác và khách quan, phù hợp với yêu cầu của GV và SV khối ngành KC. 955 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bảng 3. Đề cương chi tiết các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC Các chỉ tiêu về đề cương chi tiết các học phần Đầy đủ thông tin về mục đích, nội dung dạy học, hình thức và phương pháp dạy học, cách kiểm tra đánh giá người học, tài liệu và phương tiện học tập Được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa theo chu kì do nhà trường quy định Được phổ biến cho các giáo viên dạy đều biết để thực hiện theo đề cương Số lượng Mức độc 1 2 3 4 5 0 0 5 19 5 Tổng 100% Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 0,00% 0,00% 17,24% 0 1 17,24% 19 3 65,52% 10,34% 17 5 58,62% 17,24% 6 0,00% 3,45% 20,69% 0 65,52% 0 7 0,00% 0,00% 24,14% 100% 100% Mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (1: không đáp ứng, 2: ít đáp ứng, 3: đáp ứng, 4: đáp ứng cao, 5: đáp ứng hoàn toàn). c Các ý kiến khảo sát GV liên quan đến chỉ tiêu về cấu trúc và nội dung của các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV KC ở Trường ĐHSP TPHCM được tổng hợp ở Bảng 4; trong đó, trên 90% các ý kiến tập trung từ mức đáp ứng đến đáp ứng hoàn toàn, phản ánh sự phù hợp và cân đối của thời lượng lí thuyết cũng như thực hành. Đồng thời, các GV cho rằng những nội dung đã được lựa chọn ở mỗi học phần mang tính khoa học rất cao, rất thiết thực và gắn liền với mục tiêu đã được xác định của từng học phần. Bảng 4. Cấu trúc và nội dung các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC Các chỉ tiêu về cấu trúc và nội dung Tỉ lệ số tiết lí thuyết và số tiết thực hành hiện ghi trong đề cương là cân đối, hợp lí Nội dung dạy gắn với mục tiêu của học phần Nội dung khoa học Nội dung thiết thực 1 2 0,00% 3,45% 0,00% 0,00% 0,00% Mức độd 3 Tổng 4 5 24,14% 65,52% 6,90% 100% 3,45% 13,79% 72,41% 10,34% 100% 3,45% 6,90% 41,38% 31,03% 48,28% 48,28% 6,90% 13,79% 100% 100% dMức độ đáp ứng từ thấp đến cao (1: không đáp ứng, 2: ít đáp ứng, 3: đáp ứng, 4: đáp ứng cao, 5: đáp ứng hoàn toàn). Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM (Bảng 5) được cho ý kiến là hoàn toàn phù hợp (79,31%). 956 Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Các ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy đã chú trọng rất nhiều vào việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV (có 72,41% ý kiến ở mức phù hợp cao trở lên). Trong khi đó, với đặc thù là thực hành kết hợp rèn luyện và phát triển kĩ năng ở người học, các phương pháp giảng dạy được cho là đã đáp ứng khá tốt yêu cầu đặt ra khi chú trọng vào việc đẩy mạnh thực hành gắn với phát triển năng lực cá thể, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy rèn luyện kĩ năng người học cũng như các phương pháp giảng dạy giúp người học phát huy tính tự học, tự rèn luyện, hướng đến việc học tập và rèn luyện suốt đời rất được coi trọng (chiếm tỉ lệ hơn 90%). Bảng 5. Phương pháp giảng dạy các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC Các chỉ tiêu về phương pháp giảng dạy Được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học Chú trọng các phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV Chú trọng các phương pháp thực hành Thúc đẩy việc rèn luyện các kĩ năng cho người học Phát huy tính tự học, tự rèn luyện của SV Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Mức độe 1 2 3 4 5 0 0 2 23 4 Tổng 100% 0,00% 0,00% 6,90% 79,31% 13,79% 0 2 6 17 4 100% 0,00% 6,90% 20,69% 58,62% 13,79% 0 0 1 20 8 100% 0,00% 0,00% 3,45% 68,97% 27,58% 0 1 5 20 3 100% 0,00% 3,45% 17,24% 68,97% 10,34% 1 1 9 13 5 100% 3,45% 3,45% 31,03% 44,83% 17,24% Mức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: hoàn toàn phù hợp). e Các tham vấn của GV liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM được tổng hợp trong Bảng 6 sau đây: 957 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bảng 6. Công tác kiểm tra đánh giá các học phần trong chương trình GDTC dành cho SV khối KC Các chỉ tiêu về công tác kiểm tra và đánh giá Các quy định về kiểm tra và đánh giá rõ ràng và được thông báo tới người học Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ tin cậy và sự công bằng Kết quả đánh giá giữa kì được công bố cho SV trước khi kết thúc học phần Đánh giá người học công bằng, khách quan Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập Mức độf Tổng 1 2 3 4 5 0,00% 0,00% 6,90% 79,31% 13,79% 100% 0,00% 3,45% 24,14% 58,62% 13,79% 100% 0,00% 0,00% 6,90% 68,97% 24,13% 100% 0,00% 0,00% 6,90% 72,41% 20,69% 100% 0,00% 0,00% 27,59% 51,72% 20,69% 100% Mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (1: không đáp ứng, 2: ít đáp ứng, 3: đáp ứng, 4: đáp ứng cao, 5: hoàn toàn đáp ứng). f Bảng 6 cho thấy các tiêu chí về công tác kiểm tra đánh giá kết quả người học được phản hồi như sau: quy định về kiểm tra và đánh giá rõ ràng và được thông báo tới người học được phản hồi ở các mức độ từ đáp ứng (mức 3) đến mức độ hoàn toàn đáp ứng (mức 5) theo thứ tự là 6,9%, 79,31% và 13,79%, không có ý kiến nào ở mức 1 và mức 2; kết quả đánh giá giữa kì được công bố cho SV trước khi kết thúc học phần được cho ý kiến với tỉ lệ: 93,11% ở mức từ đáp ứng cao đến hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ có 20,69% ý kiến cho rằng việc người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập ở mức 5, điều này cho thấy cần phải tiếp tục cải thiện quy định cũng như quy trình phúc khảo kết quả kiểm tra đánh giá người học để đảm bảo tính công khai và minh bạch, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo các học phần GDTC nói riêng, các học phần khác nói chung ở Trường ĐHSP TPHCM. Bảng 7 dưới đây mô tả nhận định của GV đối với kết quả đầu ra của SV khi tham gia học tập các học phần trong chương trình GDTC KC ở Trường ĐHSP TPHCM. Các chỉ tiêu của tiêu chí kết quả đầu ra của SV khi tham gia học tập các học phần trong chương trình GDTC KC bao gồm: (1) tỉ lệ SV đạt yêu cầu được ghi nhận theo từng khóa để làm cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các khóa với nhau; (2) tỉ lệ SV đạt yêu cầu được ghi nhận theo từng học phần riêng biệt để làm cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các học phần với nhau; (3) sau khi kết thúc học phần, theo dõi SV xem họ đã áp dụng như thế nào các kiến thức và kĩ năng được học vào việc tập luyện hằng ngày của bản thân. Kết quả đưa ra sự tồn tại các ý kiến nhận 958 Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM định ở mức ít đáp ứng (3,45%) cho thấy vẫn còn sự chưa đồng nhất trong việc triển khai và tiến hành các hoạt động so sánh đối chiếu trong này. Trong khi đó, chỉ tiêu thu thập của người học khi học các học phần GDTC có 86,20% ý kiến nhận định ở mức 4 và mức 5. Điều này cho thấy, kết quả đầu ra của SV khi học tập các học phần GDTC mặc dù chưa đáp ứng kỳ vọng của đội ngũ chuyên môn nhưng đã đạt được sự hài lòng từ phía người học. Đây là tiền đề quan trọng của việc nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy GDTC cho SV KC ở Trường ĐHSP TPHCM trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 7. Kết quả đầu ra của SV khi tham gia học tập các học phần trong chương trình GDTC KC Các chỉ tiêu về kết quả đầu ra của SV Tỉ lệ SV đạt yêu cầu được ghi nhận theo từng khóa để làm cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các khóa với nhau Tỉ lệ SV đạt yêu cầu dược ghi nhận theo từng học phần riêng biệt để làm cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các học phần với nhau Sau khi kết thúc học phần, theo dõi SV xem họ đã áp dụng như thế nào các kiến thức và kĩ năng được học vào việc tập luyện hằng ngày của bản thân Sự hài lòng của người học khi học các học phần GDTC Số lượng Mức độg 1 2 3 4 5 1 1 12 13 2 Tổng 100% Tỉ lệ (%) 3,45% 3,45% 41,38% 44,83% 6,90% Số lượng 1 2 8 16 2 100% Tỉ lệ (%) 3,45% 6,90% 27,59% 55,17% 6,90% Số lượng 1 4 7 15 2 100% Tỉ lệ (%) 3,45% Số lượng 0 1 Tỉ lệ (%) 0,00% 3,45% 13,79% 24,14% 51,72% 6,90% 3 21 4 10,34% 72,41% 13,79% 100% Mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (1: không đáp ứng, 2: ít đáp ứng, 3: đáp ứng, 4: đáp ứng cao, 5: hoàn toàn đáp ứng). g Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu khảo sát đều có tỉ lệ tán đồng đáp ứng ở mức 3 và 4 trở lên, tuy nhiên, cũng có một vài chỉ tiêu khảo sát độ phân tán còn cao. Một số GV cho rằng nên điều chỉnh lại mục tiêu giảng dạy của các học phần trong chương trình GDTC cho đối tượng SV KC. Đồng thời, các số liệu thu được từ ý kiến GV cho thấy nên có các giải pháp hỗ trợ SV đăng kí môn học GDTC trên hệ thống trực tuyến của nhà trường một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Những ý kiến thu thập của các GV thông qua nghiên cứu này sẽ 959 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM là một cơ sở thực tiễn để Trường ĐHSP TPHCM cũng như khoa GDTC lưu ý để có các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy một cách phù hợp nhất trong thời gian tới. 3.2. Ý kiến của SV về thực trạng chương trình và công tác giảng dạy các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM Sau khi khảo sát 599 SV khối KC về nội dung chương trình học, sự phù hợp về phương pháp giảng dạy của GV, công tác kiểm tra và đánh giá SV đang áp dụng hiện nay, kết quả được trình bày chi tiết tại Bảng 8, 9, 10, và 11. Bảng 8. Ý kiến của SV khối KC về cấu trúc và nội dung các học phần GDTC ở Trường ĐHSP TPHCM Mức độh Các chỉ tiêu về cấu trúc và nội dung các học phần GDTC 1 2 3 4 5 Tỉ lệ lí thuyết và thực hành cân đối, hợp lí Số lượng 4 31 383 153 28 Tỉ lệ (%) 0,67% 5,18% 63,94% 25,54% 4,67% Nội dung dạy gắn với mục tiêu của các học phần Số lượng 4 11 341 178 65 Tỉ lệ (%) 0,67% 1,84% 56,93% 29,72% 10,85% Số lượng 5 25 353 165 51 Tỉ lệ (%) 0,83% 4,17% 58,93% 27,55% 8,51% Số lượng Tỉ lệ (%) 6 1,00% 20 3,34% 340 56,76% 171 28,55% 62 10,35% Nội dung khoa học Nội dung thiết thực Tổng 100% 100% 100% 100% Mức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: hoàn toàn phù hợp). h Đánh giá kết quả khảo sát, mức độ nhận định đối với cấu trúc và nội dung của các học phần GDTC dành cho SV khối KC có tỉ lệ nhận định phù hợp rất cao. Điều này phù hợp với ý kiến của GV được mô tả ở Bảng 4. Đây được xem là ưu điểm cần tiếp tục phát huy khi tiến hành điều chỉnh cấu trúc và nội dung của các học phần trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 9. Ý kiến của người học đối với phương pháp giảng dạy các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM Các chỉ tiêu về phương pháp giảng dạy Được lựa chọn phù hợp với nội dung Thúc đẩy việc rèn luyện các kĩ năng cho người học Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Mức đội 1 2 3 4 5 4 16 358 175 46 Tổng 100% 0,67% 2,67% 3 35 59,77% 29,22% 320 189 7,68% 52 100% 0,50% 960 5,84% 53,42% 31,55% 8,68% Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học Số lượng Tỉ lệ (%) 5 61 346 143 44 100% 0,83% 10,18% 57,76% 23,87% 7,35% Mức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: rất phù hợp). i Các kết quả khảo sát SV liên quan đến thực trạng phương pháp giảng dạy các học phần GDTC KC nhằm giúp SV lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng liên quan đến học phần này ở Trường ĐHSP TPHCM được tổng hợp trong Bảng 9. Các ý kiến từ người học cho thấy phương pháp giảng dạy được lựa chọn khá phù hợp (96,67% ý kiến đánh giá từ mức 3 trở lên), đồng thời, những phương pháp được GV lựa chọn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy rèn luyện các kĩ năng cho người học cũng như nâng cao năng lực học tập suốt đời ở SV. Điều này cho thấy sự đầu tư và năng lực thích ứng khi đổi mới chương trình giảng dạy của đội ngũ GV GDTC ở Trường ĐHSP TPHCM là khá kĩ lưỡng và phù hợp, cần tiếp tục duy trì và khích lệ phát triển. Bảng 10. Thực trạng công tác kiểm tra và đánh giá các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM Các chỉ tiêu về công tác kiểm tra và đánh giá Các quy định về kiểm tra và đánh giá rõ ràng và được thông báo tới người học Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ tin cậy và sự công bằng Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập Mức độk Tổng 1 2 3 4 5 0,50% 1,17% 50,75% 31,22% 16,36% 100% 0,17% 2,17% 48,75% 33,56% 15,36% 100% 0,00% 3,17% 52,59% 30,22% 14,02% 100% 0,67% 3,84% 54.09% 29,22% 12,19% 100% Mức độ phù hợp từ thấp đến cao (1: không phù hợp, 2: ít phù hợp, 3: phù hợp, 4: phù hợp cao, 5: hoàn toàn phù hợp). k Phản hồi từ người học đối với các quy định về kiểm tra và đánh giá các học phần GDTC KC là khá tốt (có 50,75%, 31,22% và 16,36% tỉ lệ ý kiến ứng với mức 3, mức 4 và mức 5). Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhất định các ý kiến thu thập được về việc tiếp cận quy trình về khiếu nại kết quả học tập là chưa thật sự hợp lí (0,67% ý kiến ở mức 1 và 3,84% ý kiến ở mức 2). Để đảm bảo tính khách quan, công khai và minh bạch, thiết nghĩ cần xem xét 961 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM lại các quy trình hiện hành liên quan đến việc khiếu nại về kết quả học tập dành cho SV ở Trường ĐHSP TPHCM trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 11. Ý kiến của người học đối với kết quả đầu ra của công tác giảng dạy các học phần GDTC cho khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM Các chỉ tiêu về kết quả đầu ra của SV Tỉ lệ SV đạt yêu cầu các học phần được ghi nhận, so sánh hàng năm để cải tiến Tỉ lệ SV có thực hành các bài tập nhằm nâng cao sức khỏe được ghi nhận, so sánh hàng năm để cải tiến Sự hài lòng của người học được ghi nhận Số lượng Mức độl 1 2 3 4 5 3 14 370 158 54 Tổng 100% Tỉ lệ (%) 0,50% 2,34% 61,77% 26,38% 9,02% Số lượng 2 25 368 147 57 Tỉ lệ (%) 0,33% 4,17% 61,44% 24,54% 9,52% Số lượng 3 18 352 165 61 Tỉ lệ (%) 0,50% 3,01% 58,76% 27,55% 10,18% 100% 100% Mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (1: không đáp ứng, 2: ít đáp ứng, 3: đáp ứng, 4: đáp ứng cao, 5: hoàn toàn đáp ứng). l Các ý kiến của người học đối với kết quả đầu ra của các học phần GDTC dành cho khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM được tổng hợp trong Bảng 11 cho thấy chỉ tiêu về tỉ lệ SV đạt yêu cầu các học phần được ghi nhận, so sánh hàng năm để cải tiến là khá cao (61,77%, 26,38% và 9,02% ứng với mức nhận định từ đáp ứng đến hoàn toàn đáp ứng). Đây chính là nền tảng cơ bản để có định hướng điều chỉnh công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của SV ở các khóa tiếp theo. Chỉ tiêu về tỉ lệ SV có thực hành các bài tập nhằm nâng cao sức khỏe được ghi nhận, so sánh hàng năm để cải tiến có tỉ lệ 9,52% (mức hoàn toàn đáp ứng). Tuy nhiên, vẫn có tỉ lệ 3,51% ý kiến ở mức không đáp ứng và chưa đáp ứng được yêu cầu đối với chỉ tiêu về sự hài lòng của người học. Điều này phản ánh sự hạn chế nhất định trong công tác giảng dạy, cần phải nỗ lực cải thiện trong thời gian tới. 4. Kết luận Chương trình và hoạt động dạy học các học phần GDTC cho SV khối KC ở Trường ĐHSP TPHCM hiện nay là tương đối phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập, thúc đẩy phát triển cá nhân ở người học và cơ bản đáp ứng yêu cầu về thể chất theo tiêu chuẩn nghề nghiệp mới của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, quá trình triển khai hoạt động dạy học các học phần này ở Trường ĐHSP TPHCM vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được khắc phục. Để phù hợp với thực tiễn giảng dạy, một số ít GV (6,90%) cho rằng vẫn cần điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung giảng dạy cho chương trình học GDTC của khối KC. Tiêu chí kết quả đầu ra của SV khi tham gia học tập các học phần, các hoạt động đối sánh vẫn còn hạn chế (chiếm tỉ lệ từ 10,35-17,24%). Để phù 962 Nguyễn Võ Thuận Thành & tgk Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM hợp với thực tiễn học tập, tỉ lệ lí thuyết và thực hành cần cân đối hơn nữa (có 5,85% ý kiến ở mức hoàn toàn không đáp ứng và ít đáp ứng); việc lựa chọn môn học thông qua trực tuyến vẫn còn bất cập, làm ảnh hưởng đến việc đăng kí học phần. SV còn khó khăn trong tiếp cận quy trình khiếu nại kết quả học tập (4,51%); tỉ lệ SV có thực hành các bài tập nhằm nâng cao sức khỏe được ghi nhận, so sánh hàng năm để cải tiến còn hạn chế (4,50%); việc nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học còn chưa cao (11,01% ý kiến ở mức hoàn toàn không đáp ứng và ít đáp ứng). ❖ Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ministry of Education and Training (2012). Thong tu so 57/2012/TT-BGDĐT v/v sua doi bo sung mot so dieu cua Quy che dao tao dai hoc va cao dang he chinh quy theo he thong tin chi, ban hanh kem theo Quyet dinh so 43/2007/QĐ-BGDĐT [Circular No. 57/2012/TT-BGDĐT modifying a number of articles of the Regulation on formal university and college training according to the system credits issued together with Decision No. 43/2007/QD-BGDĐT] Nguyen, T. P. T. (2018). Mot so bien phap nang cao chat luong giang day cac hoc phan Giao duc The chat tai Truong Dai hoc Cong Doan [Solutions to improving the quality of Courses of Physical Education in Cong Doan University]. Viet Nam Journal of Science, (Special), 196201. Nguyen, T. T., Nguyen, V. C., & Phạm, T. D. (2017). Thuc trang the luc cua sinh vien chuyen nganh khoa Giao duc The chat Dai hoc Hue [Physical status of Students majoring in Physical Education faculty of Hue University], Hue University Journal of Science, (6), 123-132. Nguyen, V. T. (2014). Thuc trang cong tac giao duc the chat o Hoc vien Nong nghiep mien Nam [Actual situation of physical education in Vietnam National University og Agriculture]. J. Sci. & Devel, 12(8), 351-1360. Prime Minister (2015). Nghi dinh so 11/2015/NĐ-CP quy dinh ve giao duc the chat va hoat dong the thao trong nha truong [Circular No.11/2015/NĐ-CP regulations on physical education and sport activities in school] Prime Minister (2016). Quyet dinh phe duyet de an Tong the phat trien giao duc the chat va the thao truong hoc giai doan 2016-2020, dinh huong den nam 2025 [Decision to approval the project Overall development of Physical Education and school sports in the period 2016 - 2020, orientation to 2025]. 963 Tập 18, Số 5 (2021): 952-964 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM CURRENT SITUATIONS OF TEACHING PHYSICAL EDUCATION COURSES FOR NON-SPEACIALIZED STUDENTS AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION Nguyen Vo Thuan Thanh1*, Phan Thanh Le1, Nguyen Hoang Minh2, Phan Thanh Viet2 Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sport * Corresponding author: Nguyen Vo Thuan Thanh – Email:thanhnvt@hcmue.edu.vn Received: April 04, 2021; Revised: May 11, 2021; Accepted: May 31, 2021 2 ABSTRACT This study surveyed on two groups of subjects, which are 29 lecturers with 07 group of indicators and 599 non-speacialized students in with 04 group of indicators related to the current teaching situation of Physical education modules at Ho Chi Minh City University of Education (HCMUE). The survey results show that: (1) the teaching of PE modules for non-specialized students at the HCMUE is appropriate, meets the needs and creates learning motivation, promoting development, personal development in learners. The teaching are basically meeting the physical requirements of the new career standards of the Ministry of Education and Training; (2) there are still some difficulties in the fields: the comparison of outputs is still limited; learners have difficulty in registering the courses; the ratio of theory to practice; it is difficult for learners to approach the review process; the enhancement of lifelong learning ability of learners is still limited. Research is the basis for further improving the quality of teaching physical for non-specialized students at HCMUE in the next period Keywords: Ho Chi Minh City University of Education; non-PE majored students; physical education; realistic of training 964