« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay.


Tóm tắt Xem thử

- Họ và tên: Phùng Minh Hương Mã sinh viên Khóa/Lớp (tín chỉ): 5802.2LT1 Niên chế: CQ58/02.02STT: 24 ID phòng thi Ngày thi Ca thi: 9h15 BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngàyĐề bài (chẵn): Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xâydựng khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Namhiện nay.
- 1CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾTDÂN TỘC.
- Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Yêu cầu của phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- 2CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNGTHỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂYDỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Yêu cầu của đổi mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Hạn chế.
- 8 1 MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắccủa Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
- là sự vậndụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mac - Lenin vào thực tiễn nước nhà;là kim chỉ nam dẫn lối cho cách mạng và các hoạt động của Đảng.
- Tư tưởngHồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với nước ta mà còn mang ý nghĩa và giátrị thời đại.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cóvị trí và vai trò vô cùng quan trọng.
- Trong thời đại ngày nay, quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thứcxây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ có ý nghĩa về chính trị mà còngắn với sự phát triển toàn diện của đất nước.
- Vì vậy, em thực hiện tiểu luận“Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” đểnghiên cứu và làm rõ nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức xâydựng khối đại đoàn kết dận tộc, từ đó vận dụng trong việc xây dựng Mặt trậnTổ Quốc Việt Nam.
- Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bàitiểu luận gồm có hai chương:Chương 1: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phươngthức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Chương 2: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾTDÂN TỘC1.1.
- Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là phương pháp tổ chức,tập hợp lực lượng quần chúng cho sự nghiệp cách mạng, bao gồm: Làm tốtcông tác vận động quần chúng.
- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phùhợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng.
- Các đoàn thể, tổ chức quầnchúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vừa là tiền đề, vừa làđộng lực để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển 2kinh tế, xã hội.
- Nó có vai trò là đường lối đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhândân.
- tạo ra sự đồng thuận xã hội, giúp người dân tìm ra những tương đồngchung, gác lại sự khác biệt và hành động trên cơ sở những tương đồng chungấy, từ đó tạo cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.1.2.
- Yêu cầu của phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận).
- Vận động, thuhút quần chúng là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xãhội và văn hóa.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát huy đầy đủ vai trò, trí tuệ,khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiếnquốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước cùng mọi cán bộ,Đảng viên phải biết làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúpđỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- phải giúp nhân dân hiểu biết đầy đủ, sâusắc về quyền lợi, trách nghiệm và nghĩa vụ của người công dân với Đảng, vớiTổ quốc và với dân tộc, từ đó mà tích cực, chủ động, tự giác phấn đấu và cốnghiến cho sự nghiệp cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh, mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúngđều phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, phải xuất phát từthực tế trình độ dân trí và văn hóa, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồmcả phong tục, tập quán và cụ thể đối với từng địa phương, từng đối tượng củanhân dân.
- Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đốitượng để tập hợp quần chúng.
- Đây là những tổ chức để tập hợp, rèn luyện, giáodục quần chúng cho phù hợp với từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giớitính, vùng miền.
- Có thể kể đến các tổ chức: Công đoàn, Hội Nông dân, HộiPhụ nữ, Đoàn Thanh niên.
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng ra đời, dưới sựlãnh đạo của Đảng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tậphợp các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợiích của mình.
- Vì vậy mà trong suốt tiến trình cách mạng, xây dựng và bảo vệđất nước, các tổ chức, đoàn thể không ngừng lớn mạnh về số lượng, hoạt độngngày càng hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, là hạt nhâncủa khối đại đoàn kết toàn dân.
- Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trongmặt trận dân tộc thống nhất.
- Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể, tổ chức quầnchúng phải hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhấtcàng rộng rãi, chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết dân tộc càngmạnh mẽ, bền vững bấy nhiêu.
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trậndân tộc thống nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân.
- Người khẳng định: 3“Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền củadân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ” [3, tr.397].
- Như vậy, bản chấtcủa đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tổ chức của dân.
- Do đó vaitrò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng baogồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình.Công tác vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết,đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công!” [4, tr.119].
- Đối với cácđoàn thể, tổ chức quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng được tập hợp và đoàn kếttrong Mặt trận dân tộc thống nhất, do vậy đều có sự chỉ đạo trong công tác vậnđộng, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình.Người chỉ rõ: “Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượngto lớn của cách mạng Việt Nam...Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể,các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúpđỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
- Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhauxây dựng Tổ quốc.
- Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bàocác tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”[4, tr.453].CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNGTHỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂYDỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY2.1.
- Yêu cầu của đổi mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đãkhông ngừng củng cố và vững mạnh, khẳng định vai trò cũng như tầm quantrọng của hệ thống chính trị, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển củađất nước.
- Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của Mặt trận cùng các đoàn thểthành viên càng có ý nghĩa quan trọng.
- Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế đã tạo nên không ít thách thức, đặt ra nhữngyêu cầu bức xúc trong vận động quần chúng, đòi hỏi hệ thống chính trị phảingày càng hoàn thiện, phát huy sức mạnh của mình, đồng thời tăng cường mốiquan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong điều kiện hiện giờ.
- Thực tế đóđã yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đổi mới nội dung, phương thứcxây dựng và hoạt động nhằm tăng cường năng lực của khối đại đoàn kết, xâydựng và bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ưu điểm 4 Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và ánh sáng tư tưởng HồChí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có sự đổi mới và đạt đượcnhững kết quả quan trọng: Một là, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam các cấp tập trung lực lượng không chỉ bằng việc bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo mỗi người dân đều được hưởng thành quảcách mạng hay qua công tác tuyên truyền, tổ chức mà còn qua các cuộc vậnđộng, phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị vănminh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Đoàn kết sáng tạo.
- Ví dụ: Hoạt động “Quỹ vì người nghèo” năm 2021 (diễn ra từ ở tỉnh Quảng Bình đã vận động được 22,6 tỷ đồng;hỗ trợ sửa chữa, xây mới 212 nhà đại đoàn kết.
- Hai là, phát huy và thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.
- Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể đã đề xuất các chủ trương, chính sáchliên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực vận động nhân dân xâydựng cơ chế, đường lối, chính sách pháp luật, đề án, dự án, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
- Các hoạt động thực hiện góp ý xâyĐảng và chính quyền được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai dưới nhiềuhình thức: tổ chức hội nghị, gửi xin ý kiến vào dự thảo văn bản, thông qua tiếpxúc cử tri, tập hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhànước,… Ví dụ: Từ năm 2017, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An cùng Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Hộiđồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã với nhân dân mỗi năm 2lần.
- Thực hiện lờidạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗimột người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”[3, tr.232], bên cạnh việc tập hợp các giai cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chútrọng giải quyết các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, ngăn chặn các hành vi lợi dụngvấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo các dântộc và tôn giáo tự do, bình đẳng, đoàn kết với nhau để cùng phát triển.
- Ở cácđịa phương có đặc thù và các vùng sâu, vùng xa, Mặt trận Tổ quốc Việt Namvận động các dân tộc, tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp,đồng thời vận động nhân dân bỏ các hủ tục lạc hậu, các tín ngưỡng cực đoankhông phù hợp.
- 5 Ví dụ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đàotạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế tổ chức 3 hội nghị toànquốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia phát triển giáo dụcmầm non, tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề, tham gia chăm sócsức khỏe, khám chữa bệnh cho người nghèo,… Năm 2018, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc và đối thoại với TòaGiám mục, Đại chủng viện Thánh Giuse, trường Cao đẳng Nghề Hòa Bìnhthuộc Giáo phận Xuân Lộc thành công, tập hợp và đoàn kết đồng bào Cônggiáo với khối đại đoàn kết dân tộc.
- Bốn là, vai trò lãnh đạo của Đảng và nhận thức về vai trò của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền được nâng cao.
- Mặttrận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền vai trò của mình trêncác kênh thông tin, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc hội thảo,tập huấn, quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nângcao nhận thức Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận.
- Nhànước cũng ban hành Luật Công đoàn (năm 2012), Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam (năm 2015), Luật Thanh niên (năm 2020),…nhằm tạo điều kiện cho Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể phát triển, thực hiện tốt hơn cácnhiệm vụ, chức năng của mình.2.2.2.
- Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng Mặt trận Tổ quốc ViệtNam vẫn còn những hạn chế: Một là, công tác xây dựng và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổquốc Việt Nam còn những điểm bất cập, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được nhữngyêu cầu của giai đoạn mới và nhu cầu, nguyện vọng của các đoàn, hội viên.Công tác tuyên truyền, vận động thiếu hấp dẫn với nhiều đối tượng và còn mangtính hình thức nên không đem lại hiệu quả cao, dẫn đến tỉ lệ tập hợp đoàn viên,hội viên ở một số nơi còn thấp, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số hoặc theo đạo.
- Ví dụ: Nhiều nơi chưa chú trọng các giá trị văn hóa truyền thống khi vậnđộng xây dựng nông thôn mới, hay chưa nắm rõ phương thức, tiêu chí đánh giákhi vận động xây dựng đô thị văn minh nên phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng nông thôn mới, đô thị văn minh” chưa đạt hiệu quả cao.
- phong trào “Đoànkết sáng tạo” chưa thực sự phát triển ở địa bàn cơ sở,… Hai là, công tác giám sát và phản biện xã hội còn lúng túng, đặc biệt làtrong việc góp ý xây dựng Đảng và chính quyền.
- Hoạt động giám sát ở các cấpcơ sở chưa đảm bảo chất lượng, thiếu các chương trình giám sát độc lập và chưa 6phát huy được vai trò giám sát thường xuyên của nhân dân.
- Ba là, năng lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các địaphương còn hạn chế, khi mà nhiều cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng bàibản để đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ.
- Vì vậy mà ở nhiều địa phương, cơsở, việc tư vấn và tập hợp, phản ánh kiến nghị của nhân dân còn kém hiệu quả.Việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam các cấp cũng chưa được thống nhất trong toàn hệ thống.
- Bốn là, điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nhiều nơicòn khó khăn do hạn chế về kinh phí và chính sách.
- Tình trạng khoán kinh phígắn với biên chế không phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của Mặt trận và cácđoàn thể chính trị - xã hội diễn ra phổ biến, thường xuyên kéo dài đã ảnh hưởngđến công tác vận động, tập hợp quần chúng nhân dân.2.3.
- Nguyên nhân của ưu điểm Một là, Đảng đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Hồ Chí Minh vềphương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vào thời kì mới và nhận thứcđược yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương thức xây dựng và hoạt động củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhưng đồng thời cũngtôn trọng các hoạt động độc lập của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ đó mà tìmra các hình thức tập hợp quần chúng phù hợp với điều kiện hiện nay.
- Hai là, các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước giữ vững tinh thầnyêu nước và niềm tin với Đảng, luôn hưởng ứng, thực hiện theo các chủ trươngcủa Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chứcthành viên và chính quyền.
- Điều đó giúp cho Mặt trận phát huy tốt hơn vai tròcủa mình, đồng thời tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị.2.3.2.
- Nguyên nhân của hạn chế Một là, một số cấp Uỷ Đảng chưa đề cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổquốc Việt Nam, chưa toàn tâm toàn ý đổi mới nội dung và phương thức xâydựng Mặt trận.
- Chính quyền các cấp cũng chưa chủ động phối hợp cũng nhưtạo điều kiện để công tác của Mặt trận được tiến hành hiệu quả.
- Hai là, chế độ, chính sách đối với cán bộ thực hiện công tác của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức đểcó thể phát hiện, bồi dưỡng những người có đủ phẩm chất và năng lực.
- Chươngtrình giảng dạy, đào tạo ở các trường cũng chưa gắn liền với thực tiễn phongtrào cách mạng của quần chúng.
- 7 Ba là, vẫn còn những chính sách chưa đồng bộ hoặc chưa được hướngdẫn kịp thời, thiếu sự phù hợp, cản trở đời sống và các hoạt sản xuất, kinh doanhkhiến cho không chỉ hội viên, đoàn viên mà cả nhân dân bức xúc, từ đó mà ảnhhưởng đến việc vận động, tập hợp quần chúng.
- Bốn là, nước ta là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế - chính trị chưathực sự vững mạnh, nay bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế gặp phải không ít thách thức, lại phải đối mặt với dịch bệnhCovid-19 đang diễn ra trên toàn cầu nên công tác của Mặt trận Tổ Quốc ViệtNam cũng gặp khó khăn.
- Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức xâydựng và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là một vấn đề mới mẻ,chưa tìm được giải pháp phù hợp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên khôngtránh khỏi một vài sai sót.2.4.
- Giải pháp Một là, tăng cường chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, quán triệt tư tưởngHồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về phương thức xây dựng khối đại đoànkết dân tộc một cách bài bản, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của Mặt trận Tổquốc Việt Nam.
- Hai là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận độngquần chúng, áp dụng khoa học kĩ thuật vào các công tác của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở theo phương châm rõ người, rõviệc, rõ nội dung, đi vào trọng tâm, tránh dàn trải, hành chính hóa.
- Ba là, coi trọng giáo dục hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân vềtrách nhiệm xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, về ý thức và năng lực làmchủ, tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và các chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời khuyến khích,cổ vũ nhân dân chủ động, tự giác hoạt động trong các đoàn thể, tích cực hưởngứng các phong trào thi đua yêu nước, các đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, coi đâylà nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chốngtham nhũng, quan liêu, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy Nhànước, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
- Năm là, cần xây dựng và ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thốngchính trị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc thực hiện dân chủ của nhândân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
- Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới phươngthức xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nâng cao sự gương mẫu của cán bộ, Đảngviên nhưng vẫn duy trì được tính độc lập, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.
- 8 Bảy là, tổ chức bộ máy và các cơ quan chuyên trách của Mặt trận Tổquốc Việt Nam cần được củng cố theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầucủa nhiệm vụ trong thời kì mới, đặc biệt cần nâng cao bồi dưỡng các cán bộdân tộc thiểu số hoặc công tác ở các vùng khó khăn.
- Tám là, Nhà nước phải đảm bảo kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổquốc Việt Nam, có thể xem xét hình thành quỹ hoạt động cho Mặt trận thôngqua các dự án góp vốn hoặc kêu gọi sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, tổ chứckhác, tránh để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí cản trở công tác của Mặt trận.
- Chín là, thường xuyên tổng kết các phong trào, các cuộc vận động, sơkết phương thức xây dựng và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàngnăm hoặc khi cần thiết để phát hiện các hạn chế còn tồn đọng, từ đó rút kinhnghiệm và đồng thời tìm ra các hướng đi, giải pháp mới phù hợp hơn.
- KẾT LUẬN Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là nội dungmang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh màcòn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện nhiệm vụ ấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,với vai trò là tổ chức đại diện cho nhân dân và là một bộ phận của hệ thốngchính trị nước ta, đã vận động, tập hợp quần chúng nhân dân, xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc.
- Trong bối cảnh đất nước không ngừng chuyển mình, đónnhận cả cơ hội lẫn thách thức của quá trình hội nhập, tư tưởng Hồ Chí Minh vềphương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vẫn giữ nguyên giá trị, có ýnghĩa sâu sắc và tiếp tục được Đảng ta vận dụng vào công cuộc xây dựng Mặttrận Tổ quốc Việt Nam.
- Vì vậy mỗi cán bộ, Đảng viên, mỗi ngườidân đều cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn nữa về vấn đề đại đoàn kết toàndân tộc và trong việc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tìm ra các giảipháp, hướng đi đúng đắn để công tác của Mặt trận diễn ra hiệu quả, phù hợpvới định hướng phát triển của đất nước.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.2.
- Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội3.
- Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội4.
- Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội5.
- Thu Huyền (2011), Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể năm 2011, chuyên đề 6, Tạp chí Xây dựng Đảng, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Huong-dan-cua- Ban/2011/4481/Tai-lieu-boi-duong-thi-nang-ngach-chuyen-vien-cao-cap- khoi.aspx6.
- Vương Văn Nam (2021), Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Mặt trận, http://tapchimattran.vn/thuc-tien/doi-moi-noi-dung-va- phuong-thuc-hoat-dong-cua-mttq-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu- trong-giai-doan-hien-nay-40409.html

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt