« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô Hình Đào Tạo Trực Tuyến - Thuận Lợi Và Khó Khăn_1358082


Tóm tắt Xem thử

- MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂNThS.
- Nguyễn Hồng Thái Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp Tóm tắt Sự ra đời của đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽtạo nên một bước ngoặt mới cho nền giáo dục Việt Nam.
- Học sinh sẽ không bị gò bó thời gian đến trườngmà có thể học trực tuyến tại nhà qua Internet.
- Kiến thức đào tạo sẽ được chuyển hóaqua 3 chủ thể, giảng viên – máy tính – học sinh/sinh viên.
- Đây có thể coi là một bướcphát triển mới của ngành giáo dục, là phương thức đào tạo để lựa chọn những nhântài để phát triển đất nước.
- Dẫu biết bất cứ một khởi đầu nào cũng đều gặp khó khăn,nhất là trong thời kì công nghiệp 4.0 như hiện tại máy móc đang dần thay thế conngười thì đào tạo trực tuyến cũng gặp những cản trở lớn, về tài chính và cả nhữngnguồn dư luận trái chiều.
- Thế nhưng, cuộc sống luôn hoàn thiện và đi lên, cũnggiống như kinh doanh online, dự báo rằng đào tạo trực tuyến Việt Nam sẽ phát triểnmở ra nhiều cơ hội mới, chúng ta không những đào tạo ra nhiều nhân tài mà còn cóthể xuất khẩu tri thức ra ngoài thế giới.
- Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, E-Learning, MOOC 1.
- Mô hình đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến không còn là khái niệm mới mà hiện tại nó đang phát triểnvà dần sẽ chiếm lĩnh phần lớn trong nền giáo dục Việt Nam.
- Đào tạo trực tuyến xuấthiện đầu tiên vào tháng 10/1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer –Based Training) và được gọi với thuật ngữ là “E-Learning”.
- Qua đó, các phương thức tương tác trênmôi trường đào tạo trực tuyến cũng có những chuyển biến thay đổi phù hợp vớingười sử dụng.
- Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có 2 mô hình đào tạo trực tuyến chínhlà đào tạo E-Learning và MOOC.
- 501 Mô hình đào tạo “E-Learning”: Là hệ thống quản lý học tập LMS (LearningManagement System).
- Trong mô hình đào tạo E-Learningcòn có 5 mô hình nhỏ khác như.
- Mô hình CBT & WBT • Mô hình Online learning • Mô hình Distance learning • Mô hình LMS • Mô hình Blended Learning Hình 1.
- Mô hình hệ thống E-Learning Mô hình đào tạo trực tuyến MOOC (mô hình đào tạo trực tuyến mở đại trà):Tương tự như đào tạo từ xa (distance learning), các khóa học MOOC được triển khaivà cung cấp qua Internet.
- Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của MOOC sovới các khóa đào tạo từ xa truyền thống là số lượng người đăng kí (subscriber) có thểlên đến hàng ngàn người học và thường không giới hạn hay ràng buộc về điều kiệntham dự cũng như phí đăng kí.502 Hình 2.
- Mô hình đào tạo MOOC Hiện tại nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ mô hình đàotạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước, điển hình như Mỹ, HànQuốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Canada, Hong Kong,… Một nghiên cứu được tiến hành bởi tổ chức Babson Survey Research Group đãcho thấy có trên 7 triệu sinh viên đăng ký tham gia học trực tuyến vào năm 2013.
- Cóđến 80% các tổ chức và trường đại học của Mỹ hiện nay đang cung cấp các khóa họctrực tuyến, các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard, Đại học California -Berkeley và Đại học Chicago không nằm ngoài danh sách này.
- Ưu điểm của đào tạo trực tuyến So với đào tạo truyền thống, đào tạo trực tuyến mang lại cho học viên nhiều lợiích như: Thứ nhất, về sự thuận tiện: Học dựa trên E-Learning được thực hiện phù hợpvới tiến độ học tập và hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗtrợ hợp tác trong môi tường mạng.
- Thứ hai, về chi phí và sự lựa chọn: Chi phí cho một khóa học trực tuyến khôngcao, học viên có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng củabản thân.
- 503 Ở các nước phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của đào tạo trực tuyến khiến chonhiều người lo lắng cho sự an nguy của đào tạo truyền thống.
- Nhiều quan điểm chorằng sự ra đời của đào tạo trực tuyến là để triệt tiêu đào tạo truyền thống.
- Tuy nhiêncũng giống như kinh doanh online, đào tạo trực tuyến ra đời với những ưu điểm đểlấp đầy hạn chế của phương pháp đào tạo truyền thống, hướng tới một mục tiêuchung thúc đẩy nền giáo dục phát triển một cách toàn diện nhất.
- Đúng như câu nóicủa bà Susan Hockfield, chủ tịch MIT: “Loại hình đào tạo trực tuyến không phải làkẻ thù của hình thức truyền thống mà sẽ là một đồng minh mật thiết”.
- Tại Việt Nam, FUNIX trực thuộc hệ thống FPT Education là trường đại họctrực tuyến đầu tiên tại Việt Nam được thành lập năm 2015.
- Trước đó năm 2010 đã cóđơn vị tiên phong và tìm kiếm cơ hội kinh doanh với mô hình E-Learning nhưViolet.vn, hocmai.vn, TOPICA.
- Tính đến hiện tại đã có rất nhiều trường đại học sửdụng mô hình đào tạo trực tuyến trong giảng dạy như Trường Đại học Kinh tế Quốcdân, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Trà Vinh, Đại học Thái Nguyên, Đại họcTP.HCM, ĐH Cần Thơ… 3.
- Thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam Sau nhiều cuộc khảo sát để đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến của giảngviên và học viên ở các trường đại học tại Việt Nam.
- Nhiều chuyên gia đã phân tíchnhững điểm thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam.
- Về khả năng kết nối: Giáo dục trực tuyến kết nối được người học với cácgiảng viên giỏi, dù họ ở xa hay giờ giấc không trùng nhau.
- Một điểm thuận lợi nữa của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam đó là nhu cầu họctập và hiểu biết của học sinh ngày càng cao, nhất là trong thời đại cách mạng côngnghiệp 4.0, các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, nấu ăn.
- Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì việc đào tạo trực tuyến ở Việt Nam cũng gặp phảinhững khó khăn lớn: Thứ nhất, đây là một nội dung còn khá mới mẻ đối với ngành giáo dục nóichung, các trường đại học, cao đẳng nói riêng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quychế đào tạo trực tuyến sẽ là khó khăn lớn nhất ở các trường.
- Thứ hai, mặc dù cổng đào tạo trực tuyến của các trường cũng có module kiểmtra đánh giá tích hợp trong hệ thống quản lý học tập, nhưng các công cụ hỗ trợ chohoạt động kiểm tra còn rất hạn chế như: thiếu module định hướng ôn tập cho họcviên, thiếu module phản hồi kết quả đánh giá cho học viên, thiếu module kết nối vớihệ thống học bạ điện tử để lưu trữ kết quả học tập nói chung và kết quả tự kiểm tra,đánh giá của học viên Thứ ba, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn về đào tạo trực tuyến.Chưa xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, module học tập… Chưa cóhệ thống học bạ điện tử khi triển khai đào tạo trực tuyến.
- Thứ năm, chất lượng đào tạo trực tuyến còn nhiều hạn chế, nhiều nơi vì thànhtích mà mở rộng cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, dẫn đến tâm lý hoài nghi về chất lượngcủa đào tạo trực tuyến.
- 505 Mặc dù khởi đầu với những khó khăn, thế nhưng cũng không thể phủ nhận đàotạo trực tuyến đã mang lại được nhiều thành quả: Trường Đại học Cần Thơ Khóa sinh viên đầu tiên liên thông từ cao đẳng lên đại học được đào tạo trựctuyến qua hệ thống E-Learning đã tốt nghiệp.
- Hiện trường đang đào tạo cho khóa thứ2 và tiến hành tuyển sinh khóa thứ 3 Hầu hết các giảng viên của khoa đều sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến để tảibài giảng, tài liệu tham khảo, trao đổi thông tin kịp thời với sinh viên.
- Trường Đại học Đà Nẵng Đại học Đà Nẵng là một trong những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực đàotạo qua mạng tại Việt Nam.
- Từ năm 2003, với sự giúp đỡ của Đại học TEXAS HoaKỳ, một chương trình đào tạo qua mạng đã được triển khai tại Trung tâm CCE trựcthuộc Đại học Đà Nẵng.
- Cho đến nay, nhiều khoá học về phương pháp giảng dạy đạihọc trực tuyến do phía bạn tổ chức.
- các chuyến đi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứuthực địa cả tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã đem lại kết quả là chương trình đào tạo.
- Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Trong một vài năm gần đây, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyênđã tiến hành nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các bài giảng E-Learning.
- Bước đầu thửnghiệm triển khai hình thức đào tạo trực tuyến ở một số nội dung như học phần Hìnhhọc sơ cấp (chuyên ngành Toán), bản đồ học (chuyên ngành Địa Lý) ở mức độ kếthợp E-Learning với lớp học truyền thống.
- Học phần Bản Đồ đa có50 sinh viên đăng kí tham gia theo hình thức đào tạo trực tuyến ở học kì 2.
- Theo các nhà phân tích cho rằng, thị trường đào tạo trực tuyến là một thịtrường lớn.
- Tuy nhiên những năm về trước do điều kiện về công nghệ thông tin cònhạn chế, đào tạo trực tuyến gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
- Nhưng bước sang thời kìCách mạng công nghiệp 4.0, vai trò và cái nhìn thực tế về đào tạo trực tuyến ngàycàng được khẳng định.
- Điều này có thể dự đoán đây chính là thời điểm “cất cánh”của đào tạo trực tuyến.506 4.
- Giải pháp cho sự phát triển đào tạo từ xa Bước vào thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của đào tạo trực tuyếnngày càng được đề cao.
- Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, nhưngchúng ta đã, đang và sẽ ngày càng hoàn thiện mô hình đào tạo.
- Để mô hình đào tạotrực tuyến ngày càng hiệu quả chúng ta cần: Thứ nhất, Chính phủ cần có chính sách và giải pháp liên bộ, ngành để giúp đàotạo từ xa đạt được vai trò và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như: Xây dựngvà thực hiện chính sách tuyển dụng, đề bạt công khai, công bằng trên cơ sở đánh giánăng lực thực tế của nguồn nhân lực, không để tồn đọng tình trạng phân biệt bằngcấp giữa hình thức đào tạo từ xa hay không.
- Cần xây dựng các chính sách đầu tư, hỗtrợ, đưa ra các giải pháp hiệu quả, tích cực nhằm giúp phát triển chủ trương học tậpsuốt dời, xây dựng xã hội học tập thông qua đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng,phát triển nguồn nhân lực có trình độ, năng lực cho đất nước.
- Thứ hai, các cơ sở đào tạo từ xa cần chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch tổchức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đào tạo từ xa.
- Đa dạng,nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn nội dung, chương trình, phương pháp tổ chứchọc tập đối với đào tạo từ xa, cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên ứngdụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việcquán lý đào tạo thường xuyên của các cơ sở giáo dục đại học.
- Thứ tư, đối với học viên, cần rèn luyện cho mình khả năng độc lập, quản lý,sắp xếp thời gian hiệu quả, khoa học để có thể chủ động học tập, rèn luyện thông quahọc trực tuyến.
- Thứ năm, xây dựng, đảm bảo lộ trình học tập trực tuyến nghiêm túc, đảm bảotừ đầu vào cho tới đầu ra.
- Kết luận Đào tạo trực tuyến là mô hình đào tạo thông minh đã áp dụng được sự pháttriển của khoa học công nghệ vào đào tạo mang tính bức phá vượt trội trong giáodục, rút ngắn thời gian học cho người học và mang nên giáo dục Việt Nam vượt rangoài thế giới.
- Đồng thời, là một phương thức giáo dục tiên tiến, kết hợp nhuầnnhuyễn giữa khoa học công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật với người học, lấy tựhọc là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng dẫn, bănghình/tiếng, phương tiện truyền thanh/truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông;có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo.
- Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại đại học bán công Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn .
- Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới” ngày được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao cho Viện Đại học Mở Hà Nội đăng cai tổ chức.
- Nguyễn Quốc Long- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Duy Tân”.
- Nguyễn Thị Diễm Phi – Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật: “Thiết kế và xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến tại trường trung cấp nghề Quảng Nam”.
- Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa công nghệ thông tin Bộ môn hạng máy tính

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt