« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và những biến đổi trong văn hóa Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tìm Hiểu Về Văn Hóa Việt Nam Tìm Hiểu Về Văn Hóa Việt Nam.
- Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc..
- Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này.
- Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn.
- Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước.
- Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn.
- Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thủy phát triển thành dân tộc..
- Giai đoạn văn hoá Văn Lang-Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỉ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định..
- Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam.
- Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý-Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo..
- Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta.
- Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân..
- Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20-30 của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới..
- Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây.
- Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc..
- Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn.
- đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam.
- Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc.
- Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ.
- Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hoá Đông Á..
- Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực.
- Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế-xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi.
- Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hoá- nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn.
- Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá.
- Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng.
- Ngoài văn hoá Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Môn-Khơme, H’Mông-Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.
- Những Biến Đổi Trong Văn Hóa Việt Nam.
- Văn hóa là gì?.
- Một cách tổng quát có thể hiểu văn hóa là lối sống (life style) của một nhóm người ở trong một khu vực địa lý nào đó hay rộng hơn là của cả một dân tộc trong một quốc gia.
- Có xã hội loài người là có văn hóa vì có những sinh hoạt có ý thức của con người.
- Ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, các hoạt động kinh tế, các kỹ thuật, các sinh hoạt nghệ thuật, cách xử sự ở đời, cách ăn mặc, các thứ lễ nghi...tất cả mọi hoạt động của con người trên cõi đời này đều thuộc về văn hóa.
- Khi mở mắt chào đời ta đã được đặt trong một cộng đồng, một xã hội, một nền văn hóa rồi..
- Văn hóa cổ truyền Việt Nam.
- Khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của người dân Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, với một số những đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt, làm cho nó khác biệt với những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới.
- Vì mang những đặc tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từ nhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được đồng hóa với văn hóa cổ truyền hay truyền thống văn hóa Việt.
- Đó là nền văn hóa mà hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua..
- Văn hóa biến đổi Những người thiết tha với văn hóa Việt Nam, muốn làm cái gì tốt đẹp cho văn hóa nước nhà thường có thể nghĩ đến một mặt bảo tồn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và mặt khác phát huy hay tân tiến hóa nền văn hóa đó để xây dựng nên một nền văn hóa mới.
- Và khi nói đến bảo tồn hay phát huy hay tân tiến hóa là phải nói đến sự biến đổi của văn hóa.
- Không có một nền văn hóa nào đứng yên một chỗ, không có một nền văn hóa nào có thể giữ nguyên trạng thái của nó từ buổi ban đầu cho đến bây giờ dù người ta có cố bảo tồn duy trì nó mãi.
- Kết quả của những công trình nghiên cứu về văn hóa của các nhà văn hoá nhân loại học (cultural anthropology) cho thấy không có một nền văn hóa nào hoàn toàn giữ được nguyên vẹn những đặc tính của nó qua thời gian.
- Bất cứ nền văn hóa nào, dù ở trong những xã hội đóng kín không có những tiếp xúc với bên ngoài đi nữa, vẫn ít nhiều thay đổi theo thời gian.
- Phần nhiều các nền văn hóa đều thay đổi rất chậm nếu không có những va chạm/xung đột lớn lao như sự va chạm/xung đột giữa văn hóa Á Đông và văn minh Aâu Tây hồi thế kỷ XIX-XX.
- Nhưng dầu chậm nó vẫn phải thay đổi mặc dầu trong đà biến đổi tự nhiên của văn hóa bao giờ cũng có khuynh hướng chóng chọi lại không nhiều thì ít..
- Sự biến đổi trong văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa Việt Nam không tránh được những định luật thay đổi tự nhiên đó theo thời gian và không gian.
- Từ trước thời Bắc Thuộc cho đến cuối thế kỷ XX nền văn hóa Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian.
- Trong quá trình bành trướng lãnh thổ từ Miền Bắc vào Miền Nam nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo không gian, theo môi trường sinh sống, từ thức ăn, quần áo, đến cách phát âm tiếng Việt, làng mạc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, tâm lý, tư tưởng, vv....
- Đàn ông miền Nam theo Tây sớm hơn trong khi nhiều người dằn ông miền Bắc vẫn còn mặc áo dài theo xưa.
- Hồi thập niên 1950 ở Đại Học Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm Saigòn người ta thấy mấy cụ giáo sư Cử/ Tú từ miền Bắc vào (cụ Bình, cụ Nghinh, cụ Quỳnh, cụ Chiểu, trừ cụ Nghè Giác) vẫn mặc áo dài khăn đóng đi dạy học trong khi các giáo sư lớn tuổi miền Nam (thầyï Tấn, thầy Lúa, thầy Trụ, cụ Sển.
- Cái hòm đối với người miền Nam là cái hàng để tẩn liệm người chết trong khi người Bắc dùng chữ đó với ý nghĩa của cái rương đựng đồ dùng của người miền Nam.
- Tiếng cô, chú, bác giữa người Nam và người Bắc rất khác nhau cũng như những tiếng dì dượng thì chỉ có người miền Nam và một số người miền Trung dùng đến.
- Phần đông người miền Nam đều phân biệt các phụ âm tr và ch nhưng không phân biệt hỏi ngã và các phụ âm t và c ở cuối chữ.
- Đối với người bình dân miền Nam thì người Huế phát âm các dấu sắc hỏi ngã đều như dấu nặng, và người Quảng Nam/Quảng Ngãi thì phát âm những nguyên âm a như ơ và ơ như ô..
- Trên phương diện tôn giáo, tín ngưỡng, mặc dầu hầu hết người Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của tam giáo và đều xem sự thờ cúng tổ tiên như một tôn giáo chính của người Việt Nam nhưng riêng ở miền Nam thì ngoài căn bản tín ngưỡng đó còn có thêm những tôn giáo tín ngưỡng khác hơn chẳng hạn như Cao Đài giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo..
- Ở địa hạt nghệ thuật hát cải lương và câu ca vọng cổ là cái gì rất đặc biệt của người miền Nam trong khi hát chèo hát quan họ thì chỉ có người Bắc mới biết.
- Tiểu thuyết (như tiều thuyết của Hồ Biểu Chánh chẳng hạn) hay nói chung văn chương miền Nam có những sắc thái đặc biệt của người miền Nam mà chỉ những người sanh trưởng ở vùng đồng bằng sông Củu Long mới có thể thưởng thức được cái hay cái thích thú trong đó.
- Ở miền Nam thời Pháp thuộc có những chức vụ không thấy có ở miền Bắc như Thầy Cai Tổng hay ông Hội Đồng.
- Tóm lại từ châu thổ sông Hồng Hà đến châu thổ sông Cửu Long lối sống của người dân Việt cũng như tổ chức xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi..
- Điều kiện cần để có biến đổi.
- Tại sao có những biến đổi như vậy? Môi trường sinh sống mới và sự tiếp xúc với những nền văn hóa khác là những điều kiện cần yếu đưa đến những biến đổi đó.
- Từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa và các chúa Nguyễn nối tiếp, xây dựng nên Đàng Trong thì bắt đầu có một nhánh văn hóa Việt biến dạng dần dần trở thành một chi nhánh văn hóa (subculture) có phần khác biệt với văn hóa cổ truyền ở miền Bắc.
- Sự cắt đứt liên hệ chính trị giữa Đàng Trong (Chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (Chúa Trịnh), sự phân tranh Nam Bắc và chia đôi lãnh thổ đã là cơ hội để tạo nên một chi nhánh văn hóa mới xa dần văn hóa cổ truyền..
- Đến thế kỷ XVII khi Họ Nguyễn chiếm hết cả miền Trung và rồi một số người miền Trung vào khai phá miền Nam khẩn hoang lập ấp xây dựng nên miền Nam thì một chi nhánh văn hóa khác nữa lại thành hình.
- Chi nhánh văn hóa mới này lại càng cách biệt với văn hóa gốc ở miền Bắc hơn nữa.
- Về phương diện địa lý và môi trường sinh sống, khác với những vùng đất đai chật hẹp khô cằn nằm giữa núi non và ven biển, miền Nam là cả một vùng đất hoang mênh mông chằng chịt sông rạch với không biết là bao nhiêu cá tôm rau cỏ cây trái.
- Ngoài hoàn cảnh địa lý nói trên, trong quá trình mở rộng đất đai về phương Nam chi nhánh văn hóa Đàng Trong đã phải tiếp xúc va chạm với những nền văn hóa khác tạo nên điều kiện rất cần cho sự biến đổi về văn hóa..
- Có tiếp xúc với văn hóa khác là có cơ hội để nhìn thấy lối sống, cách hoạt động, sự tín ngưỡng, lề lối suy tư của một giống người khác.
- Từ thế kỷ XVII người Đàng Trong đã có cơ hội gần gũi với văn hóa Chiêm Thành, đã nhìn thấy và hiểu biết lối sống của người dân Chàm.
- Sau đó sang thế kỷ XVIII người Việt khi bành trướng lãnh thổ về miền Nam lại có dịp sống bên cạnh người Miên và người Trung Hoa (Minh Hương, Triều Châu)..
- Có thể nói miền Nam cũng na ná như xứ Mỹ, nó là một xã hội mới thành hình với nhiều chủng tộc sống lẫn lộn trong đó và với một nền văn hóa ít nhiều pha trộn đủ thứ.
- Nó như cái “melting pot” hay cái “salad bowl” của Việt Nam.
- Nó mang rất ít tính chất cổ truyền của nền văn hóa gốc..
- Điều kiện đủ để có biến đổi.
- Sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa các nền văn hóa thật ra chỉ là điều kiện cần mà thôi chớ chưa phải là điều kiện đủ để cho sự vay mượn, học hỏi xảy ra.
- Trường hợp của bốn bộ lạc lân cận trên vùng Nilgiri (Ấn Độ) chẳng hạn, cho thấy tuy có tiếp xúc văn hóa với nhau nhưng bốn bộ lạc khác nhau này không hề vay mượn nhau tí nào trong lối sống của họ.
- Các nhà văn hóa nhân loại học gọi trường hợp trên đây là “kinh tế, xã hội cọng sinh”(economic and social symbiosis) nghĩa là cùng sống với nhau về phương diện xã hội và kinh tế mà thôi nhưng không vay mượn nhau hay thích nghi với nhau về văn hóa (acculturation)..
- Điều kiện đủ để đưa đến vay mượn và thích nghi văn hóa là sự có mặt của những yếu tố sau đây:.
- (1) tinh thần khai phóng của người vay mượn,.
- Văn hóa không thay đổi nếu các thành phần trong nền văn hóa đó không có tinh thần cởi mở, không chấp nhận những cái mới lạ của nền văn hóa khác.
- Mặt khác dù các thành phần chấp nhận những cái mới lạ của văn hóa khác nhưng không có tự do để học hỏi, thực hiện thì văn hóa cũng không có cơ hội thay đổi.
- Những điều kiện trên đây cần phải có đủ thì văn hóa mới có thể thay đổi được.
- Người Việt Nam trong quá trình bành trướng lãnh thổ và định cư vào Phương Nam đã có đủ những điều kiện ghi trên.
- Khi đã có đủ những điều kiện cần và đủ thì tất nhiên văn hóa phải thay đổi theo lối sống thay đổi của con người ở vùng đất mới mẻ này..
- Như vậy có thể nói một cách tổng quát là người Việt Nam có một nền văn hóa chung (general culture) là văn hóa Việt Nam (Vietnamese Culture), và dưới nền văn hóa chung đó có những chi nhánh văn hóa (subculture) như chi nhánh văn hóa sông Hồng, chi nhánh văn hóa miền Trung, chi nhánh văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Các chi nhánh văn hóa có cùng một số đặc tính xem như cùng mẫu số chung nhưng trên mẫu số chung đó vẫn có những nét đặc thù khác biệt của mỗi vùng hay mỗi miền..
- Những khác biệt này là những biến đổi tự nhiên của văn hóa Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ và qua quá trình bành trướng lãnh thổ, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác.
- Biến đổi để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh mới, đó là điều kiện cần yếu để một nền văn hóa sinh tồn và tiến hóa..
- Những người làm chính trị cũng như những nhà làm văn hóa, hay nói rộng ra hơn, tất cả những ai thiết tha với nền văn hóa nước nhà, cần phải nhìn thấy sự khác biệt giữa những chi nhánh văn hóa cũng như những lý do đưa đến sự khác biệt đó.
- Nhận biết như vậy không phải để cổ võ cho sự chia rẽ hay gây tinh thần kỳ thị địa phương mà là để có thể đi đến tinh thần đa nguyên đa văn hóa (cultural pluralism)..
- Tinh thần này đòi hỏi người ta phải nhìn thấy và chấp nhận sự khác biệt giữa các nền văn hóa hay giữa các chi nhánh văn hóa với nhau.
- Ngược lại nếu phủ nhận sự khác biệt để đi đến cái nhìn thiên lệch là chỉ có văn hóa của mình là tốt nhất thì khó có thể tránh được hậu quả tai hại là sẽ bị rơi vào một hình thức nào đó của chủ nghĩa “chủng tộc độc tôn” (ethnocentrism) và tinh thần kỳ thị chủng tộc hoặc một hình thức kỳ thị nào khác.
- Sự đoàn kết quốc gia cũng như sự thống nhất ý chí để làm một việc lớn lao nào cũng phải tựa trên tinh thần đa nguyên, đa văn hóa.
- Hơn nữa, muốn dân tộc tiến bộ, muốn hiện đại hóa xã hội, cần phải biết rõ những điều kiện cần và đủ để làm cho văn hóa biến đổi theo chiều hướng tiến bộ chung của nhân loại.
- Đó là những điều kiện đã đưa xã hội Miền Nam đến chỗ giàu có và dân Miền Nam đến chỗ thịnh vượng, hạnh phúc hơn xã hội Miền Bắc như đã thấy ở phần trên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt