You are on page 1of 139

MỤC LỤC

Lý thuyết truyền thông...............................................................................................................2


Cơ sở lý luận báo chí................................................................................................................10
Lịch sử Báo chí........................................................................................................................18
Ngôn ngữ báo chí.....................................................................................................................24
Luật pháp và đạo đức báo chí...................................................................................................30
Tác phẩm Báo chí đa phương tiện.............................................................................................37
Lao động nhà báo.....................................................................................................................43
Xã hội học báo chí....................................................................................................................49
Báo chí và dư luận xã hội.........................................................................................................56
Lý thuyết và kỹ năng báo truyền hình......................................................................................62
Lý thuyết và kỹ năng Báo Phát thanh......................................................................................67
Tin và bản tin phát thanh..........................................................................................................73
Phóng sự phát thanh – Truyền hình.........................................................................................78
Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh...............................................................................83
Âm nhạc và Tiếng động Phát thanh.........................................................................................89
Tin và bản tin truyền hình........................................................................................................93
Phỏng vấn – tọa đàm phát thanh truyền hình...........................................................................97
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình...........................................................................101
Lý thuyết và kỹ năng Báo Mạng điện tử.................................................................................105
Lý thuyết và kỹ năng Báo ảnh................................................................................................113
Lý thuyết và kỹ năng Báo in...................................................................................................118
Dẫn chương trình truyền hình............................................................................................124
Các chuyên đề truyền hình 01 (Báo chí về thể thao và giải trí).............................................131
Các chuyên đề phát thanh 03 - Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu..........................137
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lý thuyết truyền thông

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS, GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông,
+ Xã hội học báo chí - truyền thông,
+ Công chúng báo chí truyền thông,
+ Truyền thông đa phương tiện,
+ Báo chí và dư luận xã hội
+ Kinh tế báo chí – truyền thông
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0983525839 Email: misavn1993@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đỗ Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS. GVCC, Trưởng khoa báo chí
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông,
+ Tâm lý học truyền thông,
+ Công chúng báo chí truyền thông,
+ Truyền thông đa phương tiện,
+ Báo chí truyền thông chuyên biệt
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nộ
- Điện thoại: 0984405568 Email: dothuh@gmail.com
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Lương Thị Phương Diệp
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông,
+ Tác nghiệp báo chí truyền thông,
+ Truyền thông đa phương tiện,
+ Báo chí truyền thông chuyên biệt
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện BC&TT
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí, Tầng 5, Nhà hành chính A1, Học viện BC&TT,
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0912420688 Email: luongphuongdiep@gmail.com
Giảng viên 4:
- Họ và tên: Phạm Thị Mai Liên
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông,
+ Tác nghiệp Ảnh báo chí truyền thông,
+ Truyền thông đa phương tiện,
+ Truyền thông hình ảnh
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện BC&TT
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí, Tầng 5, Nhà hành chính A1, Học viện BC&TT,
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0987511085 Email: phamthimailien.ajc@gmail.com
Giảng viên 5: Trầm Minh Tuấn
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông,
+ Chính luận báo chí,
+ Truyền thông đa phương tiện,
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện BC&TT
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí, Tầng 5, Nhà hành chính A1, Học viện BC&TT,
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0982245346 Email: tmtajc@gmail.com
Giảng viên 6: Phạm Hải Chung
- Chức danh, học hàm, học vị: TS, GVC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông - PR,
+ Lý thuyết Truyền thông mới
+ Truyền thông đa phương tiện,
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo, Học
viện BC&TT
- Địa chỉ liên hệ: Khoa QHCC&QC, Tầng 7, Nhà hành chính A1, Học viện
BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0983972783 Email: phamhaichung@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Communication Theory
- Mã môn học/học phần: BC02101
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức đại cương
- Thuộc học phần: Bắt buộc:  Tự chọn: 
- Các điều kiện tiên quyết: đã học các học phần đại cương
- Điều kiện khác: Sinh viên phải có kiến thức đại cương tối thiểu và các phương
tiện truyền thông cá nhân thông thường; được học ở phòng máy chiếu có mạng
internet, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên tự trang bị máy tính
cá nhân khi làm bài tập nhóm hay cá nhân ở nhà, thư viện đầy đủ tư liệu đọc phục vụ
học phần…
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02
+ Giờ lý thuyết: 1.0 (15 tiết)
+ Giờ thực hành: 1.0 (30 tiết)
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Lý luận báo chí truyền thông, Khoa
Báo chí
3. Mục tiêu của học phần
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lý
thuyết truyền thông. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ hiểu được bản chất
xã hội của truyền thông, nắm và hiểu được những đặc trưng cơ bản của truyền thông,
các lý thuyết truyền thông cơ bản, chu trình truyền thông, các phương tiện truyền
thông và có thể thành thiết lập kế hoạch truyền thông, cũng như các kỹ năng sử dung
các công cụ đánh giá, giám sát. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện cho sinh viên
thái độ học hỏi và làm việc nghiêm túc trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp.
* Về kiến thức:
- Giúp người học nắm, hiểu được hệ thống khái niệm cơ bản của học phần; một số lý
thuyết truyền thông được giới thiệu; hiểu, phân tích và ứng dụng được chu trình
truyền thông cơ bản; phân tích, đánh giá, phản biện các mô hình truyền thông; thực
hành được các kỹ năng truyền thông cơ bản, như thiết kế thông điệp, nghiên cứu công
chúng, lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông…
- Môn học sẽ trang bị những kỹ năng truyền thông cơ bản, truyền thông – vận động xã
hội, truyền thông thay đổi hành vi, thông tin-giáo dục - truyền thông… nói riêng giúp
sinh viên tạo lập tri thức nền tảng và nâng cao kỹ năng về giao tiếp – truyền thông –
vận động xã hội; tăng cường khả năng hội nhập khu vực và quốc tế, khả năng hòa
nhập vào các nhóm công chúng – xã hội.
- Sau khi học xong học phần, sinh viên sẽ có được kỹ năng đánh giá và phân tích hoạt
động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, các dạng thức khác nhau, từ truyền thông cá
nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, giao tiếp trên mạng xã hội…
- Sinh viên được trang bị và rèn luyện kỹ năng nhằm tăng cường khả năng tự nghiên
cứu, sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
- Sinh viên được trang bị, rèn luyện Kỹ năng phản biện xã hội thông qua các phương
tiện truyền thông.
* Về thái độ:
- Người học có được thái độ học tập, nghiên cứu, làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc,
trách nhiệm xã hội cao.
- Sinh viên được rèn luyện khả năng tự học hỏi và khả năng cộng tác, hợp tác vì mục đích
chung.
- Sinh viên được rèn về những phẩm chất cần có của người hoạt động trong lĩnh vực báo
chí truyền thông, như phẩm chất chuẩn mực đạo đức và đạo đức truyền thông chuyên
nghiệp; thái độ trung thực, khách quan và tính mục đích của hoạt động; phẩm chất vì sự
phát triển bền vững cộng đồng
4. Chuẩn đầu ra:
CĐR 1. Nắm được, hiểu được, giải mã được hệ thống khái niệm của học phần, đặc
điểm, vai trò, bản chất xã hội của thiết chế truyền thông, sử dụng các lý thuyết truyền
thông áp dụng trong các môi trường truyền thông khác nhau:
CĐR 2. Phân tích và đánh giá các bước của chu trình truyền thông, thực hành phân
tích chu trình của các kế hoạch truyền thông đã được thực hiện.
CĐR 3. Lập được một kế hoạch truyền thông hoàn chỉnh
CĐR 5. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Kỹ năng tư duy hệ thống
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng sáng tạo và phản biện xã hội
CĐR 6. Thái độ, phẩm chất đạo đức
- Nghiêm túc trong học tập, trong cuộc sống và lao động thực hành nghề nghiệp
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
- Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
- Truyền bá kiến thức học phần
5. Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành
- Phần lý thuyết: được chia làm 06 chương
- Phần thực hành: Yêu cầu sinh viên xem, phân tích các chiến dịch, kế hoạch truyền
thông trong thực tế và thực hành tự lập kế hoạch cho một chiến dịch truyền thông thay
đổi hành vi.
6. Nội dung chi tiết học phần:
Hình thức, Phân bổ
phương thời gian Yêu cầu
STT Nội dung đối với CĐR
pháp giảng
dạy LT TH sinh viên
1 1. Quan niệm chung Giảng lý 3 3 Nghiên 1, 5, 6
về Truyền thông thuyết, thảo cứu giáo
1.1 Khái niệm truyền luận nhóm, trình
thông nghiên cứu trước khi
1.2 Các mô hình trường hợp đến lớp,
truyền thông Tìm hiểu
1.3 Môi trường truyền về truyền
thông thông,
1.4 Khái lược về sự ra các vấn
đời và phát triển của đề đặt ra,
truyền thông ở Việt tham gia
Nam và trên thế giới thảo luận
2. Một số lý thuyết
truyền thông
2.1. Lý thuyết thâm
nhập xã hội
2.2. Lý thuyết giảm
bớt sự không chắc
chắn
2.3. Lý thuyết xét
đoán xã hội
2.4. Lý thuyết học tập
xã hội
2.5. Lý thuyết truyền
bá cái mới
2.6. Lý thuyết hành
động lý tính
2.7. Lý thuyết thuyết
phục
2.8. Lý thuyết truyền
thông điệp cho đối
tượng
2.9. Lý thuyết đóng
khung
2.10. Lỹ thuyết thiết
lập chương trình nghị
sự
2 3. Các kênh truyền Giảng lý 2 2 Trả lời 1, 5, 6
thông thuyết, thảo các câu
3.1 Truyền thông cá luận nhóm, hỏi GV
nhân nghiên cứu nêu ra và
3.2 Truyền thông trường hợp; thảo luận
nhóm SV lên thuyết về câu trả
3.3 Truyền thông đại trình lời của
chúng và MXH các SV
(Phân biệt được các khác
kênh truyền thông, trong
đánh giá ưu nhược diễn đàn
điểm kênh khi áp dụng của học
vào chiến dịch truyền phần.
thông)
3 4. Chu trình truyền Nghiên cứu 3 5 Nghiên 2, 4, 5, 6
thông trường hợp cứu giáo
4.1 Nghiên cứu ban Thảo luận trình
đầu về công chúng – chuyên đề trước khi
nhóm đối tượng Bài tập thực đến lớp,
4.2 Thiết kế thông hành Trả lời
điệp các câu
4.3 Lựa chọn kênh hỏi GV
truyền thông và chuẩn nêu ra và
bị tài liệu thảo luận
4.4 Thực hiện chiến về câu trả
dịch truyền thông lời của
4.5 Nghiên cứu phản các SV
hồi khác
4.5 Giám sát, đánh giá, trong
động viên diễn đàn
của học
phần;
Thực
hiện bài
tập đánh
giá định
kỳ
5 5. Lập kế hoạch Nghiên cứu 5 15 Thực 3, 4, 5, 6
truyền thông trường hợp hiện bài
5.1. Phân tích thực Thảo luận tập đánh
trạng chuyên đề giá định
5.2. Xác định và phân Bài tập thực kỳ, bài
tích nhóm đối tượng hành tập Tổ
5.3. Xây dựng mục chức
tiêu Giao lưu
5.4. Xác định những trực
hoạt động hướng tới tuyến
mục tiêu và các chỉ số cuối môn
đánh giá
5.5. Thiết kế thông
điệp và xác định kênh
truyền thong
5.6. Phân bổ thời gian
và lịch trình hoạt động
5.7. Quyết định
phương án huy động
các nguồn lực
6 Truyền thông trong 2 5
khủng hoảng
6.1. Khái niệm và bản
chất khủng hoảng
6.2. Phân loại, đánh
giá khủng hoảng
6.3. Nguyên tắc, kỹ
năng truyền thông
trong khủng hoảng
6.4. Theo dõi, đánh giá
phản hồi truyền thông
trong khủng hoảng

7. Học liệu:
7.1 Học liệu bắt buộc:
- PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên - ThS Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Truyền thông
- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Bốn học thuyết truyền thông (Lê Ngọc Sơn dịch 2013); Nxb Trẻ
7.2 Học liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Dững (2013); Cơ sở lý luận báo chí; nxb Lao động
2. Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (Lê Ngọc Sơn dịch 2013);
Bốn học thuyết truyền thông; Nxb Tri thức;
3. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, HN
4. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học quốc gia,
2011
5. Philippe Broton Sergeproulx (1996), Bùng nổ truyền thông, Nxb Văn Hóa, Hà Nội.
6. Thomas Friedman; Thế giới phẳng; Nxb trẻ 2006.
7. Phạm Hải Chung, Bùi Thu Hương (2014); Mạng xã hội; Nxb Lý luận chính trị
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Tích cực chuẩn bị bài trước giờ lên
Đánh giá ý thức lớp, thảo luận trên lớp, tích cực tham 0,1
gia vào các hoạt động học tập
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Dự án: Tổ chức Giao lưu trực tuyến
Thi hết học phần 0,6
Tiểu luận cuối môn
9. Hệ thống câu hỏi ôn tập, đề tài tiểu luận:
Câu hỏi ôn tập:
1. Anh (chị) hãy nêu các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông? Phân tích điểm
giống và khác nhau giữa mô hình truyền thông của Lasswell và Claude Shannon.
2. Anh (chị) hãy nêu nội dung của lý thuyết thâm nhập xã hội và phân tích hệ quả của
lý thuyết này khi áp dụng vào thực tế.
3. Nêu và phân tích nội dung, các lý thuyết truyền thông: xét đoán xã hội, học tập xã
hội, truyền bá cái mới, cách ứng dụng trong cuộc sống và công việc của bạn.
4. Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa lý thuyết hành động lý tính và lý thuyết
thuyết phục. Nêu các bước thuyết phục trong hoạt động truyền thông.
5. Phân tích các nhân tố của truyền thông cá nhân?
6. Trình bày cách phân loại nhóm xã hội và ảnh hưởng của nó đến hoạt động truyền
thông. Lấy ví dụ minh họa.
7. Xác định đối tượng và phân tích cơ chế tác động của truyền thông đại chúng?
8. Phân tích hạn chế và ưu thế của phương tiện truyền thông đại chúng báo in, truyền
hình, phát thanh, internet. Lấy ví dụ minh họa từ thực tế các chương trình/chiến dịch
truyền thông.
9. Phân tích 5 bước, một khâu của Chu trình truyền thông. Lấy ví dụ minh họa từ thực
tế các chương trình, chiến dịch truyền thông được thực hiện tại địa phương/ cơ quan
công tác của bạn.
10. Trình bày các bước lập kế hoạch truyền thông.
11. Khủng hoảng và nguyên tắc, kỹ năng chú ý của truyền thông trong khủng hoảng.

Đề tài tiểu luận:


1. Dựa trên kiến thức đã học, anh (chị) hãy lập kế hoạch truyền thông cho thanh niên Việt
Nam về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
2. Anh (chị) hãy xác định một vấn đề cần can thiệp truyền thông (tại cơ quan công, địa
phương sinh sống hoặc trường học…) và xây dựng kế hoạch cho một chương trình/chiến
dịch truyền thông thay đổi hành vi.
3. Anh (chị) hãy sử dụng kỹ năng gặp gỡ trực tiếp để giải quyết tình huống truyền thông sau:
“Thuyết phục một chính khách trả lời phỏng vấn”.
4. Anh (chị) hãy viết một bức thư để thuyết phục đối tượng cộng tác trong quá trình truyền
thông hướng tới một mục đích (đối tượng, mục đích tự chọn).
5. Anh (chị) hãy lựa chọn một chiến dịch truyền thông nổi bật để tiến hành khảo sát, đánh giá
những thành công và hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết?
6. Dựa trên kiến thức đã học, anh (chị) hãy lập kế hoạch truyền thông cho giới trẻ nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.
7. Phân tích một chúng hoảng và truyền thông trong khủng hoảng thực tế, từ đó rút ra mô
hình và kinh nghiệm truyền thông trong khủng hoảng.
8. Tìm hiểu các nhà truyền thông nổi tiếng thế giới, rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân
9. Miêu tả, phân tích mô hình một số hãng truyền thông lớn trên thế giới và ở Việt Nam; từ
đó phản biện và đề xuất đổi mới.
10. Phân tích, so sánh thông điệp truyền thông của một số nguyên thủ quốc gia; từ đó rút ra
bài học xây dựng thông điệp.

Bài tập đánh giá định kỳ:


1. Cả lớp cùng lựa chọn một vấn đề cần can thiệp truyền thông để thực hiện lập
kế hoạch truyền thông; mỗi thành viên trong lớp được lựa chọn vị trí nhân sự mong
muốn trong ban tổ chức của chiến dịch. Mỗi một phần kiến thức, các nhân sự này sẽ
thực hành theo đúng nhiệm vụ được phân công. Đánh giá dựa trên kết quả kiến thức
thu nhận được và kết quả tác động tới nhóm đối tượng công chúng mà chiến dịch
hướng tới.
2. Cá nhân tự chon bài tập thể hiện kiến thức đã học và kỹ năng sáng tạo trong
giải quyết vấn đề thực tiễn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Cơ sở lý luận báo chí

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Dững
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS,TS, GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận – thực tiến báo chí – Truyền thông
+ Báo chí và Dư luận xã hội
+ Kinh tế Báo chí –Truyền thông
+ Lãnh đạo, quản lý báo chí
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện BC & TT
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Báo chí, tầng 5, Nhà hành chính A1 Học viện
BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04.37546966/511
- E-mail: misavn1993@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Hà Huy Phượng
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS, GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí
+ Tổ chức trình bày báo
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân
Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966/511
- E-mail: huyphuongbc@gmail.com
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Đỗ Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS,TS,GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận – thực tiến báo chí – Truyền thông
+ Tâm lý học báo chí
+ Quản lý báo chí – Truyền thông
+ Quan hệ công chúng
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân
Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966/511
- E-mail: hangdo@gmail.com
Giảng viên 4:
- Họ và tên: Nguyễn Trí Nhiệm
- Chức danh, học hàm, học vị: TS
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận – thực tiến báo chí – Truyền thông
+ Pháp luật và đạo đức báo chí
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa Phát thanh-Truyền hình, Học viện BCTT; 36
Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại:
Giảng viên 5:
- Họ và tên: Trần Minh Tuấn
- Chức danh, học hàm, học vị: ThS, giảng viên
- Hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận – Thực tiễn báo chí
+ Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thông.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân
Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966/511
- E-mail: tmt.ajc@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: The basis of journalistic theory
- Mã môn học/học phần: BC02110
- Số tín chỉ: 03
- Học phần tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức đại cương và học phần Lý
thuyết truyền thông
- Thuộc học phần: Bắt buộc
- Các điều kiện tiên quyết: Đã học các học phần đại cương và học phần Lý thuyết
truyền thông
- Điều kiện khác: Phòng học có mạng internet; thư viện có đủ giáo trình và sách
tham khảo bắt buộc.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 2,0 (30 tiết)
+ Giờ thực hành: 1,0 (30 tiết)
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Lý luận và lịch sử báo chí – truyền
thông/ Khoa Báo chí
3. Mục tiêu của học phần
* Về kiến thức:
- Giúp người học hiểu được bản chất, tính mục đích của hoạt động báo chí; nắm được
các nguyên tắc hành nghề, các chức năng cơ bản của báo chí, quy trình lao động tác
nghiệp và những vấn đề cơ bản về nghề nghiệp báo chí – truyền thông.
- Giúp người học hình thành quan điểm tiếp cận, phân tích và giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội dưới góc độ báo chí – truyền thông, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Học phần giúp sinh viên ngành báo chí – truyền thông hình thành phương pháp luận
đúng đắn, phương pháp xử lý thông tin cũng như tham gia giải quyết các vấn đề liên
quan đến báo chí – truyền thông.
* Về kỹ năng:
- Sinh viên nắm, hiểu được những kỹ năng cơ bản trong phân tích, đánh giá, giải quyết
các vấn đề kinh tế-xã hội dưới góc nhìn báo chí – truyền thông trên cơ sở quan điểm
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Sinh viên nắm được kỹ năng làm việc nhóm trong học tập nâng cao trình độ, trong
giải quyết các vấn đề nghề nghiệp báo chí.
- Sinh viên được tăng cường kỹ năng thuyết trình trước đám đông, thuyết phục công
chúng xã hội.
* Về thái độ:
- Sinh viên hình thành được thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp trong hành nghề, tác
nghiệp.
- Sinh viên có được quan điểm, thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học và thực tiễn trong giải
quyết các vấn đề liên quan đến báo chí – truyền thông.
4. Chuẩn đầu ra:
CĐR 1: Nắm, hiểu đươc hệ thống khái niệm cơ bản của học phần
CĐR 2: Nắm được, phân tích được hệ thống khái niệm, đặc điểm, tính chất, các
nguyên tắc, chức năng báo chí cũng các vấn đề cơ bản của hoạt động báo chí;
+ Biết phân tích, đánh giá các sự kiện và vấn đề kinh tế-xã hội dưới góc nhìn báo chí –
truyền thông; phân tích và đánh giá được các tác phẩm báo chí;
+ Hình thành được trí tuệ, cảm xúc nghề nghiệp báo chí;
+ Sinh viên có thêm kiến thức liên quan đến 4 nguyên tắc: sáng tạo, sự hợp tác, sự đối
thoại, tư duy phản biện để có thể hoạt động báo chí – truyền thông trong thế giới có
nhiều cạnh tranh như hiện nay.
CĐR 3: Biết đánh giá, phân tích các thông tin thời sự trên báo chí – truyền thông về
các vấn đề đã và đang diễn ra, được công chúng và dư luận xã hội quan tâm
+ Hình thành quan điểm chủ đạo trong phân tích, đánh giá các sự kiện và vấn đề thời
sự được công chúng và dư luận xã hội quan tâm;
+ Có phương pháp đánh giá khách quan các sự kiện và vấn đề thời sự trên báo chí –
truyền thông;
+ Có khả năng, kỹ năng phản biện xã hội và bước đầu biết tổ chức lực lượng phản
biện xã hội về các vấn đề thời sự được công luận quan tâm
CĐR 4: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng tư duy, giao tiếp và làm việc độc lập;
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tra cứu tích hợp kiến thức;
+ Kỹ năng tư duy hệ thống;
+ Kỹ năng thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ nghề nghiệp;
+ Kỹ năng thuyết trình;
+ Kỹ năng tư duy phản biện và phản biện xã hội
CĐR 5: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Nghiêm túc trong học tập và lao động thực hành nghề nghiệp;
+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
+ Có ý thức truyền bá, chia sẻ kiến thức học phần;
+ Hiểu được phẩm chất đạo đức và nhân cách nhà báo thông qua các mối quan hệ
trong quá trình tác nghiệp;
+ Có thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc theo chuẩn mực nhân cách nhà báo
chuyên nghiệp;
5. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành
- Phần lý thuyết: được chia làm 09 chương
Chương 1: Khái quát chung về truyền thông
Chương 2: Quan niệm chung về báo chí
Chương 3: Các loại hình báo chí đương đại
Chương 4: Công chúng báo chí
Chương 5: Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí
Chương 6: Các chức năng cơ bản của báo chí
Chương 7: Vấn đề tự do báo chí
Chương 8: Lao động báo chí
Chương 9: Phương pháp tiếp cận của báo chí-truyền thông
Chương 10: Nhà báo – chủ thể hoạt động báo chí
- Phần thực hành: Yêu cầu sinh viên nghiên cứu, làm việc nhóm phân tích đánh giá
các vấn đề thực tiễn trên cơ sở lý thuyết và quan điểm nghề nghiệp; phân tích, đánh
giá các sự kiện và vấn đề trên báo chí – truyền thông được công chúng và dư luận xã
hội quan tâm.
6. Nội dung chi tiết học phần:
Hình Phân bổ Yêu
thức, thời gian cầu
phương đối
STT Nội dung CĐR
pháp với
giảng LT TH sinh
dạy viên
1. Khái quát chung về truyền
thông
1.1 Truyền thông và các dạng thức
1 truyền thông 3 3
1.2 Truyền thông đại chúng và mạng
xã hội
1.3 Bản chất xã hội của truyền thông
2. Quan niệm chung về báo chí
2.1 Một số quan niệm về báo chí
2.2 Các quan điểm về báo chí
2.3 Quan điểm hệ thống-chức năng
2 2.4 Đặc điểm cơ bản của thông tin 3 4
báo chí
2.5 Điều kiện chi phối sự ra đời và
phát triển của báo chí
2.6 Bản chất của hoạt động báo chí
3 3. Các loại hình báo chí đương đại 2 3
3.1 Báo in và các sản phẩm in ấn
3.2 Phát thanh
3.3 Truyền hình
3.4 Báo mạng điện tử
3.5 Mạng xã hội và Báo chí công
dân
3.6 Năng lực cạnh tranh và hợp tác,
kết nối của các loại hình báo chí
4. Công chúng báo chí
4.1 Đối tượng tác động
4.2 Khái niệm cơ bản và cách tiếp
cận công chúng báo chí
4.3 Nhận diện công chúng báo chí
4 3 3
4.4 Cơ chế tác động của báo chí
4.5 Vấn đề Hiệu lực và hiệu quả hoạt
động báo chí
4.6 Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu
công chúng
5. Các nguyên tắc cơ bản của
hoạt động báo chí
5.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề
nguyên tắc
5.2 Nguyên tắc khách quan, chân
thật và tính trung thực của báo chí
5.3 Nguyên tắc tính khuynh hướng
5 5.4 Nguyên tắc tính nhân dân, dân 3 4
chủ
5.5 Nguyên tắc tính dân tộc và tính
quốc tế
5.6 Nguyên tắc tính nhân văn chí
5.7 Tổng hợp các nguyên tắc hoạt
động báo

6. Các chức năng cơ bản của hoạt


động báo chí
6.1 Chức năng thông tin, giao tiếp
6.2 Chức năng tư tưởng
6.3 Chức khai sáng, giải trí
6 4 4
6.4 Chức năng giám sát và phản biện
xã hội
6.5 Chức năng kinh tế - dịch vụ
6.6 Tổng hợp các chức năng

7. Vấn đề tự do báo chí


7.1 Tự do và tự do báo chí
7.2 Hai cách tiếp cận vấn đề tự do
báo chí
7 3 3
7.3 Tự do báo chí ở Việt Nam
7.4 Tự do báo chí và trách nhiệm của
nhà báo
8. Lao động báo chí
8.1 Bản chất nghề nghiệp báo chí
8.2 Quy trình tổ chức sản xuất sản
phẩm báo chí
8.3 Phân loại lao động báo chí
8 3 3
8.4 Một số tiêu chuẩn nghề nghiệp-
chính trị- xã hội của lao động báo chí
8.5 Các chức danh và vị trí công việc
trong cơ quan báo chí

9. Phương pháp tiếp cận của báo


chí-truyền thông
9.1. Khái niệm và các quan niệm khác
nhau
9.2. Góc độ tiếp cận các vấn đề kinh
tế-dịch vụ
9.3. Góc độ tiếp cận các vấn đề văn
9 3
hóa-xã hội, môi trường
9.4. Góc độ tiếp cận các vấn đề an
ninh, quốc phòng
9.5. Góc độ tiếp cận các vấn đề khu
vực và quốc tế.
9.6. Tình huống xử lý

10. Nhà báo – chủ thể hoạt động


báo chí
10.1 . Một số quan niệm về phóng
viên, nhà báo
10.2 .Vai trò xã hội của nhà báo
10 10.3 .Mô hình nhân cách nghề nghiệp 2 3
của nhà báo
10.4 . Một số nhà báo tiêu biểu
10.5 .Con đường phấn đấu, rèn luyện
trở thành nhà báo chuyên nghiệp

7. Học liệu
7.1 Học liệu bắt buộc
+ Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Lao động.
+ Nhiều tác giả (2010); Những quan điểm cơ bản của C. Mác, F. Ăng-ghen, V.I. Lê-
nin về báo chí; Nxb Lý luận chính trị-Hành chính.
7.2 Học liệu tham khảo
+ Thomas Friedman; Thế giới phẩng, Nxb Trẻ 2006;
+ A.A Chertưchơnưi, Các thể loại báo chí, 2004, Nxb Thông tấn Hà Nội;
+ Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo-Lý thuyết và kỹ năng cơ bản; nxb Thông tấn;
+ Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (Lê Ngọc Sơn dịch 2013);
Bốn học thuyết truyền thông; Nxb Tri thức;
+ Daron Acemoglu và James A. Robinson (Hoàng Thạch Quân,Nguyễn Thị Kim
Chi, Hoàng Ngọc Lan dịch; 2013), Tại sao các quốc gia thất bại; Nxb Trẻ;
+ Larry Berman; Điệp viên hoàn hảo; Nxb Thông tấn; H. 2007.
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Tích cực chuẩn bị bài trước giờ lên lớp,
Đánh giá ý thức thảo luận trên lớp, tích cực tham gia vào 0,1
các hoạt động học tập
Đánh giá định kỳ Bài tập nhóm 0,3
Thi hết học phần Viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc thi viết 0,6
9. Hệ thống câu hỏi ôn tập, đề tài tiểu luận:
9.1 Câu hỏi ôn tập:
- Giải mã hệ thống khái niệm cõ bản của học phần?
- Bản chất xã hội của truyền thông ðýợc thể hiện qua các dạng thức truyền thông?
- Các quan niệm đối lập về báo chí?
- Phân tích ðiều kiện ra đời, phát triển của báo chí?
- Ðặc điểm thông tin báo chí và ý nghĩa của nó đối với nhà báo?
- Các quan điểm và phương pháp tiếp cận các vấn đề kinh tế - xã hội?
- Góc độ tiếp cận các vấn đề kinh tế - xã hội của báo chí?
- Các loại hình báo chí đương đại, đặc điểm và năng lực cạch tranh?
- Công chúng báo chí – khái niệm, bản chất và quan điểm, thái độ của nhà báo?
- Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí; khả năng vận dụng trong thông tin sự
kiện, vấn đề thời sự?
- Các chức nãng cõ bản của báo chí, liên hệ thực tiễn?
- Bản chất của vấn đề tự do báo chí?
- Tự do báo chí ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra?
- Thử phân tích phương pháp, góc độ tiếp cận sự kiện và vấn đề thời sự được công
chúng và dư luận xã hội quan tâm?
- Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí; bản chất nghề nghiệp báo chí?
- Lao động báo chí và phân loại lao ðộng báo chí?
- Các quan hệ đạo đức của nhà báo chuyên nghiệp – bản chất và cách ứng xử?
- Mô hình nhân cách nhà báo chuyên nghiệp và phương thức phấn đấu, rèn luyện?
9.2 Bài tập đánh giá định kỳ:
Phân tích các vấn đề thông tin trên báo chí được công chúng và dư luận xã hội quan
tâm; từ đó đưa ra kiến giải phương cách xử lý nhắm tối ưu hóa năng lực và hiệu quả
tác động của báo chí.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lịch sử Báo chí
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Tịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Báo chí; Truyền thông đại chúng; Công chúng
Báo chí; Các thể loại Báo chí; Báo phát thanh
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
Điện thoại: 0912055523; Email: thanhtinh.ajc@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Thùy Vân Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Báo chí; Truyền thông đại chúng; Luật báo chí
và đạo đức nhà báo
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
Điện thoại: 0912821884; Email: ntvananhptth@gmail.com
nguyenthuyvananh@edu.com.vn
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: History of Journalism
Mã môn học/học phần: PT02301
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: không
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro
trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp
để phục vụ cho việc nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02
Giờ lý thuyết: 1.0 (15 tiết)
Giờ thực hành: 1.0 (30 tiết)
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ lý luận, Khoa Phát Thanh Truyền hình
3. Mục tiêu chung
Lịch sử Báo chí giúp sinh viên nắm được quá trình phát triển của báo chí thế giới và
Việt Nam; nắm được những sự kiện lịch sử quan trọng của nền báo chí các nước; biết tổng
kết những quy luật, những xu hướng phát triển của báo chí; tiếp cận quá trình hình thành và
phát triển báo chí của một số nước tiêu biểu tại các châu lục; rút ra kinh nghiệm cho sự phát
triển của báo chí nước nhà.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời và phát triển của các loại
hình báo chí trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó liên hệ sự phát triển của báo chí nước ta trong
điều kiện hiện nay.
CĐR 2: Sinh viên nắm vững được đặc điểm báo chí của các châu lục trên thế giới, đánh giá
được sự phát triển của báo chí một số nước trên thế giới
CĐR3: Sinh viên phân tích được một số xu hướng phát triển báo chí thế giới hiện đại; đánh
giá được sự phát triển của báo chí tại các châu lục và Việt Nam trong từng thời kỳ.
CĐR 4: Sinh viên phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, v.v. đối với
báo chí Việt Nam qua các thời kỳ.
CĐR 5: Sinh viên đánh giá được vai trò của một số tờ báo cụ thể trong lịch sử báo chí Việt
Nam thời kỳ đầu.
CĐR 6: Thông qua học lịch sử báo chí, sinh viên rút ra được bài học kinh nghiệm cho hoạt
động báo chí trong thực tiễn, trên cơ sở thông tin, kiến thức về báo chí thế giới và Việt Nam
CĐR 7: Kỹ năng mềm
- Sinh viên được rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu, phân tích các tài liệu bằng văn bản
in và tài liệu trên mạng Internet.
- Sinh viên được tăng cường khả năng làm việc theo nhóm thông qua các bài tập.
- Sinh viên được tăng cường khả năng giao tiếp, suy luận và thuyết trình. CĐR 8: Thái
độ
- Sinh viên yêu thích tìm hiểu về các vấn đề của báo chí thế giới hiện đại, những vấn đề
mới nảy sinh của báo chí Việt Nam;
- Yêu thích tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề thuộc về lịch sử và rút ra bài học kinh
nghiệm cho hiện tại;
- Có thái độ đúng đắn đối với môn học cũng như việc rèn luyện những kỹ năng, phương
pháp cơ bản phục vụ cho công việc tìm hiểu và nghiên cứu một vấn đề lịch sử.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Lịch sử Báo chí là môn học gồm 02 tín chỉ, môn học đầu tiên trong phần kiến thức cơ sở
ngành của chương trình đào tạo cử nhân báo chí. Môn học gồm 2 phần: phần 1: lịch sử báo
chí thế giới; phần 2: lịch sử báo chí Việt Nam. Phần lịch sử báo chí thế giới trang bị cho sinh
viên những kiến thức về quá trình phát triển của báo chí thế giới, những xu hướng phát triển
của báo chí thế giới, đặc điểm báo chí các châu lục và sự phát triển báo chí các nước trong
các châu lục.
Phần lịch sử báo chí Việt Nam cung cấp kiến thức về quá trình ra đời, đặc điểm của báo chí
Việt Nam; kiến thức về vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước và xây dựng đất nước. Môn học cũng giúp cho người học nắm và hiểu được
nghệ thuật làm báo của một số tờ báo, nhà báo
6. Nội dung chi tiết và chuẩn đầu ra học phần
Phân bổ
Hình thức, thời gian
phương Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
pháp giảng sinh viên
dạy
LT TH
1 1. Lịch sử báo chí thế Giảng lý 2 5 Tìm và nghiên 1,7, 8
giới thuyết, cứu tài liệu
1.1. Tổng quan những Thảo luận Trả lời được các
chặng đường phát nhóm, câu hỏi của giảng
triển của báo chí viên
thế giới Thảo luận nhóm
1.1.1. Báo in Làm bài báo cáo
1.1.2. Phát thanh
1.1.3. Truyền hình
1.1.4. Báo mạng Internet

1.2. Báo chí châu lục Giảng lý 2 5 Tìm và nghiên 2, 7, 8


1.2.1. Châu Âu thuyết, thảo cứu tài liệu
1.2.2. Châu Á luận nhóm Trả lời được các
2 1.2.3. Châu Mỹ câu hỏi của giảng
1.2.4. Châu Úc viên
1.2.5. Châu Phi Thảo luận nhóm
Làm bài báo cáo
1.3. Xu hướng phát triển Giảng lý 3 5 Tìm và nghiên 2, 3, 7, 8
của báo chí hiện đại thuyết, thảo cứu tài liệu
1.3.1. Toàn cầu hoá báo luận nhóm Trả lời được các
chí câu hỏi của giảng
3 1.3.2. Thương mại hoá viên
báo chí Thảo luận nhóm
1.3.3. Truyền thông hội tụ Làm bài báo cáo
1.3.4. Tập đoàn báo chí
đa phương tiện
2. Lịch sử báo chí Việt Giảng lý 2 5 Tìm và nghiên 3,4,5,6,7,8
Nam thuyết, thảo cứu tài liệu
2.1. Báo chí Việt Nam luận nhóm, Trả lời được các
thời kỳ Pháp thuộc đi thư viện câu hỏi của giảng
(1865-1945) Quốc gia viên
4
2.1.1. Hoàn cảnh ra Thảo luận nhóm
đời Làm bài báo cáo
2.1.2. Đặc điểm
2.1.3.Một số cơ quan báo
chí tiêu biểu
5 2.2. Báo chí Việt Nam Giảng lý 4 5 Tìm và nghiên 3,4,5,6,7,8,
giai đoạn 1945- 1986 thuyết, thảo cứu tài liệu
2.2.1.Báo chí Việt Nam luận nhóm Trả lời được các
trong năm đầu độc lập và câu hỏi của giảng
kháng chiến chống Pháp viên
(1945- 1954) Thảo luận nhóm
2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử Làm bài báo cáo
2.2.1.2. Đặc điểm báo chí
2.2.1.3. Một số cơ quan
báo chí tiêu biểu
2.2.2. Báo chí Việt Nam
thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ (1954- 1975)
2.2.2.1. Bối cảnh lịch sử
2.2.2.2. Đặc điểm
2.2.2.3. Một số cơ quan
báo chí tiêu biểu
2.2.3. Báo chí Việt Nam
giai đoạn thống nhất đến
trước đổi mới (1975-
1986)
2.2.3.1. Bối cảnh lịch sử
2.2.3.2. Đặc điểm
2.2.3.3. Một số cơ quan
báo chí tiêu biểu
2.3. Báo chí Việt Nam Giảng lý 2 5 Tìm và nghiên 3,4,5,6,7,8
thời kỳ đổi mới và hội thuyết, thảo cứu tài liệu
nhập luận nhóm Trả lời được các
2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử câu hỏi của giảng
6 2.3.2. Đặc điểm viên
2.3.3. Xu thế phát triển Thảo luận nhóm
của báo chí Việt Làm bài báo cáo
Nam trong giai
đoạn hiện nay

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. TS. Phạm Thị Thanh Tịnh (2011) Lịch sử Báo chí thế giới- NXB CT HC
2. PGS.TS. Đào Duy Quát - GS, TS. Đỗ Quang Hưng- PGS, TS. Vũ Duy Thông (chủ biên)
(2010) Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam- NXB CT QG
7.2. Học liệu tham khảo
1. PGS. TS. Đinh Thị Thúy Hằng, Xu hướng phát triển của Báo chí hiện đại
2. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội
3. Dương Xuân Sơn (2000) Báo chí Phương Tây, NXB Đại học Quốc gia HCM,
4. Pierre Albert (2003) Lịch sử báo chí, NXB Thế giới
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận trên 0,1
lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận, bài tập, kiểm tra… 0,3
Thi hết học phần Tiểu luận 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận/tác phẩm


Câu hỏi ôn tập
* Câu hỏi ôn tập
- Đánh giá định kỳ
1. Trình bày sự ra đời của báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử trên thế giới?
2. Nêu đặc điểm báo chí châu Âu, châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Phi?
3. Trình bày các xu hướng phát triển của báo chí thế giới hiện đại?
4. Trình bày hoàn cảnh ra đời của báo chí Việt Nam?
5. Đặc điểm báo chí Việt Nam qua từng thời kỳ?
6.Xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay?
*Câu hỏi thảo luận
1. Sự vận động và phát triển của báo in thế giới hiện nay, liên hệ với thực tiễn nước ta?
2. Các dạng chương trình truyền hình ăn khách trên thế giới hiện nay, cho ví dụ cụ thể?
3. Cách thức đổi mới trong xây dựng chương trình phát thanh của các nước phát triển?
4. Những kinh nghiệm làm báo tiến bộ nào ở các nước có thể áp dụng vào báo chí Việt nam?
5. Phân tích những xu hướng phát triển của báo chí thế giới và liên hệ với thực tiễn Việt
nam?
6. Tìm hiểu sự ra đời của chữ Quốc ngữ? Đánh giá tầm quan trọng của việc ra đời chữ Quốc
ngữ với sự xuất hiện của nền báo chí Việt Nam?
7. Đánh giá vai trò của một cơ quan báo chí tiêu biểu qua mỗi thời kỳ phát triển của báo chí
nước nhà?
8. Cách thức làm báo trong giai đoạn khởi thủy của báo chí Việt Nam và những bài học cho
đến ngày nay?
9. Tìm hiểu về các nhà báo tiêu biểu như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, …
Tiểu luận/ bài tập lớn
- Đánh giá cuối kỳ
1. Phân tích sự ra đời và phát triển của 1 loại hình báo chí trên thế giới. Sự vận động của
loại hình đó trong giai đoạn hiện nay
2. Phân tích 1 xu hướng phát triển của báo chí hiện đại
3. Đặc điểm của báo chí Châu lục và giới thiệu 1 nền báo chí tiêu biểu trong châu lục đó
4. Tìm hiểu hoạt động của một cơ quan báo chí nước ngoài, phân tích 1 tác phẩm của cơ
quan báo chí đó và rút ra phương pháp làm báo hiện đại
5. Phân tích xu hướng toàn cầu hoá thông tin báo chí và liên hệ thực tiễn Việt nam?
6. Phân tích hoàn cảnh ra đời của báo chí Việt Nam?
7. Xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay?
8. Chọn một tờ báo tiêu biểu chỉ ra đặc điểm của tờ báo qua các thời kỳ phát triển?
9. Đặc điểm báo chí Việt Nam qua từng thời kỳ
10. Tìm hiểu về phong cách báo chí của nhà báo tiêu biểu trong nền báo chí cách mạng Việt
Nam
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Ngôn ngữ báo chí

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Trần Thị Vân Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ báo chí
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0986595597 Email: tuanvan77@gmail.com;
tranthivananh@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Thị Vân Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Khoa Báo chí, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngữ Văn và Báo chí học
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0983575448 Email: baigiangta@gmail.com
tranthivananh01@ajc.edu.vn

2. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần bằng tiếng Anh: The Language of Journalism
- Mã môn học/học phần: PT02305
- Số tín chỉ: 3
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên tự
trang bị giáo trình, tài liệu học tập, máy tính cá nhân, các phương tiện phụ trợ khác để
phục vụ cho việc học tập, nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02
+ Giờ lý thuyết: 1.0
+ Giờ thực hành: 1.0
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: tổ Lý luận, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của học phần này nhằm trang bị những kiến thức lý thuyết và kỹ
năng cơ bản về sử dụng ngôn ngữ báo chí; rèn luyện cho sinh viên tính cẩn trọng trong
sử dụng ngôn ngữ báo chí; có thái độ học hỏi và làm việc nghiêm túc trong môi
trường giáo dục chuyên nghiệp.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về Ngôn ngữ báo chí (khái niệm, tính
chất, đặc trưng...); hiểu được chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ báo chí trên các
phương diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp; hiểu được đặc trưng, yêu cầu của ngôn ngữ
từng loại hình báo chí, phong cách, thể loại báo chí; nắm được chức năng nhiệm vụ,
yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ báo trong tác phẩm báo chí...
- Kỹ năng:
+ Kỹ năng cứng: Sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học về ngôn ngữ báo
chí vào thực tiễn hoạt động báo chí; có khả năng phân tích, đánh giá ngôn ngữ trong
tác phẩm báo chí, nhất là ở giai đoạn hiện nay.
+ Kỹ năng mềm: Sinh viên được rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ báo chí trên các
cấp độ: ngôn ngữ trong tác phẩm, ngôn ngữ thể loại, ngôn ngữ phong cách báo chí và
ngôn ngữ loại hình báo chí; tăng cường khả năng làm việc theo nhóm thông qua các
bài tập nhóm, khả năng giao tiếp, suy luận và thuyết trình; làm quen với các tình
huống thực tế và cách xử lý tình huống trong quá trình vận dụng thực hành ngôn ngữ
báo chí.
- Thái độ:
Sinh viên yêu thích môn học, có thái độ tự giác học tập và khả năng cộng tác vì mục tiêu
chung; được rèn về khả năng chuyên cần.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững và xác định được khái niệm, vai trò, chức năng của ngôn ngữ báo
chí.
CĐR 2. Nắm vững và xác định được đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí
CĐR 3. Nắm vững chuẩn mực ngôn ngữ báo chí trên các phương diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp.
CĐR 4. Phân biệt được ngôn ngữ các loại hình báo chí về hệ thống tín hiệu ngôn ngữ,
đặc trưng, yêu cầu
CĐR 5. Phân biệt được các phong cách ngôn ngữ báo chí về chưc năng, tính chất.
CĐR 6. Phân biệt được ngôn ngữ các thể loại báo chí bao gồm tin, phỏng vấn, phóng
sự, bình luận trên các bình diện: các lớp ngôn ngữ, đặc trưng, yêu cầu.
CĐR 7. Có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tít, sapô, ngôn ngữ nội dung tác phẩm báo chí.
CĐR 8. Kỹ năng đánh giá ngôn ngữ báo chí trên một tác phẩm báo chí thuộc một thể
loại, loại hình báo chí bất kỳ.
CĐR 9: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh giá
và tự đánh giá
CĐR 10: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú nghe phát thanh, cũng như phân tích,
đánh giá các chương trình phát thanh
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tin/bài phát thanh
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần có 5 chương xoay quanh những vấn đề kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
báo chí: khái quát về ngôn ngữ báo chí; chuẩn mực ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ loại hình
báo chí; ngôn ngữ thể loại báo chí; ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí.
6. Nội dung chi tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, Phân bổ thời Yêu cầu đối với CĐR
phương gian (tiết) sinh viên
pháp giảng LT TH
dạy
1 1 . Khái quát về Thuyết trình, 2 5 Nghiên cứu tài liệu 1, 2,
ngôn ngữ báo chí Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 9,10
dụ GV nêu ra và thảo
1.1 Khái niệm Hỏi đáp luận về câu trả lời
ngôn ngữ báo chí Thảo luận của SV khác trong
1.2 Vai trò của nhóm diễn đàn của học
ngôn ngữ báo chí Tự nghiên phần.
1.3 Đặc trưng của cứu Vận dụng các đặc
ngôn ngữ báo chí trưng, tính chất của
1.4 Tính chất của ngôn ngữ báo chí
ngôn ngữ báo chí trong viết báo.
2 2. Chuẩn mực Thuyết trình 4 5 Nghiên cứu tài liệu 3, 8, 9,
ngôn ngữ báo chí Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 10
Phân tích ví GV nêu ra và thảo
2.1 Khái quát chung dụ luận về câu trả lời
2.2 Biểu hiện của Thảo luận của SV khác trong
chuẩn mực ngôn Làm việc diễn đàn của học
ngữ báo chí nhóm phần.
2.3 Thực trạng vi Thực hành tại Đọc, nghe, tìm
phạm chuẩn ngôn lớp học hiểu ngôn ngữ báo
ngữ trên báo chí, chí trên các báo,
nguyên nhân và giải đài.
pháp Làm bài thực hành
theo yêu cầu của
giảng viên.
3 3. Ngôn ngữ loại Thuyết trình 3 5 Nghiên cứu tài liệu 4, 8, 9,
hình báo chí Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 10
Phân tích ví GV nêu ra và thảo
3.1 Ngôn ngữ báo in dụ luận về câu trả lời
3.2 Ngôn ngữ báo So sánh, phân của SV khác trong
phát thanh biệt ngôn ngữ diễn đàn của học
3.3 Ngôn ngữ báo các loại hình phần.
truyền hình Thực hành tại Làm bài thực hành
3.4 Ngôn ngữ báo lớp học theo yêu cầu của
mạng điện tử giảng viên.
4 4. Ngôn ngữ phong Thuyết trình 3 10 Nghiên cứu tài 5, 6, 8,
cách, thể loại báo Hỏi - đáp liệu. 9, 10
chí Phân tích ví Nghe và phân tích
dụ các tác phẩm phát
4.1 Khái quát Thảo luận thanh trên các đài.
chung Thực hành Làm bài thực theo
4.2 Ngôn ngữ báo Đánh giá thực yêu cầu của giảng
chí hành tại lớp viên.
4.3 Ngôn ngữ thể học Trả lời các câu hỏi
loại báo chí GV nêu ra và thảo
luận về câu trả lời
của SV khác trong
diễn đàn của học
phần.
5 5. Ngôn ngữ trong Thuyết trình 3 5 Nghiên cứu tài 7, 8, 9,
tác phẩm báo chí Phân tích ví liệu. 10
dụ Phân tích ngôn ngữ
5.1 Ngôn ngữ tít báo Làm việc tác phẩm báo chí.
5.2 Ngôn ngữ sa pô nhóm Làm bài thực hành
5.3 Ngôn ngữ nội Thực hành học theo yêu cầu
dung tác phẩm báo của giảng viên.
chí Viết các phản hồi
theo yêu cầu của
giảng viên

6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Tri Niên (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6.2. Học liệu tham khảo
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà
Nội.
2. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng,
NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Bài tập, Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
8. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
* Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp.
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
Câu 3: Phân tích những tính chất của ngôn ngữ báo chí.
Câu 4: Các biện pháp tạo nên tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí.
Câu 5: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về ngôn ngữ thể loại tin.
Câu 6: So sánh ngôn ngữ một loại hình báo chí mà anh (chị) quan tâm với ngôn ngữ
một loại hình báo chí khác.
Câu 7: Những khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ trong chương trình Thời sự và chương
trình Văn hoá giải trí trên phát thanh (hoặc truyền hình).
Câu 8: Quan niệm của anh ( chị) về tính hấp dẫn của ngôn ngữ một loại hình báo chí mà
anh chị tâm đắc? Theo anh (chị) có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ loại hình báo
chí đó trở nên hấp dẫn?
Câu 9: Thực trạng sử dụng tên riêng nước ngoài, từ viết tắt ngôn ngữ nước ngoài trên báo
chí Việt Nam hiện nay? Những kiến nghị?
Câu 10: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về ngôn ngữ một thể loại báo chí mà anh (chị)
tâm đắc.
Câu 11: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với ngôn ngữ thể loại phóng sự.
Câu 12: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với ngôn ngữ thể loại bình luận.
Câu 13: Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm báo chí sau có điểm nào chưa hợp lí, vì
sao? Anh (chị) hãy điều chỉnh để ngôn ngữ trong tác phẩm đó có hiệu quả thông tin cao.
Câu 14: Cho biết ngôn ngữ của tác phẩm báo chí sau thuộc ngôn ngữ thể loại báo chí
nào, tại sao? Hiệu quả thông tin của ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí đó đã cao chưa,
nếu chưa, hãy điều chỉnh lại.
Câu 15: Vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ thể loại báo chí, anh (chị) hãy tạo lập
một tác phẩm báo chí theo thể loại bình luận dựa trên sự kiện cho sẵn.
* Đề tài tiểu luận
1. Việc sử dụng biệt ngữ trên một tờ báo (tự chọn)
2. Việc sử dụng khẩu ngữ trên một tờ báo (tự chọn)
3. Việc sử dụng thành ngữ trên một tờ báo (tự chọn)
4. Việc sử dụng ẩn dụ trên một tờ báo (tự chọn)
5. Việc sử dụng từ vay mượn trên một tờ báo (tự chọn)
6. Ngôn ngữ của Sa pô trên một tờ báo ( tự chọn)
7. Xu hướng sử dụng ngôn ngữ phi văn bản trên báo hiện nay
8. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn trên báo chí
9. Đặc sắc ngôn ngữ của một nhà báo (tự chọn)
10. Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự
Chú ý: Nếu bài thi không chọn hình thức tiểu luận thì sẽ chọn hình thức thứ hai đó là
làm bài thi viết. Cách thức ra đề như dưới đây:
* Bài thi học phần
Với cách làm bài thi viết để thi hết học phần. Sinh viên sẽ phải làm hai phần việc:
- Phần thứ nhất: Sinh viên sẽ được kiểm tra những vấn đề lý thuyết mang tính tổng
hợp về ngôn ngữ báo chí.
- Phần thứ hai: Sinh viên sẽ làm bài tập thực hành về ngôn ngữ báo chí theo các dạng
bài tập cơ bản sau:
Dạng 1: Chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ của một tác phÈm b¸o chÝ (thuộc chuyên ngành).
Dạng 2: Chỉ ra và phân tích ưu, khuyết điểm cho một tác phẩm báo chí trên một số phương
diện ngôn ngữ báo chí cụ thể.
Dạng 3: Chữa lỗi ngôn ngữ cho một tác phẩm báo chí
Dạng 4: Tạo lập một tác phẩm báo chí trên một số “nguyên liệu ngôn ngữ” cho sẵn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Luật pháp và đạo đức báo chí

3. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Thuỳ Vân Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử báo chí, Luật pháp và đạo đức nhà báo, Báo
in
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0912821884 Email: ntvananhptth@gmail.com;
nguyenthuyvananh@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Trí Nhiệm
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí truyền hình, Báo chí học…
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0903283354 Email: nhiemptth@yahoo.com.vn
nguyentrinhiem@ajc.edu.vn
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Trường Giang
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC & TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử, Tổ chức diễn đàn trên
Báo mạng điện tử, Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1 Học
viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904997876 Email: truonggiangbmdt@yahoo.com.vn;
nguyenthitruonggiang@ajc.edu.vn
4. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: (Law and ethics of journalisim)
- Mã môn học/học phần: PT02304
- Số tín chỉ: 3
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân phù hợp để phục vụ cho việc nộp bài tập nhóm cũng
như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 30 giờ (2TC)
+ Giờ thực hành: 30 giờ (1TC)
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: tổ Lý luận và lịch sử, Khoa PT-TH
5. Mục tiêu môn học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về luật báo chí và
đạo đức nghề nghiệp nhà báo; sinh viên sau khi học xong học phần này có thái độ tôn
trọng pháp luật và các quy định về đạo đức nghề nghiệp; học phần cũng đòi hỏi sinh
viên phải xây dựng được năng lực tư duy pháp lý, phân tích được sự kiện pháp lý
trong hoạt động nghiệp vụ; rèn luyện cho sinh viên ý thức, thái độ đúng đắn đối với
nghề nghiệp.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR1: Hiểu được hệ thống khái niệm công cụ về nhà nước, pháp luật, pháp luật báo
chí, đạo đức nghề nghiệp báo chí trong nước và quốc tế.
CĐR 2: Hiểu được các quy định, đặc điểm của luật pháp báo chí Việt Nam, quy ước
đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam.
CĐR 3: Xác định được các yêu cầu, tiêu chí đánh giá về mặt đạo đức, kiến thức pháp

CĐR 4: Phân tích và đánh giá sự kiện pháp lý, có khả năng vận dụng nghiêm túc và
linh hoạt các quy định của luật pháp cũng như đạo đức vào thực tiễn hoạt động nghề
nghiệp.
CĐR 5: Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử, xử lý lý các tình huống chủ động
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng tư duy pháp lý, tư duy hệ thống
CĐR 6: Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Hình thành thái độ nghiêm túc, cầu thị và chuyên nghiệp đối với nghề nghiệp
- Thường xuyên nâng cao kiến thức luật pháp và chấp hành tốt luật pháp báo chí,
truyền bá tri thức môn học
- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp
- Trung thực, khách quan, công tâm, dũng cảm trong nghề nghiệp vì lợi ích
chung
- Yêu nghề và tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với các đồng nghiệp.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Pháp luật và đạo đức báo chí là học phần bắt buộc, gồm 3 tín chỉ nằm trong khối
kiến thức cơ sở ngành của chương trình đào tạo cử nhân báo chí. Đây là học phần
quan trọng vì nó góp phần hình thành cho sinh viên tính kỷ luật cũng như thái độ tôn
trọng pháp luật và các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
Học phần pháp luật và Đạo đức báo chí trang bị cho người học những tri thức cơ
bản, hệ thống và cập nhật về luật pháp báo chí các khái niệm, lich sử vấn đề luật pháp
báo chí; Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí; Quản lý nhà nước trong
lĩnh vực báo chí; Tự do báo chí; Địa vị pháp lý của báo chí ví và nhà báo; Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực báo chí, hoàn thiện
hệ thống pháp luật báo chí; Khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp nhà báo; Cơ sở quy định đạo đức nghề nghiệp nhà báo; các quy ước đạo đức
nghề nghiệp của báo chí; Tiêu chí đánh giá về đạo đức nghề nghiệp; Vấn đề tư dưỡng
và rèn luyện đạo đức nghề nhiệp của nhà báo để người học hiểu biết thêm, tham khảo
và vận dụng nhất định trong điều kiện báo chí Việt Nam đổi mới và hội nhập.
6. Nội dung chi tiết và chuẩn đầu ra học phần
Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
phương thời gian sinh viên
pháp giảng
LT TH
dạy
Luật báo chí Giảng lý 5 5 Tìm và nghiên cứu 1, 2, 6
1. Tổng quan về pháp thuyết, Thảo tài liệu, nắm được
luật và luật báo chí luận nhóm các khái niệm công
1.1. Một số khái niệm cơ cụ
bản
1.1.1. Khái niệm về Nhà
nước và pháp luật
1.1.2. Khái niệm về văn
bản pháp luật
1.1.2.1. Hệ thống văn
bản quy phạm
pháp luật Việt
Nam
1.1.2.2. Quy trình soạn
thảo ban hành
văn bản quy
phạm pháp luật
1.1.3. Khái niệm liên quan
1
đến chủ thể quan hệ
pháp lý
1.1.3.1. Quan hệ pháp
luật
1.1.3.2. Địa vị pháp lý
1.2. Khái quát tình hình
luật báo chí trên
thế giới và Việt
Nam
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. ở Việt Nam
1.3. Vai trò của Luật báo
chí trong đời sống
xã hội
1.4. Mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo
đức

2 2. Luật Báo chí và những Giảng lý 10 10 Phân tích được 3,4,5,6


quy định hiện hành thuyết, Thảo những yêu cầu đối
2.1. Tổ chức và địa vị luận nhóm, với nhà báo: đạo
pháp lý của báo chí Nghiên cứu đức, kiến thức pháp
2.1.1. Tổ chức báo chí trường hợp lý, nghiệp vụ.
2.1.2. Địa vị pháp lý của Hiểu và đánh giá
báo chí được các sự kiện
2.1.2.1. Những nội dung pháp lý tại tình
được và không được thông huống thực tế
tin trên báo chí thường gặp trong
2.1.2.2. Cung cấp thông tin hoạt động nhà báo
và trả lời báo chí và nắm vững cách
2.1.2.3. Cải chính trên báo xử lý. Xây dựng kỹ
chí năng làm việc cho
2.1.2.4. Bảo vệ nguồn tin bản thân thông qua
2.2. Địa vị pháp lý của các bài tập thực
các chủ thể tham gia hành và tình huống
quan hệ pháp luật báo chí giả định.
2.2.1. Cơ quan chủ quản
báo chí
2.2.2. Cơ quan báo chí
2.2.3. Người đứng đầu cơ
quan báo chí
2.2.4. Nhà báo
2.3. Vấn đề tự do báo chí
2.3.1. Tự do ngôn luận trên
báo chí
2.3.2. Tự do hoạt động báo
chí
2.4. Quản lý báo chí
2.4.1. Nội dung quản lý
nhà nước về báo chí
2.4.2. Những vấn đề đặt ra
3 3. Đạo đức báo chí Giảng lý 10 10 Hiểu được các khái 1, 2, 6
3.1. Cơ sở lý luận và thực thuyết, Thảo niệm công cụ
tiễn của vấn đề đạo đức luận nhóm, Phân tích được các
báo chí Nghiên cứu mối quan hệ đạo đức
5.1. Các khái niệm cơ trường hợp của nhà báo, đạo
bản đức của nhà báo thể
5.1.1. Đạo đức hiện trong các mối
5.1.2. Đạo đức nghề quan hệ như thế nào
nghiệp báo chí
5.2. Các mối quan hệ
trong đạo đức nghề
báo
5.2.1. Các mối quan hệ
nền tảng
5.2.1.1. Nhà báo với đất
nước với Tổ
quốc
5.2.1.2. Nhà báo với
Nhân dân
5.2.1.3. Nhà báo với
Đảng cộng sản
5.2.2. Các mối quan hệ
trong môi trường xã
hội
5.2.2.1. Nhà báo với
công chúng
5.2.2.2. Nhà báo với
nguồn tin
5.2.2.3. Nhà báo với
nhân vật trong
tác phẩm
5.2.3. Các mối quan hệ
nghề nghiệp
5.2.3.1. Nhà báo với ban
biên tập
5.2.3.2. Nhà báo với
đồng nghiệp
trong và ngoài
toà soạn
5.2.3.3. Nhà báo với
cộng tác viên,
thông tin viên
4. Những vấn đề cơ bản Giảng lý 5 5 Nắm được sự khác 3,4,6
của các quy tắc đạo đức thuyết, Thảo nhau trong các quy
nghề báo trên thế giới và luận nhóm, định về đạo đức
Việt Nam Nghiên cứu nghề nghiệp nhà báo
4.1. Hoàn cảnh ra đời trường hợp của Việt Nam và thế
những nguyên tắc quốc tế giới
về đạo đức nghề báo Hình thành ý thức tự
4.2. Những nguyên tắc tiêu giác trong rèn luyện
chuẩn chung trong các bản đạo đức nghề nghiệp
quy tắc đạo đức nghề báo
4
trên thế giới
4.3. Những điểm riêng biệt
trong các bản quy tắc đạo
đức nghề báo trên thế giới
4.4. So sánh quy định đạo
đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam với các
bản quy tắc đạo đức nghề
báo trên thế giới

7. Học liệu:
7.1. Học liệu bắt buộc
- Trường Giang (2010): Đạo đức nghề nghiệp báo chí; Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
- PGS. TS Nguyễn Thị Trương Giang- ThS Nguyễn Thùy Vân Anh (2015), Đề tài
khoa học Luật báo chí và đạo đức nhà báo
7.2. Học liệu tham khảo
- Hội nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nhĩa vụ công dân của nhà báo,
Nxb Văn hóa- Thông tin.
- Trường Giang (2014) 100 Bản quy ước đạo đức nghề nghiệp trên thế giới, Nxb Lý
luận Chính trị
- Prokhorop. E.P (2003), Những chuẩn mực pháp lý và đạo đức của báo chí, Nxb
Thông tấn (tài liệu dịch)
- Các văn bản pháp lý mới ban hành
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận, bài tập, kiểm tra… 0,3
Thi hết học phần Viết, vấn đáp, tiểu luận, bài tập lớn… 0,6
8. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
* Một số câu hỏi ôn tập:
1. Hãy trình bày những khái niệm cơ bản như nhà nước, pháp luật, pháp luật báo chí,
văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, địa vị pháp lý?
2. Hãy khái quát lịch sử ra đời của pháp luật báo chí trên thế giới và ở Việt Nam?
3. Địa vị pháp lý của báo chí hiện nay được quy định như thế nào? Liên hệ thực tiễn?
4. Những quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật báo
chí? Liên hệ thực tiễn?
5. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí?
6. Tự do báo chí và những quy định hiện hành?
7. Anh chị hãy phân tích khái niệm đạo đức và đạo đức nghề nghiệp nhà báo?
8. Các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp nhà báo hiện nay?
9. Hoàn cảnh ra đời những nguyên tắc quốc tế đạo đức nghề nghiệp nhà báo?
10. Trình bày bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam?
11. Những nguyên tắc, tiêu chuẩn chung trong các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên
thế giới?
12. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức báo chí?
*Câu hỏi thảo luận
1. Tìm một trường hợp vi phạm pháp luật báo chí điển hình phân tích các khía cạnh vi
phạm, chỉ ra giải pháp khắc phục?
2. Thực tế của việc thực hiện địa vị pháp lý của báo chí hiện nay đang đặt ra vấn đề
gì?
3. Thực tế của việc thực hiện địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật báo chí?
4. Thực tiễn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của nhà báo trong quá trình tác nghiệp?
5. Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam và trên thế giới?
6. Làm thế nào để đảm bảo các chuẩn mực pháp lý và đạo đức nhà báo báo chí hiện
nay?
* Một số đề tài tiểu luận:
1. Phân tích thực trạng thực hiện Luật báo chí hiện nay
2. Phân tích một số các vi phạm Luật báo chí điển hình, chỉ ra nguyên nhân của các vi
phạm đó và giải pháp khắc phục
3. Phân tích các chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ
đạo đức nghề nghiệp
4. Làm thế nào để đảm bảo chuẩn mực pháp lý và đạo đức trong báo chí hiện nay
5. So sánh các quan điểm của đạo đức nghề nghiệp trên thế giới
. 6.Thực tiễn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhà báo
7. Thực tế việc thực thi địa vị pháp lý báo chí và địa vị pháp lý các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật Báo chí đang đặt ra những vấn đề gì
8. Thực tiễn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhà báo
9. Đòi hỏi về phẩm chất nghề nghiệp nhà báo hiện nay?
9. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn thiện pháp luật báo chí
10. Khảo sát tờ báo, hay chương trình cụ thể (đánh giá về thực trạng tuân thủ những
quy định về đạo đức hoặc pháp luật báo chí, phân tích các nguyên nhân, giải pháp
khắc phục…)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tác phẩm Báo chí đa phương tiện

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Trường Giang
- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng khoa PTTH, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về Báo chí – Truyền thông, Luật pháp và đạo
đức trong thực tiễn báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Báo in, Báo mạng điện tử…
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904997876 Email: truonggiangbmdt@yahoo.com.vn
nguyenthitruonggiang@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Thị Phương Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử, Báo chí di động
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0963385555 Email: lanphuongminh@gmail.com
tranthiphuonglan@ajc.edu.vn
2. Thông tin chung về học phần
 Tên học phần bằng tiếng Anh: Work productions for Multimedia Journalism
 Mã môn học/học phần: PT03405
 Số tín chỉ: 2
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: Tự chọn
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc nộp
bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 02
- Giờ lý thuyết: 01 TC
- Giờ thực hành: 01 TC
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Báo mạng điện tử, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo mạng điện tử trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết
cơ bản về báo chí đa phương tiện, bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng,
ưu điểm, hạn chế, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, cách viết cho
báo đa phương tiện. Đồng thời, học phần cũng cung cấp cho người học kiến thức về vai
trò, đặc điểm, quy trình sáng tạo… Học phần cũng giúp người học hình thành kỹ năng
thực hiện các tác phẩm trên báo đa phương tiện.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của Báo chí đa phương tiện
CĐR 2. Xác định được những đặc trưng cơ bản
CĐR 3. Nắm được quy trình sản xuất tác phẩm trên báo chí đa phương tiện
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho báo chí đa phương tiện
CĐR 5. Phân biệt các thể loại trên báo chí đa phương tiện sự ra đời và phát triển, vai
trò, đặc điểm, yêu cầu, các mô hình, dạng thức.
CĐR 6. Nắm vững quy trình sáng tạo tác phẩm
CĐR 7. Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng thực hiện tác phẩm
- Sáng tạo nội dung phù hợp với thể loại
- Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa
phương tiện trong tác phẩm.
- Hoàn thiện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng nghe, kỹ
năng thể hiện tác phẩm (bố cục, ngôn ngữ…), kỹ năng biên tập….
CĐR 8: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh giá và
tự đánh giá
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú đọc báo mạng điện tử, cũng như phân
tích, đánh giá các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
1. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần có 5 chương, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về báo mạng điện
tử và một số thể loại tác phẩm trên báo mạng điện tử. Cụ thể là: Lịch sử ra đời và phát
triển của mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc trưng cơ bản của
báo mạng điện tử; ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất sản
phẩm báo mạng điện tử; phương pháp viết cho báo mạng điện tử; khái niệm, vai trò, đặc
điểm các thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận trên báo mạng điện tử; kỹ năng
viết tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận trên báo mạng điện tử.
2. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối CĐR
phương pháp thời gian với sinh
giảng dạy (tiết) viên
LT TH
1 Chương 1: Lý luận chung về tác Thuyết trình, 3 5 Nghiên cứu 1,2,
phẩm báo chí Phân tích ví dụ tài liệu 3,4,8, 9
1.1. Khái niệm tác phẩm báo chí Nêu vấn đề Trả lời các
1.2. Chức năng của tác phẩm báo Hỏi đáp câu hỏi GV
chí Thảo luận nêu ra và
1.2.1. Thông báo tin tức nhóm thảo luận về
1.2.2. Tạo dư luận xã hội và phản Tự nghiên cứu câu trả lời
biện xã hội của SV khác
1.2.3. Kích thích sự chu chuyển trong diễn
xã hội đàn của học
1.3. Giá trị sử dụng của tác phẩm phần.
báo chí Đọc, tìm
1.3.1. Tác phẩm báo chí làm thỏa hiểu các
mãn nhu cầu hưởng thụ thông tin trang báo
của công chúng mạng điện
1.3.2. Góp phần tạp lập quan tử
điểm sống cho từng người và cho
công đồng xã hội
1.3.3. Giúp con người ra quyết
định, vừa hướng dẫn hành động
theo kinh nghiệm hoặc ý tưởng
mà tác phẩm báo chí đặt ra.
1.3.4. Giúp công chúng được giải
trí
1.3.5. Trực tiếp và gián tiếp tạo
lợi nhuận cho cơ quan báo chí
1.3.6. Tác phẩm báo chí có thể
tạo ra giá trị ngược

2 Chương 2: Các yếu tố nội dung Thuyết trình 5 10 Nghiên cứu 5,


của tác phẩm báo chí Hỏi - đáp tài liệu 6,7,8,9
2.1. Đề tài Phân tích ví dụ Trả lời các
2.1.1. Sự kiện Thảo luận câu hỏi GV
2.1.2. Vấn đề Làm việc nhóm nêu ra và
2.1.3. Hiện tượng Thực hành thực thảo luận về
2.1.4. Chân dung con người tế câu trả lời
2.2. Chi tiết Thực hành tại của SV khác
2.2.1. Khái niệm lớp học trong diễn
2.2.2. Các loại chi tiết đàn của học
2.2.3. Vai trò của chi tiết phần.
2.3. Quan điểm Đọc, tìm
2.3.1. Khái niệm hiểu thể loại
2.3.2. Căn cứ xuất phát của quan tin trên báo
điểm nhà báo mạng điện
2.3.3. Các góc độ thể hiện quan tử
điểm của nhà báo Làm bài
thực hành
thực tế và
tại lớp học
theo yêu cầu
của giảng
viên.
3 Chương 3: Các yếu tố hình thức Thuyết trình 5 5 Nghiên cứu 5,
của tác phẩm báo chí Hỏi - đáp tài liệu 6,7,8,9
3.1. Kết cấu Phân tích ví dụ Trả lời các
3.1.1. Khái niệm Thảo luận câu hỏi GV
3.1.2. Vai trò của kết cấu Làm việc nhóm nêu ra và
3.1.3. Yếu tố chi phối kết cấu của Thực hành thực thảo luận về
tác phẩm báo chí tế câu trả lời
3.1.4. Các dạng kết cấu Thực hành tại của SV khác
3.2. Ngôn ngữ lớp học trong diễn
3.2.1. Khái niệm đàn của học
3.2.2. Đặc tính của ngôn ngữ báo phần.
chí Đọc, tìm
3.2.3. Các thành phần ngôn ngữ hiểu thể loại
báo chí phỏng vấn
3.2.4. Những lỗi về ngôn ngữ trên báo
thường gặp trong tác phẩm báo mạng điện
chí tử
3.3. Thể loại tác phẩm báo chí Làm bài
3.3.1.Khái niệm thực hành
3.3.2. Hệ thống thể loại tác phẩm thực tế và
báo chí tại lớp học
theo yêu cầu
của giảng
viên.
4 Chương 4: Quy trình sáng tạo Thuyết trình 2 10 Nghiên cứu 5,
Tác phẩm báo chí Hỏi - đáp tài liệu 6,7,8,9
4.1. Thu thập tư liệu Phân tích ví dụ Trả lời các
4.1.1. Tìm đề tài Thảo luận câu hỏi GV
4.1.2. Khai thác và xử lý tư liệu Làm việc nhóm nêu ra và
4.1.3. Lựa chọn thể loại phù hợp Thực hành thực thảo luận về
4.2. Thể hiện tác phẩm báo chí tế câu trả lời
4.2.1. Đặt đầu đề Thực hành tại của SV khác
4.2.2. Viết sa-pô lớp học trong diễn
4.2.3. Viết phần mở đầu đàn của học
4.2.4. Viết phần thân phần.
4.2.5. Viết phần kết Đọc, tìm
hiểu thể loại
phóng sự
trên báo
mạng điện
tử
Làm bài
thực hành
thực tế và
tại lớp học
theo yêu cầu
của giảng
viên.
7. Học liệu
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2014.
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- Nguyễn Thị Trường Giang và Nguyễn Trí Nhiệm (đồng chủ biên), Báo mạng điện tử - Đặc
trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2014.
- Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị hành
chính, Hà Nội 2011.
- Tạ Ngọc Tấn - Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí tập I, NXB Giáo dục, 1995.
- TS.Lê Thị Nhã, Giáo trình phỏng vấn báo chí (2015), NXB Thông tấn, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB. Lý luận chính trị, Hà
Nội.
- Nguyễn Thị Trường Giang (2015), Giáo trình Phóng sự và điều tra trên báo mạng
điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
- PGS.TS Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm chính luận báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.- Peter Eng và Jeff Hudson, Tường thuật và viết tin – Sổ tay những điều cơ bản,
Nhà xuất bản Thông tấn, người dịch: Vũ Hồng Liên, H:2007
- Tim Harrower, Inside Reporting: A Practical Guide to the Craft of Journalism,
Published July 7th 2006 by McGraw-Hill Humanities/Social Sciences/Languages, bản
tiếng Anh. Trang web: http://www.timharrower.com/ir.html
- Thùy Long, Hương Thư, Hành trang nghề báo – Kỹ năng thu thập thông tin và viết
bài (EVJ Guidebook), NXB Thông tấn, Hà Nội 2012
- Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Maria Lukina, Công nghệ phỏng vấn, NXB Thông tấn, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội
Hội nhà báo Việt Nam, Phỏng vấn trong báo viết, năm 2002.
- Hội Nhà báo Việt Nam, Nghề nghiệp và công việc nhà báo, năm 1992
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB. Lý luận chính trị,
Hà Nội.
- Khoa Phát thanh – Truyền hình, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), Phóng sự
báo chí, NXB. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dũng sưu tầm (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB. Thông tấn, Hà
Nội.
- Nguyễn Quang Hòa (2015), Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm,
NXB. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
- Trịnh Thị Bích Liên (2009), Phóng sự Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB. Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
- Huỳnh Dũng Nhân (2009), Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết, NXB. Thông
tấn, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 3, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội.
- Hồ Quang Lợi (2015), Thế sự và mắt nhìn, NXB Hà Nội, Hà Nội.
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
Học phần có các bài tập thảo luận và thực hành:
- Phân tích giá trị sư dụng của một tác phẩm báo chí vừa được đăng tải
- Phân tích các yếu tố nội dung và hình thức của một tác phẩm báo chí vừa
được đăng tải
- Tìm hiểu phong cách sáng tạo tác phẩm báo chí của một nhà báo có tên tuổi.
- Thu thập tư liệu và viết một tin
- Thu thập tư liệu và viết một bài phản ánh
- Thu thập tư liệu và viết một bài phỏng vấn
Hệ thống câu hỏi ôn tập:
- Tác phẩm báo chí là gì? Chức năng của tác phẩm báo chí?
- Tác phẩm báo chí có giá trị sử dụng như thế nào?
- Phân tích các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí
- Phân tích các yếu tố hình thức của tác phẩm báo chí
- Phân tích quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Bài thi học phần (tác phẩm)
- Sáng tạo một tác phẩm tin đa phương tiện hoàn chỉnh
- Phân tích tác phẩm tin đã được đăng tải (góc tiếp cận, ngôn ngữ tin, các yếu tố đa
phương tiện...); đánh giá thành công hạn chế; cách thức thực hiện để tác phẩm có chất
lượng hơn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lao động nhà báo
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Trí Nhiệm
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông
+ Lao động nhà báo
+ Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo các thể loại báo chí: Phỏng vấn; Tin, bài phản ánh,
Phóng sự, Điều tra...
+ Truyền thông văn hóa-nghệ thuật
+ Truyền thông đa phương tiện
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966
- E-mail: nhiemnguyentri@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, PGS.TS
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông
+ Tác phẩm báo chí
- Thời gian và địa điểm làm việc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại:
- Email: autumnhang@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh (nếu có): Journalist’s multimedia works
- Mã học phần: PT03348
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: Các học phần thuộc Kiến thức cơ sở ngành, ngành, kiến thức
bổ trợ.
- Thuộc học phần + Bắt buộc 
+ Tự chọn 
- Các điều kiện tiên quyết: đã học các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
Điều kiện khác: lớp học có máy chiếu, có tăng âm, thư viện đủ giáo trình cho sinh
viên đọc.
- Phân bố giờ tín chỉ: 02
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 01
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Báo chí/ Bộ môn Báo in
3. Mục tiêu của học phần
Sinh viên hiểu biết về đặc thù nghề nghiệp; những yêu cầu về phẩm chất, năng
lực của phóng viên; biết được tổ chức lao động trong cơ quan báo chí; nắm vững các
phương pháp thu thập, khai thác thông tin, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, sản
phẩm báo chí. Sau môn học sinh viên có thể thực hành sáng tạo được các tác phẩm
báo chí, hợp tác tổ chức sản xuất một sản phẩm báo chí.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Người học nắm được kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm của lao động
nhà báo.
CĐR 2. Người học nắm được yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nhà báo.
CĐR 3. Người học hiểu biết được cơ quan báo chí và tổ chức lao động trong cơ quan
báo chí.
CĐR 4. Người học hiểu biết được lao động của nhà báo trong quy trình sáng tạo tác
phẩm báo chí , sản phẩm báo chí và thực hành các kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí.
Các kỹ năng cụ thể sau đây:
+ Kỹ năng phát hiện, tìm kiếm đề tài báo chí
+ Kỹ năng sử dụng các phương pháp thu thập, khai thác thông tin (khai thác văn bản,
quan sát, phỏng vấn) phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí
+ Kỹ năng thẩm định thông tin từ các nguồn tin khác nhau
+ Kỹ năng hình thành đề cương, kịch bản cho một tác phẩm báo chí
+ Kỹ năng thể hiện tác phẩm báo chí
+ Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất sản phẩm báo chí
CĐR 5. Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý các mối quan hệ với đồng nghiệp ở các loại hình lao
động khác nhau trong cơ quan báo chí
+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với nguồn tin
+ Kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình thu thập thông tin, sáng tạo
tác phẩm báo chí
+ Kỹ năng tuân thủ nguyên tắc của lao động báo chí như: kỷ luật thời gian; chân thật,
khách quan; lao động tập thể…
CĐR 6. Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Nhận thức sâu sắc, tự giác hơn về lao động nghề nghiệp
+ Có ý thức củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp cũng như
bảo đảm tính chuyên nghiệp của nhà báo
+ Thái độ tự tin, năng động, đam mê nghề nghiệp
+ Lao động nghề nghiệp hướng tới giá trị đích thực của báo chí vì sự nhân văn, tiến bộ
của xã hội, đất nước và con người.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần bao gồm các nội dung lý thuyết và thực hành cơ bản sau đây: Khái
niệm, đặc điểm của lao động nhà báo; Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhà
báo; Tổ chức lao động trong cơ quan báo chí; Lao động nhà báo trong quy trình sáng
tạo tác phẩm và sản phẩm báo chí ở các loại hình báo chí khác nhau.
6. Nội dung chi tiết học phần (Đề nghị làm chi tiết tới tiểu tiết 4 chữ số)
Hình thức, Phân bổ Yêu cầu
STT Nội dung CĐR
phương thời gian đối với
pháp
LT TH sinh viên
giảng dạy
1. Khái niệm, đặc điểm của - Đọc tài
lao động nhà báo liệu, giáo
1.1. Khái niệm lao động nhà -Thảo luận trình
báo -Thuyết - Tích cực
1.2. Đặc điểm lao động báo chí trình làm bài tập
1.2.1. Tính chính trị -Tổ chức trên lớp
1.2.2. Tính chân thật, khách quan phản hồi - Chia
1.2.3. Tính sang tạo nhóm thảo CĐR
1 3 0
1.2.4. Tính thực tiễn luận 1
1.2.5. Kỷ luật thời gian - Thuyết
1.2.6. Tính tập thể trình trước
lớp
-Tự nghiên
cứu ở nhà

Chương 2. Yêu cầu về phẩm - Đọc tài


chất và năng lực của nhà báo liệu, giáo
2.1. Phẩm chất chính trị trình
2.2. Năng lực chuyên môn - Tích cực
2.3.Tri thức và vốn sống làm bài tập
2.4. Đạo đức nghề nghiệp trên lớp
2.5. Năng khiếu báo chí - Chia
nhóm thảo
2 2 0 CĐR1
luận
,2
- Thuyết
trình trước
lớp
-Tự nghiên
cứu ở nhà

3. Tổ chức lao động trong cơ - Đọc tài CĐR


2 quan báo chí liệu, giáo 1,3
3.1. Khái niệm, điều kiện vận trình
hành một cơ quan báo chí - Tích cực
3.1.1. Khái niệm cơ quan báo làm bài tập
chí trên lớp
3.1.2. Điều kiện vận hành một - Chia
cơ quan báo chí nhóm thảo
3.2. Cơ cấu tổ chức lao động luận
trong cơ quan báo chí - Thuyết
3.2.1. Tổ chức lao động trong trình trước
cơ quan báo in. lớp
3.2.2. Tổ chức lao động trong
cơ quan báo phát thanh
3.2.3. Tổ chức lao động trong
-Tự nghiên
cơ quan báo truyền hình
cứu ở nhà
3.2.4. Tổ chức lao động trong
- Đi thực tế
cơ quan báo mạng điện tử
tại tòa soạn
3.2.5. Tổ chức lao động trong
báo chí
tòa soạn đa phương tiện
3.3. Các loại hình lao động nhà
báo trong cơ quan báo chí
4. Lao động nhà báo trong
quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí
4.1. Lao động phát hiện, tìm
kiếm đề tài
4.1.1. Khái niệm đề tài
4.1.2. Tìm kiếm đề tài từ các Hướng dẫn
nguồn tin thực hành,
4.1.3. Yêu cầu đối với đề tài Tổ chức Lựa chọn
báo chí phản hồi đề tài, thể
4.1.4. Sự sáng tạo của phóng nhận xét, loại, đi
CĐR
viên trong phát hiện đề tài đánh giá thực tế
4 1,2,3,
4.2. Lao động thu thập và xử tác phẩm 4 30 thực hành
4,5
lý thông tin, tư liệu sáng tạo
4.2.1. Vai trò của tư liệu và nội tác phẩm
dung thu thập thong tin, tư liệu báo chí
4.2.2. Các phương pháp thu
thập thong tin, tư liệu
4.3. Lao động xử lý thông tin,
tư liệu
4.3.1. Hình thành đề cương,
kịch bản
4.3.2. Thể hiện tác phẩm
4.3.3. Biên tập tác phẩm
5. Lao động nhà báo trong
quy trình sản xuất sản phẩm
Chia nhóm, Chia nhóm,
báo chí
hướng dẫn lập kế
5.1. Lao động trong quy trình
thực hành, hoạch sản
sản xuất báo in
thảo luận, xuất một CĐR
5.1. Lao động trong quy trình
4 Tổ chức 4 30 sản phẩm 1,2,3,
sản xuất báo mạng điện tử
phản hồi báo chí; 4,5,6
5.1. Lao động trong quy trình
nhận xét, Thực hiện
sản xuất báo phát thanh
đánh giá phản hồi
5.1. Lao động trong quy trình
tác phẩm.
sản xuất báo truyền hình
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
- Lao động nhà báo-lý thuyết và kỹ năng cơ bản, 2010, Lê Thị Nhã, Nxb Lý luận-
Hành chính, HN
- Sản xuất chương trình truyền hình, 2002, Trần bảo Khánh, Nxb Văn hoá- Thông tin,
HN
- Báo phát thanh, 2002, Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Văn hóa- Thông tin, HN
- Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, 2011, Nguyễn Thị Trường Giang, Nxb
Chính trị-Hành chính, HN
- Phỏng vấn báo chí, TS Lê Thị Nhã, 2015, Nxb Thông tấn, HN
6.2. Học liệu tham khảo
- Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, 2003, G.V. Lazutina, Nxb TT, HN
- Cơ sở lý luận báo chí, 2012, Nguyễn Văn Dững, Nxb VHTT
- Tác phẩm báo chí, 2008, Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb LLCT, HN
- Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, 2011, TS Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nxb
Giáo dục VN, HN
- Công việc của người viết báo, 1998, Hữu Thọ, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội
- Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, 1992, Hội Nhà báo Việt Nam
- Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo, 2007, Sally Adams và Wynford Hicks,
Nxb thông tấn
- Tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo, 2006, Hà Huy Phượng, Nxb, Lý luận
chính trị, HN.
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Tích cực chuẩn bị bài trước giờ lên lớp,
Đánh giá ý thức thảo luận trên lớp, tích cực tham gia vào 0,1
các hoạt động học tập
Đánh giá định kỳ Tiểu luận, bài tập 0,3
Thi hết học phần Tác phẩm/Sản phẩm báo chí 0,6

8. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận, bài tập


8.1. Câu hỏi ôn tập
1. Nêu khái niệm lao động nhà báo? Các loại hình lao động nhà báo?
2. Trình bày và phân tích các đặc điểm cơ bản của lao động nhà báo?
3. Khái niệm nhà báo, phóng viên? Những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của
phóng viên, liên hệ với thực tiễn hiện nay?
4. Khái niệm cơ quan báo chí? Tập đoàn báo chí? Trình bày cơ cấu tổ chức chung
của cơ quan báo chí hiện nay?
5. Vai trò, vị trí của nhà báo trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí?
6. Nêu và phân tích ưu điểm, hạn chế của các phương pháp thu thập thông tin?
7. Tri thức, vốn sống của nhà báo trong quá trình thu thập và xử lý thông tin?
8. Nêu và phân tích ý nghĩa của các giai đoạn trong quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí?
9. Nêu đặc điểm và quy trình sáng tạo tác phẩm báo in, mạng điện tử, phát thanh,
truyền hình?
10. Sưu tầm và phân tích việc sử dụng tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí.
8.2. Tiểu luận & Bài tập
11. Thực hành quan sát phát hiện đề tài báo chí
12. Thực hành phỏng vấn thu thập thông tin về một sự kiện, vấn đề?
13. Lập kế hoạch thu thập thông tin cho tác phẩm báo chí?
14. Lập kế hoạch xuất bản sản phẩm báo chí
15. Phân tích và nhận xét kỹ năng sử dụng các kỹ năng phát hiện đề tài, thu thập và
xử lý thông tin trong các tác phẩm báo chí (Lựa chọn 5 bài để phân tích)
16. Cá nhân: Sáng tạo tác phẩm báo chí .
17. Xây dựng kế hoạch sản xuất một chuyên đề cho một sự kiện hoặc vấn đề thời
sự.
18. Nhóm: Sản xuất một sản phẩm báo chí.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Xã hội học báo chí
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Dững
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS,TS,GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông
+ Xã hội học báo chí - truyền thông
+ Công chúng báo chí truyền thông
+ Truyền thông đa phương tiện
+ Báo chí và dư luận xã hội
+ Kinh tế báo chí – truyền thông
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966/511
- E-mail: misavn1993@gmail.com
Giảng viên 2: Phạm Hương Trà
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Xã hội học
+ Xã hội học báo chí – truyền thông
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại di động:
- E-mail:
Giảng viên 3: Nguyễn Thị Tuyết Minh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Xã hội học về giới
+ Xã hội học báo chí-truyền thông
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại di động: 0983.302.704
- E-mail: minhhvbc@gmail.com
Giảng viên 4: Nhạc Phan Linh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Xã hội học báo chí-truyền thông
+ Công chúng báo chi – truyền thông
+ Phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Thời gian và địa điểm làm việc: Viện nghiên cứu Báo chí - Truyền thông, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Viện nghiên cứu Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0912681268
E-mail: nhacphanlinh@gmail.com
Giảng viên 5: Lê thu Hà
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Tác phẩm báo chí
+ Công chúng báo chi – truyền thông
+ Xã hội học báo chí – truyền thông
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân
Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989288993
2. Thông tin chung về học phần
-Tên học phần bằng tiếng Anh: Sociology of journalism & media communications
- Mã học phần: BC02103
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: Đã học xong các học phần thuộc Kiến thức cơ sở ngành,
ngành, kiến thức bổ trợ.
- Thuộc học phần + Bắt buộc 
+ Tự chọn 
- Các điều kiện tiên quyết: đã học các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
- Điều kiện khác: lớp học có máy chiếu, có tăng âm, thư viện đủ giáo trình cho sinh
viên đọc.
- Phân bố giờ tín chỉ:
+ Giờ lý thuyết: 01 TC (15 tiết)
+ Giờ thực hành: 02 TC (30 tiết)
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Lý luận và lịch sử Báo chí-Truyền thông
3. Mục tiêu của học phần
Học phần nhằm giúp người học hiểu được những kiến thức cơ bản của học phần
xã hội học chuyên biệt, hiểu và biết tổ chức tiến trình nghiên cứu các vấn đề về báo
chí-truyền thông; hiểu và thực hành được các phương pháp nghiên cứu xã hội học báo
chí-truyền thông.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm được, phân tích được hệ thống khái niệm, tính chất và xu hướng của xã
hội học chuyên biệt - Xã hội học báo chí và các phương tiện truyền thông, trên các
bình diện khác nhau:
- Khái niệm của Xã hội học, Truyền thông, phương tiện truyền thông, Truyền thông
đại chúng, báo chí, Đại chúng, Xã hội học báo chí, phương pháp xã hội học,...
- Tính chất và xu hướng hoạt động báo chí dưới góc độ tiếp cận xã hội học chuyên
biệt.
CĐR 2. Phân tích, đánh giá các nội dung và phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã
hội học báo chí:
- Lý thuyết xã hội học nghiên cứu báo chí, truyền thông
- Nội dung nghiên cứu xã hội học báo chí, truyền thông
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học báo chín truyền thông
- Chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học báo chí, truyền thông
- Các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
- Kỹ thuật xử lý số liệu, dữ liệu nghiên cứu
CĐR 3. Hiểu, biết cách tổ chức tiến trình nghiên cứu vấn đề của xã hội học báo chí,
truyền thông; nắm được mục đích, yêu cầu, cách thức thiết kế nghiên cứu và tổ chức
nghiên cứu.
CĐR 4. Biết đánh giá hiệu quả, xu hướng nghiên cứu xã hội học báo chí, truyền
thông; các phương pháp nghiên cứu, phân tích sản phẩm báo chí ở Việt Nam
CĐR 5. Vận dung các phương pháp nghiên cứu xã hội học báo chí để thiết kế, tổ
chức, đánh giá các nghiên cứu xã hội học báo chí.
CĐR 6. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Kỹ năng tư duy hệ thống
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng phản biện khoa học
CĐR 7. Thái độ, phẩm chất đạo đức
- Hình thành được thái độ nghiêm túc trong học tập và lao động thực hành nghề
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
- Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc nhóm, chủ động, độc lập;
- Truyền bá kiến thức họcphần
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần được thực hiện sau khi sinh viên đã hoàn thành các học phần về kiến
thức cơ sở ngành, ngành và kiến thức bổ trợ. Học phần bao gồm những nội dung cơ
bản, khái quát về xã hội học chuyên biệt, xã hội học báo chí, truyền thông; phát hiện
vấn đề và tổ chức tiến trình nghiên cứu; Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng thiết kế,
tổ chức nghiên cứu, phân tích, phản biện và phân tích sản phẩm trên các bình diện
khác nhau.
6. Nội dung chi tiết học phần
Hình Phân
thức, bổ thời Yêu cầu
gian đối với
STT Nội dung phương CĐR
sinh
pháp T
LT viên
giảng dạy H
1 Chương 1: Tổng quan về xã hội 3 10 Tìm hiểu 1,5,6
học báo chí Giảng lý các tài
1.1.Khái niệm cơ bản thuyết, liệu,
1.1.1. Xã hội học thảo luận tham gia
1.1.2. Truyền thông nhóm, thảo
1.1.3. Truyền thông đại chúng, nghiên luận
báo chí
1.1.4. Các phương tiện truyền
thông
1.1.5. Công chúng và hiệu ứng
truyền thông
1.1.6. Xã hội học báo chí
1.1.7. Xã hội học chuyên biệt,
ứng dụng
1.2.Các phương tiện truyền
thông đại chúng
nhóm,
1.3.Tính chất và xu hướng hoạt
làm bài
động báo chí
thuyết
1.3.1. Tính chất của hoạt động cứu
trình và
báo chí trường
thuyết
1.3.1.1. Tính đại chúng hợp
trình
1.3.1.2. Tính tổ chức
trước
1.3.1.3. Tính tiêu chuẩn hóa
lớp
1.3.1.4. Tính gián tiếp
1.3.2. Xu hướng hoạt động báo
chí
1.3.2.1. Xu hướng thương mại
hóa
1.3.2.2. Xu hướng phi đại chúng
hóa
1.3.2.3. Chính trị hóa
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu xã
hội học báo chí, truyền thông
2 Chương 2: Những nội dung và 9 15 Tìm hiểu 2,4,5,6
phương pháp nghiên cứu cơ Giảng lý các tài
bản của xã hội học báo chí thuyết, liệu,
2.1. Lý thuyết xã hội học thảo luận tham gia
nghiên cứu báo chí nhóm, thảo
2.1.1. Một số lý thuyết mô hình nghiên luận
truyền thông đại chúng cứu nhóm,
2.1.2. Lý thuyết chức năng trường làm bài
2.1.3. Lý thuyết xung đột hợp thuyết
2.1.4. Lý thuyết nữ quyền trình và
2.2. Nội dung nghiên cứu xã thuyết
hội học báo chí trình
2.2.1. Mô hình truyền thông đại trước
chúng lớp
2.2.2. Cơ chế tác động của báo
chí
2.2.3. Nghiên cứu công chúng
2.2.4. Nghiên cứu vai trò và
chức năng của báo chí
2.2.5. Nghiên cứu nhóm làm
nghề báo chí
2.2.6. Nghiên cứu mối quan hê
giữa báo chí và các thiết
chế xã hội khác
2.3. Phương pháp nghiên cứu
xã hội học báo chí
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
định tính
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
định lượng
2.3.3. Phương pháp khoảng
cách
2.3.4. Phương pháp panel
2.3.5. Phương pháp phân tích
nội dung báo chí
2.4. Chọn mẫu trong nghiên
cứu xã hội học báo chí
2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu
định tính
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
định lượng
2.5. Các phương pháp thu thập
thông tin
2.5.1. Phân tích tài liệu
2.5.2. Bản hỏi/Anket
2.5.3. Phỏng vấn sâu
2.5.4. Thảo luận nhóm
2.5.5. Quan sát
2.6. Kỹ thuật xử lý số liệu, dữ
liệu nghiên cứu
2.6.1. Kỹ thuật xử lý dữ liệu
định tính
Kỹ thuật xử lý số liệu định
lượng
2.7. Tổ chức tiến trình nghiên
cứu
2.7.1. Khái niệm, mục đích tiến
trình nghiên cứu
2.7.2. Các bước của tiến trình
nghiên cứu
2.7.3. Huy động, tổ chức nguồn
lực nghiên cứu
3 Chương 3: Nghiên cứu xã hội 3 5 3,4,5,6
học báo chí, truyền thông ở Nghiên Tìm hiểu
Việt Nam cứu các tài
3.1. Nghiên cứu xã hội học báo liệu,
chí, truyền thông ở một số nước tham gia
trên thế giới trường thảo
3.2. Nội dung nghiên cứu hợp luận
XHHBCTT ở Việt Nam Thảo luận nhóm,
3.3. Xu hướng nghiên cứu báo chuyên đề làm bài
chí, truyền thông ở Việt Nam Bài tập thuyết
thực hành trình và
thuyết
trình
trước
lớp
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Đề cương bài giảng học phần, khoa Báo chí
2. . PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động.
3. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh
6.2. Học liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên;2013), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ
bản, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến
đời thường), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Quý Thanh (2010); xã hội học dư luận xã hội; Nxb ĐHQGHN.
4. Nguyễn Văn Dững (2007); Cơ chế tác động của báo chí; tạp chí Khoa học,
ĐHQ Hà Nội.
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Tích cực chuẩn bị bài trước giờ lên lớp,
Đánh giá ý thức thảo luận trên lớp, tích cực tham gia vào 0,1
các hoạt động học tập
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

8. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


* Đề tài tiểu luận, bài tập lớn:
1. Điểm luận công trình nghiên cứu về 1 đề tài nghiên cứu tự lựa chọn
2. Hình ảnh người dân tộc thiểu số trên báo chí (Tên báo; thời gian cụ thể tự lựa chọn)
3. Hình ảnh người đồng tính trên báo chí (Tên báo; thời gian cụ thể tự lựa chọn)
4. Thông điệp về tham nhũng trên báo chí (Tên báo; thời gian cụ thể tự lựa chọn)
5. Thông điệp về biến đối khí hậu trên báo chí (Tên báo; thời gian cụ thể tự lựa chọn)
6. Định kiến giới trong các sản phẩm báo chí (Tên báo; thời gian cụ thể tự lựa chọn)
7. Tiếp cận báo chí của công chúng (nhóm công chúng cụ thể, địa điểm, thời gian tự
lựa chọn)
8. Nhu cầu thông tin của công chúng báo chí (nhu cầu thông tin cụ thể; nhóm công
chúng cụ thể; địa điểm; thời gian tự lựa chọn)
9. Phân tích SWOT đối với nhà truyên khi đưa tin về tham nhũng
10. Nhận thức của nhà báo về bình đẳng giới
11. Nhận thức của nhà báo về biến đổi khí hậu
* Hệ thống câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày đối tượng, nội dung nghiên cứu của xã hội học báo chí?
2. Trình bày tính chất và xu hướng hoạt động của báo chí, truyền thông?
3. Phân tích mô hình truyền thông của Lasswel?
4. Phân tích quan điểm của lý thuyết xung đột trong nghiên cứu về báo chí?
5. Phân tích quan điểm của lý thuyết chức năng trong nghiên cứu báo chí?
6. Phân tích quan điểm của lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu báo chí?
7. Phân tích cơ chế tác động của báo chí?
8. Trình bày quan điểm tiếp cận chức năng của XHH báo chí?
9. Làm rõ mục đích, cách thức, những tương đồng và khác biệt của nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng?
10. Thiết kế đề cương nghiên cứu định tính sơ bộ về đề tài tự chọn?
11. Thiết kế đề cương nghiên cứu định lượng sơ bộ về đề tài tự chọn?
12. Tổ chức tiến trình nghiên cứu của xã hội học báo chí, truyền thông?
13. Giả thuyết nghiên cứu là gì? Phân loại các giả thuyết nghiên cứu?
14. Biến số là gì? Phân loại biến số trong nghiên cứu xã hội học?
15. Thang đo là gì? Phân loại thang đo?
16. Nêu định nghĩa và trình bày ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp thu
thập thông tin trong nghiên cứu xã hội học báo chí, truyền thông (phân tích tài liệu;
quan sát; phỏng vấn; anket)?
16. Trình bày một số phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính (Chọn mẫu
thuận tiện, mẫu tích lũy nhanh, mẫu ngẫu nhiên hệ thống…)?
17. Trình bày một số phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng (Chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản; Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống; Chọn mẫu ngẫu nhiên phân
chùm; Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ)?
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Báo chí và dư luận xã hội
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS,TS,GVCC
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông
+ Xã hội học báo chí - truyền thông
+ Công chúng báo chí truyền thông
+ Báo chí và dư luận xã hội
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37546966
- E-mail: autumnhang@gmail.com
Giảng viên 2: Phạm Thị Thanh Tịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lý luận báo chí – Truyền thông
+ Báo phát thanh
- Thời gian và địa điểm làm việc: Khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa PTTH, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại di động:
- E-mail: phamthithanhtinh@ajc.edu.vn
3. Thông tin chung về học phần
-Tên học phần bằng tiếng Anh: Journalism and public opinion
- Mã học phần: PT02310
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: Đã học xong các học phần thuộc Kiến thức cơ sở ngành,
ngành, kiến thức bổ trợ.
- Thuộc học phần + Bắt buộc 
+ Tự chọn 
- Các điều kiện tiên quyết: đã học các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
- Điều kiện khác: lớp học có máy chiếu, có tăng âm, thư viện đủ giáo trình cho sinh
viên đọc.
- Phân bố giờ tín chỉ:
+ Giờ lý thuyết: 01 TC
+ Giờ thực hành: 01 TC
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Lý luận
3. Mục tiêu của học phần
Học phần nhằm giúp người học hiểu được những kiến thức cơ bản của học
phần báo chí và dư luận xã hội chuyên biệt, Hê ̣ thống những kiến thức cơ bản về xã
hô ̣i học (truyền thông, truyền thông đại chúng, các phương tiê ̣n truyền thông đại
chúng, công chúng, dư luâ ̣n xã hô ̣i); phương pháp nghiên cứu cơ bản của XHH truyền
thông đại chúng và Dư luâ ̣n xã hô ̣i.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm được, phân tích được hệ thống khái niệm, tính chất và xu hướng của báo
chí và dư luận xã hội chuyên biệt - Xã hội học báo chí và các phương tiện truyền
thông, trên các bình diện khác nhau:
CĐR 2. Phân tích, đánh giá các nội dung và phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã
hội học báo chí:
CĐR 3. Hiểu, biết cách tổ chức tiến trình nghiên cứu vấn đề của xã hội học báo chí,
truyền thông; nắm được mục đích, yêu cầu, cách thức thiết kế nghiên cứu và tổ chức
nghiên cứu.
CĐR 4. Biết đánh giá hiệu quả, xu hướng nghiên cứu xã hội học báo chí, truyền
thông; các phương pháp nghiên cứu, phân tích sản phẩm báo chí ở Việt Nam
CĐR 5. Vận dung các phương pháp nghiên cứu xã hội học báo chí để thiết kế, tổ
chức, đánh giá các nghiên cứu xã hội học báo chí.
CĐR 6. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Kỹ năng tư duy hệ thống
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng phản biện khoa học
CĐR 7. Thái độ, phẩm chất đạo đức
- Hình thành được thái độ nghiêm túc trong học tập và lao động thực hành nghề
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
- Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc nhóm, chủ động, độc lập;
- Truyền bá kiến thức họcphần
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần được thực hiện sau khi sinh viên đã hoàn thành các học phần về kiến
thức cơ sở ngành, ngành và kiến thức bổ trợ. Học phần bao gồm những nội dung cơ
bản, khái quát về xã hội học chuyên biệt, xã hội học báo chí, truyền thông; phát hiện
vấn đề và tổ chức tiến trình nghiên cứu; Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng thiết kế,
tổ chức nghiên cứu, phân tích, phản biện và phân tích sản phẩm trên các bình diện
khác nhau.
6. Nội dung chi tiết học phần
Hình Phân
thức, bổ thời Yêu cầu
gian đối với
STT phương CĐR
sinh
pháp T
LT viên
giảng dạy H
1 Chương 1: Tổng quan về xã 3 10 Tìm hiểu 1,5,6
hội học TTĐC và DLXH Giảng lý các tài
Một số khái niệm cơ bản về báo thuyết, liệu,
chí và DLXH thảo luận tham gia
Khái niệm truyền thông, truyền nhóm, thảo
thông đại chúng
Các phương tiện truyền thông
đại chúng
Dư luâ ̣n xã hô ̣i
Lịch sử ra đời và phát triển của
các phương tiện TTĐC
Lịch sử ra đời của các phương
luận
tiện TTĐC
nhóm,
Một số thông tin về hệ thống
làm bài
TTĐC trên thế giới nghiên
thuyết
Tính chất và xu hướng hoạt động cứu
trình và
báo chí trường
thuyết
Tính chất của hoạt động báo chí hợp
trình
Xu hướng của hoạt động báo chí
trước
Đối tượng nghiên cứu của XHH
lớp
báo chí
Lịch sử phát triển XHH báo chí
Các lý thuyết nghiên cứu về
XHH báo chí
Các lý thuyết XHH
Các lý thuyết nghiên cứu truyền
thông
Chương 2: Nội dung nghiên Tìm hiểu
cứu cơ bản của xã hội học báo các tài
chí liệu,
Nghiên cứu công chúng tham gia
Giảng lý
Khái niê ̣m công chúng thảo
thuyết,
Đă ̣c điểm của nhóm công chúng luận
thảo luận
Hành vi của công chúng nhóm,
2 nhóm, 9 15 2,4,5,6
Nghiên cứu các nhà truyền thông làm bài
nghiên
Nghiên cứu nô ̣i dung truyền thuyết
cứu
thông trình và
trường
Nghiên cứu ảnh hưởng xã hô ̣i thuyết
hợp
của các phương tiê ̣n truyền trình
thông đại chúng trước
lớp
3 Chương 3: Đặc điểm, tính chất, 3 5 3,4,5,6
chức năng của DLXH Nghiên Tìm hiểu
Đặc điểm, tính chất DLXH cứu các tài
Tính công chúng, công khai trường liệu,
Tính lợi ích hợp tham gia
Tính lan truyền Thảo luận thảo
Tính dễ biến đổi chuyên đề luận
Chức năng của DLXH Bài tập nhóm,
Điều hoà các mối quan hệ xã hội thực hành làm bài
Điều chỉnh hành vi con người thuyết
Giám sát, tư vấn trình và
thuyết
trình
trước
lớp
Chương 4: Quá trình hình
thành DLXH, các yếu tố tác
động đến quá trình hình thành
DLXH, vai trò của TTĐC đối với
việc hình thành DLXH
Quá trình hình thành DLXH
Các giai đoạn hình thành dư luận
xã hội
DLXH hình thành và phát triển
trong một số các điều kiện đặc
biệt
Các yếu tố tác động đến quá trình
4
hình thành DLXH
Các yếu tố thuộc về chủ thể
DLXH
Các yếu tố thuộc về khách thể
DLXH
Các yếu tố thuộc về môi trường
văn hoá, xã hội
Vai trò của TTĐC đối với việc
hình thành DLXH
Cung cấp thông tin
Diễn đàn ngôn luận công khai
Định hướng DLXH
Chương 4: Điều tra, nghiên cứu
DLXH
Các cách thức nắm bắt DLXH
Thông qua thăm dò trên báo chí,
tài liê ̣u viết
Thông qua phản ánh của hệ thống
mạng lưới cộng tác viên
Thông qua điều tra xã hội học
5 Quy trình tổ chức điều tra DLXH
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn thực địa, thu thập
thông tin
Xử lý, phân tích thông tin và báo
cáo kết quả.
Thực hành xây dựng công cụ
nhằm chuẩn bị tiến hành điều tra,
nghiên cứu DLXH
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
- Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học Báo chí, Nxb Trẻ - Thời báo Kinh tế Sài Gòn –
Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, TP HCM.
- Xã hội học về dư luận xã hội – Tác giả : TS. Nguyễn Quý Thanh, 2007
- Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội.
6.2. Tài liê ̣u tham khảo
- Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
- Đinh Thị Phương Thảo (2006), “Vận dụng lý thuyết Xã hội học vào nghiên
cứu hiệu quả truyền thông đại chúng theo tinh thần mới của Đảng”, Tạp chí Khoa giáo
(9), tr. 37-39.
- Guido Fauconnier (1975), Mass Media and Society, Universitaire Pers
Leuven.
- Hans-Peter Rodenberg (2008), Television Audiences: Theories and Research,
Academy of Journalism and Communication, Hanoi.
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Tích cực chuẩn bị bài trước giờ lên lớp,
Đánh giá ý thức thảo luận trên lớp, tích cực tham gia vào 0,1
các hoạt động học tập
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

8. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


* Đề tài tiểu luận, bài tập lớn:
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong viê ̣c định hướng xã hô ̣i.
- Tác đô ̣ng của truyền thông đại chúng đến xã hô ̣i (nhâ ̣n thức, thuyết phục,
tham gia vào quá trình xã hô ̣i hóa)
- Đọc và cùng thảo luâ ̣n về bài viết “Giới trong truyền thông báo hình”, Những
vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại của Dương Thị Minh.
- Làm bài tâ ̣p nhóm: mỗi nhóm theo dõi mô ̣t chương trình truyền hình và nhâ ̣n
xét về tần suất xuất hiê ̣n? Lý giải.
- Vai trò của cha mẹ trong viê ̣c theo dõi con cái tiếp câ ̣n với các phương tiê ̣n
TTĐC?
- Đọc và phân tích mô ̣t vấn đề trên mô ̣t tờ báo dưới góc đô ̣ tiếp câ ̣n của XHH?
- Các nhóm thảo luâ ̣n: những ưu điểm và hạn chế của các phương tiê ̣n TTĐC?
- Thảo luâ ̣n về lợi thế của các phương tiê ̣n TTĐC?
- Làm bài tâ ̣p nhóm: bình luâ ̣n cho bảng số liê ̣u nghiên cứu về công chúng ở Viê ̣t
Nam.
- Đọc và cùng thảo luận về quan điểm của PGS.TS Chiến Khu thể hiện trong bài
viết: “Bàn về khái niệm DLXH”.
- Thảo luận và làm việc nhóm: các nhóm thảo luận, liệt kê hệ các vấn đề nghiên
cứu DLXH mà các nhóm cho rằng cần quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
- Đọc và thảo luận về quan điểm của TS. Mai Quỳnh Nam thể hiện trong bài
viết: “Nghiên cứu DLXH về hoạt động của Quốc hội”
- Các nhóm thảo luận và làm bài tập nhóm: minh hoạ bằng ví dụ cụ thể cho
thấy vai trò của TTĐC đối với việc hình thành DLXH
- Đọc và thảo luận bài viết: “Vai trò của Truyền thông đại chúng đối với việc
hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.
* Hệ thống câu hỏi ôn tập:
- Trình bày các khái niê ̣m trong nghiên cứu XHH báo chí và đối tượng nghiên
cứu của XHH báo chí?
- Trình bày lịch sử ra đời và phát triển của các phương tiê ̣n TTĐC
- Trình bày tính chất và xu hướng của hoạt động TTĐC
- Trình bày những phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu xã hội học
TTĐC
- Trình bày những lý thuyết xã hội học thường được áp dụng trong nghiên cứu
xã hội học TTĐC?
- Trình bày những nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học TTĐC đối với
công chúng.
- Vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, hãy thiết kế một đề
cương nghiên cứu Xã hội học Báo chí.
- Hãy kể tên các phương pháp nghiên cứu Xã hội học áp dụng trong nghiên cứu
Xã hội học Truyền thông đại chúng. Từ đó hãy đặt tên 1 đề tài có vận dụng một trong
số những phương pháp nghiên cứu đó.
- Hãy trình bày những lợi thế của 4 phương tiện truyền thông đại chúng và ứng
dụng khi phân tích Xã hội học báo chí?
-Trình bày và phân tích khái niệm DLXH. Phân biệt DLXH với tin đồn và
chuẩn mực xã hội.
- Phân tích những đặc trưng của nghiên cứu về dư luận xã hội từ góc độ tiếp
cận xã hội học.
-Ý nghĩa ứng dụng của những nghiên cứu về dư luận xã hội
- Phân tích những tính chất của DLXH, sử dụng các ví dụ thực tế để phân tích
tính chất của DLXH.
- Phân tích chức năng của DLXH, sử dụng các ví dụ thực tế để phân tích chức
năng của DLXH.
- Trình bày và phân tích quan điểm của Ferdinand Tonies và quan điểm Water
Lippmann về nghiên cứu DLXH.
- Trình bày và phân tích quan điểm của Luhmann và quan điểm của Noelle –
Neumann về nghiên cứu DLXH.
- Trình bày quá trình hình thành DLXH. Phân tích và cho ví dụ minh hoạ về
các yếu tố tác động đến quá trình hình thành DLXH.
- Phân tích vai trò của truyền thông đại chúng đối với quá trình hình thành
DLXH, sử dụng các ví dụ thực tế để minh hoạ.
- Trình bày các phương pháp được sử dụng nắm bắt DLXH (bao gồm cả
phương pháp xã hội học và thông thường). Nêu ưu nhược điểm của từng phương
pháp.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lý thuyết và kỹ năng báo truyền hình

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Ngọc Sơn
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Các kỹ năng của nhà báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0977191963 Email: dinhngocs@gmail.com
dinhngocson@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Hoa Mai
- Chức danh, học hàm, học vị: thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Kỹ năng sản xuất chương trình truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988722978 Email: maitran1102@gmail.com
tranhoamai@ajc.edu.vn
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Đinh Thị Xuân Hòa
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ Báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và kỹ năng truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Điện thoại: 0904124942 Email: dinhxuanhoa.ajc@gmail.com
Giảng viên 4:
Họ và tên:Nguyễn Nga Huyền
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy,
Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988000085 Email: ngahuyenforever@gmail.com

2. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần bằng tiếng Anh: Television theory and practice
- Mã môn học/học phần: PT03371
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết:
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị: máy ảnh, máy tính cá nhân cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho
việc làm bài tập kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 01
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ bộ môn truyền hình, Khoa PT-TH
2. Mục tiêu của học phần
Học phần này có mục tiêu chung là giúp sinh viên có các kỹ năng tác nghiệp và
sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm cơ bản như
tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình. Sinh viên nắm vững
quy trình làm tác phẩm, góc độ lựa chọn đề tài và sự phối hợp của một ê kíp sản xuất
tác phẩm truyền hình.
3. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Hiểu được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm báo chí truyền hình về mặt
hình ảnh và âm thanh.
CĐR 2: Nhận thức được vai trò và vận dụng ngôn ngữ hình ảnh trong quá trình sáng
tạo tác phẩm báo chí truyên hình.
CĐR 3: Nắm vững hệ thống thể loại tác phẩm và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
truyền hình.
CĐR 4: Biết lựa chọn vấn đề, nhân vật phỏng vấn để lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn
trên truyền hình.
CĐR 5: Tự quay phim bằng thiết bị di động và dựng được tin truyền hình.
CĐR 6. Biết phát hiện vấn đề, lựa chọn góc độ viết kịch bản phóng sự truyền hình,
phối hợp ê kíp sản xuất để làm phóng sự.
CĐR 7: Biết lựa chọn vấn đề tập hợp nguồn tài liệu, phân tích và bình luận trên truyền
hình.
CĐR 8: Kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn
+ Kỹ năng phối hợp làm việc trong ê kip truyền hình
+ Kỹ năng tư duy phản biện đề tài
+ Kỹ năng tư duy hình ảnh
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm truyền thông.
+ Trung thực, chính trực; cảm thông.
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập.
+ Có đạo đức và tôn trọng luật pháp.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về báo chí truyền hình: đặc trưng
cơ bản, hệ thống thể loại tác phẩm, ngôn ngữ hình ảnh, quy trình sáng tạo tác phẩm để
từ đó người học vận dụng các kỹ năng để làm tác phẩm.
Phần thực hành tập trung vào các kỹ năng phát hiện đề tài, viết kịch bản… làm
được tác phẩm dạng tin tức và phóng sự ngắn, bình luận và phỏng vấn trên truyền
hình.
5. Nội dung chi tiết học phần
Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
phương thời gian sinh viên
pháp giảng
LT TH
dạy
1. Những đặc trưng cơ Giảng lý 5 10 Thảo luận chỉ ra xu 1,2,
bản của báo chí truyền thuyết, Thảo hướng phát triển của 8,9
hình luận nhóm, truyền hình
1.1. Lịch sử phát triển Phân biệt tác phẩm
truyền hình báo chí truyền hình
1
1.2. Đặc trưng cơ bản của với tác phẩm điện
tác phẩm báo chí truyền ảnh. Phân tích ngôn
hình ngữ hình ảnh trong
1.3 Ngôn ngữ hình ảnh tác phẩm truyền hình
trên truyền hình
Giảng lý 5 10 Phân tích vai trò của 1,3
2. Quy trình sáng tạo tác
thuyết, Thảo mỗi giai đoạn và kỹ
phẩm báo chí truyên hình
luận nhóm, năng quan trọng của
2 2.1. Giai đoạn tiền kỳ
làm bài tập phóng viên truyền
2.2. Giai đoạn sản suất
nhóm hình trong mỗi giai
2.3. Giai đoạn hậu kỳ
đoạn sản xuất
3. Phỏng vấn truyền hình Giảng lý 5 10 Sinh viên phân tích 4,8,9
3.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo các chủ đề, cách tìm
3.2. Các dạng phỏng vấn luận nhóm, nhân vật, kỹ năng
3
trên truyền hình làm bài tập giao tiếp, phỏng vấn,
3.3. Quy trình sản xuất nhóm lên kịch bản phỏng
vấn
4. Tin truyền hình Giảng lý 5 20 Thảo luận tài, tìm 5,8,9
4.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo kiếm sự kiện, đi
4.2. Các dạng tin trên luận nhóm, quay phim và dựng
4
truyền hình thực hành tin, viết lời..
4.3. Quy trình sản xuất làm tin

5. Phóng sự truyền hình Giảng lý 5 30 Sinh viên thảo luận 6,8,9


5.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo các góc độ đề tài,
5.2. Các dạng phóng sự luận nhóm, viết kịch bản và sản
5
truyền hình thực hành xuất phóng sự theo
5.3. Quy trình sản xuất làm phóng nhóm
sự
6. Bình luận truyền hình Giảng lý 5 10 Sinh viên lựa chọn 7,8,9
6.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo vấn đề bình luận.
6.2. Các dạng bình luận luận nhóm, Tập hợp dữ liệu,
6
truyền hình thực hành phân tích và đưa ra
6.3. Kỹ năng bình luận làm phóng nhận định.
sự
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Văn Dững, chủ biên (2006) Tác
phẩm báo chí, tập II, Hà Nội.
- A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội,
- Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2015), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
7.2. Học liệu tham khảo
- Hội Nhà báo Việt Nam, nhiều tác giả, (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà
báo, Hà Nội.
- Larry King (2002), Những bí quyết trong giao tiếp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Makxim Kuznhesop (2003) Cách điều khiển cuộc phỏng vấn, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
-G.V. Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
- Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
9.Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
9.1. Câu hỏi
- Sự phát triển của truyền hình thế giới và ảnh hưởng tới truyền hình Việt Nam?
- Đặc điểm cơ bản của báo chí truyền hình
- Tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình trong quá trình tác nghiệp
- Đặc điểm cơ bản của kịch bản truyền hình, kỹ năng viết kịch bản phóng sự.
- Mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyên hinh.
- Những đặc điểm cơ bản của tin truyền hình và cách viết lời cho tin.
- Quy trình sản xuất tin truyền hình và cách sử dụng hình ảnh trong tin.
- Đặc điểm thể loại tác phẩm phỏng vấn trên truyền hình, quy trình sáng tạo.
- Các dạng câu hỏi và vai trò của nó trong phỏng vấn truyền hình
- Đặc điểm tầng thông tin thứ 2 trong phỏng vấn truyền hình, cách khai thác hiệu quả
tầng thông tin này
- Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, vai trò của người phóng viên biên
tập.
- Kỹ năng phối hợp trong tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, vai trò của mỗi
thành viên trong ê kíp
- Đặc điểm thể loại tác phẩm phóng sự truyền hình, cách tiếp cận và lựa chọn góc độ
làm phóng sự. Vai trò của tiếng động khi dựng phóng sự.
- Mối quan hệ giữa lời bình và hình ảnh trong phóng sự truyền hình
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tác nghiệp của phóng viên truyền hình
- Vai trò của nhà báo trong bình luận truyền hình
9.2. Bài tập/câu hỏi thảo luận nhóm
- Các yếu tố hình thành tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình?
- Phân biệt hệ thống thể loại tác phẩm báo chí truyền hình?
- Vai trò giao tiếp và kỹ năng đạt câu hỏi trong phỏng vấn?
- Lựa chọn góc độ câu chuyện làm phóng sự phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- So sánh vai trò nhà báo trong quá trình thực hiện các thể loại tác phẩm.
9.3. Bài tập lớn/tiểu luận
- Mỗi nhóm 3 sinh viên thực hiện 1 tác phẩm phóng sự 2’:30” về một vấn đề thời sự.
(Tác phẩm của các nhóm để trong USB nộp khi kết thúc môn học)
- Mỗi sinh viên viết 1 bài thu hoạch về quá trình học tập và thực hành, những bài học
cụ thể… (dung lượng 2000 chữ)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lý thuyết và kỹ năng Báo Phát thanh
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Trưởng Khoa, Phó giáo sư - Tiến sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0983.051.751
- Địa chỉ email: autumnhang@gmail.com
dinhthuhangg2@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; dẫn chương trình
phát thanh, truyền hình; các thể loại báo chí; các vấn đề của báo chí - truyền thông
hiện đại.
Giảng viên 2
- Họ và tên: Nguyễn Văn Trường
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0978.851.808
- Địa chỉ email: sontruongbaochi@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, kỹ
thuật phát thanh, bình luận phát thanh
Giảng viên 3
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Tịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại: 0912055523; Email: thanhtinh.ajc@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Báo chí; Truyền thông đại chúng; Công chúng
Báo chí; Các thể loại Báo chí phát thanh
Giảng viên 4
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0979.116.657
- Địa chỉ email: nguyenthu.ptk28@gmail.com
nguyenthithu@ajc.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Phỏng vấn, Dẫn chương trình phát thanh - truyền
hình, phát thanh trên Internet, báo chí – truyền thông hiện đại
2. Thông tin chung về học phần
 Tên học phần bằng tiếng Anh: Radio theory and practice
 Mã môn học/học phần: PT03366
 Số tín chỉ: 02
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc
nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 02
- Giờ lý thuyết: 01
- Giờ thực hành: 01
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Phát thanh, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo phát thanh trang bị cho người học những kiến thức lý
thuyết cơ bản về báo phát thanh: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, thế
mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, cách viết cho báo phát thanh, đặc điểm thể
loại tin, phỏng vấn, phóng sự và chương trình phát thanh. Giúp người học hình thành
kỹ năng đọc, nói trên sóng phát thanh, kỹ năng thực hiện các tác phẩm phát thanh
thuộc các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, và kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình
phát thanh. Giúp người học có thêm sự yêu thích, say mê đối với báo phát thanh.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của báo phát thanh.
CĐR 2. Xác định được đặc điểm của báo phát thanh; thế mạnh và hạn chế của
báo phát thanh.
CĐR 3. Xác định được vai trò và các dạng lời nói, tiếng động, âm nhạc trên sóng
phát thanh
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho phát thanh, yêu cầu biên tập văn bản
phát thanh.
CĐR 5. Phân biệt các thể loại phát thanh bao gồm tin, phỏng vấn, phóng sự phát
thanh trên các bình diện: khái niệm, sự ra đời và phát triển, vai trò, đặc điểm, các mô
hình, dạng thức.
CĐR 6. Nắm vững quy trình thực hiện tin, bản tin phát thanh; phóng sự, phỏng
vấn phát thanh.
CĐR 7. Nắm vững quy trình tổ chức, sản xuất chương trình phát thanh.
CĐR 8. Có kỹ năng thể hiện bằng lời nói trên sóng phát thanh
CĐR 9. Có kỹ năng thu và sử dụng tiếng động và âm nhạc (nhạc hiệu, nhạc cắt,
nhạc nền) trong tác phẩm và chương trình phát thanh.
CĐR 10. Có kỹ năng viết, biên tập và trình bày văn bản phát thanh.
CĐR 11. Có kỹ năng sáng tạo các tác phẩm phát thanh ở các thể loại: tin, phỏng
vấn, phóng sự.
CĐR 12. Có kỹ năng tổ chức, sản xuất chương trình thời sự phát thanh và
chương trình phát thanh chuyên đề.
CĐR 13. Có kỹ năng đánh giá tác phẩm phát thanh trên các bình diện: Hiệu quả
của lời nói, tiếng động, âm nhạc; Kỹ năng nhận định các xu hướng phát triển của báo
phát thanh.
CĐR 14: Kỹ năng mềm
+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Có kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh
giá và tự đánh giá
CĐR 15: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú nghe phát thanh, cũng như phân
tích, đánh giá các chương trình phát thanh
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên
lớp), tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tin/bài phát thanh
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần có 5 chương gồm kiến thức và kỹ năng cơ bản làm báo phát thanh:
lịch sử ra đời và phát triển của báo phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm
và đặc điểm của báo phát thanh; vai trò của lời nói – tiếng động – âm nhạc trên sóng
phát thanh; phương pháp viết cho phát thanh; kỹ năng viết tin, phóng sự, phỏng vấn
phát thanh; tổ chức sản xuất chương trình phát thanh.
5. Nội dung chi tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương thời sinh viên
pháp giảng gian
dạy (tiết)
LT TH
1 1. Tổng quan về báo phát Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1, 2,
thanh Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3, 4,
1.1. Sự ra đời và phát triển dụ, giảng viên nêu ra và 8, 9,
của Báo Phát thanh Hỏi đáp, thảo luận về câu trả 10
1.1.1. Sự ra đời và phát triển Thảo luận, lời của sinh viên 13,
của phát thanh trên thế giới Làm việc khác trong diễn đàn 14,
1.1.2. Sự ra đời và phát triển nhóm, của học phần. 15
của phát thanh ở Việt Nam Thực hành tại Nghe, tìm hiểu các
1.2. Đặc trưng của Báo Phát hiện trường, chương trình phát
thanh Thực hành tại thanh của các Đài.
2.2.1. Khái niệm Báo Phát lớp học, Làm bài thực hành
thanh Tự nghiên tại hiện trường và
2.2.2. Các đặc điểm của Báo cứu tại lớp học theo yêu
Phát thanh cầu của giảng viên.
2.2.3. Thế mạnh và hạn chế
của Báo Phát thanh
1.3. Các phương tiện tác
động của Báo Phát thanh
1.3.1. Lời nói
1.3.2. Tiếng động
1.3.3. Âm nhạc
1.4. Viết và biên tập cho
Báo Phát thanh
1.4.1. Phương pháp viết cho
phát thanh
1.4.2. Biên tập văn bản phát
thanh
1.4.3. Trình bày văn bản phát
thanh
2 3. Tin phát thanh Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 5, 6,
2.1. Lịch sử ra đời và phát Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 11,
triển của tin phát thanh Phân tích ví giảng viên nêu ra và 14,
2.2. Vị trí, vai trò của thể loại dụ thảo luận về câu trả 15
tin phát thanh Thảo luận lời của sinh viên
2.3. Đặc điểm của tin phát Thực hành tại khác trong diễn đàn
thanh lớp học và tại của học phần.
2.4. Các dạng tin phát thanh hiện trường Nghe và phân tích
2.5. Các mô hình kết cấu tin Đánh giá kết các bản tin phát
phát thanh quả thực hành thanh trên các đài.
2.6. Một số kỹ năng sáng tạo tại lớp học Làm bài thực hành
tin phát thanh tại hiện trường và
2.7. Xây dựng bản tin phát tại lớp học theo yêu
thanh cầu của giảng viên.
3 4. Phỏng vấn Phát thanh Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 5, 6,
3.1. Sự ra đời và phát triển Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 11,
của phỏng vấn phát thanh Phân tích ví giảng viên nêu ra và 14,
3.2. Khái niệm và đặc điểm dụ thảo luận về câu trả 15
của phỏng vấn phát thanh Thảo luận lời của sinh viên
3.3. Vai trò và hoàn cảnh sử Thực hành tại khác trong diễn đàn
dụng thể loại phỏng vấn phát lớp học và tại của học phần.
thanh hiện trường Nghe và phân tích
3.4. Các dạng phỏng vấn phát Đánh giá kết các tác phẩm phỏng
thanh quả thực hành vấn phát thanh trên
3.5. Kỹ năng làm phỏng vấn tại lớp học các đài.
phát thanh Làm bài thực hành
tại hiện trường và
tại lớp học theo yêu
cầu của giảng viên.
4 5. Phóng sự phát thanh Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 5, 6,
4.1. Sự ra đời và phát triển Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 11,
của phóng sự phát thanh Phân tích ví giảng viên nêu ra và 14,
4.2. Khái niệm và đặc điểm dụ thảo luận về câu trả 15
của phóng sự phát thanh Thảo luận lời của sinh viên
4.3. Vai trò và hoàn cảnh sử Thực hành tại khác trong diễn đàn
dụng thể loại phóng sự phát hiện trường của học phần.
thanh Đánh giá kết Nghe và phân tích
4.4. Kỹ năng làm phóng sự quả thực hành các tác phẩm phóng
phát thanh tại lớp học sự phát thanh trên
các đài.
Làm bài thực hành
tại hiện trường và
tại lớp học theo yêu
cầu của giảng viên.
5 5. Tổ chức sản xuất Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 7, 12,
chương trình phát thanh Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 14,
5.1. Chương trình phát thanh dụ giảng viên nêu ra và 15
5.2. Các dạng chương trình Làm việc thảo luận về câu trả
phát thanh nhóm lời của sinh viên
5.3. Phương thức sản xuất Thực hành tại khác trong diễn đàn
chương trình phát thanh studio của học phần.
5.4. Quy trình tổ chức, sản Nghe và phân tích
xuất chương trình phát thanh các chương trình
5.5. Đội hình sản xuất phát thanh trên các
chương trình phát thanh đài.
Làm bài thực hành
tại hiện trường và
tại lớp học theo yêu
cầu của giảng viên.
Viết các phản hồi
theo yêu cầu của
giảng viên

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- TS. Đinh Thu Hằng (2013), Báo Phát thanh - Lý thuyết và Kĩ năng cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
- Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm Báo chí, NXB Văn hoá - thông tin, Hà
Nội
- Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
- TS. Đinh Thị Thu Hằng, Giáo trình Tin và bản tin phát thanh, Giáo trình nội
bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- TS. Lê Thị Nhã (2015), Phỏng vấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Quang Hòa (2015), Phóng sự báo chí – lý thuyết, kĩ năng và kinh
nghiệm, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội.
- A.A.Chertưchơnưi, Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004.
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp.
Đánh giá định kỳ Bài tập, Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Hệ thống câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu những nét chính về quá trình ra đời và phát triển của báo phát thanh.
2. Phân tích khái niệm báo phát thanh.
3. Phân tích các đặc điểm của báo phát thanh.
4. Phân tích thế mạnh và hạn chế của báo phát thanh.
5. Phân tích vai trò, kỹ năng thể hiện lời nói trên sóng phát thanh.
6. Phân tích vai trò, kỹ năng khai thác và sử dụng tiếng động trên sóng phát
thanh.
7. Phân tích vai trò, yêu cầu sử dụng âm nhạc trên sóng phát thanh.
8. Những nguyên tắc viết cho báo phát thanh là gì? Hãy phân tích.
9. Phân tích đặc điểm, vai trò và các mô hình tin phát thanh
10. Trình bày kỹ năng thực hiện tin phát thanh.
11. Phân tích các tiêu chí xây dựng một bản tin phát thanh.
12. Phân tích đặc điểm, vai trò và các dạng phỏng vấn phát thanh.
13. Trình bày các dạng câu hỏi trong phỏng vấn phát thanh.
14. Trình bày kỹ năng thực hiện phỏng vấn phát thanh.
15. Phân tích đặc điểm, và các dạng phóng sự phát thanh.
16. Trình bày kỹ năng thực hiện phóng sự phát thanh.
17. Ưu điểm và hạn chế của các phương thức sản xuất chương trình phát thanh?
18. Nêu khái niệm và các đặc điểm của chương trình phát thanh.
19. Phân tích quy trình sản xuất chương trình phát thanh.
20. Nêu những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của nhà báo phát thanh?
Hệ thống bài thực hành
1. Tìm hiểu và đánh giá về một đài phát thanh lớn trên thế giới hoặc Việt Nam
(BT nhóm)
- Sự hình thành và phát triển
- Hoạt động hiện nay
- Một chương trình phát thanh tiêu biểu
2. Đánh giá nội dung và hình thức Chương trình Thời sự 18h của Đài Tiếng nói
Việt Nam.
3. Nghe và nhận xét một tác phẩm phỏng vấn phát thanh của Đài Tiếng nói Việt
Nam hoặc đài PT-TH địa phương.
4. Nghe và nhận xét một phóng sự phát thanh
5. Thực hiện một tác phẩm phát thanh có sử dụng tiếng động.
6. Thể hiện bằng lời nói một tác phẩm phát thanh, hoặc dẫn một chương trình
phát thanh.
7. Sản xuất nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền cho một chương trình phát thanh (chủ
đề tự chọn).
8. Thực hiện một tin phát thanh (có phỏng vấn nhân vật)
9. Thực hiện một phỏng vấn phát thanh
10. Thực hiện một phóng sự phát thanh
11. Tổ chức sản xuất một chương trình thời sự/hoặc bản tin phát thanh
12. Tổ chức sản xuất một chương trình chuyên đề phát thanh.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tin và bản tin phát thanh
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Trưởng Khoa, Phó giáo sư - Tiến sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0983.051.751
- Địa chỉ email: autumnhang@gmail.com
dinhthuhangg2@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; dẫn chương trình
phát thanh, truyền hình; các thể loại báo chí; các vấn đề của báo chí - truyền thông
hiện đại.
Giảng viên 2
- Họ và tên: Nguyễn Văn Trường
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0978.851.808
- Địa chỉ email: sontruongbaochi@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, kỹ
thuật phát thanh, bình luận phát thanh
Giảng viên 3
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Tịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại: 0912055523; Email: thanhtinh.ajc@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Báo chí; Truyền thông đại chúng; Công chúng
Báo chí; Các thể loại Báo chí phát thanh
Giảng viên 4
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0979.116.657
- Địa chỉ email: nguyenthu.ptk28@gmail.com
nguyenthithu@ajc.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Phỏng vấn, Dẫn chương trình phát thanh - truyền
hình, phát thanh trên Internet, báo chí – truyền thông hiện đại
2. Thông tin chung về học phần
 Tên học phần bằng tiếng Anh: Radio news
 Mã môn học/học phần: PT03423
 Số tín chỉ: 03
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc
nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 03
- Giờ lý thuyết: 01
- Giờ thực hành: 02
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Phát thanh, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tin và bản tin phát thanh trang bị cho người học những kiến thức lý
thuyết cơ bản về báo phát thanh: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, thế
mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, cách viết cho báo phát thanh, đặc điểm thể
loại tin, phỏng vấn, phóng sự và chương trình phát thanh. Giúp người học hình thành
kỹ năng đọc, nói trên sóng phát thanh, kỹ năng thực hiện các tác phẩm phát thanh
thuộc các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, và kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình
phát thanh. Giúp người học có thêm sự yêu thích, say mê đối với báo phát thanh.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của báo phát thanh.
CĐR 2. Xác định được đặc điểm của báo phát thanh; thế mạnh và hạn chế của
báo phát thanh.
CĐR 3. Xác định được vai trò và các dạng lời nói, tiếng động, âm nhạc trên sóng
phát thanh
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho phát thanh, yêu cầu biên tập văn bản
phát thanh.
CĐR 5. Phân biệt các thể loại phát thanh bao gồm tin, phỏng vấn, phóng sự phát
thanh trên các bình diện: khái niệm, sự ra đời và phát triển, vai trò, đặc điểm, các mô
hình, dạng thức.
CĐR 6. Nắm vững quy trình thực hiện tin, bản tin phát thanh; phóng sự, phỏng
vấn phát thanh.
CĐR 7. Nắm vững quy trình tổ chức, sản xuất chương trình phát thanh.
CĐR 8. Có kỹ năng thể hiện bằng lời nói trên sóng phát thanh
CĐR 9. Có kỹ năng thu và sử dụng tiếng động và âm nhạc (nhạc hiệu, nhạc cắt,
nhạc nền) trong tác phẩm và chương trình phát thanh.
CĐR 10. Có kỹ năng viết, biên tập và trình bày văn bản phát thanh.
CĐR 11. Có kỹ năng sáng tạo các tác phẩm phát thanh ở các thể loại: tin, phỏng
vấn, phóng sự.
CĐR 12. Có kỹ năng tổ chức, sản xuất chương trình thời sự phát thanh và
chương trình phát thanh chuyên đề.
CĐR 13. Có kỹ năng đánh giá tác phẩm phát thanh trên các bình diện: Hiệu quả
của lời nói, tiếng động, âm nhạc; Kỹ năng nhận định các xu hướng phát triển của báo
phát thanh.
CĐR 14: Kỹ năng mềm
+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Có kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh
giá và tự đánh giá
CĐR 15: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú nghe phát thanh, cũng như phân
tích, đánh giá các chương trình phát thanh
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên
lớp), tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tin/bài phát thanh
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập
6. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần gồm kiến thức và kỹ năng cơ bản làm báo phát thanh: lịch sử ra đời và
phát triển của báo phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc điểm của
báo phát thanh; vai trò của lời nói – tiếng động – âm nhạc trên sóng phát thanh;
phương pháp viết cho phát thanh; kỹ năng viết tin, phóng sự, phỏng vấn phát thanh; tổ
chức sản xuất chương trình phát thanh.
7. Nội dung chi tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương thời gian sinh viên
pháp giảng (tiết)
dạy LT TH
1 1. Tổng quan về báo phát Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1, 2,
thanh Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3, 4,
1.1. Sự ra đời và phát triển dụ, giảng viên nêu ra và 8, 9,
của Báo Phát thanh Hỏi đáp, thảo luận về câu trả 10
1.1.3. Sự ra đời và phát triển Thảo luận, lời của sinh viên 13,
của phát thanh trên thế giới Làm việc khác trong diễn đàn 14,
1.1.4. Sự ra đời và phát triển nhóm, của học phần. 15
của phát thanh ở Việt Nam Thực hành tại Nghe, tìm hiểu các
1.2. Đặc trưng của Báo hiện trường, chương trình phát
Phát thanh Thực hành tại thanh của các Đài.
5.2.1. Khái niệm Báo Phát lớp học, Làm bài thực hành
thanh Tự nghiên tại hiện trường và
5.2.2. Các đặc điểm của Báo cứu tại lớp học theo yêu
Phát thanh cầu của giảng viên.
5.2.3. Thế mạnh và hạn chế
của Báo Phát thanh
1.3. Các phương tiện tác
động của Báo Phát thanh
1.3.1. Lời nói
1.3.2. Tiếng động
1.3.3. Âm nhạc
1.4. Viết và biên tập cho
Báo Phát thanh
1.4.1. Phương pháp viết cho
phát thanh
1.4.2. Biên tập văn bản phát
thanh
1.4.3. Trình bày văn bản phát
thanh
2 2. Tin phát thanh Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 5, 6,
2.1. Lịch sử ra đời và phát Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 11,
triển của tin phát thanh Phân tích ví giảng viên nêu ra và 14,
2.2. Vị trí, vai trò của thể loại dụ thảo luận về câu trả 15
tin phát thanh Thảo luận lời của sinh viên
2.3. Đặc điểm của tin phát Thực hành tại khác trong diễn đàn
thanh lớp học và tại của học phần.
2.4. Các dạng tin phát thanh hiện trường Nghe và phân tích
2.5. Các mô hình kết cấu tin Đánh giá kết các bản tin phát
phát thanh quả thực hành thanh trên các đài.
2.6. Một số kỹ năng sáng tạo tại lớp học Làm bài thực hành
tin phát thanh tại hiện trường và
2.7. Xây dựng bản tin phát tại lớp học theo yêu
thanh cầu của giảng viên.
3 3. Tổ chức sản xuất chương Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 7, 12,
trình phát thanh Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 14,
3.1. Chương trình phát thanh dụ giảng viên nêu ra và 15
3.2. Các dạng chương trình Làm việc thảo luận về câu trả
phát thanh nhóm lời của sinh viên
3.3. Phương thức sản xuất Thực hành tại khác trong diễn đàn
chương trình phát thanh studio của học phần.
3.4. Quy trình tổ chức, sản Nghe và phân tích
xuất chương trình phát thanh các chương trình
3.5. Đội hình sản xuất phát thanh trên các
chương trình phát thanh đài.
Làm bài thực hành
tại hiện trường và
tại lớp học theo yêu
cầu của giảng viên.
Viết các phản hồi
theo yêu cầu của
giảng viên

7. Học liệu
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- TS. Đinh Thu Hằng (2013), Báo Phát thanh - Lý thuyết và Kĩ năng cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
- Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm Báo chí, NXB Văn hoá - thông tin, Hà
Nội
- Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
- TS. Đinh Thị Thu Hằng, Giáo trình Tin và bản tin phát thanh, Giáo trình nội
bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- TS. Lê Thị Nhã (2015), Phỏng vấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Quang Hòa (2015), Phóng sự báo chí – lý thuyết, kĩ năng và kinh
nghiệm, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội.
- A.A.Chertưchơnưi, Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp.
Đánh giá định kỳ Bài tập, Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Hệ thống câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu những nét chính về quá trình ra đời và phát triển của báo phát thanh.
2. Phân tích khái niệm báo phát thanh.
3. Phân tích các đặc điểm của báo phát thanh.
4. Phân tích thế mạnh và hạn chế của báo phát thanh.
5. Phân tích vai trò, kỹ năng thể hiện lời nói trên sóng phát thanh.
6. Phân tích vai trò, kỹ năng khai thác và sử dụng tiếng động trên sóng phát
thanh.
7. Phân tích vai trò, yêu cầu sử dụng âm nhạc trên sóng phát thanh.
8. Những nguyên tắc viết cho báo phát thanh là gì? Hãy phân tích.
9. Phân tích đặc điểm, vai trò và các mô hình tin phát thanh
10. Trình bày kỹ năng thực hiện tin phát thanh.
11. Phân tích các tiêu chí xây dựng một bản tin phát thanh.
Hệ thống bài thực hành
13. Tìm hiểu và đánh giá về một đài phát thanh lớn trên thế giới hoặc Việt
Nam (BT nhóm)
- Sự hình thành và phát triển
- Hoạt động hiện nay
- Một chương trình phát thanh tiêu biểu
14. Đánh giá nội dung và hình thức Chương trình Thời sự 18h của Đài
Tiếng nói Việt Nam.
15. Nghe và nhận xét một tác phẩm phỏng vấn phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam hoặc đài PT-TH địa phương.
16. Nghe và nhận xét một phóng sự phát thanh
17. Thực hiện một tác phẩm phát thanh có sử dụng tiếng động.
18. Thể hiện bằng lời nói một tác phẩm phát thanh, hoặc dẫn một chương
trình phát thanh.
19. Sản xuất nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền cho một chương trình phát thanh
(chủ đề tự chọn).
20. Thực hiện một tin phát thanh (có phỏng vấn nhân vật)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Phóng sự phát thanh – Truyền hình
1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Trưởng Khoa, Phó giáo sư - Tiến sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0983.051.751
- Địa chỉ email: autumnhang@gmail.com
dinhthuhangg2@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; dẫn chương trình
phát thanh, truyền hình; các thể loại báo chí; các vấn đề của báo chí - truyền thông
hiện đại.
Giảng viên 2
- Họ và tên: Đinh Ngọc Sơn
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ báo chí học
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động:
- Địa chỉ email: dinhngocson@ajc.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo chí truyền hình
2. Thông tin chung về học phần
 Tên học phần bằng tiếng Anh: Radio and Television feature writing
 Mã môn học/học phần: PT03349
 Số tín chỉ: 04
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc
nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 04
- Giờ lý thuyết: 02
- Giờ thực hành: 02
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Phát thanh và Tổ truyền hình, Khoa PT-
TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Phóng sự phát thanh – Truyền hình trang bị cho người học những kiến
thức lý thuyết cơ bản về báo phát thanh: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng,
thế mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, cách viết cho báo phát thanh, truyền
hình, đặc điểm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự và chương trình phát thanh, truyền
hình. Giúp người học hình thành kỹ năng đọc, nói trên sóng phát thanh, kỹ năng thực
hiện các tác phẩm phát thanh thuộc các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, và kỹ năng
tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình. Giúp người học có thêm sự yêu
thích, say mê đối với báo phát thanh, truyền hình.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của phóng sự phát thanh,
truyền hình
CĐR 2. Xác định được đặc điểm của báo phát thanh; thế mạnh và hạn chế của
báo phát thanh, truyền hình
CĐR 3. Xác định được vai trò và các dạng lời nói, tiếng động, âm nhạc trên sóng
phát thanh, truyền hình
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho phát thanh, yêu cầu biên tập văn bản
phát thanh, truyền hình
CĐR 5. Phân biệt các thể loại phát thanh, truyền hình bao gồm tin, phỏng vấn,
phóng sự phát thanh trên các bình diện: khái niệm, sự ra đời và phát triển, vai trò, đặc
điểm, các mô hình, dạng thức.
CĐR 6. Nắm vững quy trình thực hiện tin, bản tin phát thanh; phóng sự, phỏng
vấn phát thanh, truyền hình
CĐR 7. Nắm vững quy trình tổ chức, sản xuất chương trình phát thanh, truyền
hình
CĐR 8. Có kỹ năng thể hiện bằng lời nói trên sóng phát thanh, truyền hình
CĐR 9. Có kỹ năng thu và sử dụng tiếng động và âm nhạc (nhạc hiệu, nhạc cắt,
nhạc nền) trong tác phẩm và chương trình phát thanh, truyền hình
CĐR 10. Có kỹ năng viết, biên tập và trình bày văn bản phát thanh.
CĐR 11. Có kỹ năng sáng tạo các tác phẩm phát thanh ở các thể loại: tin, phỏng
vấn, phóng sự.
CĐR 12. Có kỹ năng tổ chức, sản xuất chương trình thời sự phát thanh và
chương trình phát thanh chuyên đề.
CĐR 13. Có kỹ năng đánh giá tác phẩm phát thanh trên các bình diện: Hiệu quả
của lời nói, tiếng động, âm nhạc; Kỹ năng nhận định các xu hướng phát triển của báo
phát thanh.
CĐR 14: Kỹ năng mềm
+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Có kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh
giá và tự đánh giá
CĐR 15: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú nghe phát thanh, cũng như phân
tích, đánh giá các chương trình phát thanh
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên
lớp), tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tin/bài phát thanh
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập
8. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần có 5 chương gồm kiến thức và kỹ năng cơ bản làm báo phát thanh:
lịch sử ra đời và phát triển của báo phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm
và đặc điểm của báo phát thanh; vai trò của lời nói – tiếng động – âm nhạc trên sóng
phát thanh; phương pháp viết cho phát thanh; kỹ năng viết tin, phóng sự, phỏng vấn
phát thanh; tổ chức sản xuất chương trình phát thanh.
9. Nội dung chi tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương thời gian sinh viên
pháp giảng (tiết)
dạy LT TH
1 1. Tổng quan về báo phát Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1, 2,
thanh, truyền hình Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3, 4,
1.1. Sự ra đời và phát triển dụ, giảng viên nêu ra và 8, 9,
của Báo Phát thanh, báo Hỏi đáp, thảo luận về câu trả 10
truyền hình Thảo luận, lời của sinh viên 13,
1.1.5. Sự ra đời và phát triển Làm việc khác trong diễn đàn 14,
hình trên thế giới nhóm, của học phần. 15
1.1.6. Sự ra đời và phát triển Thực hành tại Nghe, tìm hiểu các
ở Việt Nam hiện trường, chương trình phát
1.2. Đặc trưng của Báo Thực hành tại thanh của các Đài.
Phát thanh, Truyền hình lớp học, Làm bài thực hành
5.2.4. Khái niệm Tự nghiên tại hiện trường và
5.2.5. Các đặc điểm cứu tại lớp học theo yêu
5.2.6. Thế mạnh và hạn chế cầu của giảng viên.
1.3. Các phương tiện tác
động của Báo Phát thanh,
Báo truyền hình
1.3.1. Hình ảnh
1.3.2. Lời nói, Tiếng động
1.3.3. Âm nhạc

2 2. Phóng sự phát thanh Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu. 7, 12,
2.1. Sự ra đời và phát triển Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 14,
của phóng sự phát thanh dụ giảng viên nêu ra và 15
2.2. Khái niệm và đặc điểm Làm việc thảo luận về câu trả
của phóng sự phát thanh nhóm lời của sinh viên
2.3. Vai trò và hoàn cảnh sử Thực hành tại khác trong diễn đàn
dụng thể loại phóng sự phát studio của học phần.
thanh Nghe và phân tích
2.4. Kỹ năng làm phóng sự các chương trình
phát thanh phát thanh trên các
đài.
Làm bài thực hành
tại hiện trường và
tại lớp học theo yêu
cầu của giảng viên.
Viết các phản hồi
theo yêu cầu của
giảng viên
3 3. Phóng sự truyền hình
3.1. Sự ra đời và phát triển
của phóng sự truyền hình
3.2. Khái niệm và đặc điểm
của phóng sự truyền hình
3.3. Vai trò và hoàn cảnh sử
dụng thể loại phóng sự truyền
hình
3.4. Kỹ năng làm phóng sự
truyền hình

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- TS. Đinh Thu Hằng (2013), Báo Phát thanh - Lý thuyết và Kĩ năng cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
- Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm Báo chí, NXB Văn hoá - thông tin, Hà
Nội
- Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
- TS. Đinh Thị Thu Hằng, Giáo trình Tin và bản tin phát thanh, Giáo trình nội
bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- TS. Lê Thị Nhã (2015), Phỏng vấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Quang Hòa (2015), Phóng sự báo chí – lý thuyết, kĩ năng và kinh
nghiệm, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội.
- A.A.Chertưchơnưi, Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004.
10. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp.
Đánh giá định kỳ Bài tập, Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Hệ thống câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu những nét chính về quá trình ra đời và phát triển của báo phát thanh.
2. Phân tích khái niệm báo phát thanh.
3. Phân tích các đặc điểm của báo phát thanh.
4. Phân tích thế mạnh và hạn chế của báo phát thanh.
5. Phân tích vai trò, kỹ năng thể hiện lời nói trên sóng phát thanh.
6. Phân tích vai trò, kỹ năng khai thác và sử dụng tiếng động trên sóng phát
thanh.
7. Phân tích vai trò, yêu cầu sử dụng âm nhạc trên sóng phát thanh.
8. Những nguyên tắc viết cho báo phát thanh là gì? Hãy phân tích.
9. Phân tích đặc điểm, vai trò và các mô hình tin phát thanh
10. Trình bày kỹ năng thực hiện tin phát thanh.
11. Phân tích các tiêu chí xây dựng một bản tin phát thanh.
Hệ thống bài thực hành
21. Tìm hiểu và đánh giá về một đài phát thanh lớn trên thế giới hoặc Việt
Nam (BT nhóm)
- Sự hình thành và phát triển
- Hoạt động hiện nay
- Một chương trình phát thanh tiêu biểu
22. Đánh giá nội dung và hình thức Chương trình Thời sự 18h của Đài
Tiếng nói Việt Nam.
23. Nghe và nhận xét một tác phẩm phỏng vấn phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam hoặc đài PT-TH địa phương.
24. Nghe và nhận xét một phóng sự phát thanh
25. Thực hiện một tác phẩm phát thanh có sử dụng tiếng động.
26. Thể hiện bằng lời nói một tác phẩm phát thanh, hoặc dẫn một chương
trình phát thanh.
27. Sản xuất nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền cho một chương trình phát thanh
(chủ đề tự chọn).
28. Thực hiện một tin phát thanh (có phỏng vấn nhân vật)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1
- Họ và tên: Nguyễn Văn Trường
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ
- Đơn vị công tác: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh, kỹ năng tác nghiệp thể
loại tác phẩm và tổ chức sản xuất chương trình phát thanh
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0978851808 Email: sontruongbaochi@gmail.com
Giảng viên 2
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó trưởng khoa, Phó giáo sư, Tiến sĩ
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; dẫn chương trình
phát thanh, truyền hình; các thể loại báo chí; các vấn đề của báo chí - truyền thông
hiện đại.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại 0983051751 Email: autumnhang@gmail.com
dinhthithuhang@ajc.edu.vn
Giảng viên 3
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên,Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Phỏng vấn, Dẫn chương trình phát thanh -
truyền hình, phát thanh trên Internet, báo chí – truyền thông hiện đại
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0979.116.657 Email: nguyenthu.ptk28@gmail.com
nguyenthithu@ajc.edu.vn
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Radio programme production
- Mã môn học/học phần: PT03432
- Số tín chỉ: 3
- Học phần tiên quyết: Lý thuyết và kỹ năng phát thanh, Kỹ thuật phát
thanh,Phát thanh trực tiếp, Dẫn chương trình phát thanh, các thể loại báo phát thanh,
các chuyên đề báo phát thanh…
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Lớp học tại Studio có máy chiếu, màn
hình, máy tính kết nối internet, điện thoại bàn, mixer, loa, micro, máy cassette, CD tư
liệu; phần mềm biên tập sử dụng trong biên tập, dàn dựng âm thanh cho tác phẩm và
chương trình...
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 02
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Phát thanh, Khoa PT-TH.
2. Mục tiêu của học phần
Sản xuất chương trình phát thanh là học phần quan trọng, được bố trí trong nhóm
các học phần thuộc chuyên ngành hẹp. Học phần trang bị cho sinh viên lý thuyết cơ
bản và kỹ năng tổ chức sản xuất, biên tập, dàn dựng các chương trình phát thanh phổ
biến như: thời sự, chuyên đề, thông tin và âm nhạc, chương trình đặc biệt, chương
trình giải trí…; các phương thức sản xuất chương trình truyền thống và hiện đại như:
dàn dựng thu thanh trước, đọc thẳng, phát thanh trực tiếp, phát thanh tương tác… Học
phần còn hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng tổ chức ê kíp sản xuất chương trình trong
studio, kết hợp với nhóm hoặc cá nhân nhà báo ngoài hiện trường. Ngoài ra, học phần
còn rèn luyện cho sinh viên thái độ học tập và làm việc nghiêm túc trong môi trường
đào tạo kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp.
3. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Hiểu, phân tích được các khái niệm, đặc điểm của chương trình phát
thanh truyền thống, chương trình phát thanh hiện đại.
CĐR 2. Phân biệt được chương trình phát thanh truyền thống và hiện đại, phân
tích được xu hướng sản xuất chương trình phát thanh hiện đại.
CĐR 3. Phân tích được một số dạng chương trình phát thanh phổ biến ở các đài
phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam.
CĐR 4. Tổ chức xây dựng nội dung, đề cương kịch bản
CĐR 5. Kỹ năng biên tập văn bản và âm thanh.
CĐR 6. Kỹ năng tổ chức ê kíp sản xuất chương trình.
CĐR 7. Lựa chọncác phương thức sản xuất, áp dụng vào sản xuất các chương
trình phổ biến ở các đài phát thanh hiện nay.
CĐR 8. Xác định được các nguồn lực cần thiết trong quá trình tổ chức sản xuất
chương trình phát thanh.
CĐR 9. Kỹ năng mềm:
+ Có kỹ năng tự tin khi xuất hiện trước nhân vật, đám đông;
+ Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình;
+ Kỹ năng làm việc nhóm;
+ Kỹ năng tự học và tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
CĐR 10: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng
tạo.
+ Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
+ Truyền bá tri thức môn học
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần Sản xuất chương trình phát thanh gồm có hai phần: lý thuyết và thực
hành. Phần lý thuyết giúp cho sinh viên nắm được khái niệm, đặc điểm chương trình
phát thanh, các dạng chương trình phát thanh, hoàn cảnh sử dụng… gắn với những
phương thức sản xuất cụ thể. Phần thực hành trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ
bản trong việc tổ chức xây dựng nội dung, xây dựng đề cương kịch bản, hình thành ê
kíp sản xuất và thực hiện chương trình phát thanh trong studio, chương trình ngoài
hiện trường hoặc kết hợp giữa studio với bên ngoài hiện trường.
5. Nộ i dung chi tiết và chuẩ n đầ u ra họ c phầ n
Hình Phân bổ
thức, thời gian
phương Yêu cầu đối
STT Nội dung CĐR
pháp với sinh viên
giảng LT TH
dạy
1 1. Lý luận chung về Giảng lý 5 10 Nghiên cứu 1,
chương trình phát thanh thuyết, giáo trình trước 2,9,10
1.1. Các khái niệm cơ bản thảo khi đến lớp; đọc
1.2. Đặc điểm chương trình luận tài liệu sách
phát thanh nhóm, báo, tạp chí…
1.3. Chương trình phát nghiên Tìm hiểu về
thanh truyền thống cứu khái niệm, đặc
1.4. Chương trình phát trường điểm chương
thanh hiện đại hợp trình phát thanh,
1.5. Xu hướng sản xuất xu hướng sản
chương trình của các đài xuất chương
phát thanh hiện nay trình phát thanh
hiện nay
2 2. Các phương thức sản 5 10 Nghiên cứu 7, 9,10
xuất chương trình giáo, đọc tài
2.1. Phương thức dàn dựng liệu sách báo,
thu thanh trước tạp chí… tìm
2.2. Phương thức đọc thẳng hiểu về các
2.3. Phương thức trực tiếp phương thức
2.4. Sự kết hợp giữa các sản xuất hiện
phương thức nay; nghe
chương trình
phát thanh,
phân tích, hiểu
được các
phương thức
sản xuất phổ
biến.
3 3. Các dạng chương trình 5 10 Nghiên cứu 3,9,10
phát thanh giáo, đọc tài
3.1. Chương trình phát liệu sách báo,
thanh trên thế giới tạp chí… tìm
3.2. Chương trình phát hiểu về các
thanh ở Việt Nam phương thức
3.3. Tiêu chí phân loại các sản xuất hiện
dạng chương trình phát nay; nghe
thanh chương trình
3.4. Một số chương trình phát thanh,
phát thanh phổ biến hiện phân tích, hiểu
nay được các
3.4.1.Chương trình thời sự phương thức
tin tức sản xuất phổ
3.4.2. Chương trình phát biến.
thanh giải trí
3.4.3. Chương trình thời sự
tin tức kết hợp với giải trí
3.4.4. Chương trình phát
thanh đặc biệt
3.5. Xu hướng sản xuất
chương trình hiện nay của
các đài phát thanh
4 4. Kỹ năng sản xuất 10 20 Nắm được quy 4,5,6,9,
chương trình phát thanh trình sản xuất 10
4.1. Lập kế hoạch sản xuất một số chương
4.2. Xây dựng kịch bản trình phát thanh
4.3. Tổ chức nội dung phổ biến ở các
4.4. Biên tập, thu thanh, đài phát thanh.
dàn dựng
4.5. Phát sóng chương trình
4.6. Tiếp nhận, phản hồi
5 5. Các nguồn lực cần thiết 5 10 Hiểu, phân tích 6,8,9,10
trong quá trình tổ chức được các nguồn
sản xuất chương trình lực cần thiết
phát thanh trong quá trình
5.1. Nguồn lực con người tổ chức sản xuất
5.2. Nguồn lực phương tiện chương trình
kỹ thuật phát thanh.
5.3. Nguồn lực tài chính

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo
phát thanh, Nxb. Văn hoá - Thông tin
2. Đức Dũng(2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb. Văn hoá - Thông tin
3. Vũ Văn Hiền – Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb. Lý luận chính
trị.
4. Xmirnốp, Các thể loại báo chí phát thanh, Nhà xuất bản Thông tấn 2004.

7.2. Học liệu tham khảo


1. Voirol, Michel, Hướng dẫn cách biên tập, Người dịch: Nguyễn Văn Hào. -
Tái bản lần thứ 4, Nxb. Thông Tấn, 2007.
2. Fikhtelius, Eric, 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nxb. Lao động, 2002.
3. Mast, Claudia, Truyền thông đại chúng. Công tác biên tập, Người dịch: Trần
Hậu Thái, Nxb. Thông tấn, 2003.
4. Mast, Claudia, Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Người
dịch: Trần Thái Hậu, Nxb. Thông tấn, 2003, 2004.
5. Ross, Line, Nghệ thuật thông tin, Người dịch: Ngọc Kha; Hạnh Ngân, Nxb.
Thông tấn, 2004.
6. Đài Tiếng nói Việt Nam, Sida (Thuỵ Điển), Bộ Văn hoá Thông tin, Cẩm
nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp, Nxb. Lao động - xã hội, 2005.
7. Các bài viết liên quan đến nội dung sản xuất chương trình phát thanh các
trên tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Tiếng nói Việt Nam, Nghiệp vụ phát
thanh…

8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số
điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận trên lớp… 0,1
Đánh giá định kỳ Thực hành trong studio, ngoài hiện trường hoặc kết hợp
0,3
trong studio và ngoài hiện trường
Thi hết học phần Tiểu luận, bài tập lớn… 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận/ bài tập lớn
9.1. Hệ thống câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh.
2. Nêu và phân tích các đặc điểm của chương trình phát thanh.
3. Trình bày các phương thức sản xuất chương trình phát thanh.
4. Phân biệt các phương thức sản xuất truyền thống và hiện đại.
5. Ưu điểm, hạn chế của từng phương thức sản xuất chương trình phát thanh.
6. Hoàn cảnh sử dụng các phương thức sản xuất.
7. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh tin tức, phân tích đặc điểm của
các chương trình phát thanh tin tức.
8. Vị trí, vai trò của chương trình tin tức trên sóng phát thanh.
9. Các dạng chương trình phát thanh tin tức.
10. Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh tin tức ở Đài TNVN và các đài
phát thanh địa phương.
11. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình phát thanh tin tức.
12. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh thời sự, phân tích đặc điểm của
các chương trình phát thanh thời sự.
13. Vị trí, vai trò của chương trình thời sự trên sóng phát thanh.
14. Các dạng chương trình phát thanh thời sự.
15. Yêu cầu và kỹ năng sản xuất chương trình phát thanh thời sự.
16. Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh thời sự ở Đài TNVN và các đài
phát thanh địa phương.
17. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình phát thanh thời sự.
18. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh chuyên đề, phân tích đặc điểm
của các chương trình phát thanh chuyên đề.
19. Vị trí, vai trò của chương trình chuyên đề trên sóng phát thanh.
20. Các dạng chương trình phát thanh chuyên đề.
21. Yêu cầu và kỹ năng sản xuất chương trình phát thanh chuyên đề.
22. Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh chuyên đề ở Đài TNVN và
cácđài phát thanh địa phương.
23. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình phát thanh chuyên đề.
24. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh đặc biệt, phân tích các đặc
điểm của chương trình phát thanh đặc biệt.
25. Vị trí, vai trò của chương trình đặc biệt trên sóng phát thanh.
26. Cơ sở/ điều kiện thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt là gì.
27. Các yêu cầu và kỹ năng sản xuất chương trình phát thanh đặc biệt.
28. Tiêu chí đánh giá chất lượng của chương trình phát thanh đặc biệt.
29. Trình bày khái niệm chương trình phát thanh giải trí, phân tích đặc điểm của
các chương trình phát thanh giải trí.
30. Vị trí, vai trò của chương trình giải trí trên sóng phát thanh.
31. Các dạng chương trình giải trí trên sóng phát thanh.
32. Cơ sở/ điều kiện thực hiện chương trình phát thanh giải trí là gì.
33. Các yêu cầu và kỹ năng sản xuất chương trình phát thanh giải trí.
34. Tiêu chí đánh giá chất lượng của chương trình phát thanh giải trí.
9.2. Hệ thống đề tài tiểu luận, bài tập lớn:
1. Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh đặc biệt ở Đài TNVN, so sánh
với các đài phát thanh địa phương để chỉ ra thực trạng sản xuất các chương trình phát
thanh đặc biệt ở các đài phát thanh ở Việt Nam hiện nay.
2. Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh giải trí ở Đài TNVN, so sánh với
các đài phát thanh địa phương để chỉ ra thực trạng sản xuất các chương trình phát
thanh giải trí ở các đài phát thanh ở Việt Nam hiện nay..
3. Thực trạng và xu hướng sản xuất chương trình phát thanh tương tác ở các
đài phát thanh địa phương hiện nay. Liên hệ với thực tiễn để chứng minh.
4. So sánh, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa chương trình phát thanh thời sự với
chương trình chuyên đề. Liên hệ với thực tiễn để chứng minh.
5. Phân tích, chỉ ra mối liên hệ giữa chương trình phát thanh tin tức và giải trí.
Liên hệ với thực tiễn để chứng minh.
6. Nêu nhận xét, đánh giá về thực trạng tổ chức sản xuất chương trình phát
thanh ở các đài phát thanh địa phương hiện nay?
7. Trình bày hiểu biết về các phương thức sản xuất chương trình phát thanh,
phân tích các phương thức sản xuất chương trình truyền thống và hiện đại.
8. Phân tích, chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng phương thức sản xuất chương
trình và hoàn cảnh áp dụng. Liên hệ với thực tiễn để chứng minh.
9. Những nguyên tắc trong tổ chức biên tập chương trình phát thanh? Vai trò
của phương tiện kỹ thuật trong việc biên tập, tổ chức sản xuất chương trình phát
thanh?
10. Vai trò của công chúng trong việc tổ chức sản xuất chương trình phát thanh?
11. Trình bày các bước cơ bản trong quy trình tổ chức sản xuất chương trình
phát thanh.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Âm nhạc và Tiếng động Phát thanh

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Trưởng Khoa, Phó giáo sư - Tiến sĩ
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0983.051.751
- Địa chỉ email: autumnhang@gmail.com
dinhthithuhang@ajc.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; dẫn chương trình
phát thanh, truyền hình; các thể loại báo chí; các vấn đề của báo chí - truyền thông
hiện đại.
Giảng viên 2
- Họ và tên: Nguyễn Văn Trường
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Địa điểm làm việc: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại di động: 0978.851.808
- Địa chỉ email: sontruongbaochi@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, kỹ
thuật phát thanh, bình luận phát thanh
Giảng viên 3
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Tịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Điện thoại: 0912055523; Email: thanhtinh.ajc@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Báo chí; Truyền thông đại chúng; Công chúng
Báo chí; Các thể loại Báo chí phát thanh
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Sound and Music for Radio
- Mã môn học/học phần: PT03310
- Số tín chỉ: 02
Học phần tiên quyết: Tác phẩm báo phát thanh (PT03805)
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc
nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02 TC
+Giờ lý thuyết: 01
+Giờ thực hành: 01
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: tổ Phát thanh, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Âm nhạc và Tiếng động Phát thanh trang bị cho người học những kiến
thức lý thuyết và kĩ năng sử dụng âm nhạc và tiếng động trong các tác phẩm và
chương trình phát thanh, đồng thời chỉ ra hướng rèn luyện của phóng viên trong quá
trình tác nghiệp. Cùng với các học phần khác, học phần này góp phần hình thành năng
lực, phẩm chất của nhà báo phát thanh.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Nắm vững vai trò, đặc điểm, yêu cầu đối với tiếng động và âm nhạc
trong các tác phẩm và chương trình phát thanh.
CĐR 2: Phân biệt được các dạng tiếng động và âm nhạc trên sóng phát thanh
CĐR 3: Nắm vững các điều kiện và nguyên tắc pha âm cho tác phẩm phát thanh
CĐR 4: Hình thành thẩm mỹ âm nhạc để sử dụng âm nhạc hiệu quả trên sóng
phát thanh; đánh giá được chất lượng tiếng động và âm nhạc trong sản phẩm phát thanh.
CĐR 5: Có kĩ năng thu tiếng động hiện trường trong các môi trường khác nhau
CĐR 6: Có kĩ năng sản xuất nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền
CĐR 7: Có kĩ năng sử dụng tiếng động, âm nhạc vào tác phẩm và chương trình
phát thanh.
CĐR 8: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh
giá và tự đánh giá
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú nghe phát thanh, cũng như phân
tích, đánh giá tiếng động và âm nhạc trong các chương trình phát thanh
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần đi sâu vào phân tích vai trò, đặc điểm, yêu cầu và kĩ năng sử dụng
tiếng động và âm nhạc trong các tác phẩm và chương trình phát thanh.
6. Nội dung chi tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp thời gian sinh viên
giảng dạy (tiết)
LT TH
1 1. Tiếng động trên sóng Thuyết trình, 10 15 Nghiên cứu tài 1, 2,
phát thanh Phân tích ví dụ liệu 4, 5,
1.1. Khái niệm Hỏi đáp Trả lời các câu 7, 8,
1.2. Phân dạng Làm việc nhóm hỏi GV nêu ra và 9
1.2.1. Tiếng động tự nhiên Thực hành tại thảo luận về câu
1.2.2. Tiếng động nhân tạo hiện trường trả lời của SV
1.3. Vai trò của tiếng động Thực hành tại khác trong diễn
trong tác phẩm phát thanh lớp học đàn của học phần.
1.3.1. Tiếng động tham gia Thảo luận nhóm
cung cấp thông tin Nghe băng âm
1.3.2. Tiếng động làm tăng thanh và phân
tính khách quan, chân thực tích các tác phẩm
1.3.3. Tiếng động kích thích có sử dụng tiếng
sự liên tưởng mạnh mẽ động
1.3.4. Tiếng động làm phong Làm bài thực
phú âm thanh cho tác phẩm. hành tại hiện
1.4. Một số kĩ năng sử dụng trường và tại lớp
tiếng động học theo yêu cầu
1.4.1. Chọn tiếng động đặc của giảng viên.
trưng
1.4.2. Ghi nhiều tiếng động để
lựa chọn
1.4.3. Xác định khoảng cách,
vị trí, chiều hướng ghi tiếng
động
1.4.4. Xác định vị trí, âm
lượng của tiếng động trong
tác phẩm
2 2. Âm nhạc trên sóng phát Thuyết trình, 10 15 Nghiên cứu tài 1, 2,
thanh Phân tích ví dụ liệu 4, 6,
2.1. Các dạng âm nhạc Hỏi đáp Trả lời các câu 7, 8,
2.1.1. Nhạc nền Làm việc nhóm hỏi GV nêu ra và 9,
2.1.2. Nhạc cắt Thực hành tại thảo luận về câu
2.1.3. Nhạc xen lớp học trả lời của SV
2.1.4. Nhạc nền Thực hành tại khác trong diễn
2.1.5. Các ca khúc và bản nhà đàn của học phần.
nhạc không lời Nghe băng âm
2.2. Vai trò của các dạng âm thanh, tìm hiểu
nhạc trên sóng phát thanh các chương trình
2.2.1. Âm nhạc góp phần tạo phát thanh của
ra bản sắc cho chương trình các Đài.
phát thanh Làm bài thực
2.2.2. Âm nhạc tạo sự nghỉ hành tại tại lớp
ngơi trong tiếp học và tại nhà
2.3. Kĩ năng sử dụng âm theo yêu cầu của
nhạc giảng viên.
2.3.1. Kĩ năng làm nhạc nền
2.3.2. Kĩ năng làm nhạc cắt,
nhạc xen
2.3.3. Kĩ năng sử dụng nhạc
nền
2.3.4. Kĩ năng sử dụng các
bản nhạc không lời và ca khúc
3 3. Pha âm cho tác phẩm Thuyết trình, 5 15 Nghiên cứu tài 3, 7,
phát thanh Phân tích ví dụ liệu 8, 9
3.1. Điều kiện để pha âm Hỏi đáp Trả lời các câu
3.2. Nguyên tắc pha âm Làm việc nhóm hỏi GV nêu ra và
3.2.1. Đảm bảo tính hài hòa Thực hành tại thảo luận về câu
của âm thanh lớp học trả lời của SV
3.2.2. Đảm bảo tính sinh Thực hành tại khác trong diễn
động, phong phú phòng máy đàn của học phần.
3.2.3. Đảo bảo tính tương Thực hành tại Làm việc nhóm
thích, tương trợ của âm thanh nhà theo yêu cầu của
với nội dung giảng viên
3.3. Kỹ thuật pha âm Làm bài thực
hành tại studio và
tại lớp học theo
yêu cầu của giảng
viên.

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
- TS Đinh Thị Thu Hằng, Báo phát thanh, lý thuyết và kĩ năng cơ bản, Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2013.
7.2. Học liệu tham khảo
- TS Trương Thị Kiên, Đề tài khoa học Âm nhạc tiếng động phát thanh, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012.
- Các bài nghiên cứu, trao đổi về sử dụng tiếng động và âm nhạc được đăng tải
trên các tạp chí, báo.
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp.
Đánh giá định kỳ Bài tập, Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


* Câu hỏi ôn tập/ đề tài tiểu luận
- Vai trò của tiếng động trên sóng phát thanh?
- Các dạng tiếng động trên sóng phát thanh
- Phân tích các kĩ năng sử dụng tiếng động trong tác phẩm, chương trình phát
thanh.
- Các dạng âm nhạc trên sóng phát thanh?
- Vai trò của âm nhạc trên sóng phát thanh?
- Yêu cầu sử dụng âm nhạc?
- Phân tích các kĩ năng sử dụng âm nhạc trong tác phẩm, chương trình phát
thanh.
* Bài tập thực hành/ bài thi học phần
- Kể một câu chuyện bằng tiếng động
- Sản xuất các đoạn nhạc hiệu, nhạc cắt cho một chương trình phát thanh
- Thực hiện một tác phẩm phát thanh có sử dụng tiếng động
- Thực hiện một chương trình phát thanh sử dụng tiếng động, âm nhạc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tin và bản tin truyền hình

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Ngọc Sơn
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Các kỹ năng của nhà báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0977191963 Email: dinhngocs@gmail.com
dinhngocson@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Hoa Mai
- Chức danh, học hàm, học vị: thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Kỹ năng sản xuất chương trình truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988722978 Email: maitran1102@gmail.com
tranhoamai@ajc.edu.vn
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Đinh Thị Xuân Hòa
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ Báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và kỹ năng truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Điện thoại: 0904124942 Email: dinhxuanhoa.ajc@gmail.com

7. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần bằng tiếng Anh: Television news
- Mã môn học/học phần: PT03425
- Số tín chỉ: 03
- Học phần tiên quyết:
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị: máy ảnh, máy tính cá nhân cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho
việc làm bài tập kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 02
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ bộ môn truyền hình, Khoa PT-TH
8. Mục tiêu của học phần
Học phần này có mục tiêu chung là giúp sinh viên có các kỹ năng tác nghiệp và
sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm cơ bản như
tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình. Sinh viên nắm vững
quy trình làm tác phẩm, góc độ lựa chọn đề tài và sự phối hợp của một ê kíp sản xuất
tác phẩm truyền hình.
9. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Hiểu được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm báo chí truyền hình về mặt
hình ảnh và âm thanh.
CĐR 2: Nhận thức được vai trò và vận dụng ngôn ngữ hình ảnh trong quá trình sáng
tạo tác phẩm báo chí truyên hình.
CĐR 3: Nắm vững hệ thống thể loại tác phẩm và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
truyền hình.
CĐR 4: Biết lựa chọn vấn đề, nhân vật phỏng vấn để lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn
trên truyền hình.
CĐR 5: Tự quay phim bằng thiết bị di động và dựng được tin truyền hình.
CĐR 6: Kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn
+ Kỹ năng phối hợp làm việc trong ê kip truyền hình
+ Kỹ năng tư duy phản biện đề tài
+ Kỹ năng tư duy hình ảnh
CĐR 7: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm truyền thông.
+ Trung thực, chính trực; cảm thông.
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập.
+ Có đạo đức và tôn trọng luật pháp.
10. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về báo chí truyền hình: đặc trưng
cơ bản, hệ thống thể loại tác phẩm, ngôn ngữ hình ảnh, quy trình sáng tạo tác phẩm để
từ đó người học vận dụng các kỹ năng để làm tác phẩm.
Phần thực hành tập trung vào các kỹ năng phát hiện đề tài, viết kịch bản… làm
được tác phẩm dạng tin tức và phóng sự ngắn, bình luận và phỏng vấn trên truyền
hình.
11. Nội dung chi tiết học phần
Hình thức, Phân bổ
phương thời gian Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
pháp giảng sinh viên
dạy LT TH
1 1. Những đặc trưng cơ Giảng lý 5 10 Thảo luận chỉ ra xu 1,2,
bản của báo chí truyền thuyết, Thảo hướng phát triển của 8,9
hình luận nhóm, truyền hình
1.1. Lịch sử phát triển Phân biệt tác phẩm
truyền hình báo chí truyền hình
1.2. Đặc trưng cơ bản của với tác phẩm điện
tác phẩm báo chí truyền ảnh. Phân tích ngôn
hình ngữ hình ảnh trong
1.3 Ngôn ngữ hình ảnh trên tác phẩm truyền hình
truyền hình
Giảng lý 5 10 Phân tích vai trò của 1,3
2. Quy trình sáng tạo tác
thuyết, Thảo mỗi giai đoạn và kỹ
phẩm báo chí truyên hình
luận nhóm, năng quan trọng của
2 1. Giai đoạn tiền kỳ
làm bài tập phóng viên truyền
2. Giai đoạn sản suất
nhóm hình trong mỗi giai
3. Giai đoạn hậu kỳ
đoạn sản xuất
3. Phỏng vấn truyền hình Giảng lý 5 10 Sinh viên phân tích 4,8,9
3.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo các chủ đề, cách tìm
3.2. Các dạng phỏng vấn luận nhóm, nhân vật, kỹ năng
3
trên truyền hình làm bài tập giao tiếp, phỏng vấn,
3.3. Quy trình sản xuất nhóm lên kịch bản phỏng
vấn
4. Tin truyền hình Giảng lý 5 20 Thảo luận tài, tìm 5,8,9
3.1. Đặc trưng cơ bản thuyết, Thảo kiếm sự kiện, đi
3.2. Các dạng tin trên luận nhóm, quay phim và dựng
4
truyền hình thực hành tin, viết lời..
3.3. Quy trình sản xuất làm tin

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Văn Dững, chủ biên (2006)
Tác phẩm báo chí, tập II, Hà Nội.
2.A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội,
3.Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2015), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
7.2. Học liệu tham khảo
1. Hội Nhà báo Việt Nam, nhiều tác giả, (1992), Nghề nghiệp và công việc của
nhà báo, Hà Nội.

2. Larry King (2002), Những bí quyết trong giao tiếp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Makxim Kuznhesop (2003) Cách điều khiển cuộc phỏng vấn, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
3. G.V. Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.

4. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
10. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
- Sự phát triển của truyền hình thế giới và ảnh hưởng tới truyền hình Việt Nam?
- Đặc điểm cơ bản của báo chí truyền hình
- Tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình trong quá trình tác nghiệp
- Đặc điểm cơ bản của kịch bản truyền hình, kỹ năng viết kịch bản phóng sự.
- Mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyên hinh.
- Những đặc điểm cơ bản của tin truyền hình và cách viết lời cho tin.
- Quy trình sản xuất tin truyền hình và cách sử dụng hình ảnh trong tin.
- Đặc điểm thể loại tác phẩm phỏng vấn trên truyền hình, quy trình sáng tạo.
- Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, vai trò của người phóng viên biên
tập.
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tác nghiệp của phóng viên truyền hình
- Vai trò của nhà báo trong bình luận truyền hình
*Bài tập/câu hỏi thảo luận nhóm
- Các yếu tố hình thành tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình?
- Phân biệt hệ thống thể loại tác phẩm báo chí truyền hình?
- Vai trò giao tiếp và kỹ năng đạt câu hỏi trong phỏng vấn?
- Lựa chọn góc độ câu chuyện làm phóng sự phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- So sánh vai trò nhà báo trong quá trình thực hiện các thể loại tác phẩm.
*Bài tập lớn/tiểu luận
- Mỗi sinh viên viết 1 bài thu hoạch về quá trình học tập và thực hành, những bài học
cụ thể… (dung lượng 2000 chữ)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Phỏng vấn – tọa đàm phát thanh truyền hình

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Ngọc Sơn
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Các kỹ năng của nhà báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0977191963 Email: dinhngocs@gmail.com
dinhngocson@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và kỹ năng phát thanh, lý luận báo chí,
mạng xã hội
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình
- Điện thoại: Email: autumnhang@gmail.com

12. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần bằng tiếng Anh: Interview and roundtable for radio and television
- Mã môn học/học phần: PT03350
- Số tín chỉ: 03
- Học phần tiên quyết:
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị: máy ảnh, máy tính cá nhân cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho
việc làm bài tập kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
- Phân bổ giờ tín chỉ:
+ Giờ lý thuyết: 30 tiết
+ Giờ thực hành: 90 tiết
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ bộ môn truyền hình, Khoa PT-TH
13. Mục tiêu của học phần
Học phần này có mục tiêu chung là giúp sinh viên có các kỹ năng tác nghiệp và
sáng tạo tác phẩm báo chí phát thanh truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm
cơ bản như tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình. Sinh viên
nắm vững quy trình làm tác phẩm, góc độ lựa chọn đề tài và sự phối hợp của một ê
kíp sản xuất tác phẩm truyền hình.
14. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Hiểu được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm phỏng vấn và tọa đàm phát
thanh truyền hình về mặt hình ảnh và âm thanh.
CĐR 2: Nhận thức được vai trò và vận dụng ngôn ngữ hình ảnh trong quá trình sáng
tạo tác phẩm phỏng vấn và tọa đàm phát thanh truyền hình
CĐR 3: Nắm vững hệ thống thể loại tác phẩm và quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng
vấn và tọa đàm phát thanh truyền hình
CĐR 4: Biết lựa chọn vấn đề, nhân vật phỏng vấn để lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn
và tọa đàm phát thanh truyền hình
CĐR 5: Tự quay phim bằng thiết bị di động và dựng phỏng vấn và tọa đàm phát thanh
truyền hình
CĐR 6. Biết phát hiện vấn đề, lựa chọn góc độ viết kịch bản phỏng vấn và tọa đàm
phát thanh truyền hình
CĐR 7: Biết lựa chọn vấn đề tập hợp nguồn tài liệu, phân tích và bình luận phỏng vấn
và tọa đàm phát thanh truyền hình
CĐR 8: Kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn
+ Kỹ năng phối hợp làm việc trong ê kip truyền hình
+ Kỹ năng tư duy phản biện đề tài
+ Kỹ năng tư duy hình ảnh
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm truyền thông.
+ Trung thực, chính trực; cảm thông.
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập.
+ Có đạo đức và tôn trọng luật pháp.
15. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về phỏng vấn và tọa đàm phát
thanh truyền hình truyền hình: đặc trưng cơ bản, hệ thống thể loại tác phẩm, ngôn ngữ
hình ảnh, quy trình sáng tạo tác phẩm để từ đó người học vận dụng các kỹ năng để
làm tác phẩm.
Phần thực hành tập trung vào các kỹ năng phát hiện đề tài, viết kịch bản… làm
được tác phẩm dạng tin tức và phỏng vấn và tọa đàm phát thanh truyền hình
16. Nội dung chi tiết học phần
Hình thức, Phân bổ
phương thời gian Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
pháp giảng sinh viên
dạy LT TH
Giảng lý 5 10 Thảo luận chỉ ra xu 1,2,
1. Những đặc trưng cơ
thuyết, Thảo hướng phát triển của 8,9
bản của phỏng vấn và tọa
luận nhóm, truyền hình
đàm phát thanh truyền
Phân biệt tác phẩm
hình
1 báo chí truyền hình
1.1. Lịch sử phát triển
với tác phẩm điện
1.2. Đặc trưng cơ bản của
ảnh. Phân tích ngôn
tác phẩm
ngữ hình ảnh trong
1.3 Ngôn ngữ hình ảnh
tác phẩm truyền hình
2 2. Quy trình sáng tạo Giảng lý 5 10 Phân tích vai trò của 1,3
phỏng vấn và tọa đàm thuyết, Thảo mỗi giai đoạn và kỹ
phát thanh truyền hình luận nhóm, năng quan trọng của
1. Giai đoạn tiền kỳ làm bài tập phóng viên truyền
2. Giai đoạn sản suất nhóm hình trong mỗi giai
3. Giai đoạn hậu kỳ đoạn sản xuất
3. Phỏng vấn phát thanh - Giảng lý 5 10 Sinh viên phân tích 4,8,9
truyền hình thuyết, Thảo các chủ đề, cách tìm
3.1. Đặc trưng cơ bản luận nhóm, nhân vật, kỹ năng
3
3.2. Các dạng phỏng vấn làm bài tập giao tiếp, phỏng vấn,
3.3. Quy trình sản xuất nhóm lên kịch bản phỏng
vấn
4. Tọa đàm phát thanh - Giảng lý 5 10 Sinh viên lựa chọn 7,8,9
truyền hình thuyết, Thảo vấn đề bình luận.
4.1. Đặc trưng cơ bản luận nhóm, Tập hợp dữ liệu,
4 4.2. Các dạng bình luận thực hành phân tích và đưa ra
truyền hình làm phóng nhận định.
4.3. Kỹ năng thực hiện sự

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Văn Dững, chủ biên (2006)
Tác phẩm báo chí, tập II, Hà Nội.
2.A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội,
3.Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2015), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
7.2. Học liệu tham khảo
5. Hội Nhà báo Việt Nam, nhiều tác giả, (1992), Nghề nghiệp và công việc của
nhà báo, Hà Nội.

6. Larry King (2002), Những bí quyết trong giao tiếp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Makxim Kuznhesop (2003) Cách điều khiển cuộc phỏng vấn, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
7. G.V. Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.

8. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
11. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
- Sự phát triển của truyền hình thế giới và ảnh hưởng tới truyền hình Việt Nam?
- Đặc điểm cơ bản của báo chí truyền hình
- Tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình trong quá trình tác nghiệp
- Đặc điểm cơ bản của kịch bản truyền hình, kỹ năng viết kịch bản phóng sự.
- Mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyên hinh.
- Những đặc điểm cơ bản của tin truyền hình và cách viết lời cho tin.
- Quy trình sản xuất tin truyền hình và cách sử dụng hình ảnh trong tin.
- Đặc điểm thể loại tác phẩm phỏng vấn trên truyền hình, quy trình sáng tạo.
- Các dạng câu hỏi và vai trò của nó trong phỏng vấn truyền hình
- Đặc điểm tầng thông tin thứ 2 trong phỏng vấn truyền hình, cách khai thác hiệu quả
tầng thông tin này
- Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, vai trò của người phóng viên biên
tập.
- Kỹ năng phối hợp trong tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, vai trò của mỗi
thành viên trong ê kíp
- Đặc điểm thể loại tác phẩm phóng sự truyền hình, cách tiếp cận và lựa chọn góc độ
làm phỏng vấn, tọa đàm. Vai trò của tiếng động khi dựng tọa đàm
- Mối quan hệ giữa lời bình và hình ảnh trong phóng sự truyền hình
- Kỹ năng khai thác tài liệu trong quá trình tác nghiệp của phóng viên truyền hình
- Vai trò của nhà báo trong bình luận truyền hình
*Bài tập/câu hỏi thảo luận nhóm
- Các yếu tố hình thành tư duy hình ảnh của phóng viên truyền hình?
- Phân biệt hệ thống thể loại tác phẩm báo chí truyền hình?
- Vai trò giao tiếp và kỹ năng đạt câu hỏi trong phỏng vấn?
- Lựa chọn góc độ câu chuyện làm phóng sự phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- So sánh vai trò nhà báo trong quá trình thực hiện các thể loại tác phẩm.
*Bài tập lớn/tiểu luận
- Mỗi nhóm 3 sinh viên thực hiện 1 tác phẩm phóng sự 2’:30” về một vấn đề thời sự.
(Tác phẩm của các nhóm để trong USB nộp khi kết thúc môn học)
- Mỗi sinh viên viết 1 bài thu hoạch về quá trình học tập và thực hành, những bài học
cụ thể… (dung lượng 2000 chữ)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Trần Thị Hoa Mai
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Truyền thông đại chúng
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988722978 Email: maitran1102@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trà
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0987738890 Email: thutra.8890@gmail.com
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Phạm Quỳnh Trang
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988179075 Email: quynhtrang0502@gmail.com
2. .Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Productions of Television programs
- Mã môn học/học phần: PT03434
- Số tín chỉ: 3.0
- Học phần tiên quyết: Tác phẩm báo truyền hình (PT03806)
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc nộp
bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 02
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Truyền hình, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Môn học này nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất một
chương trình truyền hình: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, qui trình, công
nghệ sản xuất một chương trình truyền hình. Sau khi học môn này sinh viên tham gia
tổ chức thực hiện sản xuất một chương trình truyền hình hoàn chỉnh.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Hiểu một cách cơ bản về chương trình truyền hình, bao gồm khái niệm, đặc
điểm, vai trò, chức năng xã hội của các chương trình truyền hình. Sinh viên nhận diện
được xu hướng và công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình hiện đại.
CĐR 2: Phân loại được các chương trình truyền hình theo các tiêu chí phân loại phổ
biến (như phân loại theo tính chất, phong cách, đối tượng khán giả…)
CĐR 3: Xác định được các tiêu chí đánh giá chương trình truyền hình
CĐR 4: Nắm vững qui trình sản xuất các chương trình truyền hình hiện đại, các
nguyên tắc xây dựng chương trình và sản xuất chương trình truyền hình
CĐR 5: Xây dựng cấu trúc chương trình truyền hình và viết kịch bản một chương
trình cụ thể
CĐR 6. Thực hành ở các vị trí nghiệp vụ sản xuất một chương trình truyền hình
+ Họp ban biên tập và thống nhất kịch bản chương trình
+ Lập kế hoạch sản xuất và phân công các vị trí nghiệp vụ
+ Thực hiện sản xuất theo kế hoạch
+ Duyệt các khâu cùng với ban biên tập
+ Hoàn thiện chương trình, phát hành và thu nhận, phân tích các ý kiến phản hồi
CĐR 7: Kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ
+ Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, bảo vệ ý kiến
+ Kỹ năng tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
CĐR8: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ.
+ Trung thực, chính trực, tự tin, đam mê sáng tạo
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập.
+ Xử lý các đề tài báo chí một cách nhân văn
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này trang bị các kiến thức lý luận cơ bản về sản xuất chương trình truyền
hình. Tiếp theo đó sinh viên được hướng dẫn thực hiện qui trình tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình, thực hành các kỹ năng gắn với từng bước trong qui trình.
Sinh viên sẽ tự sáng tạo và hoàn thiện một chương trình truyền hình hoàn chỉnh.
6. Nội dung chi tiết học phần
Hình thức, Phân bổ
phương thời gian Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
pháp giảng sinh viên
dạy LT TH
1. Chương trình truyền Giảng lý 5 5 Tìm hiểu về chương 1, 2,
hình: khái niệm, đặc thuyết, Thảo trình, nêu được một 3,7, 8
điểm, chức năng xã hội luận nhóm, số ví dụ phân tích.
1 1.1. Khái niệm, đặc điểm, Xem video
chức năng xã hội minh họa
1.2. Một số dạng chương
trình cơ bản
2 2. Tổ chức sản xuất Giảng lý 5 5 Phân tích được 4, 7,
chương trình truyền hình thuyết, Thảo những yêu cầu đối 8
2.1. Khái niệm và đặc luận nhóm, với nhóm sản xuất
điểm của nhóm sản xuất học viên và các nguyên tắc
2.2. Các chức danh chính thuyết trình sản xuất
của nhóm sản xuất
2.3. Các nguyên tắc tổ
chức sản xuất
3. Sáng tạo format và xây Giảng lý 5 10 Hiểu và thực hành 5, 7,
dựng kịch bản một thuyết, Thảo sáng tạo format, sáng 8
chương trình truyền hình luận nhóm, tạo chương trình
3.1. Khái niệm và các Nghiên cứu
thành phần của format trường hợp
3.2. Vai trò của format
3
3.3. Các bước sáng tạo
format
3.4. Hoàn thiện và bảo vệ
format
3.5. Viết kịch bản chương
trình
4. Qui trình tổ chức sản Giảng lý 5 10 Hiểu và thực hành 6, 7,
xuất một chương trình thuyết, Thảo được các bước trong 8
truyền hình luận nhóm, qui trình tổ chức sản
4.1. Thiết lập nhóm, thống tham khảo xuất một chương
nhất format và kịch bản các mẫu kế trình truyền hình
4.2. Lập kế hoạch sản hoạch
4
xuất
4.3. Lập kế hoạch truyền
thông
4.4. Thực hiện và phát
hành sản phẩm, thu nhận
và xử lý ý kiến phản hồi
5. Các xu hướng và công Giảng lý 5 5 Nắm rõ và phân tích 1,3,
nghệ sản xuất chương thuyết, Thảo được công nghệ và 7, 8
trình truyền hình hiện đại luận nhóm, xu hướng sản xuất
5.1. Các xu hướng phổ Nghiên cứu chương trình truyền
5
biến trường hợp hình hiện đại
5.2. Kinh nghiệm tổ chức
sản xuất trong và ngoài
nước

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
+ Dương Xuân Sơn (2009) Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
+ Trần Bảo Khánh (2003) Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa -
Thông tin
7.2. Học liệu tham khảo
+ G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.Ia. Iuropxki (2004), Báo chí truyền hình, NXB
Thông tấn
+ X.A Muratop (2004) Giao tiếp trên truyền hình, Trước ống kính và sau ống kính
camera, NXB Thông tấn
+ Maria Lukina (2004) Công nghệ phỏng vấn, NXB Thông tấn

8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá


Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
9.Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
9.1. Câu hỏi ôn tập
- Khái niệm, vai trò và chức năng xã hội của chương trình truyền hình?
- Nêu và phân tích một số dạng chương trình truyền hình phổ biến? Vì sao phải
phân loại các chương trình truyền hình?
- Nêu và phân tích các chức danh trong nhóm sản xuất chương trình truyền hình
- Phân tích và chứng minh vai trò, hiệu quả của làm việc nhóm trong tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình
- Phân tích các nguyên tắc tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình
- Khái niệm và vai trò của format? Phân tích các thành phần của một format và
các bước sáng tạo format một chương trình truyền hình
- Nêu và phân tích qui trình sáng tạo một chương trình truyền hình
- Phân tích các tiêu chí đánh giá một chương trình truyền hình
- Trình bày kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng báo chí truyền hình để
tham gia tốt với các nhóm sản xuất chương trình truyền hình
9.2. Bài tập/câu hỏi thảo luận nhóm
- Các dạng chương trình truyền hình phổ biến trên truyền hình Việt Nam hiện
nay?
- Phân tích vai trò, nhiệm vụ, các phẩm chất và kỹ năng cần có của các chức
danh trong nhóm sản xuất chương trình truyền hình?
- Xây dựng một format và một kịch bản chương trình truyền hình
- Thuyết trình kế hoạch sản xuất, truyền thông, thu nhận thông tin phản hồi của
một chương trình truyền hình
9.3. Bài tập lớn/tiểu luận
* Một số đề tài tiểu luận:
1. Truyền hình và tác động xã hội trong đời sống hiện đại
2. Phân tích chức năng nhiệm vụ và các kỹ năng cần có của các vị trí trong
nhóm sản xuất chương trình truyền hình
3. Kỹ năng sáng tạo format chương trình truyền hình
4. Phân tích qui trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
* Bài thi học phần (tác phẩm)
Với tác phẩm để thi hết học phần, sinh viên sẽ phải làm theo nhóm
- Phần thứ nhất (thực hiện dưới dạng video): Nhóm tổ chức sản xuất một chương
trình truyền hình, thời lượng tối thiểu 15 phút, nộp tác phẩm kèm theo các văn
bản trong quá trình sản xuất (kịch bản, kế hoạch sản xuất, nhật ký sản xuất...)
- Phần thứ hai (thực hiện dưới dạng văn bản): Sau khi hoàn thành bài tập nhóm mỗi cá
nhân làm một bản thu hoạch cá nhân trình bày những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
đã thu được sau môn học

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


Lý thuyết và kỹ năng Báo Mạng điện tử

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Trường Giang
- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng khoa PTTH, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về Báo chí – Truyền thông, Luật pháp và đạo
đức trong thực tiễn báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Báo in, Báo mạng điện tử…
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904997876 Email: truonggiangbmdt@yahoo.com.vn
nguyenthitruonggiang@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Thị Phương Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử, Báo chí di động
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0963385555 Email: lanphuongminh@gmail.com
tranthiphuonglan@ajc.edu.vn
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Đinh Hồng Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo mạng điện tử, Báo chí đa phương tiện, Truyền
thông đa phương tiện, Báo chí di động
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1, Học
viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0968478640 Email: anhdh.ajc@gmail.com
dinhhonganh@ajc.edu.vn
2. Thông tin chung về học phần
 Tên học phần bằng tiếng Anh: Online journalism theory and practice
 Mã môn học/học phần: PT03362
 Số tín chỉ: 02
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: Bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc nộp
bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 02
- Giờ lý thuyết: 01
- Giờ thực hành: 01
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Báo mạng điện tử, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo mạng điện tử trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết
cơ bản về báo mạng điện tử, bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, ưu
điểm, hạn chế, quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử, cách viết cho báo mạng
điện tử. Đồng thời, học phần cũng cung cấp cho người học kiến thức về vai trò, đặc
điểm, quy trình sáng tạo các thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận trên báo mạng
điện tử. Học phần cũng giúp người học hình thành kỹ năng thực hiện các tác phẩm trên
báo mạng điện tử.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của Báo mạng điện tử.
CĐR 2. Xác định được những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; thế mạnh và hạn
chế của báo mạng điện tử.
CĐR 3. Nắm được quy trình sản xuất tác phẩm trên báo mạng điện tử
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho báo mạng điện tử,
CĐR 5. Phân biệt các thể loại trên báo mạng điện tử bao gồm tin, phỏng vấn, phóng sự,
bình luận trên các bình diện: sự ra đời và phát triển, vai trò, đặc điểm, yêu cầu, các mô
hình, dạng thức.
CĐR 6. Nắm vững quy trình sáng tạo tác phẩm tin, phóng sự, phỏng vấn bình luận trên
báo mạng điện tử.
CĐR 7. Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo mạng điện tử
ở các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận.
- Sáng tạo nội dung phù hợp với thể loại
- Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa
phương tiện trong tác phẩm.
- Hoàn thiện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng nghe, kỹ
năng thể hiện tác phẩm (bố cục, ngôn ngữ…), kỹ năng biên tập….
CĐR 8: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh giá và
tự đánh giá
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú đọc báo mạng điện tử, cũng như phân
tích, đánh giá các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
6. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về báo mạng điện tử và một số
thể loại tác phẩm trên báo mạng điện tử. Cụ thể là: Lịch sử ra đời và phát triển của
mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc trưng cơ bản của báo mạng
điện tử; ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất sản phẩm báo
mạng điện tử; phương pháp viết cho báo mạng điện tử; khái niệm, vai trò, đặc điểm các
thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận trên báo mạng điện tử; kỹ năng viết tin,
phóng sự, phỏng vấn, bình luận trên báo mạng điện tử.
7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung Hình thức, Phân bổ thời Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp gian (tiết) sinh viên
giảng dạy LT TH
1 1. Tổng quan về Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1,2,
loại hình báo mạng Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3,4,8, 9
điện tử dụ GV nêu ra và thảo
Nêu vấn đề luận về câu trả lời
1.1. Khái niệm Hỏi đáp của SV khác trong
1.2. Lịch sử ra đời Thảo luận diễn đàn của học
báo mạng điện tử nhóm phần.
1.3. Những đặc trưng Tự nghiên Đọc, tìm hiểu các
cơ bản của báo mạng cứu trang báo mạng
điện tử điện tử
1.4. Ưu điểm và hạn
chế của báo mạng
điện tử
1.5. Quy trình sản xuất
sản phẩm báo mạng
điện tử
1.6. Viết cho báo mạng
điện tử
2 3. Thể loại tin Thuyết trình 5 15 Nghiên cứu tài liệu 5,
Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
2.1. Khái niệm Phân tích ví GV nêu ra và thảo
2.2. Đặc điểm của tin dụ luận về câu trả lời
trên báo mạng điện Thảo luận của SV khác trong
tử Làm việc diễn đàn của học
2.3. Phân loại tin nhóm phần.
trên báo mạng điện Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
tử thực tế loại tin trên báo
2.4. Quy trình sáng Thực hành tại mạng điện tử
tạo tác phẩm tin trên lớp học Làm bài thực hành
báo mạng điện tử thực tế và tại lớp
2.5. Kỹ năng viết tin học theo yêu cầu
báo mạng điện tử của giảng viên.

3 3. Thể loại phỏng Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu 5,


vấn Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
Phân tích ví GV nêu ra và thảo
3.1 Khái niệm dụ luận về câu trả lời
3.2 Vai trò, đặc điểm Thảo luận của SV khác trong
của thể loại phỏng Làm việc diễn đàn của học
vấn trên BMĐT nhóm phần.
3.3 Một số trường Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
hợp sử dụng thể loại thực tế loại phỏng vấn trên
phỏng vấn trên Thực hành tại báo mạng điện tử
BMĐT lớp học Làm bài thực hành
3.4 Các dạng bài thực tế và tại lớp
phỏng vấn trên học theo yêu cầu
BMĐT của giảng viên.
3.5 Quy trình sáng
tạo thể loại phỏng
vấn trên BMĐT
3.6. Kỹ năng thực
hiện bài phỏng vấn
trên BMĐT

4 4. Thể loại phóng Thuyết trình 5 25 Nghiên cứu tài liệu 5,


sự Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
4.1. Khái niệm Phân tích ví GV nêu ra và thảo
4.2. Đặc điểm của dụ luận về câu trả lời
phóng sự trên báo Thảo luận của SV khác trong
mạng điện tử Làm việc diễn đàn của học
4.3. Phân loại phóng nhóm phần.
sự trên báo mạng Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
điện tử thực tế loại phóng sự trên
4.4. Quy trình sáng Thực hành tại báo mạng điện tử
tạo tác phẩm phóng lớp học Làm bài thực hành
sự trên báo mạng thực tế và tại lớp
điện tử học theo yêu cầu
4.5. Yêu cầu về năng của giảng viên.
lực, phẩm chất của
người viết phóng sự
5 6. Thể loại bình Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu 5,
luận Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
4.1. Khái niệm Phân tích ví GV nêu ra và thảo
4.2. Vai trò, đặc dụ luận về câu trả lời
điểm của bình luận Thảo luận của SV khác trong
trên báo mạng điện Làm việc diễn đàn của học
tử nhóm phần.
4.3. Phân loại bình Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
luận trên báo mạng thực tế loại bình luận trên
điện tử Thực hành tại báo mạng điện tử
4.4. Quy trình sáng lớp học Làm bài thực hành
tạo tác phẩm bình thực tế và tại lớp
luận trên báo mạng học theo yêu cầu
điện tử của giảng viên.
4.5. Yêu cầu về
phẩm chất, kỹ năng
của người viết bình
luận

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2014.
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- Nguyễn Thị Trường Giang và Nguyễn Trí Nhiệm (đồng chủ biên), Báo mạng điện tử - Đặc
trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2014.
- Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị hành
chính, Hà Nội 2011.
- Tạ Ngọc Tấn - Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí tập I, NXB Giáo dục, 1995.
- TS.Lê Thị Nhã, Giáo trình phỏng vấn báo chí (2015), NXB Thông tấn, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB. Lý luận chính trị, Hà
Nội.
- Nguyễn Thị Trường Giang (2015), Giáo trình Phóng sự và điều tra trên báo mạng
điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
- PGS.TS Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm chính luận báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.- Peter Eng và Jeff Hudson, Tường thuật và viết tin – Sổ tay những điều cơ bản,
Nhà xuất bản Thông tấn, người dịch: Vũ Hồng Liên, H:2007
- Tim Harrower, Inside Reporting: A Practical Guide to the Craft of Journalism,
Published July 7th 2006 by McGraw-Hill Humanities/Social Sciences/Languages, bản
tiếng Anh. Trang web: http://www.timharrower.com/ir.html
- Thùy Long, Hương Thư, Hành trang nghề báo – Kỹ năng thu thập thông tin và viết
bài (EVJ Guidebook), NXB Thông tấn, Hà Nội 2012
- Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Maria Lukina, Công nghệ phỏng vấn, NXB Thông tấn, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội
Hội nhà báo Việt Nam, Phỏng vấn trong báo viết, năm 2002.
- Hội Nhà báo Việt Nam, Nghề nghiệp và công việc nhà báo, năm 1992
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB. Lý luận chính trị,
Hà Nội.
- Khoa Phát thanh – Truyền hình, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), Phóng sự
báo chí, NXB. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Dũng sưu tầm (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB. Thông tấn, Hà
Nội.
- Nguyễn Quang Hòa (2015), Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm,
NXB. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
- Trịnh Thị Bích Liên (2009), Phóng sự Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB. Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
- Huỳnh Dũng Nhân (2009), Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết, NXB. Thông
tấn, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 3, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội.
- Hồ Quang Lợi (2015), Thế sự và mắt nhìn, NXB Hà Nội, Hà Nội.
10. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

11. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
- Nêu những mốc thời gian quan trọng nhất trong lịch sử ra đời, phát triển của báo
mạng điện tử trên thế giới và Việt Nam.
- Nêu các yếu tố đa phương tiện của báo mạng điện tử.
- Nêu tính tức thời và phi định kỳ của báo mạng điện tử. Tại sao nói: Tính phi
định kỳ của báo mạng điện tử không mâu thuẫn với tính định kỳ của báo chí? Các loại
hình báo chí truyền thống có thể phi định kỳ không? Vì sao?
- Trình bày ba góc độ của tính tương tác. Các loại hình báo chí truyền thống gặp
những trở ngại gì trong quá trình tương tác với công chúng và báo mạng điện tử đã phá
vỡ những trở ngại đó như thế nào?
- Khả năng lưu trữ của báo mạng điện tử khác gì với báo in? Khả năng lưu trữ và
tìm kiếm thông tin trên báo mạng điện tử đem lại ích lợi gì cho công chúng?
- Nêu những ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử.
- Nêu những công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử.
Công đoạn nào có ý nghĩa quan trọng, quyết định nhất đến chất lượng của sản phẩm báo
mạng điện tử? Vì sao?
- Nêu những nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử. Viết cho báo mạng điện tử
khác gì so với viết cho các loại hình báo chí truyền thống? Vì sao?
- Nêu khái niệm và đặc điểm của tin trên báo mạng điện tử?
- Phân biệt các dạng tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật, tin tổng hợp và thời
điểm xuất hiện của chúng?
- Chỉ ra sự khác nhau giữa tin và bài?
- Chỉ ra các yếu tố tác động đến tin và cách khắc phục?
- Các bước cần tiến hành để sáng tạo một tin?
- Trình bày các yêu cầu đối với việc chọn đề tài viết tin?
- Chỉ ra các nguồn thông tin có thể khai thác để viết tin? Những chú ý khi khai
thác thông tin từ báo cáo?
- Những tiêu chí để đánh giá một tin hay?
- Thông tin nền là gì? Vì sao khi viết tin cho báo mạng điện tử cần chú ý khai
thác thông tin nền và trích dẫn?
- Trình bày các đặc điểm của thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử?
- Khi nào thì tiến hành phỏng vấn trên báo mạng điện tử?
- Nêu các dạng bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử và đặc điểm của từng dạng?
- Trình bày quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn thông thường. Mỗi bước cần
chú ý gì?
- Trình bày quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn trực tuyến. Mỗi bước cần chú
ý gì?
- Để thực hiện tốt một cuộc phỏng vấn phóng viên cần rèn luyện những kỹ năng
gì? Vì sao?
- Hãy nêu các loại câu hỏi phỏng vấn và đặc điểm của từng loại? Cho ví dụ?
- Đặc điểm của phóng sự trên báo mạng điện tử hiện nay
- Vai trò của chi tiết trong tác phẩm phóng sự trên BMĐT.
- Vai trò của cái tôi tác giả trong tác phẩm phóng sự trên BMĐT.
- Cái tôi trần thuật trong tác phẩm phóng sự trên BMĐT.
- Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên BMĐT.
- Những khó khăn, thách thức nghề nghiệp của nhà báo viết phóng sự cho báo
mạng điện tử.
- Các kỹ năng của một nhà báo viết phóng sự.
- Tìm hiểu phong cách của một nhà báo viết phóng sự nổi tiếng.
- Vai trò của thể loại bình luận trên báo mạng điện tử.
- Ngôn ngữ của thể loại bình luận trên báo mạng điện tử.
- Những khó khăn, thách thức nghề nghiệp của nhà báo viết bình luận cho báo
mạng điện tử.
- Các kỹ năng của người viết bình luận cho báo mạng điện tử.
Bài thi học phần (tác phẩm)
- Sáng tạo một tác phẩm tin đa phương tiện hoàn chỉnh
- Phân tích tác phẩm tin đã được đăng tải (góc tiếp cận, ngôn ngữ tin, các yếu tố đa
phương tiện...); đánh giá thành công hạn chế; cách thức thực hiện để tác phẩm có chất
lượng hơn.
- Sáng tạo một tác phẩm phỏng vấn hoàn chỉnh
- Phân tích tác phẩm phỏng vấn trên một trang báo tự chọn theo các tiêu chí: đầu đề,
sapo, câu hỏi và đánh giá chung chất lượng toàn bài (chỉ ra được hạn chế của bài phỏng
vấn là do đâu- do góc độ khai thác thông tin chưa cụ thể, rõ ràng; do câu hỏi chưa tập
trung vào chủ đề hay do cách đặt câu hỏi chưa hay…)
- Sáng tạo một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh
- Phân tích tác phẩm phóng sự đã được đăng tải (chi tiết đắt giá, cái tôi cá nhân, ngôn
ngữ báo chí...); đánh giá thành công hạn chế; cách thức thực hiện để tác phẩm có chất
lượng hơn.
- Sáng tạo một tác phẩm bình luận hoàn chỉnh
- Phân tích tác phẩm bình luận đã được đăng tải. Đánh giá thành công hạn chế; cách
thức thực hiện để tác phẩm có chất lượng hơn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lý thuyết và kỹ năng Báo ảnh

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Vũ Thế Cường
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo ảnh, Truyền thông đa phương tiện, Báo in, Báo
mạng điện tử…
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0437546963 Email: vuthecuong@ajc.edu.vn

Giảng viên 2:
- Họ và tên: Vũ Tuấn Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo ảnh, Báo mạng điện tử, Báo chí di động
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: Email: vutuananh@ajc.edu.vn

2. Thông tin chung về học phần


 Tên học phần bằng tiếng Anh: Photo journalism theory and practice
 Mã môn học/học phần: PT03353
 Số tín chỉ: 02
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: Bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc nộp
bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 02
- Giờ lý thuyết: 01
- Giờ thực hành: 01
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Báo mạng điện tử, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo mạng điện tử trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết
cơ bản về báo ảnh, bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, ưu điểm, hạn
chế, quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử, cách viết cho báo mạng điện tử.
Đồng thời, học phần cũng cung cấp cho người học kiến thức về vai trò, đặc điểm, quy
trình sáng tạo. Học phần cũng giúp người học hình thành kỹ năng thực hiện các tác
phẩm báo ảnh trên báo mạng điện tử.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của báo ảnh
CĐR 2. Xác định được những đặc trưng cơ bản của báo ảnh
CĐR 3. Nắm được quy trình sản xuất tác phẩm trên báo ảnh
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho báo báo ảnh
CĐR 5. Phân biệt các thể loại báo ảnh
CĐR 6. Nắm vững quy trình sáng tạo tác
CĐR 7. Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo ảnh
- Sáng tạo nội dung phù hợp với thể loại
- Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa
phương tiện trong tác phẩm.
- Hoàn thiện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng nghe, kỹ
năng thể hiện tác phẩm (bố cục, ngôn ngữ…), kỹ năng biên tập….
CĐR 8: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh giá và
tự đánh giá
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú đọc báo mạng điện tử, cũng như phân
tích, đánh giá các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
8. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về báo ảnh Cụ thể là: Lịch sử ra
đời và phát triển của báo ảnh trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc trưng cơ
bản; ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất sản phẩm; phương
pháp thực hiện
9. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung Hình thức, Phân bổ thời Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp gian (tiết) sinh viên
giảng dạy LT TH
1 Chương 1. Cơ sở lý Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1,2,
luận ảnh báo chí Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3,4,8, 9
1.1. Khái niệm ảnh dụ GV nêu ra và thảo
báo chí Nêu vấn đề luận về câu trả lời
1.2. Đặc điểm ảnh Hỏi đáp của SV khác trong
báo chí Thảo luận diễn đàn của học
1.2.1. Phản ánh con nhóm phần.
người, sự kiện trong Tự nghiên Đọc, tìm hiểu các
trạng thái vận động cứu trang báo mạng
1.2.2. Abc bao gồm điện tử
yếu tố thông tin và
yếu tố nghị luận
1.2.3. Abc chí là sự
kết hợp giữa hình
ảnh và chú thích
1.2.4. Abc là thông
tin hình ảnh chính
xác, không có chỉnh
sửa
1.2.5. Abc tạo giá trị
thẩm mỹ
1.3 Tính chất ảnh
báo chí
1.3.1 Tính chân thật
1.3.2 Tính thời sự
1.3.3 Tính mục đích
1.3.4 Tính đại chúng
1.3.5 Tính thẩm mỹ
2 Chương 2. Kỹ năng Thuyết trình 5 15 Nghiên cứu tài liệu 5,
sáng tạo ảnh báo chí Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
2.1. Kỹ thuật chụp Phân tích ví GV nêu ra và thảo
ảnh báo chí dụ luận về câu trả lời
2.1.1 Cấu tạo máy Thảo luận của SV khác trong
ảnh Làm việc diễn đàn của học
2.1.2 Phương pháp nhóm phần.
sử dụng máy ảnh Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
thực tế loại tin trên báo
Thực hành tại mạng điện tử
lớp học Làm bài thực hành
thực tế và tại lớp
học theo yêu cầu
của giảng viên.
3 Chương 3. Cơ sở tạo Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu 5,
hình ảnh báo chí Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
3.1 Đặc trưng tạo Phân tích ví GV nêu ra và thảo
hình nhiếp ảnh dụ luận về câu trả lời
3.1.1. Tạo hình trong Thảo luận của SV khác trong
khoảnh khắc Làm việc diễn đàn của học
31.2. Quá trình tạo nhóm phần.
hình xác thực, trực Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
tiếp thực tế loại phỏng vấn trên
3.1.3. Tạo hình Thực hành tại báo mạng điện tử
không gian 3 chiều lớp học Làm bài thực hành
trên mặt phẳng 2 thực tế và tại lớp
chiều học theo yêu cầu
3.1.4. Hình ảnh của giảng viên.
mang đặc trưng của
ngôn ngữ đại chúng
3.1.5. Tạo giá trị
thẩm mỹ
3.2 Phương pháp tạo
hình ảnh báo chí
3.2.1 Chọn đề tài
3.2.2 Cách tiếp cận
đối tượng
3.3.3 Giây phút bấm
máy
4 Kiểm tra, nhận xét Thuyết trình 5 25 Nghiên cứu tài liệu 5,
BT, tổng kết Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
Phân tích ví GV nêu ra và thảo
dụ luận về câu trả lời
Thảo luận của SV khác trong
Làm việc diễn đàn của học
nhóm phần.
Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
thực tế loại phóng sự trên
Thực hành tại báo mạng điện tử
lớp học Làm bài thực hành
thực tế và tại lớp
học theo yêu cầu
của giảng viên.

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2014.
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- Sách, giáo trình chính:
+ Nguyễn Tiến Mão, Cơ sở lý luận Ảnh báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn.
+ Nguyễn Tiến Mão và Đỗ Phan Ái, Ảnh báo chí, 2002, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia.
- Sách tham khảo:
+ Brian Horton, Ảnh báo chí, 2003, Nhà xuất bản Thông tấn.
+ A.A Chertưchơnưi, Các thể loại báo chí, 2004, Nxb Thông tấn Hà nội.
+ Tài liệu Thông tấn xã Việt Nam, Nhiếp ảnh và báo chí hiện đại, Hà nội 1987
+ Tài liệu tham khảo nghiệp vụ ảnh, Cấu trúc các thể loại ảnh báo chí và Phương
pháp tạo hình, 1987, Thông tấn xã Việt nam.
+ Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt nam, Nhiếp ảnh và hiện thực – Nghiên cứu và tiểu
luận, 1987, Nhà xuất bản Văn hóa.
+ Petr Tausk, Nhiếp ảnh báo chí, Tài liệu tham khảo nghiệp vụ Thông tấn xã Việt
Nam, Hà nội 1985
+ Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, 2012, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao
động.
+ Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Cơ sở lý luận báo chí (tái bản), 1999, NXB Văn hóa
Thông tin Hà nội.
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

8.Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


Câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
(1) Làm bài tập lớn (hoặc tiểu luận) về một chủ đề tự chọn hoặc chỉ định, bao gồm 2
phần: lý thuyết (30% số điểm) và khảo sát thực trạng, nhận xét, đánh giá (30% số
điểm); tác phẩm (40% số điểm)
(2) Làm chuyên đề theo nhóm: Làm một chuyên đề báo chí (chủ đề tự chọn hoặc chỉ
định), chất lượng chuyên đề (60% số điểm), tổ chức thực hiện (40% số điểm).
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Lý thuyết và kỹ năng Báo in

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Trần Thị Phương Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử…
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0437546963 Email: tranphuonglan@ajc.edu.vn

Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, PGS.TS
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận báo chí truyền thông, báo phát thanh
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh – Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính
A1, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: Email: dinhthithuhang@ajc.edu.vn

2. Thông tin chung về học phần


 Tên học phần bằng tiếng Anh: Printed journalism theory and practice
 Mã môn học/học phần: PT03357
 Số tín chỉ: 02
 Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành.
 Loại học phần: Bắt buộc
 Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh viên
tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc nộp
bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
 Phân bổ giờ tín chỉ: 02
- Giờ lý thuyết: 01
- Giờ thực hành: 01
 Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ Báo mạng điện tử, Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo mạng điện tử trang bị cho người học những kiến thức lý thuyết
cơ bản về báo in, bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, ưu điểm, hạn
chế, quy trình sản xuất sản phẩm báo in, cách viết cho báo in. Đồng thời, học phần cũng
cung cấp cho người học kiến thức về vai trò, đặc điểm, quy trình sáng tạo. Học phần
cũng giúp người học hình thành kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo ảnh trên báo in.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1. Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của báo in
CĐR 2. Xác định được những đặc trưng cơ bản của báo in
CĐR 3. Nắm được quy trình sản xuất tác phẩm trên báo in
CĐR 4. Nắm vững các nguyên tắc viết cho báo in
CĐR 5. Phân biệt các thể loại báo in
CĐR 6. Nắm vững quy trình sáng tạo tác
CĐR 7. Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo in
- Sáng tạo nội dung phù hợp với thể loại
- Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa
phương tiện trong tác phẩm.
- Hoàn thiện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng nghe, kỹ
năng thể hiện tác phẩm (bố cục, ngôn ngữ…), kỹ năng biên tập….
CĐR 8: Kỹ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực đánh giá và
tự đánh giá
CĐR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú đọc báo mạng điện tử, cũng như phân
tích, đánh giá các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Có ý thức tự thực hành, rèn luyện ở nhà (bên cạnh các bài tập, thảo luận trên lớp), tự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các tác phẩm/sản phẩm báo mạng điện tử;
+ Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
10. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về báo ảnh Cụ thể là: Lịch sử ra
đời và phát triển của báo ảnh trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc trưng cơ
bản; ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất sản phẩm; phương
pháp thực hiện
11. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung Hình thức, Phân bổ thời Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp gian (tiết) sinh viên
giảng dạy LT TH
1 Chương 1: Sơ lược Thuyết trình, 10 10 Nghiên cứu tài liệu 1,2,
sự hình thành và Phân tích ví Trả lời các câu hỏi 3,4,8, 9
phát triển báo in hiện dụ GV nêu ra và thảo
đại Nêu vấn đề luận về câu trả lời
1.1. Điều kiện Hỏi đáp của SV khác trong
hình thành báo in Thảo luận diễn đàn của học
1.1.1. Tiếng nói – nhóm phần.
công cụ giao tiếp Tự nghiên Đọc, tìm hiểu các
hiện đại đầu tiên của cứu trang báo mạng
con người điện tử
1.1.2. Hình vẽ - công
cụ giao tiếp hiện đại
sau tiếng nói
1.1.3. Chữ viết –
công cụ giao tiếp có
nhiều tác dụng
1.1.4. Nghề làm giấy
và nghề in ra đời
1.2. Các thời kỳ phát
triển của báo in hiện
đại
1.2.1. Thời kỳ báo
chí tiền thân
1.2.2. Thời kỳ ra đời
báo in hiện đại
1.2.3. Thời kỳ hoàng
kim của báo in
1.2.4. Thời kỳ báo in
phát triển trong sự
cạnh tranh mạnh mẽ
của các loại hình
phương tiện truyền
thông đại chúng hiện
đại
2 Chương 2: Đặc Thuyết trình 5 15 Nghiên cứu tài liệu 5,
điểm, diện mạo và Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
xu hướng phát triển Phân tích ví GV nêu ra và thảo
của báo in hiện đại dụ luận về câu trả lời
2.1. Đặc điểm Thảo luận của SV khác trong
2.1.1. Sử dụng ngôn Làm việc diễn đàn của học
ngữ viết và hình ảnh nhóm phần.
tĩnh Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
2.1.2. Sản xuất bằng thực tế loại tin trên báo
kỹ thuật in ấn Thực hành tại mạng điện tử
2.1.3. Phát hành định lớp học Làm bài thực hành
kỳ thực tế và tại lớp
2.2. Báo in trong hệ học theo yêu cầu
thống các loại hình của giảng viên.
báo chí hiện đại
2.2.1. Ưu điểm của
báo in so với các loại
hình báo chí khác
2.2.2. Hạn chế của
báo in so với các loại
hình báo chí khác
2.3. Diện mạo và xu
hướng phát triển của
báo in hiện đại
2.3.1. Diện mạo của
báo in hiện đại
2.3.2. Xu hướng phát
triển của báo in
3 Chương 3: Cơ cấu Thuyết trình 5 20 Nghiên cứu tài liệu 5,
tòa soạn và quy trình Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
xuất bản báo in Phân tích ví GV nêu ra và thảo
3.1. Tổ chức hoạt dụ luận về câu trả lời
động tòa soạn báo in Thảo luận của SV khác trong
theo mô hình truyền Làm việc diễn đàn của học
thống nhóm phần.
3.1.1. Ưu điểm Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
3.1.2. Hạn chế thực tế loại phỏng vấn trên
3.2. Tổ chức hoạt Thực hành tại báo mạng điện tử
động tòa soạn báo in lớp học Làm bài thực hành
theo mô hình hiện thực tế và tại lớp
đại học theo yêu cầu
3.2.1. Ưu điểm của giảng viên.
3.2.2. Hạn chế
3.3. Quy trình xuất
bản báo in
3.3.1. Lập kế hoạch
xuất bản
3.3.2. Sáng tạo tác
phẩm
3.3.3. Tổ chức sản
xuất sản phẩm
3.3.4. In ấn và phát
hành sản phẩm
3.3.5. Tiếp nhận và
xử lý thông tin phản
hồi
4 Chương 4: Phân loại Thuyết trình 5 25 Nghiên cứu tài liệu 5,
báo in Hỏi - đáp Trả lời các câu hỏi 6,7,8,9
4.1. Những tiêu chí Phân tích ví GV nêu ra và thảo
cơ bản phân loại báo dụ luận về câu trả lời
in Thảo luận của SV khác trong
4.1.1. Dựa vào chức Làm việc diễn đàn của học
năng, nhiệm vụ của nhóm phần.
cơ quan xuất bản Thực hành Đọc, tìm hiểu thể
4.1.2. Dựa vào đối thực tế loại phóng sự trên
tượng độc giả Thực hành tại báo mạng điện tử
4.1.3. Dựa vào thời lớp học Làm bài thực hành
gian xuất bản thực tế và tại lớp
4.1.4. Dựa vào nội học theo yêu cầu
dung thông tin của giảng viên.
4.1.5. Dựa vào định
dạng hình thức ấn
phẩm
4.1.6. Dựa vào phạm
vi phát hành
4.1.7. Dựa vào đội
ngũ sáng tạo tác
phẩm
4.1.8. Dựa vào việc
sử dụng các thể loại
tác phẩm
4.2. Báo, tạp chí – sự
giống và khác nhau
4.2.1. Sự giống nhau
4.2.2. Sự khác nhau
4.3. Các loại báo in
thông dụng
4.3.1. Các loại báo
4.3.2. Tuần báo
4.3.3. Báo thưa kỳ
4.3.4. Các ấn phẩm
báo chí
4.3.5. Các loại tạp
chí

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2014.
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
+ Hà Huy Phượng (2011), Cải tiến mô hình tổ chức tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam
hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm năm 2011, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
+ Nguyễn Văn Dững (2011), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động.
+ Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1995), Tác phẩm báo chí, tập I, NXB Giáo dục HN.
+ Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, HN.
+ Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa thông tin, HN.
+ Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
+ Nguyễn Quang Hòa (2004), Phóng viên và tòa soạn, NXB Lao Động.
+ Hồ Anh Chương (1958), Sáng lập và tổ chức một tờ báo hàng ngày, NXB Nguyễn
Dũ, Sài Gòn.
+ The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ.
+ Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam, HN.
+ Đỗ Phan Ái (2010), Ảnh báo chí, NXB Chính trị quốc gia, HN.
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9.Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


- Tìm hiểu một ấn phẩm báo in, phân tích nội dung, hình thức, đưa ra ý kiến cải tiến
nâng cao chất lượng.
- Nêu một vấn đề nổi bật đặt ra đối với báo in hiện nay.
- Xu hướng phát triển (nội dung/ hình thức) của báo in (Việt Nam, thế giới) hiện nay.
- Có quan điểm cho rằng: Để tồn tại trước sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo
chí khác, báo in đã phải thay đổi mình. Hãy cho biết ý kiến của các anh (chị) về quan
điểm trên.
- Trình bày quy trình xuất bản báo in. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình
xuất bản có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của báo in?
- Thực trạng (Diện mạo) của báo in Việt Nam hiện nay
- Thực trạng (Diện mạo) của báo in ở các nước đang phát triển hiện nay
- Thực trạng (diện mạo) của báo in ở các nước phát triển hiện nay
- Báo in ở Việt Nam đang làm gì để tồn tại và phát triển
- Báo in thế giới đang làm gì để tồn tại và cạnh tranh với các loại hình báo chí khác.
Hệ thống câu hỏi ôn tập
- Phân tích những điều kiện hình thành và phát triển báo in
- Phân tích những xu thế của báo in hiện đại
- Nêu và phân tích quy trình xuất bản báo in
- Phân tích đặc điểm của báo in, so sánh với những loại hình báo chí khác
- Phân tích những tiêu chí phân loại báo in
- Phân tích đặc điểm của nhật báo (tuần báo, các loại tạp chí) so với các loại khác.
- Phân tích vai trò và hạn chế của quảng cáo trên báo in
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Dẫn chương trình truyền hình

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Thị Xuân Hòa
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ Báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC & TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và kỹ năng báo truyền hình, Lý thuyết và
kỹ năng báo đa phương tiện, Phương tiện truyền thông hiện đại
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy,
Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904124942 Email: dinhxuanhoa.ajc@gmail.com
dinhthixuanhoa@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên:Nguyễn Nga Huyền
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy,
Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988000085 Email: ngahuyenforever@gmail.com
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Nguyễn Thu Trà
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy,
Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0987738890 Email: thutra.8890@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Television programs’ presenter
- Mã môn học/học phần: PT03328
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết: Tác phẩm báo truyền hình (PT3806)
- Loại học phần: Bắt buộc: 
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
+ Sinh viên được học ở phòng học chức năng có máy chiếu, màn hình, loa, micro
trợ giảng, bảng, phấn và được thực hành ở studio.
+ Sinh viên tự trang bị máy tính cá nhân khi làm bài tập nhóm hay cá nhân ở nhà,
cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc học.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 02
+ Giờ lý thuyết: 01
+ Giờ thực hành: 01
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Tổ bộ môn Truyền hình, Khoa Phát thanh -
Truyền hình
3. Mục tiêu của học phần
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt
động dẫn chương trình truyền hình, cụ thể khái niệm, vị trí, vai trò, đặc trưng của hoạt
động dẫn chương trình truyền hình và của người dẫn chương trình truyền hình; giúp
người học nắm được kỹ năng cơ bản để dẫn chương trình truyền hình nói chung và kỹ
năng dẫn một số dạng chương trình truyền hình cụ thể như cách biên tập nội dung lời
dẫn, cách biểu đạt ngôn ngữ cơ thể, cách xử lý sự cố khi dẫn chương trình truyền hình;
có khả năng phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học hoạt động dẫn
chương trình truyền hình của đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình hiện nay.
4.Chuẩn đầu ra:
-CĐR1: Hiểu, phân tích được những vấn đề chung của hoạt động dẫn chương trình
truyền hình và công việc của người dẫn chương trình truyền hình: khái niệm, đặc
điểm, vị trí vai trò người dẫn chương trình truyền hình;
- CĐR2: Phân tích được yêu cầu, tố chất của một người dẫn chương trình truyền
hình.
-CĐR3: Nắm vững được những kỹ năng cơ bản để dẫn chương trình truyền hình:
kỹ năng chuẩn bị kịch bản, kỹ năng xuất hiện trước ống kính, kỹ năng giao tiếp thể
hiện cảm xúc, kỹ năng chuẩn bị về ngoại hình…
-CĐR4: Nắm được đặc điểm một số dạng chương trình truyền hình cơ bản:
chương trình tin tức thời sự; chương trình dạng hội thoại; chương trình giải trí… và và
vận dụng được kỹ năng dẫn trong từng chương trình cụ thể đó (kỹ năng viết lời dẫn,
cách biểu đạt ngôn ngữ cơ thể, cách phát âm, trình bày… )
-CĐR5: Hiểu được các dạng sự cố, cách khắc phục sự cố trong quá trình dẫn
chương trình truyền hình và vận dụng được những điều đó trong những bài tập cụ thể.
-CĐR6:Kỹ năng mềm:
Sinh viên được rèn luyện tổng hợp các kỹ năng:
+ Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình
+ Kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ
+ Kỹ năng tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
-CĐR7: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Kiên trì, chăm chỉ, sẵn sang đối mặt với khó khăn.
+ Trung thực, biết cảm thông, chia sẻ.
+ Chủ động, độc lập, tác phong làm việc chuyên nghiệp,.
+ Có khả năng cộng tác vì mục tiêu chung; rèn về những phẩm chất cần có của
một phóng viên truyền hình.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này có vai trò quan trọng trong việc trang bị các kiến thức lý thuyết
và kỹ năng cơ bản về dẫn chương trình truyền hình. Để học được học phần này, sinh
viên cần được trang bị kiến thức nền từ nhiều môn học nhưng đặc biệt là môn: Lý
thuyết và kỹ năng truyền hình (PT03371). Cụ thể hơn, môn học Dẫn chương trình
truyền hình trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản như:khái niệm; vị
trí, vai trò, đặc trưng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình và của người dẫn
chương trình truyền hình; các kỹ năng, nguyên tắc nói chung khi dẫn chương trình
truyền hình và kỹ năng dẫn một số dạng chương trình truyền hình cụ thể; hiểu các
dạng sự cố và kỹ năng xử lý các sự cố khi dẫn chương trình…
6. Nội dung chi tiết và chuẩn đầu ra học phần
TT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp thời gian sinh viên
giảng dạy LT TH
1 Chương 1:Những vấn -Giảng lý thuyết, 2 - SV đọc trước tài 1,2,6,
đề chung về dẫn -Thảo luận liệu bắt buộc. 7
chương trình truyền nhóm, -Trả lời các câu hỏi
hình -Nghiên cứu GV nêu ra
1.1. Khái niệm trường hợp - Thảo luận về câu
1.2. Đặc điểm trả lời của các SV
1.3. Vị trí vai trò của -Viết các phản hồi
hoạt động dẫn chương về bài học theo
trình truyền hình và hướng dẫn của giáo
của người dẫn chương viên.
trình truyền hình
Chương 2:Một số kỹ -Giảng lý thuyết, 8 30 - SV đọc trước tài 3,4,6,
năng cơ bản về dẫn -Thảo luận liệu bắt buộc. 7
chương trình truyền nhóm, -Trả lời các câu hỏi
hình -Nghiên cứu GV nêu ra
2.1. Kỹ năng chung trường hợp - Thảo luận về câu
2.1. 1. Kỹ năng chuẩn bị -Hướng dẫn sinh trả lời của các SV
dàn ý, kịch bản viên thực hiện -Viết các phản hồi
2.1.2. Kỹ năng trình bày bài tập về bài học theo
2.1.3. Kỹ năng xuất hiện hướng dẫn của giáo
trước ống kính (thể hiện viên.
cảm xúc, thái độ…)
2.1.4. Kỹ năng chuẩn bị
ngoại hình
2.1.5. Một số kỹ năng
bổ trợ khác
2.2. Một số kỹ năng cụ
thể khi dẫn từng dạng
chương trình
2.2.1.Dẫn chương trình
tin tức thời sự
2.2.2. Dẫn chương trình
dạng hội thoại (phỏng
vấn, tọa đàm, bình
luận…)
2.2.3. Dẫn chương trình
giải trí
Chương 3: Một số -Giảng lý thuyết, 5 30 - SV đọc trước tài 5,6,7
dạng sự cố và cách xử -Thảo luận nhóm liệu bắt buộc.
lý khi dẫn chương - Nghiên cứu -Chuẩn bị kịch bản
trình truyền hình trường hợp một chương trình và
3.1. Sự cố chủ quan -Hướng dẫn sinh đến lớp thảo luận
3.2.Sự cố khách quan viên làm bài tập cùng giảng viên
thực hành -Trả lời các câu hỏi
GV nêu ra
-Viết các phản hồi
về bài học theo
hướng dẫn của giáo
viên.
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc (HLBB)
- Đinh Thị Thu Hằng (2015): Dẫn chương trình phát thanh truyền hình, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội
-Trần Bảo Khánh (2003): Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa –
Thông tin.
- X.A.Muratop (2004): Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống
kính camera, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.
7.2. Học liệu tham khảo (HLTK)
- Nhật An (2006): Phát thanh Truyền hình, Nhà xuất bản Trẻ
- G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.La.Iurôpxki (2004): Báo truyền hình,Tập 1
và tập 2, NXB Thông Tấn, HN.
- Carmine Gallo (2006): 10 bí quyết thành công của những diễn giả MC tài
năng nhất thế giới, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội (tài liệu dịch)
- Larry King (2003): Học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và
bất cứ khi nào, (How to talk to Anyone, Anytime, Anywhere), Nhà xuất bản Trẻ, Hà
Nội (tài liệu dịch).
- Larry King (2009): Bí quyết giao tiếp, NXB Phụ nữ.
- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2000): Báo chí những điểm nhìn từ thực
tiễn,tập 1, NXB Văn hoá – Thông tin.
- Raymond de saint Laurent (1998), Nghệ thuật nói trước công chúng, Nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội (tài liệu dịch)
- Gilles Delavaud (2011), Permanence de la télévision, Éditions Apogée
- Lozenzo Viches (1996), La télévision dans la vie quotidienne, Éditions
Apogée
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận trên lớp… 0,1
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận/bài tập


9.1. Câu hỏi ôn tập:
- Nêu các khái niêm, quan niệm về người dẫn chương trình
- Phân tích thực trạng hoạt động dẫn chương trình của người dẫn chương trình
trên truyền hình hiện nay. (Anh (chị) chọn người dẫn chương trình của một nhóm
chương trình mà mình quan tâm để phân tích (ví dụ: nhóm tin tức, nhóm chương
trình giải trí...).
- Phân tích một số lỗi trong quá trình dẫn của các người dẫn chương trình truyền
hình hiện nay.
- Phân tích những yếu tố làm nên thành công của người dẫn chương trình truyền
hình.
- Phân tích các kỹ năng cần có đối với một người dẫn chương trình truyền hình
(Kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng trình bày; kỹ năng xuất hiện trước ống kính; kỹ năng
chuẩn bị ngoại hình...)
- -Phân tích vai trò, kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình tin tức thời sự
- -Phân tích vai trò, kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình giao lưu gặp gỡ
truyền hình
- -Phân tích vai trò, kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình trò chơi truyền
hình
- Phân tích các dạng sự cố và cách xử lý các sự cố đó trong dẫn chương trình
truyền hình
11.1. Bài thi học phần:
Môn học này sẽ thực hiện dưới dạng bài tập để lấy điểm học phần. Bài tập thực
hiện cá nhân hoặc theo nhóm (tùy sự đăng ký của sinh viên, nhưng nếu thực hiện theo
nhóm không quá 5 sinh viên).
- Yêu cầu: sinh viên thực hiện 2 yêu cầu sau:
+ Thứ nhất: Mỗi sinh viên hoặc nhóm sinh viên thực hiện một chương trình
truyền hình trong đó có phần dẫn của mình (cả chương trình được in ra đĩa DVD để
nộp).
+Thứ hai: Sau khi hoàn thành bài tập cá nhân hoặc nhóm nhóm mỗi thành viên
thực hiện một bản thu hoạch cá nhân trình bày những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
đã thu được sau môn học và sau bài tập hết môn (văn bản có thể được đánh máy hoặc
viết tay).
Sản phẩm được in ra đĩa DVD và in văn bản bài thu hoạch nộp về khoa theo
lớp đúng lịch thi.
Ngoài ra bài video, yêu cầu các nhóm đưa lên mạng youtube và gửi đường link
về giáo viên bộ môn.

KẾ HOẠCH
Thực tập tốt nghiệp dành cho các lớp Đại học báo chí
chuyên ngành Báo mạng điện tử niên khóa 20… - 20….

Thực hiện chương trình đào tạo cử nhân báo chí hệ chính quy tập trung nhằm
nâng cao kiến thức, hoàn thiện kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, Khoa Phát thanh-
Truyền hình lập Kế hoạch thực tập nghiệp vụ (năm thứ tư) dành cho sinh viên các lớp
đại học báo chí chuyên ngành Truyền hình, hệ chính quy tập trung, khóa …., niên
khóa 20…. – 20….
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
1. Nghiên cứu thực tế, tìm hiểu những vấn đề cơ bản, quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
2. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và những định hướng
về nhiệm vụ công tác tư tưởng, sinh viên tham gia sáng tạo tác phẩm theo yêu cầu của
cơ quan báo chí.
3. Tìm hiểu và tham gia vào toàn bộ quy trình hoạt động của cơ quan báo chí nơi thực
tập.
4. Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo tác phẩm báo chí
1.2. Yêu cầu
- Sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực mà cơ
quan báo chí nơi sinh viên đến thực tập quan tâm;
- Sinh viên tìm hiểu cơ quan báo chí và quy trình hoạt động của cơ quan báo chí nơi
đến thực tập;
- Sinh viên nắm bắt được quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí và kế hoạch tổ chức sản
xuất sản phẩm báo chí;
- Sinh viên học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các anh chị, phóng viên, nhà báo tại cơ
quan thực tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của nhà báo; tiếp tục bổ sung kiến thức và
kỹ năng phục vụ, đáp ứng mục đích đào tạo.
2. Thời gian thực tập
Đợt thực tập năm thứ tư diễn ra trong 3 tháng
3. Số lượng sinh viên
Bao gồm tổng số sinh viên các lớp chuyên ngành Báo mạng điện tử của khóa học.
4. Địa điểm thực tập
- Sinh viên được thực tập tại tất cả các cơ quan báo chí và các loại hình báo chí trong
cả nước.
5. Chỉ tiêu thực tập
+ Đối với sinh viên thực tập tại các cơ quan báo chí phải thực hiện:
- 3 bài, 4 tin; hoặc 5 bài được đăng tải (nếu đồng tác giả chỉ được tính ½ định mức)
- Dịch 3 tin, hoặc 2 bài được sử dụng
- 4 ảnh được sử dụng
+ Đối với sinh viên thực tập tại trang web Songtre.tv phải thực hiện:
- 5 bài, 7 tin; hoặc 6 bài được đăng tải (nếu đồng tác giả chỉ được tính ½ định mức)
- Dịch 4 tin, hoặc 2 bài được sử dụng
- 4 ảnh được sử dụng
- 1 tác phẩm audio
- 1 tác phẩm video
- 1 phóng sự ảnh
- Mỗi sinh viên phải nộp một bản thu hoạch gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Những bài học rút ra trong quá trình học tập và sáng tạo tác phẩm báo chí của bản
thân trong thời gian thực tập;
+ Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình trong thời gian thực tập;
+ Bản thu hoạch có độ dài tối thiểu là 15 trang đánh máy khổ A4, kiểu chữ Times
Romans, cỡ chữ 14pt; lề trái 3.0cm, lề phải 2.0cm, lề trên và dưới 2.5cm. Những sinh
viên thực tập cùng một đơn vị báo chí không được viết thu hoạch giống nhau. Các bản
thu hoạch sao chép giống nhau, Hội đồng chấm thực tập sẽ chấm điểm 0 (không),
đồng thời không công nhận kết quả thực tập và yêu cầu đi thực tập lại.
- Có một sổ thực tập, ghi đầy đủ các đề mục, có nhận xét, ký tên, đóng dấu của cơ
quan nơi sinh viên đến thực tập.
- Những sinh viên không đáp ứng được những yêu cầu trên đây, tùy theo mức độ sẽ hạ
kết quả hoặc không đạt yêu cầu thực tập tốt nghiệp.
6. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Phân tích, đánh giá được tình hình chính trị-xã hội trên địa bàn;
CĐR 2. Sinh viên nắm bắt được thực tiễn tại cơ quan báo chí nơi thực tế trên các lĩnh
vực khác nhau:
- Tình hình kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực mà cơ quan báo chí nơi sinh viên đến
thực tập quan tâm;
- Tôn chỉ, mục đích, mô hình hoạt đông của cơ quan báo chí và quy trình hoạt động
của cơ quan báo chí nơi đến thực tế;
CĐR 3: Phân tích, đánh giá được tình hình thực tế của cơ sở nơi đến thực tập.
CĐR 4.
- Học hỏi được kinh nghiệm thực tế từ các các anh chị, phóng viên, nhà báo tại cơ
quan thực tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của nhà báo; tiếp tục bổ sung kiến thức và
kỹ năng phục vụ, đáp ứng mục đích đào tạo.
- Có khả năng nhận xét, đánh giá được tình hình chính trị - xã hội nơi đến thực tập.
CĐR 3. Sáng tạo được các tác phẩm báo chí và tham gia tổ chức sản xuất sản phẩm
báo chí theo chỉ tiêu thực tập được giao.
+ Hiểu, nắm bắt được quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
+ Hiểu, nắm bắt được quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, trong đó chú trọng
vào quy trình sản xuất sản phẩm báo in.
+ Thực hành sáng tạo tác phẩm báo chí và tham gia vào thực hành tổ chức sản xuất
sản phẩm báo chí, trong đó chú trọng vào quy trình sản xuất sản phẩm báo in.
CĐR 4. Có khả năng nhận xét, đánh giá được chất lượng của tác phẩm và san rphẩm
báo chí, nhất là các tác phẩm và sản phẩm báo in.
CĐR 5. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Kỹ năng tư duy hệ thống
- Kỹ năng thuyết trình
CĐR 6. Thái độ, phẩm chất đạo đức
- Nghiêm túc trong học tập và lao động thực hành nghề
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
- Trung thực, chính trực; cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
- Truyền bá tri thức môn học
7. Phương thức tổ chức thực hiện
Sinh viên tự liên hệ thực tập. Khi không tự liên hệ được, khoa sẽ có kế hoạch liên hệ
và sinh viên chịu sự phân công của Khoa. Giáo viên được phân công chịu trách nhiệm
hướng dẫn, theo dõi giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình thực tập;
- Toàn bộ hoạt động thực tế của sinh viên chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan báo
chí nơi sinh viên thực tế. Sinh viên cần chủ động, sáng tạo và thực hiện nghiêm túc kế
hoạch thực tế của Khoa PTTH và quy định của cơ quan báo chí nơi sinh viên đến thực
tế.
- Ban Chủ nhiệm Khoa PTTH sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế tại các cơ quan báo
chí nơi có đoàn sinh viên đến thực tế để nhận ý kiến đóng góp, phản hồi từ cơ quan
báo chí với tư cách là đơn vị phối hợp đào tạo với Nhà trường.
8. Thời hạn nộp kết quả thực tập
- Sau khi kết thúc đợt thực tập 5 ngày, sinh viên phải nộp kết quả thực tập . Các sản
phẩm trên phải có xác nhận của lãnh đạo cơ quan báo chí nơi thực tập. Tác phẩm phải
ghi vào đĩa VCD, DVD.
+ Sổ thực tập ghi chép đầy đủ các nội dung theo đầu mục in trong sổ, có nhận xét và
xác nhận của cơ quan báo chí nơi thực tập (ký và đóng dấu).
Toàn bộ các tài liệu trên cho vào túi hồ sơ cỡ 18 x 24, phía ngoài ghi rõ: Họ tên, Lớp,
Cơ quan thực tập, Danh mục tài liệu.
- Sinh viên nộp kết quả thực tập chậm sẽ bị trừ điểm. Sinh viên không nộp kết quả
thực tập sẽ bị điểm 0 (không) và phải đi thực tập lại./.
9. Điều kiện, tác phẩm đánh giá kết quả
Điểm thực tập được xem xét trên cơ sở chỉ tiêu, chất lượng của tác phẩm; mức độ
hoàn thành chỉ tiêu thực tập; kết quả rèn luyện nhân cách, đạo đức kết hợp với nhận
xét của cơ quan thực tập (về tinh thần, thái độ, khả năng hoạt động nghiệp vụ của sinh
viên trong thời gian thực tập); và bản thu hoạch cá nhân.

Trưởng khoa

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


Các chuyên đề truyền hình 01 (Báo chí về thể thao và giải trí)

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Đinh Thị Xuân Hòa
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sỹ Báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC & TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và kỹ năng báo truyền hình, Lý thuyết
và kỹ năng báo đa phương tiện, Phương tiện truyền thông hiện đại
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân
Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904124942 Email: dinhxuanhoa.ajc@gmail.com
dinhthixuanhoa@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Trường
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo phát thanh
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân
Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0978851808 Email: sontruongbaochi@gmail.com
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Ngô Bích Ngọc
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ báo chí
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí truyền thông
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT, 36 Xuân
Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0903298736 Email: ngobichngoc85@gmail.com
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Television program topic 01 (Journalism on
Sport and Entertainment)
- Mã môn học/học phần: PT03322
- Số tín chỉ: 04
- Học phần tiên quyết: Ngôn ngữ báo chí (PT03801)
- Loại học phần: Bắt buộc: 
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
+ Sinh viên được học ở phòng học chức năng có máy chiếu, màn hình, loa,
micro trợ giảng, bảng, phấn và được thực hành ở studio.
+ Sinh viên tự trang bị máy tính cá nhân khi làm bài tập nhóm hay cá nhân ở
nhà, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc học.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03 TC
+ Giờ lý thuyết: 1.0 TC
+ Giờ thực hành: 2.0 TC
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Khoa Phát thanh - Truyền hình
3. Mục tiêu của học phần
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản thực hiện tác phẩm
báo chí về 2 lĩnh vực khá quan trọng trong xã hội hiện nay đó là thể thao và giải trí.
Cụ thể, môn học giúp sinh viên có được: khái niệm công cụ về thể thao và giải trí;
Hiểu được vị trí, vai trò, kỹ năng và nguyên tắc cơ bản để sáng tạo tác phẩm báo chí
về 2 lĩnh vực này; Tự thực hiện được những tác phẩm báo chí về lĩnh vực thể thao và
lĩnh vực giải trí.
4. Chuẩn đầu ra:
- CĐR1: Hiểu, phân tích được những vấn đề về chung thể thao và báo chí phản ánh về
thể thao như: khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của thể thao và báo chí phản ánh về
lĩnh vực thể thao; thực trạng thể thao, báo chí Việt Nam và thế giới viết về lĩnh vực
thể thao hiện nay.
- CĐR2: Nắm được quy trình, kỹ năng cơ bản để sáng tạo tác phẩm báo chí về thể
thao, cụ thể như (kỹ năng chọn đề tài; cách thức xây dựng kịch bản; xác định quy
trình, lập kế hoạch tổ chức thức thực hiện; chọn lựa ngôn ngữ thể hiện và hoàn
thiện…một tác phẩm báo chí về thể thao sao cho phù hợp thị hiếu công chúng).
- CĐR3: Sáng tạo được tác phẩm báo chí về lĩnh vực thể thao ở một số loại hình báo
chí cơ bản như báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử trên cơ sở vận
dụng nguyên tắc, kỹ năng đã học.
- CĐR4: Phân tích, đánh giá được sản phẩm báo chí về lĩnh vực thể thao ở các bình
diện khác nhau như: sự phù hợp với đối tượng khán giả; các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn
của tác phẩm đó (đề tài, kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ thể hiện…).
- CĐR5: Hiểu, phân tích được những vấn chung đề về giải trí và báo chí phản ánh về
vấn đề giải trí, như: khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của giải trí và báo chí phản ánh
về lĩnh vực giải trí; thực trạng báo chí Việt Nam và thế giới phản ánh về lĩnh vực này
hiện nay.
- CĐR6: Nắm được kỹ năng cơ bản để sáng tạo tác phẩm báo chí về lĩnh vực giải trí
(kỹ năng chọn đề tài; cách thức xây dựng kịch bản; xác định quy trình, lập kế hoạch tổ
chức thức thực hiện; chọn lựa ngôn ngữ thể hiện và hoàn thiện…một tác phẩm báo chí
về lĩnh vực giải trí sao cho phù hợp thị hiếu công chúng).
- CĐR7: Sáng tạo được tác phẩm báo chí về lĩnh vực giải trí ở một số loại hình báo
chí cơ bản như báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử trên cơ sở vận
dụng nguyên tắc, kỹ năng đã học.
- CĐR8: Phân tích, đánh giá được sản phẩm báo chí về lĩnh vực giải trí ở các bình
diện khác nhau như: sự phù hợp với đối tượng khán giả; các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn
của tác phẩm đó (đề tài, kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ thể hiện…).
- CĐR9: Kỹ năng mềm:
Sinh viên được rèn luyện tổng hợp các kỹ năng:
+ Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình
+ Kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ
+ Kỹ năng tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
-CĐR10: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Kiên trì, chăm chỉ, sẵn sang đối mặt với khó khăn.
+ Trung thực, biết cảm thông, chia sẻ.
+ Chủ động, độc lập, tác phong làm việc chuyên nghiệp,.
+ Có khả năng cộng tác vì mục tiêu chung; rèn về những phẩm chất cần có của
một phóng viên truyền hình.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và kỹ năng cơ bản thực
hiện tác phẩm báo chí về 2 lĩnh vực: thể thao và giải trí. Để học được học phần này,
sinh viên cần được trang bị kiến thức nền từ nhiều môn học nhưng đặc biệt là môn:
Ngôn ngữ báo chí (PT03801). Cụ thể hơn, môn học Báo chí về thể thao và giải trí
trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản như: khái niệm, đặc điểm
lĩnh vực thể thao và giải trí; hiểu được vị trí, vai trò, kỹ năng, nguyên tắc cơ bản để
sáng tạo tác phẩm báo chí về 2 lĩnh vực này.
6. Nội dung chi tiết và chuẩn đầu ra học phần

TT Nội dung Hình thức, Phân bổ Yêu cầu đối với CĐR
phương pháp thời gian sinh viên
giảng dạy LT TH
1 Chương 1. Những vấn -Giảng lý thuyết, 2 5 - SV đọc trước tài 1,9,
đề chung về thể thao và -Thảo luận nhóm liệu bắt buộc. 10
báo chí viết về thể thao -Nghiên cứu -Trả lời các câu hỏi
1.1. Khái niệm, đặc trường hợp GV nêu ra
điểm - Thảo luận về câu
1.2. Vị trí, vai trò của trả lời của các SV
thể thao và báo chí viết -Viết các phản hồi
về thể thao về bài học theo
1.3. Thực trạng vấn đề hướng dẫn của giáo
thể thao và báo chí viên.
thông tin về vấn đề thể
thao
2. Chương 2. Kỹ năng -Giảng lý thuyết, 6 25 -Đọc trước tài liệu 2,3,4,
thực hiện tác phẩm báo -Thảo luận nhóm, bắt buộc 9,10
chí về lĩnh vực thể thao -Hướng dẫn sinh -Trả lời các câu hỏi
2.1. Kỹ năng chung viên làm bài tập GV nêu ra
2.2. Kỹ năng cụ thể cho thực hành - Thảo luận về câu
một số loại hình trả lời của các SV
-Thực hiện tác
phẩm báo chí về
lĩnh vực thể thao
theo chỉ dẫn của
giáo viên bộ môn.
3 Chương 3. Những vấn -Giảng lý thuyết, 2 5 - Đọc trước tài liệu 5,9,
đề chung về giải trí và -Thảo luận nhóm, - Trả lời câu hỏi của 10
báo chí viết về lĩnh vực -Hướng dẫn sinh GV và các bạn
giải trí viên làm bài tập - SV chia nhóm làm
1.1. Khái niệm, đặc thực hành bài tập thực hành
điểm
1.2. Vị trí, vai trò của
giải trí và báo chí viết
về lĩnh vực giải trí
1.3. Thực trạng vấn đề
giải trí và báo chí thông
tin về vấn đề giải trí
4. Chương 4. Kỹ năng -Giảng lý thuyết, 5 25 -Đọc trước tài liệu 6,7,8,
thực hiện tác phẩm báo -Thảo luận nhóm, bắt buộc 9,10
chí về lĩnh vực giải trí -Hướng dẫn sinh -Trả lời các câu hỏi
2.1. Kỹ năng chung viên làm bài tập GV nêu ra
2.2. Kỹ năng cụ thể cho thực hành - Thảo luận về câu
một số loại hình trả lời của các SV
-Thực hiện tác
phẩm báo chí thuộc
lĩnh vực giải trí theo
chỉ dẫn của giáo
viên bộ môn.

7. Học liệu
- Hoàng Đình Cúc (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nhà xuất bản Lý luận
Chính trị
- Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội
- David Thomson (2006), Lịch sử điện ảnh thế giới, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội
- Bùi Phương Dung (2003), Sổ tay thuật ngữ thể thao (Sport Terminologi) Việt – Anh
– Trung, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Tác phẩm báo chí (Tập 2), Nhà xuất bản Lý luận
Chính trị, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, Nhà xuất bản
Văn hoá Thông tin
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Trịnh Vũ Kim Hải, Đinh Thuận (2006), Thủ thuật làm tin, Nhà xuất bản Thông tấn
- Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Giáo trình báo chí điều tra, Nhà xuất bản Lý luận Chính
trị
- Đinh Thị Thu Hằng (2014), Thể loại tin báo chí, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền
thông, Hà Nội.
- Đinh Thị Xuân Hòa: Giáo trình nội bộ: Tin và Bản tin truyền hình
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Những vấn đề quản lý kinh tế ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nhà xuất bản Văn hoá
Thông tin
- Laurent Tirard (2007), Hai mươi bài học điện ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn
- Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Lê Hồng Quan dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà
văn
- Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn (2014), Thông tấn Báo chí – Bí quyết và kĩ
năng, Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông
- Bùi Xuân Mỹ (2000), Từ điển thể thao, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội
- Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản
Chính trị - Hành Chính, Hà Nội
- Peter Eng và Jeff Hodson (2007), Tường thuật và viết tin – Sổ tay những điều cơ
bản, Vũ Hồng Liên dịch, Nhà xuất bản Thông tấn
- Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí (Tập 3), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Hồng Quang (2004), Một ngày Thời sự truyền hình, Nhà xuất bản Hội Nhà báo
Việt Nam
- Trần Quang (2006), Kĩ thuật viết tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) – Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí (tập 1), Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Phạm Thị Thanh Tịnh (2013), Công chúng báo chí, Nhà xuất bản Chính trị - Hành
chính
- Nguyễn Tứ (2005), Các môn thể thao trên thế giới, Nhà xuất bản Trẻ
- Trương Quốc Uyên (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao, Nhà xuất bản
Thể dục Thể thao
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá

Loại hình Hình thức Trọng số điểm


Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận trên lớp… 0,1
Đánh giá định kỳ Bài tập 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6

9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận


* Câu hỏi ôn tập
- Phân tích vị trí, vai trò của báo chí phản ánh về lĩnh vực thể thao
- Phân tích kỹ năng lựa chọn đề tài cho báo chí viết về thể thao
- Phân tích kỹ năng thông tin về thể thao trên một số loại hình báo chí cụ thể (báo in,
phát thanh, truyền hình, báo điện tử...)
- Tiêu chí đánh giá chất lượng một tác phẩm báo chí phản ánh về lĩnh vực thể thao
- Phân tích vị trí, vai trò của báo chí phản ánh về lĩnh vực giải trí
- Phân tích kỹ năng lựa chọn đề tài cho báo chí viết về lĩnh vực giải trí
- Tiêu chí đánh giá chất lượng một tác phẩm báo chí phản ánh về lĩnh vực giải trí.
* Bài học phần
Kết thúc môn học, sinh viên sẽ phải thực hiện bài tập học phần dưới dạng làm tác
phẩm. Sinh viên làm bài tập độc lập hoặc theo nhóm (nếu theo nhóm mỗi nhóm trung
bình 3 – 5 sinh viên).
- Phần thứ nhất: Cá nhân hay nhóm tổ chức thực hiện một tác phẩm (hay một chuyên
mục báo in hay báo mạng/một chương trình phát thanh hay truyền hình) về một trong
hai lĩnh vực thể thao hoặc giải trí.
- Phần thứ hai: Sau khi hoàn thành bài tập nhóm mỗi cá nhân thực hiện một bản thu
hoạch cá nhân trình bày những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã thu được sau môn
học.
Sản phẩm được in ra đĩa DVD và in văn bản bài thu hoạch nộp về khoa.
Ngoài ra bài video, yêu cầu các nhóm đưa lên mạng youtube và gửi đường link về
giáo viên bộ môn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Các chuyên đề phát thanh 03 - Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên 1:
- Họ và tên: Trần Thị Hoa Mai
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: báo chí truyền hình
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0988722978 Email: maitran1102@gmail.com
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đinh Thu Hằng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: lý luận báo phát thanh hiện đại; các thể loại báo chí;
các vấn đề của báo chí - truyền thông hiện đại.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH - Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0983051751 Email: autumnhang@gmail.com
dinhthithuhang@ajc.edu.vn
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Vũ Thế Cường
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Báo chí học
- Đơn vị công tác: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT
- Các hướng nghiên cứu chính: báo chí đa phương tiện
- Địa chỉ liên hệ: Khoa PTTH – Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Hà Nội
- Điện thoại: 0978095260 Email: vuthecuong@ajc.edu.vn
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Radio program topic 03 (Journalism on
Environment and Climate change)
- Mã môn học/học phần: PT03321
- Số tín chỉ: 3.0
0- Học phần tiên quyết: Tác phẩm báo phát thanh (PT03805), Tác phẩm báo
truyền hình (PT03806), Tác phẩm báo mạng điện tử (PT03807)
- Loại học phần: bắt buộc
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
Lớp học trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phấn. Sinh
viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù hợp để phục vụ cho việc
nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận.
- Phân bổ giờ tín chỉ: 03
+ Giờ lý thuyết: 1
+ Giờ thực hành: 2
- Khoa/ bộ môn phụ trách học phần: Khoa PT-TH
3. Mục tiêu của học phần
Học phần này có mục tiêu chung là cung cấp kiến thức và kỹ năng truyền thông về đề
tài môi trường và biến đổi khí hậu. Học sinh nắm được các vấn đề cơ bản và cập nhật
về môi trường và biến đổi khí hậu, hiểu được vai trò của truyền thông và báo chí trong
vấn đề bảo vệ mội trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Học sinh có những kỹ năng
tìm kiếm thông tin, sáng tạo các sản phẩm truyền thông về chủ đề này một cách chính
xác, hiệu quả và chuyên nghiệp.
4. Chuẩn đầu ra
CĐR 1: Hiểu một cách cơ bản về các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu hiện
nay, và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong việc tham gia bảo
vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
CĐR 2: Xác đinh được các yêu cầu về mặt đạo đức, kiến thức pháp lý, yêu cầu về
năng lực và nghiệp vụ đối với nhà báo làm về đề tài môi trường và biến đổi khí hậu.
CĐR 3: Nắm vững, vận dụng được các phương pháp và kỹ năng như: tra cứu các
nguồn thông tin tin cậy, quan sát, nghiên cứu phân tích tài liệu, nghiên cứu thực địa,
điều tra, phỏng vấn, tự trải nghiệm, kể chuyện bằng ngôn ngữ, hình ảnh, video…
CĐR 4: Thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân, các website
tư liệu, mạng lưới chuyên gia, cộng tác viên liên quan đến đề tài biến đổi khí hậu và
môi trường.
CĐR 5: Phân tích, phản biện các sản phẩm truyền thông trong lĩnh vực môi trường và
biến đổi khí hậu, ở các dòng đề tài:
+ Nguyên nhân, thực trạng, các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
+ Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Bảo vệ đường bờ biển, chống xói mòn và xâm nhập mặn, tăng cường khả
năng chống chịu biến đổi khí hậu của dân cư ven biển
+ Xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, tăng cường lợi ích kinh tế
+ Năng lượng xanh và năng lượng tái tạo
CĐR 6. Sáng tạo tác phẩm báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
+ Tìm đề tài
+ Lựa chọn loại hình và thể loại phù hợp
+ Vận dụng các kỹ năng của từng loại hình báo chí để sáng tạo tác phẩm
+ Nhận xét
CĐR 7: Kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ
+ Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình
+ Kỹ năng tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
CĐR8: Thái độ, phẩm chất đạo đức:
+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn; kiên trì, chăm chỉ.
+ Sẵn sàng trải nghiệm và góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập.
5. Tóm tắt nội dung học phần
Cung cấp những hiểu biết cơ bản về môi trường và biến đổi khí hậu, các nguồn sách,
nghiên cứu, tài liệu, website uy tín, hệ thống các thỏa thuận quốc tế, các văn bản pháp
lý về môi trường và biến đổi khí hậu. Phân tích các sản phẩm báo chí truyền thông về
môi trường và biến đổi khí hậu. Rèn luyện các phương pháp và kỹ năng làm truyền
thông về đề tài này. Hướng dẫn sinh viên vận dụng các kỹ năng báo chí các loại hình
và thể loại đã được học để sáng tạo các sản phẩm báo chí về môi trường và biến đổi
khí hậu. Tổ chức thực địa nếu có điều kiện. Học phần học trước: Tác phẩm báo phát
thanh (PT03805), Tác phẩm báo truyền hình (PT03806), Tác phẩm báo mạng điện tử
(PT03807)
Cụ thể, sinh viên được cung cấp kiến thức về: nguyên nhân, thực trạng và giải pháp
cho các vấn đề môi trường và biến đổi khi hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường
khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của các vùng ven biển, xử lý rác thải, sử dụng
năng lượng tái tạo. Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ,
hình ảnh, âm thanh, các phương pháp thâm nhập thực tế, trải nghiệm, điều tra, thu
thập thông tin, phỏng vấn, nhập vai… Sinh viên vận dụng các kiến thức, phương
pháp, kỹ năng, các trải nghiệm có được để sáng tạo các tác phẩm báo chí về đề tài môi
trường và biến đổi khí hậu, góp phần làm thay đổi nhận thức cộng đồng.
6. Nội dung chi tiết học phần
Hình thức, Phân bổ
phương thời gian Yêu cầu đối với
STT Nội dung CĐR
pháp giảng sinh viên
dạy LT TH
1. Những kiến thức chung Giảng lý 5 Đọc tài liệu, tham 1,7, 8
về môi trường và biến đổi thuyết, Thảo gia thảo luận và
khí hậu luận nhóm, thuyết trình, khái
1.1. Một số khái niệm hướng dẫn quát hóa mô hình
1.2. Nguyên nhân, thực đọc tài liệu hóa những kiến thức
trạng và giải pháp toàn cầu thu nhận được
hiện nay. Các công ước
1 quốc tế và các văn bản
pháp lý về môi trường và
biến đổi khí hậu
1.3. Vai trò nhiệm vụ của
báo chí đối với bảo vệ môi
trường và ứng phó biến đổi
khí hậu

2. Một số yêu cầu đối với Giảng lý 5 5 Phân tích được 1, 2,


nhà báo truyền thông về thuyết, Thảo những yêu cầu đối 7, 8
môi trường và biến đổi luận nhóm, với nhà báo về môi
khí hậu hướng dẫn trường và biến đổi
2.1. Yêu cầu về đạo đức đọc tài liệu khí hậu ở các khía
2
2.2. Yêu cầu về kiến thức cạnh.
pháp lý
2.3. Yêu cầu về nghiên cứu
thực địa và trải nghiệm
2.4. Yêu cầu về nghiệp vụ
3 3. Các phương pháp và Giảng lý 5 10 Phân tích được các 3,4,7,
kỹ năng nhà báo về môi thuyết, Thảo phương pháp và kỹ 8
trường và biến đổi khí luận nhóm, năng của nhà báo và
hậu phân tích tác áp dụng vào bài tập
3.1. Quan sát, nghiên cứu, phẩm thực hành.
phân tích tài liệu, tạo lập
mối quan hệ
3.2. Tìm đề tài, xây dựng ý
tưởng
3.3. Phỏng vấn, thu thập
thông tin
3.4. Trải nghiệm
3.5. Xây dựng câu chuyện,
kỹ năng kể chuyện
3.6. Một số phương pháp
khác

4. Các dòng đề tài về môi Giảng lý 5 10 Hiểu và khai triển 3,4,5


trường và biến đổi khí thuyết, Thảo được các dòng đề tài 7, 8
hậu luận nhóm,
4.1. Các biểu hiện, nguyên phân tích tác
nhân, thực trạng, giải pháp phẩm
đối với biến đổi khí hậu
toàn cầu
4
4.2. Bảo vệ đa dạng sinh
học
4.3. Bảo vệ đường bờ biển
và ứng phó biến đổi khí
hậu vùng ven biển
4.4. Xử lý rác thải
4.5. Năng lượng
5. Các kỹ năng sáng tạo Giảng lý 5 10 Áp dụng được các kỹ 6, 7,
tác phẩm trong từng loại thuyết, Thảo năng của từng loại 8
hình luận nhóm, hình và thể loại để
phân tích tác thực hiện tác phẩm
5.1. Tác phẩm báo phát phẩm, tổ báo chí
5
thanh chức thực
5.2. Tác phẩm báo truyền hành
hình
5.3. Tác phẩm báo in và
báo mạng điện tử
6
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Nhiều tác giả: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện khoa học khí tượng
thủy văn và môi trường, 2010
7.2. Học liệu tham khảo
1. Nguyễn Thọ Nhân: Biến đổi khí hậu và năng lượng, Nhà xuất bản Tri thức, 2008
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên, môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2011
8. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá
Loại hình Hình thức Trọng số điểm
Đánh giá ý thức Bài kiểm tra ngắn, bài tập, thảo luận 0,1
trên lớp…
Đánh giá định kỳ Tiểu luận 0,3
Thi hết học phần Bài tập lớn 0,6
9. Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
- Biến đổi khí hậu là gì? Các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu?
- Nêu và phân tích nguyên nhân, thực trạng và các giải pháp chính để ứng phó biến
đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
- Phân tích vai trò của báo chí truyền thông trong vấn đề môi trường và biến đổi khí
hậu?
- Nêu và phân tích một số yêu cầu đối với nhà báo về môi trường và biến đổi khí hậu.
- Tổng quan về truyền thông về biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích phương pháp, kỹ năng của nhà báo về môi trường và biến đổi khí hậu
- Chọn và phân tích 3 sản phẩm báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
- Trình bày các kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí phát thanh về môi trường và biến
đổi khí hậu
- Trình bày các kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình về môi trường và biến
đổi khí hậu
- Trình bày các kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo in, báo mạng điện tử về môi trường và
biến đổi khí hậu
BÀI TẬP/CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
- Các dòng chủ đề lớn về môi trường và biến đổi khí hậu?
- Các yêu cầu và kỹ năng nhà báo về môi trường và biến đổi khí hậu cần có?
- Thư mục các tài liệu, website, các nguồn tin cần khai thác, danh sách tổ chức,
cá nhân cần liên hệ về đề tài biến đổi khí hậu và môi trường
BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Với tác phẩm để thi hết học phần, sinh viên sẽ phải làm theo 2-3 người, với một trong
hai đề bài như sau:
- Chọn một chủ đề về môi trường và biến đổi khí hậu, xây dựng một dự án truyền
thông hoặc chương trình, chuyên mục, chuyên trang và thuyết trình trước lớp. Bài
thuyết trình 2000 từ, được trình bày khoa học, đóng bìa và nộp lại.
- Sáng tạo tác phẩm báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu bao gồm:
- USB có chứa tác phẩm
- Bài báo cáo cá nhân về quá trình thực hiện tác phẩm và các thu hoạch bản thân về
môn học

You might also like