« Home « Kết quả tìm kiếm

CMCNLT4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỚI VN.pdf


Tóm tắt Xem thử

- CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯNHỮNG ĐẶC TRƯNG, TIỀM NĂNG TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Thắng Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 1.
- Một số đặc trưng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 1.1.
- Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (xem Hình 1), đã bắt đầu từ những năm2000, đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ,vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
- Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Sogeti VINT (2016)1 Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sảnxuất, chế tạo.
- Nhờkhả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di độngvà khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tinsẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhântạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều,công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tínhtoán lượng tử.
- Qui mô và tốc độ phát triển - Chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tưnày là không có tiền lệ trong lịch sử2.
- Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệptrước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triểncủa cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân3.
- Thời gian từ khicác ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ýtưởng đó trong các phòng thí nghiệm và thương mại hóa ở qui mô lớn các sảnphẩm và qui trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể.Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rấtnhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự độnghóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.
- Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế,xã hội và môi trường ở tất cả các cấp - toàn cầu, khu vực và trong từng quốcgia.Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiềuthách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.
- Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêudùng, sản xuất và giá cả.
- Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được2 Để đo tốc độ lan truyền của công nghệ, một số chuyên gia sử dụng tiêu chí thời gian mà sảnphẩm công nghệ đạt ngưỡng 50 triệu người sử dụng.
- “The Future of Jobs: Employment, Skills, andWorkforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution” (Diễn đàn kinh tế thế giới “Tương laicủa công việc: Việc làm, kỹ năng và chiến lược phát triển lực lượng lao động phục vụ cho Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm pháttoàn cầu.
- Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sảnxuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy5, ứng dụng côngnghệ in 3D (hay còn được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiếtkiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọttruyền thống6… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầunhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiếtkiệm hơn.
- Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽtác động hết sức tích cực.
- Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởngchủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo,thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.
- Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liênquan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động khôngđồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và cónhững ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể.
- Trong từng ngành, kể cả các ngành tăngtrưởng, tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện vàtăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thuhẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ.
- Báo cáo dự báo trong một thập kỷ tới, mức tiết kiệmbình quân trên thế giới của giá robot so với mức nhân công sẽ ở mức 16%, nhờ vào chi phí sảnxuất rẻ hơn của các nhà sản xuất máy móc.6 Năm 2013, ngành công nghệ in 3D trị giá khoảng 3,1 tỷ USD/năm, tăng 35% so với năm 2012.Trong vòng sáu năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình được dự đoán ở mức cao, khoảng32%/năm và đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020.
- Nước Mỹ - đầu tàu thế giới về công nghệ và dẫn dắt cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang khôi phục vị thế hàng đầu của mình trên bản đồ kinh tế thếgiới.
- Các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) cũng tham gia mạnhmẽ vào quá trình này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.
- Trung Quốccũng là nước có thể sẽ được hưởng lợi nhiều do sau nhiều năm xây dựng và củngcố khả năng áp dụng và hấp thụ công nghệ thông qua tăng trưởng xuất khẩu (kể cảbắt chước) đã bắt đầu bước vào giai đoạn tạo ra công nghệ với sự xuất hiện mạnhmẽ của một số tập đoàn phát triển công nghệ hàng đầu thế giới.
- Tại châu Âu, một số nước như Đức… tham gia và tận dụng được nhiều cơhội từ cuộc cách mạng công nghiệp mới.
- Các nền kinh tế cạnh tranh dựa vào lao động giá rẻ cũng chịu ảnh hưởngđáng kể do quá trình số hóa và tự động hóa tăng tốc đang đưa các nhà máy giacông, lắp ráp quay trở lại các nước phát triển cũng như các nền kinh tế lớn để gầnvới thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu và thiết kế Tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cựctrong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu vàthân thiện với môi trường.
- Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang pháttriển nhanh, đồng thời còn được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thậpvà xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực, ví dụ thông qua các phươngtiện như máy bay không người lái được kết nối bởi Internet được trang bị cáccamera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thông tin số liệu cần thiếtcho việc giám sát.
- Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lạicàng làm khuyếch đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng mạnh: nhờcó ý tưởng liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã xuất hiện nhiều tỷphú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, điều rất khác biệt so với giai đoạn trướcđây.
- Như vậy, ở những nước tư bản phát triển nhất đang diễn ra một mâu thuẫnmang tính nền tảng của kinh tế thị trường: dưới tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, cung gia tăng mạnh mẽ trong khi cầu không theo kịp do nhiềungười lao động bị thay thế bởi quá trình tự động hóa nên không có thu nhập.
- đang được xem xét ở một số nước tư bản phát triển.
- Một số tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến pháttriển kinh tế - xã hội Việt Nam Trong tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư sẽ có tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, đặcbiệt trong trung đến dài hạn.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phúc lợi của người dân: Các kênh tác động Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng Tương tự như với nhiều nước trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư có tác động tích cực đến tiêu dùng, giá cả và môi trường ở Việt Nam.
- Tuynhiên, khác các nước tư bản phát triển, đặc biệt là các nước ở trình độ công nghệcao, quá trình điều chỉnh ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn do phátsinh ra những vấn đề mới liên quan đến tái cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất.
- Để phân tíchcác kênh tác động đến Việt Nam có thể sử dụng một Khung phân tích đơn giản nhưđược trình bày trong Hình 2.
- Các ngành dầu khí, than đá: các ngành này của Việt Nam hiện nay đangchịu áp lực rất lớn, trước tiên là do sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc.
- Ngay tại Trung Quốc, như đã nêu trên, nền kinh tế đang chuyển sang “thâmdụng công nghệ” hơn.
- Điều đó có thấy những thách thức mà Tập đoàn dầu khíquốc gia Việt Nam phải đối mặt là mang tính dài hạn, đòi hỏi phải có một quá trìnhtái cơ cấu mạnh mẽ, điều mà một quốc gia dầu mỏ như Ả rập Xê-Út đã bắt đầuphải thực hiện.
- Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trongcông nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trờicũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức, cũng như tại mộtsố quốc gia mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ… với tiềm năng phổ biến nhanhtrên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể.
- Nếu đi đúng hướng và bắt đúng nhịpđể đẩy mạnh việc phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể giúp giảm bớtkhoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, các tỉnh… hoàn toàn bằng các côngcụ của kinh tế thị trường.
- Sự phát triển của năng lượng mặt trời còn giúp thực hiện một cách hiệu quảviệc mở rộng diện bao phủ của tiếp cận điện đến toàn bộ người dân Việt Nam.Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 2% tổng số hộ gia đình, tương đương khoảng hơn1 triệu người, chưa được tiếp cận với điện lưới do họ sống trên núi cao hoặc ngoàihải đảo nên kéo đường điện để giúp họ kết nối sẽ rất tốn kém.
- Nhóm ngành công nghiệp chế tạo Đây là nhóm ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất vì ba lýdo: Thứ nhất, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến nhómngành này rất mạnh.
- Thứ hai, cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinhtế toàn cầu rất nhanh thông qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốctế cao của nhóm ngành này (tradable sector).
- Thứ ba, những đột phá về công nghệ,đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D đang làmđảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam dolàm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây.
- Cụ thể, những tiến bộ vượt bậctrong quá trình tự động hóa và số hóa đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chế tạovà vận hành người máy, và do vậy làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo quay trởlại các nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn và các trung tâmR&D ở các nước này.
- Tác động đến một số phân ngành cụ thể như sau: a, Ngành dệt may, giày dép Có một số đột phá công nghệ quan trọng đang vẽ lại bức tranh của ngànhnày trên phạm vi toàn cầu: (i) công nghệ chế tạo đắp dần, máy chụp thân thể, thiếtkế bằng máy tính giúp có thể sản xuất các sản phẩm hàng loạt các sản phẩm phùhợp với những thông số đơn lẻ của từng khách hàng.
- (ii) công nghệ nano giúp cácsản phẩm dệt may, giày dép có thể tích hợp các chức năng theo dõi sức khỏe (đonhịp tim, lượng calo giải phóng liên tục.
- Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh chóng với đơn hàng xuất khẩu củacác doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh, và khách hàng yêu cầu giảm giáđáng kể10.
- Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang bị kẹt ởgiữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơntừ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanmar… và bên kia là người máy đangđược ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung Quốc, dẫnđến sự chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn trở lại các nướcphát triển và trở lại Trung Quốc để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn, các trungtâm R&D và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện.
- Việc Việt Nam tham gia TPP12 có thể giảm nhẹ phần nào cạnh tranh từ cácnhà cung ứng dựa trên lao động giá rẻ từ Campuchia, Bangladesh hay Myanmar.Tuy nhiên TPP có thể lại là “con ngựa thành Tơ roa” mở toang thị trường ViệtNam cho các sản phẩm có giá trị cao từ các nước phát triển nhắm vào tầng lớptrung lưu và thượng lưu mới nổi ở nước ta do nguyên tắc “có đi có lại” trong việcgiảm thuế tại các nước tham gia TPP.
- Những sản phẩm dệt may, giày dép chấtlượng cao, thân thiện môi trường và hỗ trợ sức khỏe sản xuất tại các nước pháttriển với giá cả hợp lý (nhờ tự động hóa và sản xuất với qui mô lớn) lại may vừavới từng khách hàng (nhờ công nghệ chụp thân thể có thể tự thực hiện trực tuyếntrong đo và khâu đặt hàng) bán rộng rãi ở Việt Nam để phục vụ những đối tượng9 Trong ngành giày dép, công nghệ in 3D đã tiến bộ đến mức có thể sản xuất giầy ngay tại chỗ, vàcông nghệ này sẽ sớm được hoàn thiện trong một tương lai không xa.
- Điều này có nghĩa là ngườitiêu dùng ở các nước phát triển có thể có ngay một đôi giày sản xuất theo nhu cầu của kháchhàng mà không cần phải trải qua quy trình sản xuất hay nhập khẩu từ một quốc gia khác.10 Nguồn: http://cafef.vn/det-may-duoi-suc chn11 Nguồn: http://cafef.vn/dung-lao-vao-det-may-nua chn12 Hiện nay Mỹ quyết định không tham gia TPP, song các nước còn lại vẫn để mở khả năng sẽthay thế bằng TPP-1, tức là TPP nhưng không có Mỹcó thu nhập khá có thể là kịch bản hiện hữu trong tương lai trung hạn.Các mô hìnhtính toán mô phỏng tác động của TPP đến Việt Nam của các chuyên gia quốc tếvới các kết quả rất lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các ngànhthâm dụng lao động như dệt may, giày dép nói riêng, đã bỏ qua yếu tố này.
- Tuynhiên những giả định về lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam dẫn đến luồngthương mại về dệt may và giày dép mang tính một chiều từ Việt Nam sang cácnước phát triển tham gia TPP không còn đúng nữa dưới tác động của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là tự động hóa với giá người máy đang giảmđi nhanh chóng.
- Do đó mà các kết quả tính toán nêu trên hiện được trích dẫn rộngrãi trong các cuộc thảo luận về TPP ở Việt Nam rõ ràng là không còn phù hợp.
- Báo cáo mới nhất của ILO công bố tháng 7/201613 cho thấy Việt Nam cóđến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơcao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ như được nêu trên.
- Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn, và có thể làm đảongược quá trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khuvực chính thức trong nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đất nước.
- Trong ngành giày dép, công nghệ in 3D đã tiến bộ đến mức có thể sản xuấtgiầy ngay tại chỗ, và công nghệ này sẽ sớm được hoàn thiện trong một tương laikhông xa.
- “ASEAN in transformation: How Technology is Changing Jobs andEnterprises – ASEAN trong chuyển dịch cơ cấu: Công nghệ đang làm việc làm và doanh nghiệpthay đổi như thế nào”.14 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên cơ sở số liệu của Điều tra lao động và việc làm.
- b, Ngành điện tử Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam hiện nay có khoảng 510.000 laođộng đang làm việc trong ngành, với khoảng 66% là lao động nữ, và khoảng 6,7%có trình độ chỉ ở mức tiểu học, và chỉ khoảng 13,5% từ 36 tuổi trở lên15.
- Ngànhđiện tử trong những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc nhờ sự hiện diện củacác tập đoàn đa công nghệ đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu.
- Với lợi thếtương đối về lao động giá rẻ, và vị trí địa kinh tế rất thuận lợi, Việt Nam đã hưởnglợi nhiều từ quá trình này, là ngôi sao đang lên trong con mắt các nhà bình luậnquốc tế nhờ xuất khẩu điện tử tăng mạnh.
- Một thông tin gần đây đáng đượcquan tâm là công ty Đài Loan Foxconn - hãng công nghệ lớn nhất thế giới chuyênvề sản xuất các bộ phận máy tính và lắp ráp sản phẩm cho những "đại gia" nhưApple, Sony và Nokia, đã sử dụng người máy thay thế cho 60.000 lao động tại cácnhà máy của công ty này một số thành phố của Trung Quốc16.
- Cần phải dự tính kịchbản mà các tập đoàn đa quốc gia có sự hiện diện ở Việt Nam cũng có những bướcđi tương tự như Foxconn trong trung hạn.Ví dụ, nếu Samsung Việt Nam sẽ thực15 Nguồn: Như trên16 Nguồn: http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/60000-cong-nhan-foxconn-duoc-thay-bang-robot htmhiện điều này, việc làm của hàng chục nghìn lao động tại Samsung sẽ bị ảnhhưởng.
- Các hoạt động kinh doanh có liên quan như cung cấp suất ăn hay chỗ ở,vận chuyển công nhân đi làm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp choSamsung cũng bị ảnh hưởng theo.
- Trong khi đó Samsung Việt Nam vẫn hưởng lợitừ qui định xuất xứ trong TPP cho dù có thay thế lao động của Việt Nam bằngngười máy.
- Nói cách khác, trong trường hợp đó, các doanh nghiệp FDI được lợiđơn lợi kép, trong khi phần của Việt Nam giảm mạnh bất chấp đây là cuộc chơi haibên cùng thắng (win-win game).
- Sự nhập cuộc của các ngân hàng có vốn đầu tư nướcngoài, sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và những người trẻ tuổi dễ dàngtiếp thu sử dụng công nghệ mới cũng thúc đẩy quá trình này.
- b, Ngành du lịch Đây là ngành có nhiều triển vọng, có nhiều tiềm năng đóng vai trò ngày mộtto lớn hơn ở Việt Nam vì một số lý do.
- Thách thức đối với ngành lại là: làm thế nào có thể sử dụng hiệu quả nhấtnhững công nghệ hiện đại để giúp đẩy mạnh tiếp thị, khuyếch trương hình ảnh ởtrong nước cũng như ra quốc tế, giảm bớt chi phí… để tiếp tục thúc đẩy ngành nàyphát triển, cũng như nâng giá trị gia tăng của các sản phẩm du lịch.
- c, Ngành giáo dục và đào tạo Ngành giáo dục đào tạo không chỉ chịu sự ảnh hưởng của Cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư nói riêng và tiến bộ công nghệ nói chung mà còn có tácđộng ngược lại.
- Công nghệ và vốn con người là hai yếu tố then chốt nhất trong cácmô hình tăng trưởng nội sinh.
- Chi phí cho giáo dục đào tạobởi Nhà nước và bởi các gia đình của Việt Nam tính bằng % GDP luôn ở mức caoso với các nước có trình độ phát triển tương đồng và cả các nước ở trong khu vực.Hệ thống giáo dục Việt Nam đạt được những kết quả được quốc tế thừa nhận, đặcbiệt trong việc giúp học sinh có được các kỹ năng cơ bản như được kiểm chứngbởi các kết quả cao trong cuộc thi PISA vào năm 2012.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệthống giáo dục đào tạo của Việt Nam còn có nhiều bất cập so với yêu cầu.
- Thứ nhất, trong một thế giới hiện đại do công nghệ dẫn dắt, chính phủ củanhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền công nghệ tiên tiến nhất nhưMỹ18 và Nhật19, đã có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, côngnghệ, kỹ thuật và toán (Science, Technology, Engineering and Mathematics, viếttắt là STEM).
- Trong khi đó ở Việt Nam không có những định hướng rõ nét, dẫn đến tìnhtrạng những sinh viên giỏi nhất thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương,tài chính, ngân hàng v.v…, làm điểm chuẩn vào các trường đào tạo các chuyênngành này cao hơn hẳn so với vào các trường công nghệ và kỹ thuật, trong đó cónhững trường đầu đàn truyền thống như Bách Khoa v.v… Bản thân số trường đàotạo các ngành công nghệ và kỹ thuật cũng không nhiều.
- Đây là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực trong một số ngành công nghệ tăngtrưởng nhanh trong thời đại số hóa và tự động hóa, đặc biệt là ngành công nghệthông tin.
- Báo cáo mới nhất về ngành công nghệ thông tin (CNTT) củaVietnamWorks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng công việc của ngành nàyđã tăng trung bình 47%/năm, nhưng số lượng nhân sự chỉ tăng ở mức 8%20.
- Ở Việt Nam hiệnnay có các chính sách khuyến khích các giáo viên đăng tải các công trình nghiêncứu trên các tạp chí quốc tếtheo các danh mục chuẩn như ISI và Scorpus.Đây làhướng đi đúng đối với các trường đào tạo khoa học cơ bản.
- Tuy nhiên với cáctrường công nghệ và kỹ thuật, trọng tâm phải đặt vào gắn kết với các doanh nghiệpđể thực hiện các nghiên cứu triển khai (R&D) để nâng cao khả năng hấp thụ, vànếu tốt hơn là tạo ra các bằng phát minh sáng chế (patents), và để lôi cuốn sinhviên các năm trên hay sinh viên cao học vào trong các hoạt động này.
- Thứ ba, trong thế giới ngày nay, công nghệ thay đổi rất nhanh với tốc độ cấpsố nhân.
- Bởi vậy, các kỹ năng đặc thù ngành hay công nghệ cụ thể bị khấu haorất nhanh.
- Tuy nhiên, đây là là yếu điểm của hệ thống giáo dục đàotạo hiện nay, với một trong những minh chứng rõ nét nhất là trình độ tiếng Anhcủa sinh viên rất hạn chế như được phản ánh bởi điểm thi tốt nghiệp THPT môntiếng Anh trong những năm gần đây - cả điểm trung bình cũng như toàn bộ phổ21 Theo Hiệp hội phần mềm (HHPM) Đà Nẵng, khoảng 3.000 sinh viên công nghệ thông tin tốtnghiệp trong năm 2015 thì chỉ 20% làm được việc, 80% còn lại DN phải đào tạo bổ sung (Nguồntrên).điểmlàm lộ rõ nhiều bất cập22.
- Điều này không những làm lộ rõ những bất cập lớncủa hệ thống giáo dục ở Việt Nam sau 30 năm mở cửa và hội nhập, mà còn chothấy thêm về sự thiếu sẵn sàng của hệ thống này đối với Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, xét về cả hai góc độ - năng lực “đứng trên vai người khổng lồ”nhờ vào các công nghệ dựa trên Internet và tiếng Anh cũng như khả năng đáp ứngyêu cầu về học suốt đời và học liên tục.
- d, Ngành y tế Ngành y tế sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ những đột phá về công nghệ nhưcác công nghệ đeo được tạo ra những chiếc đồng hồ thông minh, những đôi giàythông minh, quần áo thông minh… để thu thập thông tin về sức khỏe liên tục 24/7.Gần đây, những đột phá trong công nghệ nano giúp tạo ra Internet kết nối vạn vậtsiêu nhỏ có thể dùng các hạt cảm ứng rất nhỏ với kích cỡ nano để thu thập thôngtin liên tục trong cơ thể con người.
- Điều quan trọng là Việt Nam cần nắm bắt cáccơ hội do cách mạng công nghệ mang lại một cách nhanh nhất để cải thiện chấtlượng và mở rộng dịch vụ y tế đến mọi người dân.
- Ngành nông nghiệp Công nghệ mới ứng dụng trong ngành nông nghiệp hướng đến tương lai quytrình chăn nuôi, trông trọt với mức tự động hoá và quy chuẩn cao.
- Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà nông chuẩn đoánvà theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nôngnghiệp.
- Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khảnăng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm.
- Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽđược thực hiện bởi các người máy kích thước lớn hoặc người máy siêu nhỏ đểgiám sát quá trình gieo trồng.
- Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộngquy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinhtế.
- Đối với Việt Nam, có một số thách thức đáng kể liên quan đến tận dụng cáccơ hội mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để thúc đẩy phát triểnnông nghiệp.
- Thứ nhất, khả năng ứng dụng, hấp thụ các công nghệ của Việt Namrất hạn chế.
- Thứ hai, kể cả khi có thể ứng dụng được các công nghệ này thì cần22 Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/tren-90-hoc-sinh-thi-thpt-quoc-gia-bi-diem-duoi-trung-binh-mon-tieng-anh-3440828.htmlphải giải quyết thách thức liên quan đến bất bình đẳng, vì nhiều người nông dân cótrình độ và năng lực còn hạn chế nên khó được hưởng lợi, thậm chí còn phải đốimặt với sự giảm giá của các sản phẩm mà họ làm ra do phải cạnh tranh với các sảnphẩm mới.
- Kiến nghị chính sách Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh theocấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăngđến Việt Nam, cả tác động tích cực cũng như bất lợi: Với tư cách là người tiêudùng, tất cả người dân đều được hưởng lợi do hàng hóa và dịch vụ sẽ phong phúhơn và giá cả hợp lý hơn.
- Tuy nhiên, trong trung hạn nhiều lao động có thể sẽ bịảnh hưởng, đặc biệt là lao động ít kỹ năng nên phải chịu tác động mạnh mẽ củaquá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển.
- Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ cókhả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, và sớm thựchiện được mục tiêu trở thành nước được công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếptục gia tăng.
- Do vậy Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép: (i) tiếp tụcgiải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọngtừ giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây, (ii) nhanh chóng tận dụng những cơ hộivà vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu.
- Thứ ba, cần có những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướnglinh hoạt và mang tính thị trường hơn, tránh để đồng tiền Việt Nam bị định giácao để giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chếtạo sẽ chịu nhiều sức ép điều chỉnh lớn khi lợi thế lao động giá rẻ của Việt Namtrong các ngành này bị suy giảm mạnh khi người máy và tự động hóa đang trởthành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
- Thứ tư, trong bối cảnh dư địa tài khóa hạn hẹp do nợ công đã ở mức cao,cần xem xét việc đánh thuế tài sản để có thêm nguồn ngân sách dành cho ansinh xã hội, đặc biệt là dùng để hỗ trợ lao động có thể bị mất việc trong các ngànhchịu tác động bởi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- (iii) phát triển thị trườngvốn dài hạn và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với pháttriển công nghệ và sáng tạo.
- Thứ sáu, thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp để (i) tăng cường mốiliên kết chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI, đặc biệtlà có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệpđang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, nhấtlà công nghệ trung bình và công nghiệp phụ trợ gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu;(ii) thúc đẩy một sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực doanh nghiệp vàcác trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc,đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) bằng cácthể chế và chính sách hiệu quả.
- Khuyến khích tinh thần học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tậndụng những công nghệ học tập mới dựa trên Internet

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt