« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đang là đơn vị kế tục truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trường có một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học có trình độ cao của đất nước, hiện đã được trang bị nhiều thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại tập trung trong 8 khoa và nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước..
- Đào tạo sau đại học, đặc biệt là đào tạo nghiên cứu sinh đang là thế mạnh của Trường ĐHKHTN so với các trường và cơ sở đào tạo khác trong nước.
- Tuy nhiên, trong bài viết, tác giả không có ý định nhắc lại các thành công của Trường và các đơn vị trực thuộc đã được nêu trong báo cáo chung của Trường.
- Ở đây, tác giả chỉ đề cập đến những điểm yếu của công tác đào tạo nghiên cứu sinh của Trường hiện nay, với ý định góp phần nâng cao công tác đào tạo NCS của Trường trong thời gian tới.
- Trong bài viết này tác giả không có ý định đề cập đến mọi khía cạnh trong công tác đào tạo nghiên cứu sinh, hoặc đi sâu phân tích chất lượng đào tạo tiến sỹ.
- mà chỉ đề cập tới các khía cạnh quản lý nghiên cứu sinh ở trường và các đơn vị trực thuộc.
- Do chưa được tiếp cận nhiều với các thông tin về đào tạo nghiên cứu sinh chung của Trường và các đơn vị bạn, một số phân tích trong bài viết có thể chưa đầy đủ và cụ thể..
- Tình hình đào tạo nghiên cứu sinh của Trường hiện đang có nhiều biểu hiện bất cập: số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án của mình đúng thời hạn chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển, việc ra quyết định công nhận và quyết định người hướng dẫn khoa học của nghiên cứu sinh khá chậm trễ so với thời điểm thi tuyển.
- quyền lợi và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh hoàn thành đúng hạn, chậm thời gian và không hoàn thành không rõ ràng.
- quyền lợi và nghĩa vụ của người hướng dẫn khoa học của nghiên cứu sinh chưa được đáp ứng và đánh giá đầy đủ.
- việc tham gia vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh trong trường chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ nghiên cứu sinh hiện có.
- Thời gian đào tạo nghiên cứu sinh: Theo các quy định hiện hành thời gian thực hiện luận án của nghiên cứu sinh là 3 năm kể từ khi có quyết định trúng tuyển, thời gian này tương ứng với thời gian làm nghiên cứu sinh ở các nước phát triển.
- Tuy nhiên, nghiên cứu sinh ở các nước phát triển đều làm việc theo chế độ NCS “tập trung” làm việc 100% tại cơ sở đào tạo, trong khi các nghiên cứu ở Trường (ở Việt Nam nói chung) thường làm việc không tập trung “vừa học vừa làm”.
- Do vậy, nếu không có sự chuẩn bị tư liệu từ trước, nghiên cứu sinh của các ngành “thực nghiệm” đều không hoàn thành đúng hạn luận án.
- Mặt khác, nghiên cứu chỉ thực sự bắt đầu làm việc khi có người hướng dẫn khoa học, nhưng các quyết định công nhận người hướng dẫn khoa học thường chậm hơn quyết định công nhận NCS từ 3 tháng đến 6 tháng, việc chậm trễ này không do nghiên cứu sinh gây nên mà thường là do chậm trễ của công tác quản lý đào tạo.
- Theo định hướng đào tạo tín chỉ, thời gian đào tạo nghiên cứu sinh có thể kéo dài hơn (5 năm hoặc hơn).
- Vậy thời gian đào tạo nghiên cứu sinh như thế nào là hợp lý, cần phải có quy định chặt chẽ hơn..
- Quyền lợi và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh: Phần lớn các nghiên cứu sinh đều lựa chọn đề tài luận án từ những vấn đề khoa học do mình hoặc người hướng dẫn khoa học đề xuất (có rất ít NCS tham gia đề tài NCKH của thầy, nếu có thì phần kinh phí dành cho NCS cũng chỉ bao được kinh phí nghiên cứu).
- Trong khi đó, nghiên cứu sinh cũng cần kinh phí để sinh sống, mà để có kinh phí đó, nghiên cứu sinh vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ công tác của mình trước khi thi tuyển.
- Đối với nghiên cứu sinh là CBGD của Trường dù được ưu đãi hưởng nguyên lương, các NCS đều phải tiếp tục tham gia công tác giảng dạy và chuyên môn do các Khoa, các Phòng Ban giao.
- Việc tham gia của nghiên cứu sinh vào công tác đào tạo của Trường chưa trở thành quy định và có cơ chế tài chính đi kèm.
- Mặt khác, nghiên cứu sinh chưa có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng khi hoàn thành hoặc không hoàn thành luận án của mình, đúng hạn hoặc không đúng hạn.
- Với quan niệm, thi nghiên cứu sinh là quyền lợi, nhiều cơ quan và đơn vị trong Trường cho phép cán bộ mình thi và làm nghiên cứu sinh.
- trong khi nếu nghiên cứu không hoàn thành thì không có chế tài nào kiểm soát nghĩa vụ của các cán bộ.
- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh trong các văn bản mà tôi được tiếp cận đều không có chế tài và điều khoản cụ thể bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ NCS trong thực tế.
- Do vậy, Trường nên có quy định cụ thể hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của NCS làm cơ sở cho các đợn vị trực thuộc và bản thân nghiên cứu sinh dễ dàng thực hiện..
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người hướng dẫn khoa học của NCS: hiện người hướng dẫn khoa học có hai quyền lợi cơ bản, đó là: được Trường trả tiền hướng dẫn và được tính vào thành tích khoa học khi NCS bảo vệ thành công luận án.
- Vì số tiền hướng dẫn nghiên cứu so với việc trả tiền cho các công việc khác nhau ở Việt Nam là quá nhỏ, nên tiền công hướng dẫn không phải động lực của người hướng dẫn khoa học.
- Các quyền lợi khác của người hướng dẫn khoa học (tính giờ giảng dạy, quyền đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học) chưa có các chế tài và quy định cụ thể.
- Vì vậy, quyền lợi của người hướng dẫn chưa trở thành động lực cho việc thực hiện luận án của NCS.
- Ở góc độ khác, người hướng dẫn cũng chưa có nghĩa vụ rõ ràng khi nghiên cứu sinh chậm tiến độ, hoặc không hoàn thành luận án (đặc biệt, đối với cán bộ hướng dẫn khoa học ngoài Trường hoặc cán bộ đã về hưu càng thiếu rõ ràng).
- Do vậy, nên có quy định cụ thể hơn của Trường về quyền lợi và nghĩa vụ của người hướng dẫn khoa học..
- Từ tình hình thực hiện công tác nghiên cứu sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và một số phân tích trên, tôi xin được mạnh dạn nêu lên một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nghiên cứu sinh trong Trường ta:.
- Ban Giám hiệu và các phòng chức năng nên dựa vào các văn bản cấp trên soạn thảo một văn bản hướng dẫn thực hiện công tác nghiên cứu của Trường Đại học khoa học Tự nhiên.
- Trong văn bản đó nên tập trung vào một số điểm chính: quy định rõ ràng thời gian đào tạo nghiên cứu sinh (tập trung tại Trường 3 năm, không tập trung 5 năm, sau thời gian đó trả về địa phương), cụ thể hoá các quy định và chế tài về quyền lợi và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh, người hướng dẫn khoa học.
- cụ thể hoá về nhiệm vụ của các phòng ban và các khoa trong Trường trong việc quản lý nghiên cứu sinh.
- Các quy định của văn bản này sẽ được áp dụng cho việc quản lý đào tạo từ năm học 2009-2010..
- Trường và các đơn vị trực thuộc cần rà soát lại danh sách nghiên cứu sinh hiện có, phân loại thành hai loại: các nghiên cứu sinh có khả năng hoàn thành đúng hạn trong thời gian 3 năm và số còn lại tìm giải pháp chuyển họ sang diện không tập trung 5 năm.
- Trường cần phối hợp với các khoa triển khai nhanh việc ra quyết định người hướng dẫn khoa học cho các nghiên cứu sinh đã được Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định công nhận..
- Việc đào tạo nghiên cứu sinh đối với các cán bộ của Trường cần phải được quy hoạch và thực hiện nghiêm túc, sao cho việc cử người đi thi và làm nghiên cứu sinh không chỉ đáp ứng “quyền lợi” của cá nhân, mà không ảnh hưởng đến quyền lợi và công tác của đơn vị có cán bộ được cử.
- Trường cần có các đề xuất với cấp trên để nâng cao quyền lợi của các cán bộ hướng dẫn khoa học của nghiên cứu sinh, như: tăng mức trả công hướng dẫn, tăng quyền lợi đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cho cán bộ hướng dẫn.
- đồng thời có giải pháp nâng cao trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học trong việc hoàn thành luận án của nghiên cứu sinh..
- Các đơn vị có nghiên cứu sinh làm luận án cần tạo điều kiện tối đa cho các nghiên cứu sinh hoàn thành đúng hạn và có chất lượng luận án, như: công bố các kết quả nghiên cứu, tạo chỗ làm việc của nghiên cứu sinh tập trung tại trường, đưa nghiên cứu tham gia tích cực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các đơn vị, cũng như quản lý chặt chẽ việc thực hiện luận án của tất cả nghiên cứu sinh trong đơn vị mình.
- Nghiên cứu sinh là bậc học đặc biệt, việc hoàn thành đúng hạn và có chất lượng luận án đòi hỏi sự nỗ lực từ ba phía: ý thức và nhiệt tình làm việc của nghiên cứu sinh, sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của người hướng dẫn khoa học, sự đồng bộ của công tác quản lý nghiên cứu sinh từ Trường tới các đơn vị đào tạo trực thuộc.