You are on page 1of 5

1.

ứng dụng Big data vào quản lý thuế:


Hiện nay, nguyên tắc quản lý thuế ở Việt Nam đang còn mang đậm tính
truyền thống khi mà các cá nhân, tổ chức sẽ tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Chỉ khi có hiện tượng trốn thuế phát sinh thì cơ quan thuế
mới áp dụng các chế tài cũng như trách nhiệm pháp lý tương ứng nhằm truy thu
thuế. Tuy nhiên nguyên tắc này tỏ ra kém hiệu quả vì xuất hiện thực trạng nhiều
đối tượng có động lực trốn thuế cao tạo ra các hình thức khác nhau để giữ bí mật
các nguồn thu nhập cùng nhiều phương pháp trốn, tránh, hoạch định thuế khác
đồng thời chi phí và nỗ lực của cơ quan thuế phải bỏ ra nhằm hạn chế việc thất thu
thuế cũng rất cao. Thật vây, với sự mở rộng nhanh chóng về dữ liệu và chi phí đáng
kể, ngày càng khó phân tích thông qua các phương pháp truyền thống. Hơn nữa,
hầu hết các dữ liệu được thu thập không có ở dạng điện tử. Tất cả những vấn đề
này gây khó khăn cho việc quản lý và phân tích lượng lớn dữ liệu. Do đó, chính
phủ cần một cách khác để phân tích lượng dữ liệu vô cùng to lớn đang được tạo ra
mỗi ngày.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động
đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội dựa trên những công nghệ đột phá trong
thế giới kỹ thuật số trong đó có Big Data (Dữ liệu lớn). Cụ thể, Big Data là các tập
dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Các giải pháp Big Data cung cấp các công
cụ, phương pháp và công nghệ được sử dụng để nắm bắt, lưu trữ, tìm kiếm và phân
tích dữ liệu . Từ đó nó có thể giúp ích trong việc  trích xuất thông tin một cách
chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp
truyền thống khác. Do đó, khi sử dụng Big Data, chính phủ có thể tiếp cận được
kích thước dữ liệu tương đối lớn đặc biệt là các chi tiết về thông tin của cá nhân, tổ
chức về quy mô thu nhập, các nguồn thu, các giao dịch, hành vi. Theo đó, cơ quan
thuế có thể dễ dàng truy xuất ngược về lịch sử giao dịch, nộp thuế của bất kỳ cá
nhân nào tại bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ đâu. Điều này đặc biệt có lợi đối với
Việt Nam, khi đặc thù nên kinh tế nhiều thành phần, người dân có nhiều giao dịch,
cơ quan thuế khó bao quát hết các giao dịch không kê khai hóa đơn, tình trạng
thông tin bất cân xứng. Không chỉ dữ liệu tài chính mà Big Data còn có thể cung
cấp các loại dữ liệu có liên quan đến hành vi nộp thuế, trốn thuế của cá nhân, tổ
chức như dữ liệu các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng, lịch sử các cuộc gọi, các
chuyến đi, nhân thân…. Ngoài ra, vì khả năng phân tích lượng lớn thông tin như
vậy, Big Data có thể tự động báo cáo các đối tượng rủi ro cao thay vì phải chủ động
kiểm tra, truy thu thông thường.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng Big Data vào việc quản lý thuế.
Chính phủ Ấn Độ đã cho ra đời dự án Insight để theo dõi hành vi trốn thuế. Có
trường hợp, nhiều người mua sản phẩm hoặc thưởng thức một lối sống xa hoa
vượt quá khả năng tiền tệ của họ theo tờ khai thuế. Điều này không thường xuyên
xuất hiện trên radar của các quan chức thuế vì không thể phân tích tất cả các thông
tin ở mức độ thủ công. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các công nghệ ứng dụng 
Big Data và Data Analytics, giờ đây có thể phân tích tất cả các thông tin ở quy mô
lớn. Tương tự như vậy tại Hoa Kỳ, IRS đã sử dụng Dữ liệu lớn trong hồ sơ giám
sát điện thoại của mình, theo dõi các tài khoản truyền thông xã hội và sử dụng khai
thác dữ liệu rộng rãi để phát triển các thuật toán phân tích để xác định các vấn đề
tuân thủ thuế. Chính phủ Anh đã triển khai các phân tích dữ liệu lớn trong phân
khúc thuế thu nhập của họ và quan sát thấy mức tăng 5,4 tỷ đô la doanh thu khai
thuế.

Cuối cùng, các chính phủ cần trao đổi thông tin hàng loạt về người nộp thuế
chủ yếu để đảm bảo rằng người nộp thuế cư trú đang báo cáo thu nhập toàn cầu
của họ cho mục đích thuế. Các nghĩa vụ công bố thông tin toàn cầu được nâng cao
sẽ tạo ra thông tin tổng hợp về thuế (hoặc big data) mà cơ quan thuế có thể sử
dụng để cải thiện phân tích đánh giá rủi ro về người nộp thuế của họ nhằm hướng
tới mục tiêu tốt hơn cho các cuộc kiểm toán về lập kế hoạch thuế quốc tế tích cực
để giải quyết trực tiếp hơn việc trốn thuế ra nước ngoài và tội phạm tài chính toàn
cầu khác vì tội phạm sử dụng các tập đoàn nước ngoài và các thực thể kinh doanh
khác để che giấu các hoạt động bất hợp pháp của họ.

2. Quản lý đầu tư nước ngoài, chuyển giá:

Có một vấn đề nhức nhối hiện nay đó là để tận dụng các ưu đãi thuế của các
thiên đường thuế, các cá nhân, tổ chức yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ offshore mở
các công ty offshore tại các thiên đường thuế. Việc thành lập các công ty danh
nghĩa tại nước ngoài nhằm che dấu thông tin của chủ sở hữu thực sự đối với các
tài sản đầu tư vào công ty offshore, nhất là các khoản thu bất chính khiến việc điều
tra của cơ quan thuế trở nên khó khăn vì khó xác định được ai là người chủ sở hữu
thật sự và phải chịu nghĩa vụ thuế. Do vậy, Việt Nam cần nới rộng phạm vi quản
lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nói cách khác, thay đổi định nghĩa về chủ
sở hữu thực tế so với so chủ sở hữu danh nghĩa trên các loại giấy chứng nhận đầu
tư, đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan thuế không chỉ lưu tâm đến những đối tượng
thuộc các nhóm rủi ro có các hoạt động kinh doanh, đầu tư nước ngoài mà còn cả
các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với các đối tượng thuộc nhóm rủi ro hiện
đang sở hữu các doanh nghiệp tại nước ngoài, nhất là các thiên đường thuế, đối
với các quan hệ nhân thân, công việc, chuyển nhượng, ủy thác,… 
Ngoài ra, các đối tượng có rủi ro cao còn có thể sử dụng các công ty offshore
để thực hiện hành vi chuyển giá trốn thuế hoặc tránh thuế. Bằng cách trả các thanh
toán các khoản không thực tế hoặc với mức giá không phù hợp giá thị trường cho
các công ty con tại thiên đường thuế, lợi nhuận thực tế được chuyển sang thiên
đường thuế cho công ty offshore nơi không chịu hoặc chịu rất ít thuế, đồng thời
làm tăng chi phí tại công ty mẹ, giảm nghĩa vụ thuế. Các khoản phí này thường tồn
tại dưới các dạng như chi phí quản lý, bản quyền, lãi vay,… và thường được
hưởng ưu đãi thuế. Do vậy, cơ quan thuế cần kiểm soát chặt các giao dịch giữa các
công ty trong nước, thường là công ty mẹ thanh toán cho công ty nước ngoài,
thường là công ty con tại thiên đường thuế. Điều này đòi hỏi kiểm soát chặt,
thường xuyên các khoản thanh toán ra nước ngoài để xem đâu là các khoản thanh
toán hợp lý. Chính sách quản lý chuyển giá vì vậy không chỉ áp dụng với các
doanh nghiệp liên kết, công ty mẹ - công ty con mà cả đối với các công ty có quan
hệ gần gũi giữa các chủ sở hữu công ty; không chỉ công ty nước ngoài tại Việt
Nam mà còn cả công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Quản lý hoạt động đầu tư
nước ngoài không chỉ khuyến khích dòng vốn ra của các doanh nghiệp trong nước
mà phải xem xét đến điểm đến của dòng vốn, có phải vào các thiên đường thuế,
tình hình cụ thể chi phí thanh toán cho thiên đường thuế, lợi nhuận chuyển về
nước. Trong trường hợp này, thuế nhà thầu có thể sẻ là một cách thức hiệu quả
nhằm thu khoản thuế áp đối với giá trị dịch vụ được doanh nghiệp nước ngoài
cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khi không biết rõ quan hệ giữa hai
doanh nghiệp.
Cuối cùng, Việt Nam cần hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý và siết chặt quản
lý hoạt động này để tránh một số doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận từ Việt Nam
ra nước ngoài theo các hình thức chuyển giá nội bộ thông thường hoặc một số
doanh nghiệp FDI được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất chuyển lợi nhuận từ nước
ngoài về Việt Nam nhằm hưởng thuế thấp. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo đối với
dòng vốn ra, vào nước vì cấu trúc đa quốc gia phức tạp của các doanh nghiệp được
sử dụng lợi dụng các kẽ hở của luật thuế các nước và các hoạt động đầu tư vào các
địa điểm, lĩnh vực không nhằm mục đích thương mại, phát triển cũng cần được
theo dõi và đánh giá chặt chẽ.
3. Số hóa hệ thống tiền tệ và ban hành đồng tiền điện tử pháp định:

Cá nhân, tổ chức có các nguồn thu bất chính, không kê khai giá trị thực của thu
nhập và các tài sản sở hữu sẽ dùng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để
chuyển vốn vào các thiên đường thuế, đầu tư hưởng lợi sau đó cố gắng chuyển vốn
về, hòa loãng vào hệ thống tiền tệ quốc gia cho các mục đích tiêu dùng. Vì vậy,
nếu có thể quản lý ngay từ đầu vào của các thiên đường thuế, tức nguồn thu của
các cá nhân, tổ chức có rủi ro sẽ hạn chế được tình trạng chuyển vốn ra nước
ngoài, tiết kiệm nguồn lực cơ quan quản lý. Theo đó, thông tin về nguồn thu của
các đối tượng này là tối quan trọng để đánh giá rủi ro, thu và truy thu thuế phù
hợp. Cùng với định hướng phát triển kinh tế số, chính phủ có thể khuyến khích
nền kinh tế sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nhằm tạo cơ sở dữ liệu
cung cấp cho phân tích định lượng thuế. Dĩ nhiên, các dữ liệu này sẽ do các tổ
chức cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử quản lý và được bảo vệ bằng các điều
khoản hợp đồng bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán giữa nhà cung cấp và
người sử dụng. Cơ quan thuế có thể đưa ra các điều khoản, điều luật, chính sách và
các minh chứng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ này hợp tác chia sẻ thông tin.
Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp kinh tế, tài chính hỗ trợ, khuyến khích doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến cũng như các
biện pháp xã hội nhằm thay đổi hành vi của người dân từ sử dụng tiền mặt thành
sử dụng hệ thống thanh toán số, kèm theo các văn bản quy định, quản lý hoạt động
này. Một nền kinh tế tiền mặt dẫn đến rủi ro cao về minh bạch thông tin, tạo điều
kiện cho các đối tượng tích trữ, sử dụng thiên đường thuế. 
Cá nhân, tổ chức có các nguồn thu bất chính, không kê khai giá trị thực của thu
nhập và các tài sản sở hữu sẽ dùng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để
chuyển vốn vào các thiên đường thuế, đầu tư hưởng lợi sau đó cố gắng chuyển vốn
về, hòa loãng vào hệ thống tiền tệ quốc gia cho các mục đích tiêu dùng. Vì vậy,
nếu có thể quản lý ngay từ đầu vào của các thiên đường thuế, tức nguồn thu của
các cá nhân, tổ chức có rủi ro sẽ hạn chế được tình trạng chuyển vốn ra nước
ngoài, tiết kiệm nguồn lực cơ quan quản lý. Theo đó, thông tin về nguồn thu của
các đối tượng này là tối quan trọng để đánh giá rủi ro, thu và truy thu thuế phù
hợp. Cùng với định hướng phát triển kinh tế số, chính phủ có thể khuyến khích
nền kinh tế sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nhằm tạo cơ sở dữ liệu
cung cấp cho phân tích định lượng thuế. Dĩ nhiên, các dữ liệu này sẽ do các tổ
chức cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử quản lý và được bảo vệ bằng các điều
khoản hợp đồng bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán giữa nhà cung cấp và
người sử dụng. Cơ quan thuế có thể đưa ra các điều khoản, điều luật, chính sách và
các minh chứng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ này hợp tác chia sẻ thông tin.
Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp kinh tế, tài chính hỗ trợ, khuyến khích doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến cũng như các
biện pháp xã hội nhằm thay đổi hành vi của người dân từ sử dụng tiền mặt thành
sử dụng hệ thống thanh toán số, kèm theo các văn bản quy định, quản lý hoạt động
này. Một nền kinh tế tiền mặt dẫn đến rủi ro cao về minh bạch thông tin, tạo điều
kiện cho các đối tượng tích trữ, sử dụng thiên đường thuế. 
Ở mức độ cao hơn, ngân hàng trung ương có thể ban hành đồng tiền điện tử
pháp định, đưa vào lưu thông và dần dần thay thế tiền mặt truyền thống. Tiền tệ
điện tử pháp định về bản chất là tiền tệ pháp định được ngân hàng trung ương ban
hành dưới dạng điện tử, sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ, quản lý. Khác
biệt cơ bản của nó với các loại tiền tệ ảo (cryptocurrency) hiện tại là nó có sự quản
lý, điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền thay vì thả nổi giá trị đồng tiền theo
cung cầu thị trường. Do vậy chính phủ có toàn quyền trong ban hành, sử dụng,
thống kê, phân tích các thông tin có được trong quá trình lưu thông của nó. Đối lập
với các khuyết điểm của nền kinh tế tiền mặt như chi phí giao dịch, rò rỉ, rửa tiền,
mất giá so với đồng tiền ảo hiện hành… tiền tệ điện tử pháp định cung cấp một
loại tiền tệ tiện dụng, an toàn, điều tiết chặt chẽ từ chính phủ, nhờ vậy nó hạn chế
được cả đầu ra và đầu vào của các dòng vốn chuyển vào thiên đường thuế. Vì sử
dụng công nghệ blockchain, tất cả các bản ghi thông tin giao dịch tại các thời điểm
đều được đóng khối lưu trữ, cơ quan thuế không chỉ biết được quy mô nguồn thu
mà còn biết được cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi tiêu, các khoản tiền chuyển dịch từ
tài khoản này sang tài khoản khác, giữa quốc gia này và quốc gia khác. Thông tin
ở đây gần như hoàn hảo giúp cơ quan thuế thu chính xác mức thuế mà các đối
tượng phải chịu. Vì đồng tiền này cung cấp cả thông tin chi vào các tài sản khác,
chuyển dịch sang các tài khoản khác, nên một giao dịch với bất kỳ bên nào vận
hành thiên đường thuế và công ty offshore đều sẽ ghi nhận, phân tích về cường độ,
tần suất. Mặt khác, dòng tiền về của các đối tượng này cũng phải quy đổi sang tiền
tệ điện tử pháp định mới có thể tiêu dùng trong khi tiền tệ điện tử pháp định được
mã hóa theo thời gian và có độ bảo mật, an toàn cao nên rủi ro pha loãng vào hệ
thống tiền tệ quốc gia là rất thấp. Đây cũng là lý do nhiều nền kinh tế trên thế giới
đã tiên phong nghiên cứu tiền tệ điện tử pháp định cho các lợi ích của nó như
Trung Quốc, EU, Nga,… Tuy nhiên, việc đưa tiền tệ pháp định vào lưu thông cần
nhiều nghiên cứu, thử nghiệm vì nhiều rủi ro đi kèm như chiến tranh tiền tệ hay rủi
ro công nghệ nếu trình độ công nghệ thông tin chính phủ kém hơn các tội phạm có
chuyên môn cao, dẫn đến nhiều hệ lụy cũng như niềm tin của người dân vào loại
tiền tệ này. Phân tích chi phí – lợi ích là cần thiết cho giải pháp dài hạn này.

You might also like