intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh quá trình này tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN THANH SƠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN THANH SƠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÙY ANH Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả luận văn Đoàn Thanh Sơn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thùy Anh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng năm 2014 Học viên Đoàn Thanh Sơn
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Số trang: 139 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Đoàn Thanh Sơn Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Anh Chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đƣợc hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây là vấn đề mới không những của cả nƣớc, của tỉnh Quảng Bình mà còn là đòi hỏi bức thiết của huyện Bố Trạch trong thời gian đến.Để thúc đẩy nông nghiêp huyện Bố Trạch phát triển nhanh, bền vững, một trong những chủ trƣơng biện pháp lớn là phải đẩy nhanh hơn nữa công nghiêp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp. Vì vậy, tôi chọn nội dung “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: biện chứng duy vật, phân tích và tổng hợp, logic với lịch sử, trừu tƣợng hóa khoa học, xử lý số liệu ...; với mục tiêu phân tích thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, đánh giá đúng kết quả, thành tựu đã đạt đƣợc và
  6. chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của chúng để có giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp đến năm 2020. Việc chọn lựa, đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch không những có ý nghĩa về lý luận mà còn về thực tiễn. Luận văn đã nêu ra những giải pháp phù hợp với mục tiêu đề ra, góp phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020./.
  7. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP............................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ................................................................................................................ 4 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp .... 9 1.2.1. Khái niệm, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp .. 9 1.2.2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ................................................................................................. 18 1.2.3. Nội dung quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa nông nghiê ̣p ..... 26 1.2.4. Kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Bố Trạch ............. 39 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 45 2.1. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài ................................ 45 2.1.1. Phương pháp biện chứng duy vật ..................................................... 45 2.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ................................................. 46 2.1.3. Phương pháp lịch sử ......................................................................... 47 2.1.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ............................................ 47 2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 48 2.2. Nguồn số liệu thực hiện đề tài.................................................................. 49
  8. 2.2.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Cục Thống kê và các sở, ngành tỉnh Quảng Bình ......................................................................... 49 2.2.2. Số liệu ở huyện Bố Trạch .................................................................. 49 CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA , HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH................ 51 3.1 Nhƣ̃ng nhân tố tác đô ̣ng tới phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch.... 51 3.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ....................................... 51 3.1.2. Điều kiện về kinh tế ........................................................................... 59 3.1.3. Điều kiện xã hội ................................................................................ 61 3.2. Thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch từ năm 2006 đến nay ....................................................................... 63 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................... 63 3.2.2. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học huyện Bố Trạch .................................... 83 3.2.3. Phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp - công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ..................................................................................... 88 3.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN ............................................................................... 89 3.3. Thực trạng và nguyên nhân quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở huyện Bố Trạch .......................................................................................................... 92 3.3.1. Thực trạng CNH – HĐH ở huyện Bố Trạch ..................................... 92 3.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế .................... 95 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 97 4.1. Phƣơng hƣớng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch ............................................................................................... 97 4.1.1. Phương hương chung ........................................................................ 97
  9. 4.1.2. Mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Bố Trạch đến năm 2020 ..................................................................................................... 98 4.1.3. Phương hướng cụ thể ...................................................................... 101 4.2. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của huyện Bố Trạch ...................................................................................... 102 4.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................... 102 4.2.2. Về cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp................................... 104 4.2.3. Về phát triển nguồn lực lao động trong nông nghiệp, nông thôn ... 105 4.2.4. Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông nghiệp, nông thôn .. 105 4.2.5. Về phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa............................................................................. 106 4.2.6. Về thị trường tiêu thụ ...................................................................... 107 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 107 KẾT LUẬN ................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 113 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCH Ban chấp hành 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CP Cổ phần 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 HA Héc ta 7 HĐH Hiện đại hóa 8 HTX Hợp tác xã 9 KM Ki lô mét 10 LLSX Lực lƣợng sản xuất 11 M Mét 12 QHSX Quan hệ sản xuất 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 TBCN Tƣ bản chủ nghĩa 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 USD Đô la Mỹ 18 XHCN Xã hội chủ nghĩa (Word Trade Organisation) 19 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu, thời tiết ở huyện Bố Trạch 55 Diện tích đất tự nhiên của huyện Bố Trạch giai 2 Bảng 3.2 56 đoạn từ năm 2009 - 2013 3 Bảng 3.3 Phân loại đất đai của huyện Bố Trạch 58 Gía trị tăng thêm và tốc độ tăng trƣởng kinh tế 4 Bảng 3.4 66 huyện Bố Trạch giai đoạn từ năm 2006 - 2013 Diễn biến giá trị tăng thêm của huyện Bố Trạch 5 Bảng 3.5 giai đoạn từ năm 2006 - 2013 (tính theo giá hiện 67 hành) Diễn biến cơ cấu kinh tế qua các năm của huyện 6 Bảng 3.6 68 Bố Trạch giai đoạn từ năm 2006 - 2013 Giá trị tăng thêm, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện Bố 7 Bảng 3.7 Trạch giai đoạn từ năm 2005 - 2013 (từ 2005 – 70 2009: giá so sánh năm 1994; từ 2010 - 2013: giá so sánh năm 2010) Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thời kỳ từ 8 Bảng 3.8 năm 2006 - 2013 (từ 2006 - 2009: giá so sánh 71 1994; từ 2010 - 2013: giá so sánh 2010) Diện tích, năng suất một số cây trồng hàng năm của 9 Bảng 3.9 73 huyện Bố Trạch giai đoạn từ năm 2006 - 2013 Tổng đàn và sản lƣợng gia súc, gia cầm từ năm 10 Bảng 3.10 75 2010 - 2013 ii
  12. Giá trị sản xuất và cơ cấu một số cây con của ngành 11 Bảng 3.11 77 nông nghiệp huyện Bố Trạch từ năm 2010 - 2013 . Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thời kỳ từ năm 12 Bảng 3.12 78 2010 - 2013 (tính theo giá so sánh năm 2010 Diện tích trồng rừng tập trung và số lƣợng cây 13 Bảng 3.13 79 phân tán huyện Bố Trạch từ năm 2010 - 2013 Giá trị và cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản từ 14 Bảng 3.14 81 năm 2010 - 2013 (tính theo giá so sánh năm 2010) Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản của 15 Bảng 3.15 82 huyện Bố Trạch từ năm 2010 - 2013 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Bố Trạch 16 Bảng 3.16 84 giai đoạn từ năm 2006 - 2013 iii
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đƣợc hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Từ Hội nghị Trung ƣơng bảy (khoá VII), Đảng ta đã xác định những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) mở đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã quyết định và chỉ đạo phải coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta nhận thức rõ hơn các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; đặc biệt Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) đã ra quyết định về “... đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tiếp tục khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”; và Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy nhanh hiện đại hóa nông nghiệp và các loại hình hợp tác sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây là vấn đề mới không những của cả nƣớc, của tỉnh Quảng Bình mà còn là đòi hỏi bức thiết của huyện Bố Trạch trong thời gian đến. Những năm vừa qua, nông nghiệp ở huyện Bố Trạch có những bƣớc phát triển khá, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tốt; 1
  14. nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ..., đã tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của xã hội. Tuy nhiên, nông nghiệp ở huyện Bố Trạch vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, diện tích manh mún, chủ yếu là nông hộ, công cụ sản xuất còn thủ công; sản phẩm qua chế biến chƣa nhiều, chất lƣợng sản phẩm thấp, sản phẩm hàng hóa chủ yếu xuất thô, chƣa có thƣơng hiệu, sản phẩm mang tính hàng hóa nổi bật còn ít nên hiệu quả và sức cạnh tranh kém; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh chƣa mạnh, năng suất lao động và thu nhập từ nông nghiệp không cao so với các ngành khác; tình trạng nông dân bỏ ruộng, ao, chuồng có xu hƣớng gia tăng ... Để thúc đẩy nông nghiêp huyện Bố Trạch phát triển nhanh, bền vững, một trong những chủ trƣơng biện pháp lớn là phải đẩy nhanh hơn nữa công nghiêp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp; vậy làm thế nào để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình? Vì vậy, tôi chọn nội dung “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh quá trình này tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá trực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2
  15. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2013, chủ yếu từ 2009 đến 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu, nhƣ: phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với phƣơng pháp hệ thống, thống kê, phân tích, so sánh … 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3
  16. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Ở Việt Nam, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần III cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, nhất là suốt gần 30 “đổi mới”, trong các nghị quyết của Đảng đều chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí góp phần cung cấp lý luận về phát triển nông nghiệp. - Nguyễn Đình Kháng và Vũ Văn Phúc (1998), Những nhận thức Kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. Sách đã hệ thống, phân tích những nhận thức có tính lý luận và thực tiễn dƣới góc độ kinh tế chính trị về các vấn đề hàng hóa, giá trị, lao động, về CNTB hiện đại, về thời kỳ quá độ, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ... là tài liệu bổ ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập. - Nguyễn Điền - VAPEC (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày một số vấn đề có tính lý luận về công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn ở các nƣớc châu Á và Việt Nam, qua đó để nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 4
  17. - Đỗ Đức Định (Chủ biên) (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh, Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và một số vấn đề chiến lƣợc công nghiệp hóa trong các nền kinh tế ở châu Á, từ đó rút ra một số kinh nghiệm và khả năng vận dụng ở Việt Nam. - Trung tâm Tƣ vấn đầu tƣ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA (1997), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Từ nhiều nguồn tài liệu và phƣơng pháp điều tra, tính toán khác nhau, các tác giả đã đƣa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hiện nay, thực chất những thành tựu đạt đƣợc. Trên cơ sở đó nêu ra khả năng và một số giải pháp, với mong muốn góp tiếng nói vào những cố gắng, nỗ lực chung của đất nƣớc; đƣa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá văn minh giàu có. - Vũ Văn Phúc, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nhanh, bền vững ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 3 - 406). Tác giả đã trình bày quan điểm và nguyên tắc chiến lƣợc của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ đổi mới (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến lần thứ XI), và sau đó cũng đã đề ra các giải pháp chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trƣờng. - Trần Thị Minh Châu, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Quan điểm cơ bản, vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Cộng sản, (số 860). Phó giáo sƣ Trần Thị Minh Châu đã khái lƣợc quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá từ Đại hội Đảng lần thứ III cho đến nay và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện đƣờng lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 5
  18. năm 1996 đến nay và kiến nghị thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới. - Nguyễn Kế Tuấn, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Thực trạng và kiến nghị giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 202). Bài viết đã khái quát thực trạng thực hiện các nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; khảng định những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, những hạn chế bất cập và những khó khăn thách thức với phát triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta. Trên cơ sở đó, bài viết đề ra ba giải pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Nguyễn Thị Thanh Tâm, “Một số đề xuất chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 10 - 389). Tác giả đã nêu ra những thành tựu trong phát triển nông nghiệp và yếu kém nỗi bật là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá quá chậm, là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nông nghiệp, nông thôn, và cuối cùng tác giả đề xuất một số chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nguyễn Xuân Cƣờng, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Phó Trƣởng ban Kinh tế Trung ƣơng, “Nhìn lại ba năm thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, Tạp chí Cộng sản, (số 855). Tác giả đã khảng định những thành tựu đạt đƣợc và khó khăn cần tháo gỡ và đề ra một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới. - Vƣơng Đình Huệ, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Trƣởng ban Kinh tế Trung ƣơng, “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 854). Bài viết đã nêu ra một số hạn chế, tồn tại trong phát triển nông nghiệp nƣớc ta từ khi đổi mới đến nay và những thách thức, mâu thuẫn cần tập trung 6
  19. giải quyết trong quá trình tái cơ cấu ở nƣớc ta, đồng thời tác giả cũng nêu ra một số giải pháp cần quan tâm khi tái cơ cấu nông nghiệp. - Lê Diệp Đĩnh, Nguyễn Ngọc Diệp, Trần Quang Vũ, Dƣơng Đức Đại “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Một số thành tựu, vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 2009; tập 7 - số 6, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bài viết đã nêu lên quá trình CNH, HĐH đã thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cƣờng năng lực của các ngành kinh tế. Nhìn chung kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2000 - 2008 do tác động của CNH, HĐH là khá sáng sủa; tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đó là CNH, HĐH diễn ra còn chậm chạp và phụ thuộc, đi sau sự phát triển nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo gia tăng, an ninh trật tự xã hội nông thôn diễn biến phức tạp ... - Luận văn Thạc sỹ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa - năm 2010. Đã khái quát đƣợc quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn hiện nay, những thuận lợi khó khăn và vƣớng mắc của nền nông nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả đã nêu đƣợc vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn đóng vai trò “chìa khoá” cho công cuộc phát triển toàn diện nông thôn, nó tác động trực tiếp và mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, làm tăng năng suất lao động tạo việc làm tăng thu nhập, mở rộng các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam không thể diễn ra một cách suôn sẽ mà nó còn phải gặp vô số vấn đề vƣớng mắc cần phải tháo gở. 7
  20. - Luận văn Thạc sỹ “Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” - năm 1997 của Nguyễn Sỹ. Tác giả đã đánh giá nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh nói riêng và nền nông nghiệp đồng bằng sông Hồng nói chung. Tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trƣơng chính sách và biện pháp tác động, thúc đẩy và mang lại những thành tựu trong kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt đạt đƣợc vẫn còn những vƣớng mắc cũng đƣợc tác giả làm sáng tỏ về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra những chủ trƣơng, chính sách và những giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Luận văn Thạc sỹ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẳng” - năm 2006 của tác giả Trần Văn Trƣờng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đã nêu đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp của địa phƣơng vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phƣơng thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lƣợng sản phẩm không ổn định. Tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số định hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong địa bàn huyện, tạo điều kiện về môi trƣờng đầu tƣ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển khu công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu. - Luận văn Thạc sỹ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007)” - năm 2010 của Bùi Thanh Tùng, Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã áp dụng những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên, những chủ trƣơng chính sách và biện pháp tác động thúc đẩy và mang lại những thành tựu trong kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt đạt 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
51=>0