You are on page 1of 3

1

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT TÀI CHÍNH

1. Đặc điểm của ngân sách nhà nước, ý nghĩa pháp lý của việc xác định các đặc điểm
này?
2. Vai trò của ngân sách nhà nước? Pháp luật ngân sách nhà nước thể hiện vai trò này
như thế nào? Ví dụ minh họa?
3. Phân biệt ngân sách nhà nước với quỹ ngân sách nhà nước và chỉ ra ý nghĩa pháp lý
của việc phân biệt này?
4. Phân biệt Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 với Đạo luật Ngân sách thường niên?
5. Phân tích nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước. Chỉ
ra những ngoại lệ của từng nguyên tắc.
6. Nếu và phân tích cơ sở để xây dựng hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam?
7. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước? Tại sao pháp luật quy định hệ thống quản lý ngân sách nhà nước phải được
thiết kế theo mô hình tổ chức chính quyền?
8. Phân biệt cấp ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán theo quy định hiện hành?
9. Xác định cơ cấu nguồn thu một cấp ngân sách địa phương? Nguồn thu chia theo tỷ lệ
phân trăm có gì khác biệt so với nguồn thu bổ sung của một cấp ngân sách địa phương?
Cho ví dụ minh họa.
10. Phân tích và chỉ ra ý nghĩa pháp lý của các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức ngân
sách nhà nước?
11. Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành. Phân tích mối quan
hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước?
12. Phân tích vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách trên cơ
sở quy định pháp luật.
13. Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương theo quy định pháp luật hiện hành có
đặc trưng gì? Lấy ví dụ minh họa.
14. Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương theo quy định pháp luật hiện hành có
đặc trưng gì? Lấy ví dụ minh họa.
15. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản thu và các khoản chi của Ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật. Tại sao cần phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách nhà nước?
16. Phân tích các bước cơ bản trong việc lập dự toán Ngân sách nhà nước theo quy định
hiện hành.
17. Phân tích bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành ngân sách
nhà nước.
18. Trên cơ sở quy định pháp luật ngân sách, phân biệt hoạt động thu ngân sách nhà
nước và hoạt động thu tài chính của các chủ thể khác trong xã hội.
19. Phân biệt thuế với lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nêu ý nghĩa pháp lý của việc
phân biệt.
2

20. Phân biệt phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhà nước theo
quy định pháp luật.
21. Phân biệt thu ngân sách nhà nước từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ theo
quy định của pháp luật.
22. Phân tích các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.
23. Phân biệt chi thường xuyên với chi đầu tư phát triển và ý nghĩa pháp lý của việc
phân biệt.
24. Lý giải tại sao pháp luật quy định các khoản nợ công chỉ để bù đắp cho chi đầu tư
phát triển.
25. Phân tích bản chất của hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước. Hoạt động quyết
toán ngân sách nhà nước có ý nghĩa pháp lý như thế nào?
26. Phân tích trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách của cơ quan kiểm
toán nhà nước.
27. Phân biệt quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật.
28. Phân tích nội dung cơ bản của cơ chế kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước.
29. Phân tích ý nghĩa của việc xác định các đặc điểm của thuế trong xây dựng, ban hành
và thực thi pháp luật thuế.
30. Nêu các cách phân loại thuế và ý nghĩa của việc phân loại thuế đối với việc ban hành
và thực thi văn bản pháp luật thuế.
31. So sánh thuế trực thu và thuế gián thu. Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại thuế trực
thu và thuế gián thu.
32. Nêu các nguyên tắc đánh thuế theo quan điểm phổ biến và bình luận về việc vận
dụng các quyền thu thuế của Việt Nam hiện nay.
33. Trình bày cơ cấu của luật thuế và rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu pháp luật thuế.
34. Phân tích các đặc trưng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tại sao phải quy định
nhiều loại thuế suất thuế nhập khẩu?
35. Các cách xác định trị giá hải quan trong thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Phân tích sự
khác biệt trong việc xác định giá tính thuế nhập khẩu và giá tính thuế xuất khẩu?
36. Cách xác định giá trị tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành?
37. Phạm vi áp dụng của thuế tiêu thụ đặc biệt.
38. Bản chất pháp lý của việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
39. Cách xác định trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành?
40. Bình luận về biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
41. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt có ảnh hưởng thế nào đến việc ban hành và thực
thi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt? Cho ví dụ minh họa?
42. Trình bày phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng?
So sánh phạm vi áp dụng của thuế tiêu thụ đặc biệt với phạm vi áp dụng của thuế giá trị
gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành.
43. Phân tích các lý do để nhà làm luật quy định các trường hợp không thuộc diện chịu
thuế giá trị gia tăng.
3

44. Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương
pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành?
45. So sánh hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt với hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp
luật?
46. Việc xác định thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu có ý nghĩa gì về khía cạnh pháp
lý? Mức thuế suất 0% được áp dụng cho hành hóa, dịch vụ nào theo quy định của pháp
luật? Giải thích tại sao việc kinh doanh hàng hóa chịu thuế suất 0% lại được ưu đã hơn
kinh doanh hàng hóa không thuộc diện chịu thuế?
47. Trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách, chứng từ đầy đủ thì
có phải thực hiện nghĩa vụ thuế thuế giá trị gia tăng hay không? Tại sao? Nếu có thì nộp
theo phương pháp nào? Giải thích vì sao phải nộp thuế theo phương pháp đó?
48. Nêu sự khách biệt giữa nghĩa vụ thuế thuế giá trị gia tăng của chủ thể kinh doanh
hành hóa chịu thuế thuế giá trị gia tăng mức 0% và chủ thể kinh doanh hàng hóa không
thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
49. Nội dung và ý nghĩa của việc ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
50. Trình bày căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
hiện hành?
51. Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành?
52. Thế nào là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật hiện hành? Lấy ví dụ minh họa?
53. Ý nghĩa của việc quy định chính sách ưu đã trong thuế thu nhập doanh nghiệp? Ví
dụ minh họa?
54. Thế nào là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định của Luật thuế thu
nhập cá nhân? Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân
cư trú và cá nhân không cư trú?
55. Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành?
56. Trình bày nội dung hoàn thuế và khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân?
57. Trình bày trình tự, thủ tục thu, nộp thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành.
58. Xác định các loại thuế liên quan đến đất đai và phạm vi áp dụng các luật thuế này tại
Việt Nam hiện nay.
59. Trình bày căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
60. Trình bày phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế thuế tài nguyên?
61. Trình bày phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế của thuế bảo vệ môi trường?

Chú ý:
1. Cơ cấu đề thi:
- Phần lý thuyết nằm trong nội dung câu hỏi ôn tập.
- Phần tình huống giả định: Bao gồm nội dung pháp luật ngân sách và pháp luật thuế
(gồm xác định các loại thuế và xác định nghĩa vụ thuế phải nội).
2. Sinh viên không mang tài liệu vào phòng thi (bao gồm cả văn bản pháp luật).

You might also like