« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận diện một số biến đổi văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Văn hóa truyền thống là một di sản quý báu của mỗi dân tộc.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta phải coi trọng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vì “văn hóa là mục tiêu và động lực để xây dựng, phát triển bền vững…”..
- “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Thực hiện chủ trương đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) được bảo tồn, phát huy.
- hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm.
- Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện.
- Tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế-xã hội thì các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS đang dần bị mai một và biến đổi một cách nhanh chóng.
- Vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS..
- Nghiên cứu về biến đổi giá trị văn hóa truyền thống đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Hồng Tâm (2017), Luận án “Sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình trong phát triển du lịch dưới góc độ văn hóa học”, tác giả đã hệ thống hóa được một số lý luận về biến đổi văn hóa truyền thống, đóng góp cho việc xác định biểu hiện của biến đổi văn hóa truyền thống, đồng thời xác định được phương thức biến đổi văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch.
- Kết quả này có đóng góp mới cho chuyên ngành nghiên cứu văn hóa học trong mối quan hệ với hoạt động phát triển du lịch.Về mặt thực tiễn, Luận án đã trình bày được thực trạng về biến đổi văn hóa truyền thống, phân tích được một số yếu tố tác động dẫn đến biến đổi văn hóa, đưa ra.
- xu hướng và xác định được những vấn đề đặt ra về biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trong phát triển du lịch đóng góp cho việc nghiên cứu, đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tiên tiến và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh phát triển du lịch.
- Tác giả Lâm Nhân trong bài viết “Vấn đề lưu và biến đổi văn hóa của người Chơ-ro ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”.
- Nhìn chung, nghiên cứu về biến đổi văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
- “Nhận diện một số biến đổi văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong bối cảnh hiện nay”..
- Để nghiên cứu nội dung “Nhận diện một số biến đổi văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong bối cảnh hiện nay”, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Trên cơ sở thu thập, nghiên cứu, tập hợp và khái quát hóa các nội dung liên quan đến các vấn đề biến đổi văn hóa của cộng đồng.
- phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để phân tích, làm rõ nội hàm và biểu hiện của biến đổi văn hóa..
- Những biến đổi văn hóa truyền thống 4.1.1.
- Nguồn lương thực, thực phẩm truyền thống giảm, nhất là từ nguồn săn bắt hái lượm.
- Mặc là một yếu tố văn hóa đặc thù.
- Trong văn hóa mặc, ngoài các yếu tố chung là đồ che thân, làm ấm cơ thể thì cái riêng của trang phục mang tính xã hội và tính thẩm mỹ, đậm bản sắc tộc người..
- Sự biến đổi cái mặc diễn ra không mạnh và nhanh như văn hóa ăn uống nhưng thực tế cũng có sự tiếp biến, giao thoa rất lớn.
- Xưa kia trang phục truyền thống được đồng bào sử dụng thường xuyên, sau đó thưa dần.
- Quá trình phát triển thời gian qua đã làm cho văn hóa vật chất các dân tộc có nhiều thay đổi.
- Đối với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, giá trị văn hóa bậc nhất Tây Nguyên, việc bảo tồn và gìn giữ còn gặp khá nhiều khó khăn..
- Các nhạc cụ, bài hát truyền thống đã bị mai một, điển hình như: Dân tộc Thái, tỷ lệ người biết hát bài hát truyền thống có 3,0%.
- tỷ lệ người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống 0,9%.
- Người Hoa, tỷ lệ người biết múa điệu múa truyền thống 1,6%.
- tỷ lệ người biết hát bài hát truyền thống 5,5%.
- tỷ lệ người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống 0,4%.
- Người Mông, tỷ lệ người biết múa điệu múa truyền thống 9,8%.
- tỷ lệ người biết hát bài hát truyền thống 10,4.
- tỷ lệ người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống 1,3 % (Uy ban Dan toc &.
- Sự biến đổi của văn hóa truyền thống được biểu hiện ở sự biến đổi của kiến trúc nhà ở được biểu hiện ở tất cả các dân tộc thiểu số trêm phạm vi cả nước.
- Trong quá trình phát triển nông thôn mới, kiến trúc nhà ở của đồng bào Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi dẫn đến giá trị văn hóa truyền thống bị biến đổi theo kiểu kiến trúc hiện đại.
- Ở khu vực phía Bắc, các tộc người Mông, Dao, Thái, Tày kiến trúc nhà ở truyền thống đều đã bị biến đổi theo hướng hiện đại..
- Thực tế cho thấy, ở các địa phương này, ngoài sự tiếp thu các loại văn hóa khác thì việc tiếp thu ngôn ngữ phổ thông ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
- Các thế hệ trẻ hàng ngày được học tập bằng tiếng Việt, được nghe, nhìn và thưởng thức văn hóa nghệ thuật cũng bằng tiếng Việt.
- Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số bị mai một, biểu hiện rõ nhất là sự mai một của ngôn ngữ mẹ đẻ, thậm chí nhiều.
- Lễ cưới là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng, phản ánh đậm nét đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của một dân tộc.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều phong tục, tập quán, trong đó có lễ cưới của người các DTTS đang có sự biến đổi rất rõ rệt.
- Nhìn chung, quá trình phát triển kinh tế-xã hội sẽ phá vỡ cấu trúc hạ tầng kinh tế cũ, kéo theo sự thay đổi của văn hóa.
- Các lễ hội văn hóa dân gian được xem như là bản sắc độc đáo và vốn quý của các dân tộc có nguy cơ ngày càng mai một và bị biến đổi trước sự giao thoa và hội nhập của làn sóng âm nhạc hiện đại.
- Nhiều nhạc cụ dân tộc bị hiện đại hóa cùng với việc sinh hoạt văn hóa dân gian bị suy giảm.
- những di sản văn hóa tinh thần đặc biệt của các dân tộc, đang dần ít xuất hiện trong đời sống của đồng bào và thay vào đó là những văn hóa hiện đại được tiếp nhận từ bên ngoài vào pha trộn với văn hóa truyền thống..
- Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng và tính cộng đồng của văn hóa cồng chiêng, nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché quý..
- Sự biến đổi theo hướng mai một văn hóa truyền thống của các dân tộc có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là quy luật phát triển của lịch sử, văn hóa, cụ thể như:.
- Thứ nhất, do tác động của xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, sự xuất hiện nhiều loại hình giải trí mới nên giới trẻ không còn tha thiết với văn hóa dân tộc (như tham gia các hoạt động biểu diễn, trình diễn văn hóa dân tộc).
- Lớp trẻ chưa thật sự yêu thích, quan tâm đến văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình, trong khi nhiều nghệ nhân giỏi do tuổi tác cao, lần lượt qua đời..
- Thứ hai, sự biến đổi trong đời sống kinh tế của cộng đồng dẫn đến nhu cầu tinh thần hưởng thụ văn hóa truyền thống không còn được duy trì.
- Đối với đồng bào các DTTS vùng Tây Bắc, phía Tây các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, rừng không chỉ là không gian kinh tế (sinh tồn), mà còn là không gian văn hóa.
- Văn hóa các DTTS gắn với rừng, là kết quả của quá trình ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
- Trong thời gian qua, không gian sinh tồn của các DTTS ngày càng bị thu hẹp nghiêm trọng, môi trường văn hóa suy giảm với tốc độ nhanh.
- Rừng bị mất, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, mà còn phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống văn hóa các DTTS.
- Khi vốn rừng thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, con người mất nguồn sống, văn hóa truyền thống mất cơ sở tồn tại, người DTTS tự đánh mất chính mình..
- Thứ ba, quá trình di dân thời gian qua khiến cho bản sắc văn hóa cũng bị pha loãng dần, sự biến đổi của đời sống xã hội khiến nhiều nét văn hóa biến đổi theo..
- Thứ tư, mặc dù nhiều nơi đời sống kinh tế được cải thiện, nhưng sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa còn lớn, trong đó vai trò của chủ thể, của người dân, của cộng đồng chưa được phát huy và đặt đúng vị trí.
- văn hóa của dân tộc mình trước sự giao thoa văn hóa và dưới những tác động mạnh mẽ của đời sống xã hội và tôn giáo..
- Trước xu thế giao lưu và hội nhập, một bộ phận giới trẻ thiếu tự tin, thiếu tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình.
- Họ quan niệm rằng, nói tiếng DTTS, mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình là lạc hậu.
- Một số giải pháp hạn chế sự biến đổi văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Một là, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với chuyển đổi nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và chuyển đổi nghề với sự phát triển kinh tế-xã hội trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và địa phương.
- Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với chuyển đổi nghề.
- động viên, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế-xã hội.
- tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc là di sản vô cùng quý báu được trao truyền từ đời này đến đời khác để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc..
- Hai là, cần phải phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với chuyển đổi nghề.
- Bởi vì cộng đồng là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa, là nhân tố quyết định trong quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, vì vậy cần phải tạo ra sự gắn kết giữa cộng đồng và giá trị văn hóa.
- Cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ giá trị văn hóa truyền thống để họ tự hào về những giá trị mà cha ông đã để lại.
- Ba là, xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với việc chuyển đổi nghề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong chương trình phát triển quốc gia và địa phương.
- Các mô hình chuyển đổi nghề gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống phải phải phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương, đặc biệt phải bảo tồn và phát huy được những phong tục, tập quán, giá.
- trị văn hóa truyền thống của từng địa phương.
- Đặc biệt, mô hình chuyển nghề đó phải vừa bảo tồn và vừa phát huy được giá trị văn hóa của địa phương..
- Khi xây dựng mô hình, phải phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia vào các chương trình, dự án, mô hình bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống gắn với chuyển đổi nghề trên địa bàn.
- Khuyến khích, đa dạng các mô hình chuyển đổi nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, như: mô hình phát triển nghề thủ công, du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa, du lịch trải nghiệm.
- Từ kết quả nhận diện những biến đổi văn hóa của các DTTS, cho thấy biến đổi văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS hiện nay đang đặt ra một số vấn đề như sau:.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến đổi văn hóa truyền thống ở đồng bào các DTTS đang diễn ra rất mạnh.
- Vì vậy, khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào rất hạn chế, nhiều dân tộc bị mai một những số yếu tố văn hóa truyền thống.
- Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào tuy phong phú, nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức..
- Do tác động của nhiều yếu tố đã làm xuất hiện xu hướng xa rời bản sắc văn hóa và dẫn đến hiện tượng đứt gãy văn hóa.
- thống hiện đang phải đối mặt với sự mất mát các giá trị di sản truyền thống một cách nhanh chóng trước các tác động của một số mô hình chuyển đổi nghề không hợp lý.
- Hiện nay, xuất hiện nhiều xu hướng biến đổi văn hóa như: Xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phù hợp với điều kiện phát triển mới.
- xu hướng tiếp biến văn hóa thông qua giao lưu trong nước và hội nhập quốc tế.
- xu hướng suy giảm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa phi vật thể.
- Sự biến đổi này đang tác động sâu sắc đến văn hóa các dân tộc thiểu số, từ đó hình thành bức tranh sinh động và phức tạp về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số đương đại..
- Văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Vì vậy, trong thời gian qua nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác bảo tồn văn hóa truyền thống.
- Tuy nhiên, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS cũng bị tác động và có sự biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và hạn chế..
- Vì vậy, để góp phần hạn chế sự biến đổi theo hướng không phù hợp, các địa phương cần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán nhằm khai thác giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi..
- V ăn hóa truyền thống của mỗi dân tộc có một vị trí quan đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Bởi vì văn hóa truyền thống là những giá trị tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc của một dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ theo suốt chiều dài lịch sử..
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, sự tăng cường giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người, giữa các quốc gia, văn hóa truyền thống của một số tộc người đã bị mai một đi nhiều, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số cũng đã có biến đổi lớn theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.
- Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu nhận diện một số biến đổi văn hóa truyền thống trong trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta, nhằm tìm hiểu văn hóa truyền thống và sự biến đổi của nó trong quá trình phát triển kinh tế, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa..
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cứ liệu cho các nhà hoạch định chính chính sách xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc...
- Từ khóa: Văn hóa truyền thống.
- Bảo tồn văn hóa.
- Giá trị văn hóa dân tộc.
- Biến đổi văn hóa.
- Đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Học viện Dân tộc

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt