« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sức khỏe sinh thái nền đáy sông Ba Lai thông qua chỉ số sinh trưởng MI (Maturity index) của quần xã tuyến trùng sống tự do


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE SINH THÁI NỀN ĐÁY SÔNG BA LAI THÔNG QUA CHỈ SỐ SINH TRƯỞNG MI (MATURITY INDEX).
- CỦA QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO.
- Quần xã tuyến trùng (QXTT) được thu mẫu trong 2 mùa: mùa mưa năm 2019 và mùa khô năm 2020.
- Kết quả phân tích chỉ số chống chịu/nhạy cảm c-p (colonizer- persister) cho thấy quần xã tuyến trùng sông Ba Lai chủ yếu có c-p bằng 2, đây là nhóm tuyến trùng quần lập, sống ở điều kiện môi trường bị xáo trộn.
- Trong và ngoài đập ở hai mùa đều xuất hiện các giống tuyến trùng có c-p thấp cho thấy nền đáy sông Ba Lai có dấu hiệu bị xáo trộn ở cả hai mùa mưa khô.
- Chỉ số sinh trưởng MI (Matuarity index) của tuyến trùng trong hai mùa ở các vị trí chân đập (G3, G4) đều thấp, nền đáy có chất lượng kém.
- Cần có những biện pháp kịp thời để giảm mặn, ổn định nguồn nước ngọt, cũng như hạn chế tác động của đập đến hệ sinh thái nền đáy..
- Từ khóa: chỉ thị sinh học, chỉ số c-p, chỉ số MI (Matuarity index), động vật đáy không xương sống, tác động của đập.
- ASSESSMENT ECOLOGICAL HEALTH OF THE BA LAI RIVER BY THE MATURITY INDEX OF THE FREE-LIVING NEMATODE COMMUNITIES Nematode communities were sampled in 2 seasons: the rainy season in 2019 and the dry season 2020.
- The analysis results of the colonizer- persister index (c-p) showed that the Ba Lai river nematode community was mainly equal to 2, this is the group of nematode, living in disturbed environmental conditions.
- In and outside the dam in the two seasons, low c-p nematode appeared, showing signs of pollution in the bottom of the Ba Lai river, not improved from the rainy season to the dry season.
- Timely measures should be taken to minimize pollution and saline intrusion in the Ba Lai River, as well as to limit the impact of dams on the bottom ecosystem..
- Tuyến trùng thuộc ngành giun tròn, có độ đa dạng sinh học cao, mật độ lớn, dễ dàng thu mẫu.
- Hơn nữa, tuyến trùng lại nhạy cảm và phản ứng nhanh với sự thay đổi môi trường nên thường được sử dụng trong giám sát chất lượng môi trường (Semprucci và cs., 2013).
- Hai phương pháp thường được ứng dụng khi dùng quần xã tuyến trùng đánh giá sức khỏe sinh thái nền đáy: Phương pháp thông qua định loại là dựa vào đặc tính chỉ thị của từng giống tuyến trùng cụ thể, ví dụ chỉ số sinh trưởng MI (Matuarity index).
- Warwick và cs., 1986)..
- Trong đó, chỉ số sinh trưởng MI thể hiện tính ưu việt hơn khi so với các chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H’) và chỉ số cân bằng Pielou (J.
- Semprucci và cs., 2010).
- Chỉ số sinh trưởng MI đã được sử dụng trong đánh giá sức khỏe sinh thái nền đáy ở nhiều thủy vực trên thế giới mang lại nhiều ưu điểm, hiệu quả cao (Bongers và cs., 1991.
- Bongers và cs., 1999.
- Mirto và cs., 2002.
- Gyedu và cs., 2006).
- Tại Việt Nam, một số nghiên cứu áp dụng chỉ số c-p kết hợp MI như: sông Sài Gòn (Nguyen và cs., 2015), sông Cầu (Nguyen, 2005), rừng ngập mặn Cần Giờ ( Ngo, 2013), và hệ thống cửa sông Mekong ( Ngo và cs., 2013.
- Quang và cs., 2016).
- Sông Ba Lai là sông lớn ở Bến Tre, chức năng cung cấp nước ngọt cho nuôi trồng và sử dụng cho sinh hoạt.
- Tuy nhiên, trên sông Ba Lai còn rất ít nghiên cứu về chỉ thị QXTT nói chung và áp dụng chỉ số MI nói riêng.
- Chỉ số c-p kết hợp MI nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước theo dọc chiều dài sông Ba Lai, đảm bảo cho các hộ dân thực hiện việc lấy nước ngọt trong đập để trồng trọt, còn những hộ dân ngoài đập làm muối, nuôi tôm...Nghiên cứu này sử dụng tuyến trùng thu tại 16 điểm dọc sông Ba Lai, phân tích các chỉ số nhạy cảm c-p, chỉ số sinh trưởng MI bước đầu đánh giá hiện trạng môi trường, để từ đây thực hiện các bước nghiên cứu tiếp giúp ích cho công tác quản lý nguồn nước và môi trường trên sông Ba Lai..
- Quần xã tuyến trùng sống tự do được thu thập trong tháng 10 (tương ứng với mùa mưa) và tháng 3 (tương ứng với mùa khô) theo trình tự từ ngoài cửa sông đến thượng nguồn tại 16 vị trí (ký hiệu từ G1 đến G16).
- Ở mỗi điểm, thu lặp lại 3 mẫu tuyến trùng ở ven bờ.
- Bản đồ và tọa độ khảo sát trên sông Ba Lai được thể hiện trên hình 1..
- Bản đồ vị trí thu mẫu trên sông Ba Lai 2.2.
- Phương pháp thu và bảo quản mẫu tuyến trùng tại hiện trường.
- Dùng ống core cắm sâu xuống nền đáy khoảng 15cm và thu toàn bộ mẫu trầm tích lớp mặt ở độ sâu 10cm.
- Ở mỗi điểm, mẫu tuyến trùng được thu lặp lại 3 mẫu theo nguyên tắc thống kê.
- Sau đó tách lấy mẫu tuyến trùng bằng phương pháp sử dụng dung dịch Ludox – TM50 (tỉ trọng 1,18) (Vincx, 1996)..
- Gắp ngẫu nhiên 100 cá thể tuyến trùng (mẫu nào dưới 100 thì gắp toàn bộ) xử lý lên tiêu bản theo phương pháp của De Grisse (1969)..
- Ngoài ra, tham khảo thêm cơ sở dữ liệu tuyến trùng trực tuyến NEMYS ( Bezerra và cs., 2019)..
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Đánh giá sức khỏe sinh thái nền đáy sông Ba Lai thông qua ứng dụng chỉ số MI..
- Chỉ số MI dựa vào mức độ bền vững sinh thái (hay nói cách khác dựa vào tỷ lệ tần suất xuất hiện của nhóm c-p) của tuyến trùng có giá trị từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ kém bền vững (colonizers) đến mức độ ổn định (persisters) của môi trường sinh thái được xác định theo Bongers và cs.
- Tính toán chỉ số MI và phân loại sức khỏe.
- sinh thái nền đáy sông Ba Lai dựa vào thang phân loại của Moreno và cs.
- Công thức tính chỉ số MI như sau:.
- f(i) Trong đó: MI: Hệ số sinh trưởng của hệ sinh thái v( i): Chỉ số c-p của taxon.
- Tác giả Moreno và cs., (2011) đề xuất thang quy đổi giá trị MI thành sức khỏe sinh thái nền đáy (Bảng 1).
- Sức khỏe sinh thái theo chỉ số MI của quần xã tuyến trùng.
- Giá trị MI Sức khỏe sinh thái.
- Kiểm tra sự khác biệt thống kê MI giữa các vị trí, vị trí * mùa bằng phân tích ANOVA 2 yếu tố của phần mềm STATICTICA 7.0.
- Phân tích Levene’s dùng để kiểm tra phân phối chuẩn (normal distributions) và tính đồng nhất trong phương sai (homogeneity of variances) (p >.
- Số liệu được chuyển về dạng Log (X+1) trước khi phân tích.
- Phân tích chỉ số c-p của quần xã tuyến trùng trên sông Ba Lai.
- Giá trị c-p của quần xã tuyến trùng sông Ba Lai chủ yếu tập trung ở c-p 2, 3 (hình 2), cho thấy quần xã tuyến trùng ở sông Ba Lai gồm nhóm quần lập và định cư.
- Đặc biệt, quần xã tuyến trùng trong đập và ngoài đập vào cả mùa mưa lẫn mùa khô đều xuất hiện các giống có c-p thấp (chỉ thị cho môi trường bị xáo trộn).
- Cụ thể, bên ngoài đập Ba Lai xuất hiện các giống như: Paracomesoma (c-p= 2), Pseudolella (c-p= 2), Sabatieria (c-p=.
- Bên trong đập xuất hiện các giống như: Monhystera (c-p= 2), Daptonema (c-p= 2), Theristus (c-p= 2), Terschellingia (c-p= 2), Parodontophora (c-p= 2).
- Điều này cho thấy, nền đáy của sông Ba Lai khu vực phía ngoài lẫn bên trong đập đều bị xáo trộn, chất lượng môi trường tại một số vị trí bên ngoài và bên trong đập kém vào mùa mưa lẫn mùa khô..
- Vào mùa mưa 2019, nhóm tuyến trùng có c-p 2 (đại diện cho môi trường xáo trộn) chiếm ưu thế cao (từ trong đập ngoài đập), đồng thời chiếm ưu thế cao nhất trong cả quần xã.
- trộn mạnh) có xuất hiện trong đập và ngoài đập).
- Nhóm c- p 3 (đại diện cho môi trường ít xáo trộn) chiếm ưu thế cao ở ngoài đập .
- trong đập ngoài đập) (Hình 2).
- Chứng tỏ môi trường nền đáy trong và ngoài đập đều kém ổn định, tuy nhiên môi trường trong đập kém ổn định hơn ngoài đập, đặc biệt kém ổn định nhất ở vị trí chân đập (G3, G4)..
- Vào mùa khô 2020, nhóm tuyến trùng có c-p 2 tiếp tục chiếm ưu thế cao nhất trong quần xã (chiếm 92,76% trong đập, 81,26% ngoài đập).
- Tuy nhiên, trong mùa khô chúng không ưu thế cao bằng mùa mưa (85,56% trong đập, 95,04% ngoài đập mùa mưa).
- Nhóm c-p 1 xuất hiện trong đập, không ghi nhận ngoài đập).
- Hơn nữa, nhóm c-p 3 chiếm ưu thế cao ở ngoài đập Hình 2).
- Chứng tỏ môi trường nền đáy trong đập kém ổn định hơn ngoài đập, kém ổn định nhất ở vị trí chân đập (G4).
- Ngoài ra, trong 3 vị trí ngoài đập thì G3 tiếp tục ghi nhận nền đáy kém ổn định nhất..
- Tỉ lệ phần trăm c-p tại các vị trí khảo sát trong mùa mưa (A) và mùa khô (B) 3.2.
- Sức khỏe sinh thái nền đáy sông Ba Lai.
- Giá trị MI cho thấy mùa mưa sông Ba Lai có sức khỏe sinh thái nền đáy tốt hơn mùa khô và ngoài đập tốt hơn trong đập.
- Ngoài ra, vị trí ngoài – trong chân đập Ba Lai (G3, G4, G5) có nền đáy kém ổn định và xáo trộn nhất.
- Tại các vị trí G có MI cao trong cả hai mùa, cho thấy diễn thế sinh thái ở đây đã khá ổn định các yếu tố tác động từ môi trường đến quần xã chỉ thị là không đáng kể.
- Tại các vị trí G3, G4, G5, G7 có chỉ số MI thấp trong cả hai mùa cho thấy diễn thế sinh thái kém ổn định, quần xã tuyến trùng đang bị tác động mạnh bởi các yếu tố bất lợi của môi trường, chất lượng nền đáy kém, có dấu hiệu ô nhiễm.
- Hơn thế nữa, tại vị trí G16 vào mùa mưa, có MI cao, tuy nhiên qua mùa khô thì MI thấp, sức khỏe sinh thái nền đáy kém.
- Nguyên nhân có thể do hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô.
- Giá trị MI trung bình và độ lệch chuẩn tại các vị trí trên sông Ba Lai vào mùa mưa năm 2019 và mùa khô năm 2020.
- Hiện trạng sức khỏe sinh thái nền đáy tại các vị trí khảo sát trên sông Ba Lai.
- Vị trí Mùa mưa năm 2019 Mùa khô năm 2020.
- Ngoài đập.
- Trong đập.
- Phân tích ANOVA 2 yếu tố (bao gồm yếu tố “mùa”, “vị trí (độc lập.
- và tương tác “mùa * vị trí”) chỉ số MI của tuyến trùng.
- Phân tích phi tham số Kruskal – Wallis được dùng để thay thế.
- Kết quả ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê ở yếu tố “vị trí” và “mùa” (Bảng 3)..
- Phân tích phi tham số Kruskal – Wallis chỉ số MI của quần xã tuyến trùng trên sông Ba Lai.
- p – vị trí (độc lập) <0,001.
- Cụ thể ở điểm G16 từ mùa mưa có sức khỏe sinh thái nền đáy tốt (MI = 2,70) nhưng qua mùa khô kém (MI = 2,10).
- Bên cạnh đó, MI giữa một số vị trí khác biệt nhau qua cả hai mùa.
- Điều này chứng tỏ tại vị trí chân đập (G3, G4) có nền đáy kém, khác biệt với các điểm giữa sông (G10, G12, G15) dù qua hai mùa..
- Dựa vào chỉ số c-p và tính toán MI cho thấy sông Ba Lai đang có những dấu hiệu báo động về chất lượng nước.
- Cả trong và ngoài đập đều có các giống có c-p thấp chứng tỏ trong và ngoài đập nền đáy đều bị xáo trộn.
- Ở các vị trí chân đập (G3, G4) có MI thấp (MI <2,2) vào hai mùa, chứng tỏ nền đáy bị xáo trộn mạnh, chất lượng nước không được cải thiện từ mùa mưa sang mùa khô.
- Bên cạnh đó, một số vị trí khác như G5, G7, G16 cũng có MI thấp, thượng nguồn G16 có hiện tượng xâm nhập mặn, ô nhiễm vào mùa khô.
- Cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng nước ở sông Ba Lai, góp phần bảo vệ môi trường, ổn định cuộc sống người dân..
- Giá trị c-p của một số giống ưu thế trong quần xã trong cả 2 đợt khảo sát.
- Các giống đóng vai trò quan trọng trong quần xã và sự khác nhau giữa trong - ngoài đập được xác định bằng phân tích SIMPER ở mùa mưa năm 2019.
- Màu xanh dương là giống ưu thế ở trong và ngoài đập, xanh lá ngoài đập và tím – trong đập.
- Trong và ngoài đập.
- Các giống đóng vai trò quan trọng trong quần xã và sự khác nhau giữa trong- ngoài đập được xác định bằng phân tích SIMPER ở mùa khô năm 2020.
- Màu xanh dương là giống ưu thế ở trong và ngoài đập, xanh lá ngoài đập và tím - trong đập

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt