« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát huy vai trò của trí thức Việt Nam với công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM.
- Quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định rõ các thành tố của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay được cấu thành bởi mọi người dân Việt Nam, trong tất cả các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp, bộ phận xã hội khác nhau..
- Việc phát huy vai trò của trí thức Việt Nam với công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là một nội dung cần quan tâm.
- Bài viết này làm rõ thực trạng và đề cập một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của trí thức Việt Nam với công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay..
- Từ khóa: phát huy, vai trò, trí thức, khối đại đoàn kết dân tộc.
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đoàn kết là lực lượng lớn nhất”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”,.
- “Đoàn kết là then chốt của thành công”..
- “Nhờ đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến đến thắng lợi.
- Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam chúng tôi nhất định sẽ thống nhất” (Hồ Chí Minh, 2011c, tr 272)..
- Với dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối chiến lược của cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược được đúc kết từ nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành và vì lợi ích của quần chúng..
- Bằng thực tiễn của người lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế sau của chúng ta cả một hệ thống tư tưởng về đại đoàn kết.
- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ .
- Chí Minh, kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn coi đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng..
- Trong hệ thống tư tưởng đại đoàn kết của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ lực lượng đại đoàn kết dân tộc bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái.
- hợp thành khối đại đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc.
- Trong khối đại đoàn kết rộng lớn, đông đảo và đa dạng đó, liên minh công – nông – trí thức là nền tảng.
- Suốt chặng đường 35 năm đổi mới, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn của công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiều thắng lợi lớn.
- Là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết của đất nước ta hiện nay, không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam..
- Thực trạng phát huy vai trò trí thức trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Về vai trò của trí thức trong đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: trí thức là vốn quý của dân tộc.
- Xã hội càng phát triền, trí thức càng đông đảo, càng có vị trí lớn và yêu cầu cao đối với đất nước.
- Ngay từ thời kỳ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về vị trí, vai trò của trí thức, đặt niềm tin rất lớn đối với lực lượng này trong cuộc đấu tranh của dân tộc.
- Tại cuộc gặp mặt với trí thức và nhân sĩ thủ đô Hà Nội, ngay sau ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:.
- “Tôi tin trí thức”.
- Đây là yếu tố làm nên hiệu quả của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh..
- Lịch sử chứng minh rất rõ, khi nào thực hiện đúng chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là lúc đó dân tộc thống nhất về một mối, lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng, gác bỏ mọi lợi ích cá nhân, vượt qua mọi chống đối của kẻ thù để giành lấy độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân..
- Vai trò của lực lượng trí thức đối với sự phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng giữ vị trí quan trọng hơn nữa.
- Trí thức trở thành nguồn nhân lực cho sự phát triển toàn diện của Việt Nam cả về kinh tế lẫn vấn đề chính trị.
- Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế trí thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và cũng là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận thức rất rõ vai trò của trí thức Việt Nam trong chiến lược đoàn kết của dân tộc.
- Trải qua 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để trí thức Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng, phát huy vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện rõ là một bộ phận của công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vai trò quan trọng trong khối liên minh công – nông – trí ngày càng được củng cố vững chắc..
- Nhận thức vai trò của lực lượng trí thức với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy lực lượng này.
- Nghị quyết số 27- NQ/TW, ngày của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tạo nên bước phát triển lớn với lực lượng này..
- Đánh giá hiệu quả trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 27 – NQ/TW là mang lại cho Việt Nam sự biến đổi rất lớn về số lượng cũng như chất lượng trí thức hiện nay: cả nước đã tăng hơn 3,7 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
- Đội ngũ trí thức Việt Nam đã tăng thêm khoảng 2,8 triệu.
- Trong các lĩnh vực đặc biệt như quốc phòng, so với năm 2008, số lượng trí thức đã tăng 68%, có những đơn vị như Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội đã tăng 200.
- Ngoài trí thức trong nước còn có khoảng hơn 400.000 trí thức Việt kiều (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao)..
- Những năm qua, đội ngũ trí thức trực tiếp tham mưu, góp ý, phản biện vào những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước..
- Trong xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở đều có sự đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức.
- Tuy nhiên, phát huy vai trò của trí thức Việt Nam trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
- Hiện nay, vẫn còn một bộ phận trí thức Việt Nam chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của nước ta.
- phát huy vai trò của trí thức, việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong phát huy vai trò của trí thức Việt Nam, đặc biệt là trí thức trẻ trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Công tác bồi dưỡng, đào tạo đối với lực lượng trí thức trẻ hiện nay chưa được quan tâm, chưa kịp thời so với xu hướng phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế hiện nay, nhằm phát huy hơn nữa sự vững chắc của khối liên minh công – nông – trí..
- Hệ thống chính sách về trí thức còn thiếu và chưa phù hợp, tổ chức các hội của trí thức ở Trung ương và địa phương chưa đủ mạnh để tập hợp trí thức..
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò của trí thức trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Để tăng cường hiệu quả vai trò của trí thức Việt Nam trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay theo mục tiêu được xác định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của ta “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
- Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của trí thức Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông qua đó, trí thức Việt Nam ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển chung của đất nước, nhận thức rõ vai trò của mình trong xây dựng, củng cố khối liên minh công.
- cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có những chỉ đạo cụ thể xây dựng, trọng dụng trí thức trong các lĩnh vực.
- Có như vậy, lực lượng trí thức Việt Nam mới cống hiến tài, đức của mình đối với sự phát triển chung của địa phương, cơ quan, đơn vị trên mọi lĩnh vực.
- Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc..
- Trong suốt hành trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã có sự quan sát, tổng kết, nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và khoa học về vai trò người trí thức trong lịch sử.
- ....Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức..
- ....trí thức Việt Nam có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng ...Trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức mà thôi”.
- Xuất phát từ những đánh giá đúng đắn của Hồ Chí Minh về trí thức là nhân tố tạo nên chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc được thành công, là yếu tố tạo ra lực cho Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay là con đường xây dựng một Tổ quốc Việt Nam ngày càng một phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Thứ hai, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng khối đại đoàn kết đúng đắn, mang tính chiến lược.
- trương, chính sách nâng cao vai trò của trí thức Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết.
- Nhận thức về vị trí vai trò của trí thức là chưa đủ mà cần có những định hướng, chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước cụ thể, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, đặc biệt là đối với lực lượng của trí thức.
- Bởi hiện nay, cùng với xu thế hội nhập quốc tế, sự tác động của “diễn biến hòa bình” việc đánh giá, sử dụng trí thức sao cho hợp lý, phù hợp với tình hình thực tại của đất nước là vấn đề cần được quan tâm..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ vai trò của trí thức với sự phát triển của đất nước.
- Người cũng chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ vừa phải giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, vừa phải ra sức đào tạo thêm trí thức mới, những trí thức “chính tâm và thân dân” (Hồ Chí Minh, 2011b, tr 376-378).
- “Thân dân” là phẩm chất cần có để trí thức trở thành một bộ phận trong khối đại đoàn kết dân tộc.
- Còn “chính tâm” là phẩm chất hàng đầu mà trí thức cần có để trở thành lực lượng cơ bản trong sự phát triển của đất nước, có “chính tâm” thì trí thức mới là lực lượng hoạt động, phát triển vì Đảng vì nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân.
- Và Người cũng đã chỉ ra rất rõ, trí thức “thực hiện 2 chữ chính tâm không phải dễ dàng”..
- Đặc biệt, cần chú trọng công tác phát triển đảng viên đối với đối tượng là trí thức trẻ Việt Nam.
- Nhằm phát huy tinh thần kỷ luật, tự giác của đảng viên là người đầy tớ trung thành của nhân dân, phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình..
- Thứ ba, tạo môi trường để trí thức Việt Nam được học tập, nâng cao trình độ,.
- thức trẻ Việt Nam), phát huy hết năng lực của mình vào công cuộc phát triển đất nước..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khi phân tích về vai trò của trí thức đối với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã chỉ ra rất rõ, muốn trí thức gắn bó với dân tộc với nhân dân, Đảng và Nhà nước phải có chính sách để họ tự nghiên cứu phát minh, sáng tạo, tạo điều kiện cho họ sống và phát triển trí tuệ để cống hiến cho quốc gia dân tộc..
- Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì khâu đột phá đầu tiên phải được tính đến là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng một cách thật hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là phải hết sức tôn trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa của dân tộc.
- Trí thức là bộ phận chủ lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có như vậy, trí thức mới cống hiến hết khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước, mới trở thành bộ phận chủ động trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực.
- Thông qua các hoạt động như rà soát các chính sách hiện có và ban hành các cơ chế, chính sách mới đảm bảo trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động của trí thức.
- Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách để động viên và tiếp tục sử dụng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những trí thức có trình độ cao, năng lực và sức khỏe đã hết tuổi lao động.
- đối với đối tượng trí thức làm viêc ở vùng miền núi, đối tượng trí thức là người đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật,...
- có chế độ khen, thưởng hợp lý với trí thức có những cống hiến, đóng góp lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách thu hút lực lượng trí thức Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước..
- Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức Việt Nam.
- Nhằm phát huy tinh thần học tập và hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của trí thức, việc xây dựng các cơ chế hoạt động của các hội trí thức là điều cần thiết.
- Thông qua hoạt động của các hội trí thức, sự phối hợp nhịp nhàng với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể là cách thức tạo điều kiện để lực lượng trí thức nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt kịp những thông tin về tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương.
- Thông qua tổ chức của mình như Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp hội văn họcvà nghệ thuật,...lực lượng trí thức được tập hợp, đoàn kết phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của trí thức đối với công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,.
- Các tổ chức hội trí thức cần chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan chức năng để đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, tập hợp sức mạnh và trí tuệ của đội ngũ trí thức, phát huy đội ngũ trí thức trong tình hình mới.
- Chủ động phát hiện, thu hút, tập hợp trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp vào các tổ chức hội..
- Thứ năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cần chủ động đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- xây dựng vững chắc khối liên minh công – nông – trí trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay..
- Trí thức được đánh giá là lực lượng có chức năng phản biện xã hội rất tốt.
- Chức năng này hiện nay không còn là bản chất của trí thức mà đã trở thành trách nhiệm của trí thức với sự phát triển của xã hội.
- Trí thức Việt Nam là.
- lực lượng có nhận thức, có hiểu biết, có năng lực do vậy khi lực lượng này xác định rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân mình trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì chức năng phản biện xã hội của Mặt trận sẽ được hỗ trợ thực hiện hiệu quả rất cao..
- Đây cũng lý do vì sao trí thức được đánh giá cao trong thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức đoàn thể cần nắm rõ và thực hiện tốt nội dung này..
- Công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã được Đảng ta xác định là chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Công tác này Đảng ta thực hiện linh hoạt trong mỗi thời kỳ theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Và trí thức Việt Nam hiện nay được xác định là nhân tố quan trọng trong xây dựng khối liên minh công – nông – trí, là nhân tố đóng góp rất lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ rằng đại đoàn kết là điểm xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng.
- Bởi vậy, công tác phát huy vai trò của trí thức Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc luôn là một nội dung quan trọng được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chức đoàn thể quan tâm.
- Với những giải pháp vừa nêu trên, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy tốt vai trò của trí thức và tất cả các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện thắng lợi công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2021).
- Trí thức và vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt