« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Tóm tắt: Qua phân tích số liệu thứ cấp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, khi chuyển từ cách tiếp cận hộ nghèo theo kiểu truyền thống (thu nhập/chi tiêu) sang cách tiếp nghèo theo đa chiều (y tế, giáo dục và chất lượng cuộc sống), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
- Phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho thấy, đến năm 2020, thiếu hụt phổ biến đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi là hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt và sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Vấn đề diện tích, chất lượng nhà ở cũng là chỉ số thiếu hụt chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ nghèo (tương ứng 33,53% và 35,09.
- Với những nỗ lực trong công tác phổ cập giáo dục đã mang lại cho hộ nghèo được thụ hưởng dịch vụ giáo dục tốt hơn, chỉ 1,61% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường.
- Từ kết quả phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, các chương trình giảm nghèo của địa phương cần tập trung vào các nhóm nghèo khác nhau, cần có thiết kế chính sách phù hợp với từng đối tượng khác nhau..
- Từ khóa: Nghèo, nghèo đa chiều, dịch vụ xã hội cơ bản, Quảng Ngãi.
- chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.
- Khi áp dụng đo lường, đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, tỷ lệ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi có sự chênh lệch đáng kể so với cách tiếp cận đơn chiều.
- Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 là 9,22.
- Khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên 13,06%, đặc biệt khu vực miền núi có 25.392 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,93.
- trong đó huyện Tây Trà có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh: 75,08%, tiếp theo là huyện Sơn Tây: 55,07% (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2017).
- Qua 5 năm thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chuẩn mới, đời sống dân cư ở tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực, số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo có xu hướng giảm qua từng năm, từ 13,06% năm 2016 xuống còn 6,41% năm 2020 (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2021).
- Tuy nhiên, xem xét trong khu vực duyên hải Trung bộ, Quảng Ngãi luôn là một trong 03 tỉnh có số hộ nghèo cao nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), và liên tục là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất trong khu vực suốt giai đoạn .
- Kết quả xếp hạng mức độ nghèo các tỉnh ở Việt Nam năm 2020, Quảng Ngãi là tỉnh có số hộ nghèo cao thứ 7/63, còn xem xét tỷ lệ nghèo thì Quảng Ngãi là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao thứ 16/63 (Bộ LĐTBXH, 2021)..
- Như vậy, khi áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Bên cạnh nghèo về thu nhập, vấn đề thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo cũng là vấn đề cần quan tâm phân tích để gia tăng hiệu quả thiết kế chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo, gia tăng cơ hội và nâng cao năng lực cho người nghèo.
- Phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi 3.1.
- Tình hình nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn .
- Tuy nhiên, xem xét ở một số vùng miền cụ thể (điển hình như các tỉnh Miền núi phía Bắc, duyên hải Miền trung và Tây Nguyên) thì tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao, đặc biệt là khi quốc gia chuyển đổi phương pháp đo lường đánh giá nghèo theo đa chiều.
- Xem xét trong khu vực duyên hải Miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi là một trong 03 tỉnh có số hộ nghèo cao nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), và liên tục là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất suốt giai đoạn Bộ LĐTBXH, 2021)..
- Số lượng hộ nghèo các tỉnh Duyên hải Trung bộ giai đoạn .
- Về tỷ lệ hộ nghèo, Quảng Ngãi luôn là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất khu vực từ năm .
- Xu hướng chung của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, nhưng xếp hạng tỷ lệ nghèo lại không có sự thay đổi, ngoại trừ tỉnh Bình Định từ tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong khu vực năm 2015 đã vượt qua Quảng Nam trở thành tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ ba từ năm 2016 đến 2019.
- Xem xét kết quả xếp hạng mức độ nghèo các tỉnh ở Việt Nam năm 2019, Quảng Ngãi là tỉnh có số hộ nghèo cao thứ 9/63, còn xem xét tỷ lệ nghèo thì Quảng Ngãi là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao thứ 16/63 tỉnh thành..
- Diễn biến tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh Duyên hải Trung bộ giai đoạn .
- Xem xét trong giai đoạn tỷ lệ nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi giảm đáng kể từ 13,06% năm 2016 xuống còn 6,41% năm 2020.
- Năm 2017 toàn tỉnh có 39.127 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,16%, giảm 6.133 hộ tương ứng 13,55% so với năm 2016 .
- Năm 2018 tiếp tục giảm 5.746 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 9,39%, giảm 14,69% so với năm 2017.
- Đến năm 2020, tỷ lệ nghèo tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 6,41.
- Bình quân giai đoạn hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 14,83%/năm.
- Hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn phân theo khu vực nông thôn - thành thị.
- Tiếp cận số liệu phân theo khu vực nông thôn, thành thị (Hình 3) cho thấy trên 85% dân số Quảng Ngãi tập trung ở nông thôn, hộ nghèo cũng tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn..
- Năm 2017, số hộ nghèo ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 94,08% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh, đến năm 2018 tỷ lệ này là 94,75% và tăng lên 95,52% năm 2019.
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn luôn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh, và tốc độ giảm nghèo cũng chậm hơn so với khu vực thành thị cũng như bình quân toàn tỉnh: giai đoạn tỷ lệ nghèo toàn tỉnh giảm 38,21% thì ở thành thị giảm 52,99%, vùng nông thôn giảm 37,29%.
- Về tỷ lệ hộ nghèo, điểm nhấn ở cách tiếp cận này là nghèo khu vực thành thị chiếm tỷ lệ không cao, năm 2016 là 5,35%, giảm xuống còn 2,31% năm 2019.
- tốc độ giảm nghèo cũng rất ấn tượng, năm 2017 giảm 12,76% so với năm 2016, năm 2018 giảm 24,42% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 28,54% so với năm 2018, tổng thể giai đoạn 2016-2019 đã giảm 1.411 hộ nghèo tương ứng 52,99%, tốc độ giảm nghèo bình quân 22,24%/năm..
- Hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn phân theo khu vực đồng bằng - miền núi.
- Đánh giá nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi ở khu vực miền núi, khu vực có đến gần 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 41,93% thì năm 2020 chỉ còn 22,01%, tốc độ giảm nghèo bình quân là 13,62%/năm (Hình 4).
- Số hộ nghèo tập trung ở vùng miền núi cao hơn ở đồng bằng, và có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
- Thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi.
- Các chiều thiếu hụt thiết kế trong thang đo nghèo đa chiều Việt Nam có 5 chỉ tiêu (chiều) với 10 chỉ số cơ bản.
- Từ số liệu tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2016 đến năm 2020 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện (Bảng 1), có thể đánh giá về thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở 05 chiều dưới đây:.
- Tổng hợp thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong tổng số hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn .
- Chỉ số thiếu hụt.
- Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số hộ thiếu hụt tiếp cận DVXH Tỷ lệ so v ới t ổng số hộ nghèo.
- Số hộ thiếu hụt tiếp cận DVXH Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo.
- Mức độ thiếu hụt chiều giáo dục.
- Giai đoạn chỉ số thiếu hụt chiều giáo dục có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ thiếu hụt trong tống số hộ nghèo liên tục giảm qua các năm (Bảng 1).
- Năm 2016 có 7.046 hộ có thành viên trong độ tuổi lao động mà không tốt nghiệp trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 15,57%.
- tổng số hộ nghèo của tỉnh.
- năm 2020 tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ số này giảm xuống còn 9,71%.
- Tỷ lệ thiếu hụt chỉ số Trình độ giáo dục người lớn chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, vùng miền núi.
- Giai đoạn tỷ lệ hộ gia đình bị thiếu hụt chỉ số này trong tổng số hộ nghèo có tỷ lệ giảm bình quân là 23,19%/năm.
- Mức độ thiếu hụt chiều y tế.
- Theo số liệu ở Bảng 1, tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt trong tiếp cận dịch vụ y tế là 5% trong tổng số hộ nghèo năm 2016, đến năm 2020 là 4,2%, nhìn chung không có sự biến chuyển lớn..
- Tỷ lệ thiếu hụt bảo hiểm y tế liên tục giảm qua các năm, đến năm 2020 chỉ còn 17,46%.
- hộ nghèo bị thiếu hụt bảo hiểm y tế, đạt tốc độ giảm 17,54%/năm.
- Đặc biệt với chính sách an sinh xã hội dành cho vùng miền núi, dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo bị thiếu hụt chỉ số này ở vùng miền núi chỉ còn 1,57% vào năm 2020, đạt tốc độ giảm bình quân là 26,35%/năm, cao gấp 1,5 lần so mức bình quân chung của tỉnh..
- Mức độ thiếu hụt chiều nhà ở.
- Số liệu ở Bảng 1 cho thấy tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở trong tổng số hộ nghèo giai đoạn khá cao, luôn duy trì ở mức hơn 30% và tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi (vùng nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 95% số hộ thiếu hụt toàn tỉnh, vùng miền núi chiếm tỷ lệ hơn 68% số hộ thiếu hụt toàn tỉnh).
- Với chỉ số này, qua kết quả rà soát hộ nghèo của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ngãi thì toàn tỉnh có 15.586 hộ nghèo bị thiếu hụt, chiếm tỷ lệ 34,44% tổng số hộ nghèo vào năm 2016.
- Chỉ số thiếu hụt này qua các năm có xu hướng giảm, đến năm 2020 chỉ còn 8.528 hộ nhưng tỷ trọng trong tổng số hộ nghèo lại tăng lên 35,09%.
- Về tổng thể chung giai đoạn điều kiện nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở bình quân đầu người giảm đi, tỷ lệ hộ gia đình sống trong các ngôi nhà kiên cố và bán kiên cố đã tăng lên nhiều, đặc biệt là ở khu vực thành thị, ở vùng đồng bằng.
- Đồng thời cũng mang hàm ý cải thiện chỉ số thiếu hụt chiều nhà ở ở khu vực miền núi, ở vùng nông thôn trong số hộ nghèo gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực thi chính sách giảm nghèo..
- Mức độ thiếu hụt chiều điều kiện sống.
- Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh là thiếu hụt chiếm tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên dù xem xét ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng.
- Kết quả rà soát hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, năm 2016, toàn tỉnh có 15.233 hộ nghèo bị thiếu hụt chỉ số nguồn nước sinh hoạt, chiếm tỷ lệ 33,66% tổng số hộ nghèo.
- đến năm 2020 còn 9.544 hộ nhưng chiếm tỷ lệ đến 40,59% tổng hộ nghèo.
- Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp, dẫn đến tỷ lệ thiếu hụt chỉ số này trong tổng hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi khá cao, năm 2016 là 63,73%, năm 2020 là 59,59%.
- Tổng thể giai đoạn toàn tỉnh đã giảm được 14.818 hộ nghèo bị thiếu hụt chỉ số hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, tương ứng 51,37%, đạt tốc độ bình quân 16,49%/năm..
- Mức độ thiếu hụt chiều tiếp cận thông tin.
- Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông cũng khá cao và có xu hướng tăng lên.
- Số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi về kết quả rà soát hộ hộ nghèo thì năm 2016 toàn tỉnh có 17.966 hộ nghèo bị thiếu hụt chỉ số sử dụng dịch vụ viễn thông, chiếm tỷ lệ 39,7% tổng số hộ nghèo.
- năm 2020 giảm 2.119 hộ so với năm 2019, số hộ nghèo thiếu hụt sử dụng dịch vụ viễn thông còn 9.566 hộ nhưng lại chiếm đến 40,64%.
- tổng số hộ nghèo.
- tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo là 22,87%.
- Qua các năm giai đoạn số hộ bị thiếu hụt về sở hữu tài sản phục vụ tiếp cận thông tin luôn giảm xuống, bình quân là 13,71%/năm.
- Tuy nhiên, tỷ lệ hộ bị thiếu hụt chỉ số này trong tổng số hộ nghèo lại không giảm mà tăng nhẹ, năm 2016 là 22,87%.
- Tỷ lệ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong tổng số hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi năm 2020.
- Nguồn: Quyết định Phê duyệt kết quả rà soát đánh giá nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo giai đoạn của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
- Qua phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đã thể hiện rõ hơn về tình trạng nghèo, từ đó có thể gợi ý về cải thiện việc hoạch định và thực thi chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn.
- Đến cuối năm 2020, số liệu thứ cấp từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi (Hình 5) cho thấy số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ tiêu Hố xí/nhà tiêu hợp về sinh là lớn nhất, 14.026 hộ, chiếm tỷ lệ 59,59% trong tổng số hộ nghèo năm 2020.
- Điều này có nghĩa là, tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 23.537 hộ nghèo thì có tới 14.026 hộ không sử dụng hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Ngoài ra có tới 9.556 hộ nghèo đang không được tiếp cận các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet.
- 9.554 hộ nghèo sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, 8.258 hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 8m 2 và 7.893 hộ phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu kiên cố.
- Có đến 24,39% tổng số hộ nghèo không không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy.
- Chỉ tiêu có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất là tình trạng đi học của trẻ em và tiếp cận dịch vụ y tế.
- Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa đồng đều giữa các khu vực, giữa các nhóm dân tộc.
- Đến năm 2020, thiếu hụt phổ biến đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi là hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt và sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Vấn đề nhà ở cũng là hụt chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ nghèo..
- Từ kết quả phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi cho thấy các chương trình giảm nghèo của địa phương cần tập trung vào các nhóm nghèo khác nhau, cần có thiết kế chính sách phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
- Các dịch vụ xã hội cơ bản mà hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt với sự thiếu hụt phổ biến là (1) Điều kiện sống, (2) Nhà ở và (3) Tiếp cận thông tin.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các miền núi, nơi tập trung phần lớn hộ nghèo thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là hạ tâng giao thông và hệ thống nước sạch nông thôn.
- Hỗ trợ hộ nghèo về phương tiện nghe, nhìn.
- UBND tỉnh Quảng Ngãi (2017).
- Quyết định số 45/QĐ-UBND Phê duyệt kết quả rà soát, đánh giá hộ nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo giai đoạn .
- UBND tỉnh Quảng Ngãi (2018).
- UBND tỉnh Quảng Ngãi (2020).
- UBND tỉnh Quảng Ngãi (2021)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt