« Home « Kết quả tìm kiếm

Dấu ấn của Nguyễn Văn Xuân trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Dấu ấn của Nguyễn Văn Xuân trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam.
- Tóm tắt: Nguyễn Văn Xuân là nhà văn có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử văn học với những luận điểm độc đáo, mới mẻ ở thời điểm ấn hành như: đề cao tính thống nhất và đa dạng.
- khẳng định sân khấu là bộ phận không tách rời của lịch sử văn học.
- nghiên cứu từ góc độ tiếp nhận văn học.
- chú ý đến truyền thống, cách tân và giao lưu của nền văn học dân tộc… Đến nay, một số nội dung đó vẫn có tính thời sự, tiếp tục được các nhà nghiên cứu giải quyết.
- Điều đó cho thấy, Nguyễn Văn Xuân đã có những dấu ấn, đóng góp nhất định trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam..
- Khi nhắc đến ông, mọi người thường chú ý đến vai trò là nhà văn và nhà sử học, tuy nhiên, nghiên cứu văn học cũng chiếm vị trí quan trọng.
- Trong đó, nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam được thể hiện ở hai đầu sách Khi những lưu dân trở lại, Chinh Phụ Ngâm diễn âm tân khúc và một số bài tạp chí dày dặn, công phu như Vài nét về văn học và nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam tiến, Thế kỷ XIX - thế kỷ của văn học trình diễn, Văn học miền Trung, Cuộc hí trường… Các công trình đều được công bố ở Sài Gòn những năm 1967 đến 1972.
- Lịch sử văn học là một trong 3 bộ môn cơ bản của nghiên cứu văn học (lý luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học).
- Phần lớn các nhà nghiên cứu văn học hiện nay cũng dùng thuật ngữ văn học sử để chỉ lịch sử văn học.
- Đây là một bộ môn “thiên về việc nghiên cứu văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời điểm.
- Lịch sử văn học khảo sát các hiện tượng hoặc quá trình văn học nhằm khám phá quy luật hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể.
- trên cơ sở đó để lý giải, làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung và nghệ thuật, để khẳng định vị trí, đóng góp đối với sự vận động của văn học cũng như ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
- Các quá trình hay hiện tượng văn học được nghiên cứu rất phong phú và đa dạng như: tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu, thời kỳ, vùng, dân tộc, khu vực.
- thậm chí cả lịch sử văn học thế giới..
- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam như là một lĩnh vực trong nghiên cứu văn học thì phải đến những năm 40 của thế kỷ XX mới được khẳng định.
- Trước đó, các tác giả thời Trung đại dù vẫn có khảo sát tuyển chọn thơ văn, có các bài bình, các bài tựa, các tuyển tập có phân loại, hệ thống… song chưa đạt tới cái gọi là nghiên cứu văn học sử.
- Văn học sử lại gắn bó mật thiết với quá trình giảng dạy trong nhà trường, nên nhiều công trình có vai trò quan trọng, có tầm phổ quát rộng, tính ứng dụng cao..
- Quan điểm nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam của Nguyễn Văn Xuân.
- Nguyễn Văn Xuân ít được nhắc đến với tư cách nhà nghiên cứu văn học sử bởi ông là hiện tượng “nhiều nhà trong một nhà”, và nhất là, các công trình về lĩnh vực này của ông đều công bố trong giai đoạn 1954-1975 ở các đô thị miền Nam.
- Các công trình đã nêu trên của ông ít được mọi người biết tới, vì vậy, năm 2019 khi tiếp xúc với bộ bản thảo Nguyễn Văn Xuân toàn tập (7 tập với hơn 3700 trang), Phong Lê có bài viết giới thiệu: “Bất ngờ một sự nghiệp viết xứng danh nhà văn - học giả Nguyễn Văn Xuân”.
- Thậm chí, khi Viện Văn học phối hợp với Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng hợp tác làm sách Về một vùng văn học năm 1983, Phong Lê với tư cách đồng chủ biên cũng “không thấy ai nhắc đến”, “không có bài về Nguyễn Văn Xuân, hoặc của Nguyễn Văn Xuân”.
- Các công trình nêu trên của Nguyễn Văn Xuân đã để lại những dấu ấn nhất định khi đặt trong tương quan chung của quá trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam cuối những năm 60 của thế kỷ XX..
- Người sớm đề cao tính thống nhất và tính đa dạng của văn học dân tộc.
- Trong các công trình nghiên cứu về văn học sử, Nguyễn Văn Xuân luôn đề cao tính thống nhất và tính đa dạng của văn học dân tộc.
- Chẳng hạn, khi nhận định về giai đoạn văn học 1932-1945 với nhiều thành công lớn như vậy, ông cho rằng Vũ Trọng Phụng là nhà văn tiêu biểu nhất của cả dân tộc, nhưng trước tiên phải là nhà văn miền Bắc tiêu biểu nhất.
- Đây chính là quan điểm xuyên suốt của ông trong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam..
- Theo Nguyễn Văn Xuân, cho đến thời điểm bấy giờ (những năm 60 của thế kỷ XX), các công trình văn học sử đã được biên soạn, đã phổ biến và đưa vào nhà trường giảng dạy thì.
- mảng văn học Đàng Trong bị xem nhẹ, ít được đề cập.
- trong nghiên cứu văn học sử bởi chưa có sự quan tâm, hoặc chưa có tư liệu, hoặc chưa công bằng mà ít được đề cập.
- “quá nặng về văn học miền Bắc mà lầm tưởng văn học Việt Nam”, nên cần phải “Định lại giá trị văn học miền Nam, chính là trở về sự thật”.
- Bởi, “từ thế kỷ XVIII trở lui chính là văn học hai Miền, mà từ 1862 đến 1932 thì miền Nam đã vọt lên vai tiền phong, hướng dẫn cả mọi phương diện phát triển văn học quốc ngữ mà còn đào tạo nhiều nhà văn, nhà báo cho cả hai miền sau này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” (Nguyễn Văn Xuân, 2002, tr.
- Vì vậy, ông tập trung nghiên cứu nhằm bổ sung và định giá lại bộ phận văn học miền Trung và miền Nam trong văn học sử.
- Bởi văn học Việt Nam là một phức hợp gồm nhiều bộ phận, nhiều vùng miền cấu thành.
- Điều quan trọng nhất của một nền văn học là tiến mãi không ngừng” (Nguyễn Văn Xuân, 2002, tr.541-542)..
- Về tính thống nhất và tính đa dạng của văn học dân tộc, hiện nay các nhà nghiên cứu đã khẳng định chính là một trong những quy luật cơ bản của văn học sử nước nhà.
- Về “Định lại giá trị văn học miền Nam”, hiện nay đã có nhiều hội thảo các cấp, nhiều công trình như đề tài, luận án, luận văn, bài viết khẳng định và khai thác..
- Người sớm khẳng định văn học trình diễn (sân khấu) là bộ phận không tách rời của lịch sử văn học.
- Đương thời, Nguyễn Văn Xuân là một nhà nghiên cứu rất quan tâm đến bộ phận văn học trình diễn (sân khấu), ông đã dày công nghiên cứu và sớm khẳng định đây là bộ phận không tách rời của lịch sử văn học Việt Nam.
- Ông đã viết hơn mười công trình nghiên cứu liên quan nghệ thuật tuồng với vài trăm trang sách, lúc sinh thời ông đã dự định xuất bản sách Văn học trình diễn, song rất tiếc tâm nguyện này chưa hoàn thành (1).
- Ông cho rằng, các nhà nghiên cứu văn học sử ít quan tâm đến mảng kịch bản văn học, giá trị văn học của các vở tuồng, chèo truyền thống của cha ông.
- Các nhà văn học sử không muốn nhắc đến các bản tuồng trong công trình nghiên cứu của mình.
- Ông chỉ ra nhiều nguyên nhân bộ phận văn học này bị rẻ rúng bởi các trí thức cũ dù “vẫn yêu trọng tuồng, nhưng đều mang mặc cảm cho đó chỉ là loại trà dư, tửu hậu, ca hý vui chơi chứ không phải văn học chính thống” (Nguyễn Văn Xuân, 1968, tr.2).
- Các nhà Nho có Tây học, dù biết nhiều tuồng nhưng họ cũng không muốn nhắc, hoặc nếu nhắc “vẫn nặng về kỹ thuật đóng tuồng, chứ không đặt thành vấn đề, nâng thành lý luận, hệ thống, phân tích cho rõ ràng, nghĩa là vẫn chưa có một nhà phê bình hay văn học sử tuồng” (Nguyễn Văn Xuân, 1968, tr.4)..
- Nguyễn Văn Xuân cho rằng, nhiều nhà nghiên cứu văn học sử nhìn vào sân khấu cổ truyền chỉ chú ý đến khía cạnh trình diễn là chưa đủ.
- Vì vậy, “Kỳ thật, tuồng là bản văn, bản văn hẳn hoi, bản văn hay đúng hơn tác phẩm văn học và nhiều khi tuyệt hay là khác.
- Nguyễn Văn Xuân cố gắng khẳng định vị trí của bộ phận văn học trình diễn (sân khấu) trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Bởi loại hình sân khấu dù hiện đại hay truyền thống thì cũng được cấu thành bởi kịch bản văn học và nghệ thuật diễn xướng.
- Kịch bản văn học là một tác phẩm văn học được các nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có lĩnh vực văn học sử..
- Điểm lại các công trình nghiên cứu lịch sử văn học từ đầu những năm 40 đến thời điểm bấy giờ, Nguyễn Văn Xuân cho rằng nội dung bàn về kịch bản văn học sân khấu truyền thống như tuồng, chèo là rất ít ỏi, sơ lược.
- Thậm chí, Phạm Thế Ngũ trong công trình Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (tập II) năm 1963 lại có quan điểm không xem xét đến tuồng, chèo bởi nó “không thể thành một loại văn học, và việc nghiên cứu nên đặt ngoài địa hạt văn học sử”..
- Có thể nói, vấn đề nghiên cứu tuồng một cách tương đối công phu với tư cách là bộ phận của văn học sử Việt Nam thì phải đến: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (2 tập) năm 1976 và 1978 của Nguyễn Lộc (sau này, kết hợp với quyển Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX để in thành bộ sách giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX do NXB Giáo dục ấn hành năm 1999).
- Sau này, công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX những vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Ngọc Vương chủ biên cũng có Văn học tuồng nước ta từ hình thành đến hết thế kỉ XIX do Phạm Đức Duật chấp bút.
- Đây là 2 công trình có nội dung nghiên cứu về tuồng với tư cách là bộ phận của lịch sử văn học khá dày dặn và coi văn chương tuồng như bộ phận đại diện của văn học sân khấu truyền thống của dân tộc..
- Ngày nay, vấn đề mà Nguyễn Văn Xuân đặt ra về bộ phận văn chương trình diễn trong văn học sử nước nhà vẫn còn mang tính thời sự.
- Như Nguyễn Tô Lan trong bài viết “Một góc nhìn về bộ phận văn học sân khấu trong lịch sử văn học Việt Nam” thì dù văn bản tuồng được sưu tầm, xuất bản khá nhiều, “nhưng dường như trong con mắt của những nhà làm văn học sử đó là chuyện của ngành sân khấu chứ không thuộc địa hạt văn chương” (Nguyễn Tô Lan, 2011)..
- Người sớm nghiên cứu sự vận động, phát triển văn học từ góc độ người thưởng thức, tiếp nhận.
- Nguyễn Văn Xuân sớm quan tâm sâu sắc đến vai trò tiếp nhận văn học - nghệ thuật trong nghiên cứu.
- Ở đây, bài viết chủ yếu khai thác khía cạnh tác giả khẳng định công chúng có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của lịch sử văn học - nghệ thuật nước nhà.
- Qua các công trình nghiên cứu, ông cho rằng, số lượng, nhu cầu và đòi hỏi của người thưởng thức sẽ tạo động lực cho từng tác giả, thậm chí thúc đẩy sự phát triển văn học - nghệ thuật của cả khu vực rộng lớn.
- Cụ thể, văn học - nghệ thuật Việt Nam là một phức hợp gồm văn nghệ ba miền cấu thành (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).
- Nguyễn Văn Xuân cho rằng, vùng văn học - nghệ thuật miền Trung dù có nhiều bước tiến quan trọng, là nơi mở đầu cho sự phát triển văn nghệ ở Đàng Trong nhưng không thể vươn lên tiên phong trong tiến trình văn học - nghệ thuật của Việt Nam.
- Vùng văn học - nghệ thuật miền Nam có nhiều ưu thế, thuận lợi để phát triển nên đã khẳng định “một địa vị văn nghệ và có ảnh hưởng sâu rộng trong quảng đại quần chúng lan tràn đến cả miền Trung lẫn miền Bắc”.
- Nguyễn Văn Xuân cho rằng, sở dĩ văn học - nghệ thuật miền Nam trở nên tiên phong và có ảnh hưởng lớn ra cả miền Bắc trong giai đoạn đầu thế kỷ XX là vì “miền Bắc quên hẳn độc giả trung lưu trở xuống, cho nên văn phẩm miền Nam đã tìm gặp họ dễ dàng và gây những ảnh hưởng quan trọng đối với họ” (Nguyễn Văn Xuân, 2002, tr.618)..
- Đến giai đoạn “từ 1862 đến 1932” thì miền Bắc đành lùi lại sau để miền Nam “vọt lên vai tiền phong, hướng dẫn cả mọi phương diện phát triển văn học quốc ngữ” (Nguyễn Văn Xuân, 2002, tr.540).
- Quan điểm nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân đặc sắc ở chỗ, ông nhìn nhận các hiện tượng văn học - nghệ thuật, thậm chí, sự vận động của lịch sử văn học - nghệ thuật phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có mối tương quan với người thưởng thức.
- Đây là những luận điểm đặc sắc để góp thêm một tiếng nói nhằm “khám phá đầy đủ hơn thực thể văn học và sự vận hành của thực thể đó trong đời sống” (Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, 1999, tr.138)..
- Và hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu văn học sử đang rất quan tâm đến khía cạnh tiếp nhận, công chúng, độc giả của văn học - nghệ thuật nước nhà..
- Người sớm quan tâm nghiên cứu quá trình vận động, biến đổi và giao lưu của nền văn học dân tộc.
- Nguyễn Văn Xuân cho rằng, lịch sử văn học Việt Nam là một dòng chảy trên cơ sở sự truyền bá, sự lan tỏa và tác động qua lại… giữa các miền, vùng, địa phương.
- Ở Việt Nam, quá trình mở cõi về phương Nam cũng chính là quá trình lan tỏa, khuyếch tán về ngôn ngữ, văn hóa, văn học từ miền Bắc vào miền Trung, rồi từ miền Trung vào miền Nam.
- Ông nhận định tiến trình văn học Việt Nam từ khởi thuỷ đến đầu thế kỷ XVII chính là văn học miền Bắc.
- Sự kiện này đã tạo sinh khí mới cho cuộc sống mới, vùng đất mới ở Đàng Trong và từ đó sẽ bắt đầu một giai đoạn văn học mới của dân tộc..
- Người Đàng Trong đã “tự đào tạo cho mình một bản lĩnh, một bản sắc”, một nền văn học nặng về nói và trình diễn.
- Điều đặc sắc của Nguyễn Văn Xuân là không chỉ thấy sự ảnh hưởng của văn học miền Bắc vào miền Trung, từ miền Trung vào miền Nam, mà còn chứng minh được sự phát triển vượt bậc một số thể loại ở miền Nam có vai trò tiền phong và có sự ảnh hưởng trở lại miền Trung và miền Bắc.
- Sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa văn học các vùng miền, giữa các hiện tượng, thể loại… được ông khảo tả đầy đủ, tìm tòi cặn kẽ từ nguồn gốc và đặt chúng trong một tiến trình có hệ thống.
- Học giả đã sớm vận dụng các nguyên lý của lý thuyết trung tâm - ngoại vi để phân tích, chứng minh rõ tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, nhất là ở miền Trung và miền Nam.
- Đây là phương pháp tiếp cận văn hóa, văn học hiện đại mà hiện nay được nhiều người áp dụng (3).
- Từ những dữ liệu văn học trong lịch sử, ông trăn trở, suy tư để tìm ra mối liên hệ, kết nối thành hệ thống, thấy được sự tác động, ảnh hưởng, quá trình phát triển.
- Đó là nét độc đáo của nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Xuân trên sinh hoạt văn học Việt Nam vào thời đương đại” (Nguyễn Q.
- Phần lớn các công trình nghiên cứu văn học sử của Nguyễn Văn Xuân có ảnh hưởng của lối văn sáng tác, nhiều khi viết theo sự tuôn trào của ý tưởng có đan xen cảm xúc.
- Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
- Như vậy, vô hình trung người nghiên cứu đã bỏ qua một bộ phận văn học bằng chữ Hán, chữ Pháp… do người Việt Nam sáng tác.
- Điều ấy chưa hẳn hợp lý, bởi “văn chương tinh hoa và văn chương đại chúng” đều cần thiết cho sự phát triển của văn học nước nhà (Phạm Quốc Ca, 2019).
- Dù còn một vài bất cập nêu trên, song các công trình nghiên cứu lịch sử văn học của Nguyễn Văn Xuân có nhiều luận điểm mới mẻ so với thời điểm ấn hành vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX.
- sớm đề cao tính thống nhất và tính đa dạng của văn học dân tộc.
- sớm khẳng định văn học trình diễn (sân khấu) là bộ phận không tách rời;.
- sớm chú ý đến quá trình vận động, biến đổi và giao lưu… trong nghiên cứu lịch sử văn học nước nhà.
- Đó là những dấu ấn, đóng góp của “nhà Quảng học” nhằm góp phần nhận thức rõ hơn quy luật vận động của lịch sử văn học Việt Nam.
- Lúc sinh thời, Nguyễn Văn Xuân đã dự định xuất bản sách Văn học trình diễn gồm 13 bài nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật tuồng sau: Thế kỷ XIX - thế kỷ của văn học trình diễn;.
- Vài nét về văn học và nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam tiến.
- Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975.
- Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ.
- Một góc nhìn về bộ phận văn học sân khấu trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Bất ngờ một sự nghiệp viết xứng danh nhà văn - học giả Nguyễn Văn Xuân.
- Từ điển văn học (bộ mới).
- Nxb Văn học.
- Văn học miền Trung.
- Thế kỷ XIX - thế kỷ của văn học trình diễn.
- Vài nét về văn học nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam tiến.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt