« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả kinh tế của chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG THEO NHÓM TẠI XÃ TRUNG SƠN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.
- Chứng chỉ rừng (CCR) là một sáng kiến hỗ trợ cho các quy định Nhà nước để thúc đẩy quản lý rừng tốt hơn.
- Năm 2010, xã Trung Sơn là một trong những nhóm chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng (FSC).
- Nghiên cứu này chỉ ra những lợi ích từ việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt hiệu quả kinh tế được phân tích bởi phương pháp lợi ích-chi phí (CBA), rừng trồng với chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân với giá trị hiện tại ròng (NPV) là 52,378 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, lớn hơn gần 20 triệu đồng/ha so với rừng trồng không có chứng chỉ.
- Ngoài ra, thông qua 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí, nó đã đóng góp tích cực cho xã hội và quản lý rừng bền vững.
- Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ ra một số vấn đề trong nhóm chứng chỉ FSC và sau đó đề xuất một số giải pháp.
- Một số khuyến nghị cũng được đua ra nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sự mở rộng của chứng chỉ rừng..
- Từ khóa: Chứng chỉ rừng.
- quản lý rừng.
- xã Trung Sơn.
- hiệu quả kinh tế.
- chứng chỉ rừng theo nhóm..
- Theo đó, luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng như Chiến lược lâm nghiệp Quốc Gia đã có những định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững, tuy nhiên nó vẫn chưa xây dựng được chính sách quản lý rừng bền vững cho nhiều loại rừng hiện có của nước ta hiện nay..
- Chứng chỉ rừng (CCR) là một công cụ quan trọng trong việc quản lý bền vững rừng, đặc biệt là rừng kinh doanh, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho các đơn vị kinh doanh rừng, kinh doanh gỗ và lâm sản.
- Trên thế giới, có khá nhiều nước áp dụng mô hình CCR và đã góp phần lớn trong việc quản lý rừng bền vững, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, bên cạnh.
- đã có hơn 183 triệu ha rừng ở 79 quốc gia được cấp chứng chỉ của FSC( Hội đồng quản trị rừng thê giới) [2].
- Vào năm 2010 và 2011, nhóm chứng chỉ xã Trung Sơn đã bán sản phẩm gỗ có chứng chỉ ra thị trường với giá cao hơn hẳn gỗ thông thường.
- Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa ý thức hết những lợi ích từ CCR mặc dù lượng cầu về gỗ có chứng chỉ là rất lớn [3].
- Vì thế, nhóm chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu về “Hiệu quả kinh tế của chứng CCR theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” nhằm đánh gía những lợi ích cũng như những khó khăn khi tham gia CCR.
- Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng tính hiệu quả của CCR..
- Khái niệm về chứng chỉ rừng.
- Chứng chỉ rừng là một cơ chế giám sát rừng, kiểm tra và dán nhãn nguồn gốc xuất xứ gỗ cũng như lâm sản ngoài gỗ, nơi mà chất lượng của rừng quản lý được đánh giá đối với một loạt các tiêu chuẩn thống nhất.
- Quá trình cấp giấy chứng nhận liên quan đến đánh giá về kế hoạch quản lý và các hoạt động lâm nghiệp của một bên thứ ba, đánh giá độc lập với các tiêu chí được quy định sẵn.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Trong bài báo này, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí (CBA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của chứng chỉ rừng thông qua giá trị hiện tại ròng (NPV).
- Ngoài ra, chỉ số lợi ích-chi phí (BCR) cũng được sử dụng để thấy rõ mức lợi nhuận của rừng..
- C t : giá trị chi phí t, r: tỷ suất chiết khấu t: năm, n: chu kỳ trồng rừng 2.2.
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế của chứng CCR theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị..
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để phân tích các chỉ tiêu và kết quả, hiệu quả kinh tế, tài chính của rừng trồng keo lai, trong đó có tính đến các chỉ tiêu như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR), tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) bằng phần mềm Microsoft Excel..
- Có hai lựa chọn để so sánh, đó là trồng rừng không có chứng chỉ FSC và trồng rừng có chứng chỉ FSC.
- Bước 2: Đánh giá chi phí và lợi ích của mỗi kịch bản.
- Chi phí này bao gồm chi phí sản xuất (chuẩn bị địa điểm, cây giống, bón phân, chăm sóc, bảo vệ, chi phí thu hoạch.
- Ngoài ra, chi phí cho trồng rừng FSC bao gồm cả chi phí chứng nhận FSC (chi phí điều chỉnh, chi phí giám sát hàng năm, xác nhận chuỗi hành trình sản phẩm FM / CoC).
- Lợi ích đến từ việc bán gỗ tròn và gỗ dăm..
- Tình hình áp dụng chứng chỉ rừng tại xã Trung Sơn.
- Riêng xã Trung Sơn, tổng diện tích tham gia chứng chỉ là 165,8ha với 66 hộ gia đình tham gia.
- Trong năm 2010 họ đã được trao chứng nhận quản lý rừng (FSC) Hội đồng quản trị rừng cấp và trở thành nhóm nhóm hộ gia đình đầu tiên của các chủ rừng nhỏ ở Việt Nam được nhận CCR đối với các tiêu chuẩn của FSC đã được quốc tế công nhận có trách nhiệm với môi trường, quản lý lâm nghiệp xã hội mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế..
- Hiệu quả của chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn 3.2.1.
- Hiệu quả kinh tế.
- Giá thị trường của gỗ keo được chứng nhận là cao hơn so với giá gỗ không có chứng chỉ với chất lượng tương đương.
- Phân tích chi phí-lợi ích của việc trồng rừng có chứng chỉ FSC.
- Cơ cấu chi phí-lợi ích cho rừng trồng có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm.
- 1 Chi phí .
- a) Chi phí sản xuất .
- b) Chi phí cấp CCR .
- 1.13 Chi phí điều chỉnh 300.
- 1.14 Chi phí quản lý 120 120.
- (Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2015) Đối với chứng chỉ rừng FSC, hầu hết các chi phí là ở năm thứ nhất và năm thứ 7.
- Đối với năm thứ 7, hầu hết các chi phí là cho việc đốn hạ, thu hoạch và vận chuyển gỗ.
- Phân tích lợi ích- chi phí cho rừng trồng có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm.
- Tổng chi phí/ha (1000 đồng).
- Tổng lợi ích/ha (1000 đồng).
- Giá trị hiện tại của lợi ích.
- Giá trị hiện tại của chi phí/ha (1000 đồng).
- (Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2015) Giá trị hiện tại ròng NPV của rừng trồng có chứng chỉ FSC là 52,378 triệu đồng trong 7 năm..
- Điều này có nghĩa rằng, trung bình người nông dân thu được 3,19 đồng doanh thu khi đầu tư 1 đồng cho rừng keo có chứng chỉ.
- Tại mức lãi suất 33,47% thì NPV= 0, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của việc trồng rừng keo chứng chỉ FSC là rất cao.
- Phân tích chi phí-lợi ích của việc trồng rừng không có chứng chỉ FSC.
- Bảng 3 cho thấy chi phí và doanh thu của rừng trồng không có chứng chỉ FSC chu kỳ 7 năm.
- Chi phí sản xuất từ năm 1 đến năm thứ 6 là tương đối giống với rừng trồng có chứng chỉ.
- Tuy nhiên, chi phí trong năm thứ 7 là cao hơn do chi phí vận chuyển cho gỗ dăm là cao hơn..
- Cơ cấu chi phí-lợi ích cho rừng trồng không có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm.
- Doanh thu của rừng trồng không chứng chỉ là hơn 112 triệu đồng/ha, doanh thu từ gỗ tròn chiếm 53,48% và gỗ dăm chiếm 46,52%.
- Như chúng ta thấy, doanh thu từ rừng trồng không chứng chỉ thấp hơn nhiều so với rừng có chứng chỉ vì cách thị trường tự do xác định gỗ tròn là gỗ có đường kính lớn hơn 15cm, trong khi các công ty thu mua gỗ quy định đường kính của gỗ tròn có chứng chỉ FSC là lớn hơn 10cm.
- Đối với rừng không có chứng chỉ FSC, NPV/ha.
- Phân tích lợi ích- chi phí cho rừng trồng không có chứng chỉ với chu kỳ 7 năm Năm.
- Giá trị hiện tại của lợi ích (1000 đồng).
- Giá trị hiện tại của lợi ích/ha.
- Phân tích độ nhạy.
- chi phí ...là có sẵn, do đó sai số trong phân tích về hiệu quả kinh tế là nhỏ hơn.
- sử dụng ở đây dựa trên các chi phí cơ hội của nông dân khi họ quyết định đầu tư vào trồng rừng.
- Vì vậy, chúng tôi tiến hành một phân tích độ nhạy để xem các chỉ số thay đổi như thế nào khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi để kiểm tra xem chương trình chứng chỉ rừng FSC là hiệu quả hay không với các tỷ suất chiết khấu khác nhau.
- Trường hợp xấu nhất là khi lãi suất chiết khấu bằng 15% trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, trường hợp tốt nhất là 5% khi chương trình chứng chỉ rừng FSC được coi là một dự án xã hội, do đó nó tỷ lệ chiết khấu sẽ thấp hơn.
- Phân tích độ nhạy và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả giữa 2 phương án trồng rừng.
- Trường hợp 1: Rừng trồng có chứng chỉ FSC.
- Trường hợp 2: Rừng trồng không có chứng chỉ FSC.
- Tuy nhiên, chỉ số NPV, IRR và BCR cho rừng trồng không chứng chỉ tại tỷ lệ chiết khấu là.
- giá trị hiện tại ròng của rừng có chứng chỉ cao hơn rừng không chứng chỉ 14,563 triệu đồng.
- Vì vậy, việc trồng rừng có chứng chỉ chắc chắn cho hiệu quả hơn do doanh thu cao từ gỗ có chứng chỉ..
- Hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả xã hội.
- Về mặt xã hội, khi tham gia và CCR, các hộ gia đình phải tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra của FSC, trong đó có nhiều nguyên tắc liên quan đến yếu tố xác hội như nguyên tắc 1 là tuân theo pháp luật, nhưng quy định hiện hành của nhà nước sở tại, hoặc tuân theo nguyên tắc 2 về quyền và trách nhiệm sử dụng đất, nguyên tắc 3 về quyền hợp pháp của người dân sở tạivề quản lý sử dụng đất, các nguyên tắc liên quan đến quan hệ xã hội như nguyên tắc 4 về quan hệ cộng đồng và quyền công dân, nguyên tắc 7 là kế hoạch quản lý cũng được nhấn mạnh trong việc tham gia CCR theo nhóm hộ [6].
- Ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến quyền sử dụng đất và kế hoạch quản lý của nhóm và các thành viên trong nhóm..
- Ở các nhóm tại Trung Sơn, hầu hết các hộ gia đình có chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm do trước đây họ tham gia chương trình trồng rừng KFW2.
- Bản đồ diện tích các khu vực đất rừng cũng được đưa ra và phân định rõ ràng, điều này tránh được các rủi ro trong tranh chấp đất đai, đây cũng là một lợi thế trong việc tiến hành hoạt động cấp chứng chỉ cho nhóm..
- Việc duy trì hoạt động nhóm sau khi nhóm được cấp chứng chỉ cũng là một vấn đề khó khăn do khi tham gia vào CCR thì các hộ gia đình trong nhóm phải có kế hoạch khai thác.
- Quản lý hoạt động, sinh hoạt theo nhóm cộng đồng cùng chung lợi ích đảm bảo được việc chia sẻ lợi ích tới từng thành viên nhóm và duy trì các hoạt động tiếp theo trong suốt quá trình vận hành nhóm.
- Cũng có nhiều khó khăn gặp phải khi hai nhóm ở xã Trung Sơn hoạt động, vấn đề thường gặp phải ở chỗ chia sẻ lợi ích như thế nào để đảm bảo công bằng..
- Như vậy có thể kết luận rằng khi tham gia chương trình chứng chỉ rừng thì gỗ sẽ có nguồn gốc hợp pháp, giá cả cao hơn đến 25% so với giá cả gỗ không có chứng chỉ trên thị trường hiện tại.
- Bên cạnh đó nếu gỗ rừng có chứng chỉ sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường bền vững..
- Có thể thấy CCR được coi là một công cụ chính sách và nó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rừng được tốt hơn, bền vững hơn.
- Việc quản lý rừng tốt hơn và bền vững hơn thể hiện qua việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chỉ quản lý rừng của FSC.
- Quản lý rừng bền vững cũng thể hiện rõ nét thông qua các chu kỳ khai thác dài hơn, trồng xen cây bản địa, khai thác có kế hoạch, không khai thác trắng, không đốt thực bì sau khai thác hoặc không cày ủi để trồng mới..
- Các khó khăn trong quản lý nhóm được đưa ra phân tích và tìm ra được các khó khăn chung có thể giải quyết từ đó khuyến khích đưa ra các điểm cần giải quyết đơn giản hơn, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của các nhóm.
- Vì vậy vai trò của trưởng nhóm và các cấp chính quyền địa phương rất quan trọng, đảm bảo việc quản lý nhóm được theo đúng yêu cầu cũng như duy trì và phát triển nhóm một cách bền vững.
- Duy trì và phát triển nhóm là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được đủ sản phẩm gỗ có chứng chỉ cho sản xuất tại nước ta.Tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều đến sự quan tâm của các cấp chính quyền, các văn bản pháp quy cũng như các hỗ trợ từ các công ty lâm nghiệp.
- Tuy nhiên chỉ đánh giá riêng về nhóm CCR thì cho thấy hiện nay lợi nhuận về mặt kinh tế đã áp đặt và chi phối toàn bộ các lợi ích về mặt môi trường và xã hội..
- Sự quan tâm của chính phủ liên quan đến các chính sách trong quản lý rừng bền vững và CCR về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội sẽ là động cơ để thúc đẩy sự tham gia của các nhóm hộ ngày càng nhiều hơn, càng mạnh mẽ hơn.
- Các chính sách ban đầu cần quan tâm tập trung vào việc hỗ trợ quyền sử dụng đất, hỗ trợ về kinh phí trồng hoặc hỗ trợ các chính sách để các công ty lâm nghiệp có thể có những hợp đồng hoặc cam kết với các nhóm hộ từ đầu cho đến khi được cấp chứng chỉ.
- Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, các nhóm CCR cấp thôn các vấn đề liên quan đến thuế, cấp phép....đảm bảo giảm thiểu các chi phí khi tham gia mua bán, vận chuyển, khai thác các sản phẩm rừng có chứng chỉ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt