You are on page 1of 7

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC)


BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CÔNG TY

BÀI THU HOẠCH


MÔN: Nhận thức chính trị của Tự vệ Công ty năm 2019

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thu

Chức vụ: Chiến sỹ tự vệ


Đơn vị :Công ty TNHH Một thành viên
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec)
Câu 1: Đồng chí hãy nêu và phân tích những nội dung cơ bản của đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta hiện nay? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

- Cơ hội và thách thức.


Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho
nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới đã nâng cao thê và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho
quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân
hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia...gây tác động bất lợi đối với nước
ta.Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm,
doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và
mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng
kinh tế – tài chính.Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài
“dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước
ta.Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá
lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận
dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại
nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội,
cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn phụ
thuộc vào khả năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu
quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách
thức, mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.
- Mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại.
Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế – xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Mở rộng đối
ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Tư tưởng chỉ đạo.
Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan
điểm:
Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.
Hai là: Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ đối ngoại.Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố
gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với
từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.
Bốn là: Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thê giới, không phân biệt
chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia
các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu.
Năm là: Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định
hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.
Sáu là: Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ
môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tê quốc tế.
Bảy là: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh
của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tám là: Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế,
cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Chín là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Liên hệ thực tiễn: Vận dụng đường lối đối ngoại của đảng ta trong việc xử lý với vấn đề biển
đông hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng.
Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Nội lực là nhân tố quyết định sức mạnh của đất nước, cùng
với đó ngoại giao chính là yếu tố quan trọng tạo nên địa vị, vị thế của đất nước trên trường
quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta luôn quan tâm và đề ra chủ trương,
đường lối đối ngoại đúng đắn, phù hợp qua từng thời kì. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước
đang đứng trước những vận hội cũng như thách thức mới, trong quá trình hoạch định và lãnh
đạo thực hiện đường lối ngoại giao, Đảng ta cần quán triệt các vấn đề có tính nguyên tắc,
đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo để giải quyết những vấn đề đặt ra cho đất nước, nhất là vấn
đề biên giới lãnh thổ mà hiện nay vấn đề cấp bách là tranh chấp ở khu vực biển Đông.

Thực tiễn cho thấy hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định quan điểm nhất quán về
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Tại Đại
hội VI, Đảng ta đã khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế
với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội XI, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, trong đó tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại được Đảng ta
khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt
Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi
trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ,
nguyên tắc và phương châm nêu trên, Đại hội XI đã đề ra những định hướng lớn cho công tác
đối ngoại thời gian tới. Trong đó, định hướng tổng thể, bao trùm là nâng cao hiệu quả các
hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu. Định hướng cụ thể
được nhấn mạnh: Về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền
thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan
hệ với các đối tác chủ chốt. Là thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có
trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với
các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới
biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng
đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Như vậy, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Việt Nam là độc lập, tự chủ, vì hòa bình,
hợp tác và phát triển. Với tinh thần đó, khi giải quyết vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ,
Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết và cố
gắng tìm giải pháp hòa bình có thể.

Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu cùng với lực lượng tàu hùng hậu, thời
điểm cao điểm lên tới hơn 100 tàu, trong đó có cả tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ
tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý
trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Các hành động phun vòi rồng
có cường độ mạnh, dùng tàu đâm vào tàu công vụ và dân sự của Việt Nam đã khiến nhiều tàu
hư hại, và gây thương tích. Đây là hành động vi phạm chủ quyền biên giới lãnh thổ của Việt
Nam, vi phạm Luật pháp Quốc tế, UNCLOS, DOC và đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh
và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Những việc làm sai trái và lời lẽ ngang ngược, phía Trung
Quốc đã lộ rõ ý đồ từng bước chiếm biển Đông, hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”,
bành trướng, bá quyền trong khu vực và thế giới.

Trước tình hình phức tạp của vấn đề biển Đông, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ XI, Đảng ta đã có đường lối đối ngoại khôn khéo, mềm mỏng nhưng kiên quyết, lấy
độc lập, tự chủ là yếu tố hàng đầu để giải quyết mọi vấn đề. Cụ thể:

Cần phải ứng phó một cách kiên quyết, bền bỉ, linh hoạt, tuân thủ luật pháp quốc tế,
nhằm giữ được chủ quyền của ta, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước vừa
duy trì được cục diện quan hệ với Trung Quốc.

Cần tiếp tục chủ động, kiên trì đẩy mạnh đồng bộ đấu tranh trên thực địa, đấu tranh
ngoại giao, công tác thông tin tuyên truyền và đấu tranh dư luận tăng cường sự đoàn kết, nhất
trí trong Đảng và trong nhân dân; đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ quốc tế đối với chủ
quyền lãnh thổ của ta, lập trường chính nghĩa của ta.
Để thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã có nhiều biện pháp đấu tranh quyết
liệt. Qua các cuộc tiếp xúc, điện đàm, cũng như trong nội dung Công hàm của Bộ Ngoại giao,
ta đã kiên quyết phản đối Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bác bỏ quan điểm, hành vi sai trái của
phía Trung Quốc, khẳng định và nhấn mạnh khu vực Giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu
của Trung Quốc hoạt động nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam; hoạt động của Giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định trong Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông
2002 (DOC), vi phạm Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và
các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Và Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch
sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa;
quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa được xác
định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đề nghị hai bên giải
quyết tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế,
bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Mặt
khác, chúng ta tích cực hợp tác với các nước trong khu vực để tìm tiếng nói chung, cùng tìm
ra giải pháp giải quyết và mục tiêu trước hết là đoàn kết giữa các nước trong vấn đề tranh
chấp biển Đông trước sự gây hấn ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Việc hợp tác không
chỉ trên lĩnh vực ngoại giao mà còn trên nhiều lĩnh vực khác. Vì Đảng và Nhà nước ta hiểu rõ
ảnh hưởng, tổn thất mà chiến tranh gây ra cho nhân dân ta trong hai cuộc chiến tranh cứu
quốc. Tuy nhiên, không thể chỉ giải quyết vấn đề trên bằng con đường ngoại giao, mặt khác
chúng ta tích cực tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Phát biểu trong bài phỏng vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: “Chính
sách đối ngoại của chúng ta rất rõ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Việt Nam muốn xây dựng
quan hệ với mọi nước trên thế giới. Với nước bạn láng giềng Trung Quốc, phương châm quan
hệ được lãnh đạo 2 nhà nước thống nhất đưa ra là phương châm "4 tốt" và "16 chữ vàng" rất
tốt đẹp. Trong quá trình xây dựng củng cố mối quan hệ đó luôn có những khó khăn, thách
thức và Việt Nam luôn thật tâm mong muốn và nỗ lực xây dựng những chữ vàng đó. Sự quý
giá của những chữ đó được so sánh với vàng. Nhưng thực tế còn những thứ quý hơn vàng,
như kim cương chẳng hạn. Có nhiều thứ quý hơn vàng, quý hơn kim cương, nhưng không có
gì quý hơn độc lập tự do - 4 chữ Bác Hồ đã dạy chúng ta”.

Độc lập tự do chính là nền tảng để giải quyết các vấn đề đối ngoại của Việt Nam.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn lấy hòa bình, nhân nghĩa
làm đạo lý, không có tư tưởng xâm lược, bành trướng. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là
để tự vệ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước, độc lập của dân tộc. Ngay từ cuộc đấu tranh
chống quân Nam Hán, quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh, quân Thanh xâm
lược... tinh thần ấy đã được khẳng định. Ngày nay, thực tiễn hơn 80 năm qua, Đảng ta, dưới
sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quán triệt quan điểm thực hiện đường
lối ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, trong đó yếu tố độc lập, tự chủ
phải được đặt lên hàng đầu, coi đây là nhân tố bất biến trong cách mạng Việt Nam.
Những kinh nghiệm đó cho thấy rằng, hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục giải quyết vấn đề
tranh chấp biển Đông bằng đường lối đối ngoại trên. Điều này giúp chúng ta tranh thủ được
sự ủng hộ của quốc tế, tạo ra sức mạnh ngoại lực để có thể giải quyết vấn đề bằng giải pháp
hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc. Bên cạnh các hoạt động đối ngoại tích cực như
trên, trong công tác đối nội chúng ta cũng cần phải bình tĩnh, tỉnh táo, tránh các hoạt động
quá khích, vượt ngoài tầm kiểm soát, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài xuyên tạc, công kích
ta. Đồng thời tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, đưa tin về phản ứng của các tổ chức
quần chúng, cung cấp thông tin và vận động bạn bè quốc tế phản đối các hành vi sai trái của
Trung Quốc, ủng hộ lập trường của Việt Nam. Cung cấp thông tin có định hướng cho các tổ
chức chính trị xã hội, đoàn thể, góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin vào các chủ trương,
chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền an ninh quốc gia
thông qua nhiều hình thức hiệu quả hơn. Trước xu hướng toàn cầu hóa, việc nâng cao nhận
thức, tư duy và tình cảm của thế hệ trẻ về tình yêu đất nước và tinh thần dân tộc càng đóng
vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, đây cũng chính là thời điểm mà Việt Nam cần đẩy mạnh công tác giáo
dục thế hệ trẻ về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông thông qua nhiều biện pháp hữu hiệu
hơn như tổ chức theo định kỳ các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và thi viết bài về Biển Đông ở
các trường học, ở các cơ sở Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh sinh viên, các buổi sinh hoạt
chính trị, thi tìm hiểu về Trường Sa, Hoàng Sa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các
phương tiện truyền thông cũng cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền giúp thế hệ trẻ
hiểu biết sâu sắc hơn về Biển Đông, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời nhằm
tránh tình trạng bàng quan, mơ hồ trước những diễn biến chính trị, kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của đất nước.

Quán triệt đường lối của Đảng, Trường Chính trị Nghệ An đã tiến hành tổ chức các
buổi sinh hoạt chính trị, diễn đàn của Đoàn Thanh niên để nâng cao hiểu biết về chủ quyền
biển đảo Việt Nam. Đồng thời với thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cho học viên
cũng như quần chúng nhân dân về vấn đề biển Đông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm
của mỗi công dân đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tránh tình trạng bị kẻ thù xúi
giục, kích động. Đó cũng là hoạt động cụ thể, thiết thực nhất trong việc góp phần cùng Đảng,
Nhà nước và toàn thể nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, quốc gia,
lãnh thổ của đất nước, thể hiện trách nhiệm, niềm tin của thế hệ trẻ, thế hệ của hiện tại và
tương lai tươi sáng của đất nước./.
Câu 2: Đồng chí hay nêu tình hình, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Quận Long Biên
năm 2019? Với cương vị là cán bộ, chiến sỹ Tự vệ đồng chí phải làm gì để hoàn thành tốt
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Công ty?
Trả lời:

Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Trong đó, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động
viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc
phòng toàn dân.

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với
các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài
sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở.

Mỗi bộ phận trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện một nhiệm vụ riêng, đặc thù
tuy nhiên, tựu chung lại tất cả đều nhằm mục đích hướng tới một nền quốc phòng toàn dân
bền vững, giữ gìn chủ quyền độc lập của quốc gia và an ninh trật tự xã hội.

Với cương vị là cán bộ, chiến sỹ Tự vệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của
Công ty ngoài làm việc chuyên môn, rèn luyện nâng cao đạo đức thể chất. Còn cần phải tích
cực tham gia công tác phong trào của đoàn thanh niên; tích cực tham gia vào các hoạt động
quốc phòng, an ninh của Công ty, phường, quận. Góp phần xây dựngQuận Long Biên vững
mạnh toàn diện. Sẵn sàng tham gia LLVTND ta khi Tổ quốc cần.

You might also like