« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI TẠI HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA.
- Ngày nhận bài Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 356 hộ nông dân trồng xoài theo hướng hàng hóa, 10 tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu, 10 thương lái, 10 của hàng bán lẻ và 20 người tiêu dùng tại huyện Yên Châu.
- Kết quả khi xem xét về tổng lợi nhuận của từng tác nhân tham gia chuỗi thì tổng lợi nhuận của thương lái là cao nhất, lợi nhuận của các hộ nông dân trồng xoài chỉ chiếm 28,8% lợi nhuận của toàn chuỗi.
- Qua phân tích 5 kênh phân phối xoài cho thấy kênh tiêu thụ từ hộ nông dân trồng xoài =>.
- xuất khẩu.
- người tiêu dùng ngoài nước là kênh có quy mô thị trường lớn và có tổng giá trị gia tăng thuần của toàn kênh cao nhất đạt 13,102 đồng/kg, trong đó hộ nông dân trồng xoài được hưởng 48,48% giá trị gia tăng của chuỗi do vậy kênh này được xem là kênh phân phối hiệu quả và cần tập trung phát triển.
- Bên cạnh đó, kênh tiêu thụ trực tiếp từ hộ nông dân đến người tiêu dùng nội địa cũng cần được quan tâm thông qua gắn kết với phát triển du lịch nông nghiệp và bán hàng trực tiếp thông qua công nghệ 4.0.
- Từ đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La..
- TỪ KHÓA Chuỗi Chuỗi giá trị Xoài Yên Châu Sơn La.
- Đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị xoài và các sản phẩm nông sản khác.
- Trong tất cả các nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đều chỉ ra được rằng các sản phẩm nông sản muốn gia tăng giá trị thì phải liên kết theo chuỗi như các nghiên cứu của Phạm Thị Tố Anh [1], Nguyễn Thị Lan Anh [2], Nguyễn Thùy Trang [3], Vũ Thành Lộc [4], [5], Nguyễn Huy Giáp [6], Nguyễn Phú Sơn [7],....
- Yên Châu tỉnh Sơn La là một huyện biên giới, nơi được mệnh danh là vùng đất của “chuối ngọt xoài thơm” hiện có trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó, trên 10.100 ha trồng cây ăn quả, gồm: Xoài, nhãn, chuối, mận hậu, bưởi.
- Cây xoài đã gắn bó với người dân Yên Châu từ xa xưa với diện tích tính đến năm 2020 là hơn 2.900 ha, đã có 1.500 ha cho thu hoạch quả, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm.
- Hiện nay, trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, huyện Yên Châu đã triển khai nhiều giải pháp như hỗ trợ kỹ thuật trồng, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, xây dựng điểm thu mua, ứng dụng công nghệ sơ chế sau thu hoạch, ký hợp đồng thu mua với các doanh nghiêp, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.
- Nhưng với diện tích trồng xoài ngày càng phát triển, trong khi đó các hộ nông dân vẫn tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, chưa theo tiêu chuẩn quy định do vậy giá sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc vào thương lái là chính.
- Vì vậy, nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La” là cần thiết để giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng thể về chuỗi giá trị xoài Yên Châu từ đó có các giải pháp góp phần nâng cao chuỗi giá trị xoài nhằm nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc huyện Yên Châu..
- Yên Châu là huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất của tỉnh Sơn La với diện tích hiện có hơn 2.900 ha, đã có 1.500 ha cho thu hoạch quả, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm.
- Trong tổng số 14 xã và 01 thị trấn của huyện Yên Châu, nghiên cứu tiến hành chọn ra 4 xã có diện tích trồng xoài lớn nhất của huyện để tiến hành điều tra là các xã Sặp Vặt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Chiềng Pằn..
- Chủ thể của nghiên cứu gồm các hộ nông dân trồng xoài theo hướng hàng hóa, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN), thương lái (thực hiện chức năng thu mua, phân loại, đóng gói và vận chuyển), người bán lẻ và người tiêu dùng xoài.
- Người sản xuất 356.
- Đối với chủ thể là hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành thực hiện phỏng vấn các hộ trồng xoài theo hướng hàng hóa trên địa bàn 4 xã.
- Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Yên Châu trên địa bàn 4 xã Sặp Vặt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Chiềng Pằn có tổng 3200 hộ trồng xoài.
- Hiện nay, theo thống kê có 28 THT, HTX, DN thu mua xoài của huyện Yên Châu để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Đối với tác nhân thương lái vừa thực hiện chức năng thu mua từ nông dân, vừa thực hiện chức năng phân loại, đóng gói và vận chuyển hiện trên địa bàn huyện Yên Châu có 10 thương lái..
- Đối với người bán lẻ, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên chọn 01 hộ sau đó bỏ 01 và tương tự đến khi chọn được 10 quan sát trên dọc tuyến đường của huyện Yên Châu..
- Đối với người tiêu dùng nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 20 người tiêu dùng trên địa bàn huyện Yên Châu..
- Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã khảo sát một số đơn vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ Trung tâm Khuyến nông, các cơ quan ban ngành có liên quan..
- Nghiên cứu sử dụng một số công cụ phân tích sâu: thống kê mô tả nhằm phân tích hiện trạng sản xuất của hộ nông dân theo số liệu của bảng điều tra, mô tả hiện trạng sản xuất và các vấn đề cơ bản liên quan như diện tích trồng, số năm kinh nghiệm.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 3.1.1.
- Tình hình sản xuất xoài.
- Cây xoài được trồng tập trung ở Sơn La chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã.
- Trong đó, diện tích trồng xoài tại huyện Yên Châu chiếm hơn 82% tổng diện tích trồng xoài toàn tỉnh với các giống xoài như: giống xoài địa phương: Xoài tròn, xoài hôi, Muỗn mút, muồng ngân, muồng ngu, muồng say (muỗn trứng), mác chai, và các giống xoài lai: Đài loan GL4, xoài Thái, xoài Úc..
- Tình hình sản xuất xoài trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn được thể hiện qua bảng 2..
- Diện tích trồng xoài huyện Yên Châu giai đoạn .
- PTNT huyện Yên Châu).
- Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, thời gian qua, huyện Yên Châu hiện thực hóa nhiều chính sách về phát triển cây ăn quả và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm: Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày của UBND huyện về thực hiện “Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”.
- cao trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn 2018-2020.
- Đến năm 2020 diện tích trồng xoài đã lên đến 2.830 ha với diện tích cho thu hoạch 1.350 ha tăng so với năm 2018 là 583 ha, tốc độ phát triển bình quân của diện tích trồng xoài là 134,69% và tốc độ phát triển bình quân của diện tích xoài cho thu hoạch là 132,67%, huyện Yên Châu đã phát huy được các lợi thế để trở thành vùng chuyên canh cây xoài tại Sơn La..
- Huyện Yên Châu đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, quy trình sản xuất tính đến năm 2020 huyện có 298 ha có mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 134 ha được cấp chứng nhận VietGAP chính vì vậy năng suất và sản lượng xoài của huyện Yên Châu đã tăng lên trong giai đoạn và được thể hiện qua bảng 3..
- Năng suất và sản lượng xoài của huyện Yên Châu giai đoạn .
- Hiện nay các hộ nông dân trồng xoài theo hình thức chuyên canh chiếm trên 60% và xen canh chiếm khoảng 30% còn lại là vườn tạp.
- Vì hiện nay xoài ở Yên Châu chủ yếu dùng để ăn tươi, sản phẩm chế biến từ xoài chưa nhiều..
- Từ thực tế này đã thu hút các hộ nông dân áp dụng nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài sớm hay nghịch vụ để có thể bán được giá cao gấp 2-3 lần so với xoài chính vụ.
- Chi phí sản xuất cho 1 ha trồng xoài đã thu hoạch được thể hiện qua bảng 4..
- Chi phí sản xuất cho 1 ha trồng xoài đã thu hoạch.
- Tiêu chí Hạng mục Giá trị trung bình.
- Chi phí đầu vào.
- trong tổng chi phí sản xuất 1 ha.
- Tiêu thụ là khâu quan trọng Thị trường tiêu thụ xoài Yên Châu phần lớn được bán cho các thương lái, điểm thu mua thông qua hình thức bán sô (bán mão, không phân loại).
- Các hộ trồng xoài bán trực tiếp cho thương lái.
- Tỷ lệ tiêu thụ xoài trên thị trường của huyện Yên Châu năm 2020 được thể hiện qua bảng 5..
- Tỷ lệ tiêu thụ xoài tại thị trường của huyện Yên Châu năm 2020.
- Qua bảng 4 ta thấy xoài của Yên Châu được tiêu thụ qua rất nhiều tác nhân nhưng tác nhân lớn nhất vẫn là thương lái chiếm tỷ lệ 78%, sau đó là bán cho những người bán lẻ, tỷ lệ 15%.
- Như vậy các thương lái rất quan trọng trong việc tiêu thụ xoài tại huyện Yên Châu và là người quyết định giá của xoài trên thị trường.
- Trong giai đoạn từ bằng những chính sách cụ thể cho kích thích tiêu thụ xoài như thúc đẩy quảng bá thương hiệu xoài Yên Châu tại các lễ hội được tổ chức hàng năm, hội chợ xúc tiến thương mại tại các tỉnh.
- tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX trong huyện gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp, nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước đã làm cho thương hiệu xoài Yên Châu được khẳng định, đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dùng..
- Phân tích chuỗi giá trị xoài Yêu Châu 3.2.1.
- Mô tả chuỗi giá trị.
- Chuỗi giá trị xoài huyện Yên Châu bao gồm các chức năng cơ bản như sau:.
- Qua sơ đồ chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tại hình 1, nghiên cứu xác định được năm kênh thị trường chính tiêu thụ xoài như sau:.
- Kênh 1: Hộ nông dân =>.
- Kênh 2: Hộ nông dân =>.
- Kênh 3: Hộ nông dân =>.
- Kênh 4: Hộ nông dân =>.
- Kênh 5: Hộ nông dân =>.
- Sơ đồ chuỗi giá trị xoài ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Nguồn: Kết quả khảo sát trực tiếp tại Yên Châu năm .
- Phân tích kinh tế chuỗi giá trị.
- Xác định giá trị gia tăng (GTGT) và giá trị gia tăng thuần (GTGTT) cho các đối tượng tham gia chuỗi là rất quan trọng vì nó thể hiện giá trị thu được của xoài thông qua các khâu tiêu thụ, Kết quả kinh tế chuỗi được thể hiện qua bảng 6..
- Phân tích kinh tế chuỗi của xoài Yên Châu.
- Chỉ tiêu Hộ nông dân Thương lái DN Xuất khẩu Bán Lẻ Xuất Khẩu Tổng Kênh 1: Hộ nông dân =>Tổ HT, HTX=>DN xuất khẩu=>Xuất khẩu=>Người tiêu dùng ngoài nước.
- Kênh 2: Hộ nông dân =>Thương lái=>Người tiêu dùng trong nước.
- Kênh 3 : Hộ nông dân =>Thương lái=>Người bán lẻ=>.
- Chỉ tiêu Hộ nông dân Thương lái DN Xuất khẩu Bán Lẻ Xuất Khẩu Tổng Kênh 4: Hộ nông dân =>Người bán lẻ=>.
- Với bảng phân tích kinh tế chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu cho thấy kênh 5 là kênh tiêu thụ từ hộ nông dân đến người tiêu dùng trong nước có giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cho hộ nông dân là cao nhất, rút ngắn chuỗi giá trị hiện nay đảm bảo từ người sản xuất đến tiêu dùng, nhưng kênh này hiện nay chỉ chiếm 5% sản lượng tiêu thụ xoài.
- Kênh 2, 3 và 4 là ba kênh tiêu thụ có %GTGT và %GTGTT của các hộ nông dân trồng xoài chỉ chiếm khoảng dưới 25% còn phần lớn chủ yếu để lại ở khâu thương lái và người bán lẻ.
- Thông qua đó ta thấy, để phát triển chuỗi giá trị xoài huyện Yên Châu thì hai kênh tiêu thụ cần được quan tâm là kênh 5 và kênh 1, trong đó tại kênh 5 thì cần phải nâng cao kỹ năng bán hàng trực tiếp cho các hộ nông dân hoặc gắn với phát triển du lịch nông nghiệp để quảng bá đến người tiêu dùng.
- Kênh 1 là kênh có thị trường rộng mở nhất đối với xoài Yên Châu nhưng đòi hỏi các hộ nông dân cần tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, thực hiện sản xuất tập trung đảm bảo quy mô và các điều kiện cần thiết tham gia vào THT, HTX để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế..
- Giá cả thị trường biến động, thời tiết và tình hình dịch bệnh Covid 19 là những rủi ro tiềm ẩn đối với chuỗi giá trị xoài.
- Đặc biệt hiện nay với tiêu chuẩn của thị trường cao, khắt khe, đặc biệt là tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi các hộ nông dân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế..
- Với diện tích xoài lớn nhất toàn tỉnh Sơn La, xoài Yên Châu hiện nay cũng đang cạnh tranh bởi xoài tại các địa phương khác trong tỉnh Sơn La.
- Ngoài ra xoài Yên Châu Sơn La cũng có các đối thủ cạnh tranh khác như xoài tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có thương hiệu từ lâu..
- Giá bán xoài của các hộ nông dân trồng xoài tại huyện Yên Châu còn đang phụ thuộc vào thương lái.
- Do vậy sẽ có nhiều trường hợp xoài Yên Châu mặc dù có chất lượng tốt nhưng giá bán lại rất thấp vì do thương lái ép giá.
- Trong các cuộc thương lượng về giá thì các hộ nông dân luôn là bên yếu thế..
- Khâu đầu vào của hộ nông dân chủ yếu là giống, vật tư nông nghiệp.
- Các đại lý vật tư nông nghiệp tại địa phương phong phú, hộ nông dân có nhiều sự lựa chọn.
- Do đó, khi có biến cố bất lợi xảy ra thì nông dân là người chấp nhận giá, đại lý vật tư nông nghiệp quyết định giá và chất lượng nguồn cung sản phẩm..
- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị xoài tại Yên Châu Sơn La Đối với nông dân.
- Thúc đẩy việc hình thành mối liên kết ngang giữa nông dân và nông dân để tạo thế mạnh cho việc sản xuất xoài và tránh tình trạng ép giá cũng như góp phần tái phân phối lại lợi nhuận giữa các tác nhân..
- Liên kết các hộ nông dân thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra vùng sản xuất lớn, cùng tiêu chuẩn, cùng quy trình tạo lợi thế cho xuất khẩu..
- Hỗ trợ, đào tạo hộ nông dân ứng dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ xoài..
- Nghiên cứu các giải pháp để rút ngắn các khâu trung gian trong chuỗi giá trị xoài để giảm chi phí trung gian, nâng cao GTGT và GTGTT của chuỗi giá trị xoài Yên Châu..
- Xây dựng quy chế quản lý, kiểm soát thương hiệu xoài huyện Yên Châu đảm bảo chất lượng..
- Cây xoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của người dân huyện Yên Châu..
- Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ xoài được đánh giá đang có hiệu quả, chuỗi giá trị khá phong phú nhưng phần GTGT và GTGTT để lại cho các hộ nông dân còn thấp chủ yếu thuộc về thương lái và người bán lẻ..
- Chuỗi giá trị xoài bao gồm 5 chức năng là đầu vào, sản xuất, thu gom, thương mại và tiêu dùng.
- Các nhà thúc đẩy chuỗi giá trị bao gồm cán bộ khuyến nông địa phương, câu lạc bộ, phòng Nông Nghiệp huyện, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng và chính quyền địa phương..
- Qua phân tích 5 kênh phân phối xoài cho thấy, kênh 1 là kênh có quy mô thị trường lớn và có tổng giá trị gia tăng thuần của toàn kênh cao nhất chuỗi là 13.102 đồng/kg, trong đó người sản xuất hưởng 48,48% GTGTT với thị trường xuất khẩu cực lớn khi hội nhập quốc tế do vậy kênh 1 sẽ là kênh phân phối hiệu quả nhất chuỗi giá trị xoài Yên Châu.
- Bên cạnh đó, kênh 5 cũng được xem là kênh hiệu quả khi gắn kết với phát triển du lịch và bán hàng tại vườn của người nông dân qua thương mại điện tử..
- Để chuỗi giá trị xoài phát triển bền vững trong tương lai cần có chiến lược nâng cấp chuỗi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt