« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiếp cận dựa trên thực chứng trong trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, cả trên thế giới và ở Việt nam.
- Trong bối cảnh đó, nhiều phương pháp, nhiều hướng tiếp cận được đề xuất để trị liệu trầm cảm cho trẻ vị thành niên.
- Nó giúp nhà trị liệu tìm ra các liệu pháp, các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất.
- Theo mô hình đó, kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy phương pháp kích hoạt hành vi có tác dụng tích cực trên trẻ trầm cảm ở tuổi vị thành niên.
- Cụ thể, liệu pháp kích hoạt hành vi giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Kết quả này làm cơ sở đề xuất cho việc ứng dụng phương pháp kích hoạt hành vi trong trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam..
- Thuật ngữ rối loạn trầm cảm được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate.
- Đến năm 1890, Kraepelin đã thống nhất các quan điểm xếp 2 trạng thái trầm cảm và hưng cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm (psychosc maniaco - dcpressive)..
- Sang thế kỷ XX rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và hoàn thiện về khái niệm bệnh học và hình thái.
- Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm được xếp trong nhóm các rối loạn cảm xúc, mục F30 - F39..
- Trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và tâm lý học trị liệu, tâm lý học lâm sàng, tâm bệnh học nói riêng, trầm cảm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như xã hội, hành vi và nhận thức, liên nhân cách.
- Các nghiên cứu chủ yếu tập trung theo các hướng như nghiên cứu thực trạng, khảo sát trên một lượng lớn dân số để có số liệu thống kê cụ thể về thực trạng trầm cảm và nghiên cứu thực nghiệm về các liệu pháp tâm lý chữa trị trầm cảm..
- Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm theo DSM-5 (APA, 2013) cho thấy người bị đánh giá trầm cảm khi gặp các tiêu chí trong các lĩnh vực chính sau: Ít nhất 5 trong 9 triệu chứng xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần, làm thay đổi hoạt động so với.
- Những tác động của môi trường không thuận lợi mà trẻ chưa thích nghi được dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc – hành vi lệch lạc, nổi bật là trầm cảm.
- Trầm cảm ở trẻ vi ̣thành niên có nhiều nét đặc thù riêng, đó là tính đa dạng chưa ổn định.
- Bên cạnh các biểu hiện về khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi, trẻ còn có các triệu chứng rối loạn hành vi, tăng hoạt động, cáu bẳn, chán học, tự cô lập hoặc có những hành vi gây rối trật tự xã hội.
- Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ.
- Nếu rối loạn trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Trầm cảm có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể dẫn tới toan tính tự tử, tự tử thành công.
- Trẻ em từng bị một đợt trầm cảm có nguy cơ bị đợt tiếp theo trong vòng 5 năm..
- Điều đáng lưu ý là phần lớn bệnh nhân tự sát đều có triệu chứng trầm cảm (khoảng 57,1% số bệnh nhân).
- Kết quả nghiên cứu trước đây của Wagner (1997), Pinquart (2009) cho thấy trầm cảm và suy nghĩ tự tử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [19], [13].
- Điều này có nghĩa là mức độ trầm cảm càng tăng thì các ý nghĩ tự tử cũng tăng theo .
- Các nhà nghiên cứu tin rằng trầm cảm do ảnh hưởng từ các hoạt động hàng ngày và các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân làm tăng sự xuất hiện của những suy nghĩ tự tử và thậm chí tự tử [6].
- Trẻ bị trầm cảm cũng có nguy cơ dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân.
- Theo mô hình tiếp cận chức năng do Lloyd-Richardson và cộng sự (2009) đưa ra, hành vi tự hủy hoại bản thân có tác dụng lớn trong việc giúp cho cá nhân giải tỏa những.
- Trong nhóm khách thể có dấu hiện trầm cảm và rối loạn sau sang chấn, tỷ lệ cá nhân tìm đến hành vi tự hủy hoại bản thân đặc biệt cao hơn so với các đối tượng bình thường.
- Vì vậy, nghiên cứu này cho rằng hành vi tự hủy hoại bản thân liên quan chặt chẽ với những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là trạng thái lo âu, sự trầm cảm,… Nock và cộng sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu về một số nguyên nhân dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân ở trẻ vị thành niên.
- Trong những nguyên nhân được đưa ra đáng chú ý có các yếu tố của sự trầm cảm.
- Trầm cảm nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự trưởng thành về nhân cách và nâng cao chất lượng cuộc sống..
- Những thông tin trên cho thấy, việc nghiên cứu thực trạng trầm cảm ở trẻ vị thành niên là chưa đủ, cần có những nghiên cứu thực nghiệm các biện pháp phòng ngừa và trị liệu trầm cảm nhằm giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên một cách hiệu quả hơn.
- Với mục tiêu đó, bài nghiên cứu này đặt trọng tâm vào chương trình thực nghiệm trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên theo mô hình thực hành dựa trên thực chứng..
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU TRẦM CẢM THEO MÔ HÌNH THỰC HÀNH DỰA TRÊN THỰC CHỨNG.
- (2) chuyên môn hóa khả năng lâm sàng của nhà trị liệu.
- Trong thời gian gần đây, mô hình về công thức trường hợp dựa trên thực chứng được cho là đem lại hiệu quả cao và đang được ứng dụng nhiều, nhất là công thức hành vi nhận thức dựa trên thực chứng (evidence- based cognitive behavior formulation).
- Trị liệu trầm cảm và phương pháp kích hoạt hành vi.
- Dựa theo mô hình trị liệu dựa trên thực chứng, nhà lâm sàng trước tiên tham khảo các phương pháp trị liệu trầm cảm hiệu quả ở vị thành niên.
- Các nghiên cứu khoa học về trị liệu trầm cảm ở vị thành niên cho thấy có hai cách tiếp cận chính: (1) Độc lập, nghĩa là trị liệu hoặc bằng các liệu pháp tâm lý hoặc bằng thuốc.
- Những nghiên cứu đánh giá tổng quan, phân tích tổng hợp các liệu pháp trị liệu trầm cảm ở vị thành niên, nghiên cứu thực nghiệm.
- chỉ ra rằng liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive-Behavioral Therapy/CBT), kích hoạt hành vi (Behavioral Activation/BA), liệu pháp liên cá vị (Interpersonal Therapy/IPT) và liệu pháp nhận thức dựa trên chú tâm (Mindfulness-based Cognitive Therapy/MBCT) có tác động đáng kể và hiệu quả nhanh đến các triệu chứng của rối loạn trầm cảm ở vị thành niên.
- Hơn nữa, kết quả các nghiên cứu khoa học đánh giá cao hiệu quả của phương pháp kích hoạt hành vi trong trị liệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên.
- Theo đó, trong giới hạn của bài viết này, các tác giả thực nghiệm chương trình trị liệu trầm cảm bằng phương pháp kích hoạt hành vi..
- Trầm cảm dưới lăng kính của kích hoạt hành vi (Behavioral Activation/BA) là do thiếu động lực tích cực từ môi trường sống.
- Sự thiếu động lực tích cực bắt nguồn từ việc thiếu kỹ năng xã hội, khó khăn trong tương tác với người khác và thường xuất hiện hành vi tránh né Lewinsohn (1974, dẫn theo van den Heuvel &.
- theo BA, những người trầm cảm có xu hướng gắn kết với hành vi tránh né làm mất cơ hội nhận được những thành quả tích cực bên ngoài [16].
- Như thế, tránh né là yếu tố trung tâm của trầm cảm..
- Kích hoạt hành vi là một phương pháp can thiệp tập trung ngắn, với mục tiêu chính yếu là sửa đổi các yếu tố duy trì hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm [12].
- bằng cách tổ chức các hoạt động làm giảm hành vi tránh né và tăng cường cơ hội củng cố hành vi tích cực và giải quyết các vấn đề ngăn trở tận hưởng niềm vui cuộc sống [2].
- Có hai cách tiếp cận kích hoạt hành vi đối với trầm cảm: Thứ nhất là xem xét hoàn cảnh môi trường sống và các kiểu ứng phó không phù hợp dẫn đến trầm cảm.
- phân tích chức năng hành vi để tìm ra, chọn lọc những hành vi thay thế phù hợp hơn [10].
- Thứ hai là tăng cường sự củng cố tích cực đối với những hành vi trầm cảm như tránh né.
- Cách này thì không cần phân tích chi tiết chức năng hành vi nhưng tập trung vào giá trị của những hành vi khác [11]..
- Mô hình kích hoạt hành vi đối với trầm cảm.
- Dựa vào mô hình này, nhiều chương trình can thiệp được thiết lập đặc biệt là Chương trình Kích hoạt Hành vi cho trẻ vị thành niên (Behavioral Activation Program/A-BAP)..
- Thời gian trị liệu kéo dài khoảng từ 12 đến 18 tuần [14].
- Bài nghiên cứu này thực hiện chính yếu việc thực nghiệm phương pháp kích hoạt hành vi trong trị liệu trầm cảm cho trẻ vị thành niên theo chương trình A-BAP..
- Mục tiêu: Nhằm xây dựng một chương trình đánh giá sự thay đổi của thanh thiếu niên được chấn đoán trầm cảm sau thời gian can thiệp (xem hình 3), với 3 mục tiêu chính: (a) chỉ ra và làm giảm bớt các yếu tố tác động, các hành vi tiêu cực (b) lặp lại và tăng cường các hoạt động tích cực để thay thế các hành vi tiêu cực.
- (c) củng cố trải nghiệm tích cực qua các hoạt động tích cực để giảm mức độ trầm cảm.
- Nội dung can thiệp bao gồm: các hoạt động, giáo dục tâm lý về trầm cảm, phác thảo chương trình can thiệp chi tiết, kiểm soát cảm xúc hành vi của bản thân [9]..
- Mô hình kích hoạt hành vi về sự thay đổi 3.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng được chọn là một học sinh trung học cơ sở tại thành phố Huế, được đánh giá có triệu chứng trầm cảm, dựa theo tiêu chuẩn đánh giá trầm cảm của DSM-5 (APA, 2013)..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Các bước thực nghiệm được tiến hành theo mô hình trị liệu cá nhân và theo chương trình A-BAP..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trường hợp cháu N.T.X.N.
- thường bị so sánh với em gái kém 7 tuổi và thường bị la rầy vì những hành vi không phù hợp.
- Cảm xúc - Hành vi: Thường biểu hiện cảm xúc tức giận và khó chịu khi không hài lòng điều gì đó, với những hành vi như “chạy vào phòng đóng mạnh cửa lại, khóc lớn tiếng, không trả lời khi được hỏi, bỏ ăn, đắp mền ngủ.
- Yếu tố kích hoạt căng thẳng và các vấn đề hiện tại: Mẹ thường la mắng X.N mỗi khi ở nhà và bị thầy cô gọi tên giữa lớp vì hành vi nằm trên bàn hoặc không hợp tác tích cực trong lớp học.
- Về các tiêu chí trầm cảm.
- Mất khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc.
- Các triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tương quan trong gia đình: ba mẹ và em.
- DASS Trầm cảm rất nặng với điểm 32 (điểm chuẩn ≥28) RADS Trầm cảm nặng với điểm 65 (điểm chuẩn ≥51).
- Chẩn đoán (Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5) Trầm cảm chủ yếu, mức độ nặng (296.23.
- Xây dựng trường hợp dựa trên 4 yếu tố (yếu tố bắt nguồn, yếu tố kích hoạt, yếu tố duy trì, yếu tố hỗ trợ) theo mô hình kích hoạt hành vi..
- Theo mô hình kích hoạt hành vi, các triệu chứng trầm cảm của X.N do tác động từ các yếu tố môi trường không thuận lợi như mẹ thường la mắng mỗi khi ở nhà.
- Thường bị gọi tên giữa lớp vì hành vi nằm trên bàn hoặc không hợp tác tích cực trong lớp học.
- Biến cố này có thể là yếu tố bắt nguồn cho những thay đổi về hành vi và cảm xúc của X.N..
- có các triệu chứng trầm cảm liên quan đến các lĩnh vực loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, mặc cảm vô dụng trong gia đình, thua kém em gái và muốn giải thoát bằng cách kết thúc cuộc sống.
- Điều này dẫn đến hành vi tránh né ở môi trường học đường, tránh né trong tương quan với cha mẹ thể hiện qua cảm xúc hoặc gây hấn hoặc thờ ơ, không tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ.
- quả của các triệu chứng trầm cảm và càng làm gia tăng và trầm trọng các triệu chứng trầm cảm, dẫn đến hậu quả tiêu cực như kết quả học tập sa sút, bạn bè xa lánh, cha mẹ phàn nàn.
- Các hậu quả này lại trở nên tiền đề cho quy trình phát triển và duy trì trầm cảm..
- Trị liệu.
- Kế hoạch trị liệu khởi đầu.
- Các triệu chứng trầm cảm: cảm xúc chán nản, mất hứng thú trong cuộc sống, hoặc quá hưng phấn hoặc quá ủ rũ, khó tập trung, cảm giác vô dụng và có ý định tự tử..
- Thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân Mục tiêu trị liệu:.
- Giảm các triệu chứng trầm cảm từ 65 – 10 điểm (thang đánh giá trầm cảm RADS) 2.
- Kế hoạch trị liệu cụ thể:.
- Kiểm soát cảm xúc-hành vi - Giảm hành vi tránh né - Tập trung.
- Áp dụng chương trình kích hoạt hành vi cho thanh thiếu niên (A-BAP)..
- Giáo dục tâm lý: Giúp trẻ hiểu trầm cảm là gì, nhận ra các yếu tố ngăn cản hành vi củng cố tích cực..
- Trạng thái của thân chủ ở buổi cuối cùng của quá trình trị liệu.
- Mức độ trầm cảm 12 điểm (thang đánh giá trầm cảm RADS).
- Nhận ra và chấp nhận các dấu hiệu trầm cảm.
- về khả năng kiểm soát hành vi và sử dụng hành vi thay thế tích cực có sự tiến bộ đáng kể.
- Giảm hành vi tránh né đáng kể như chạy vào phòng đóng cửa, vùi vào mền ngủ, ngồi lì trong một góc.
- Kích hoạt hành vi được ứng dụng trị liệu trầm cảm cho thanh thiếu niên tại thành phố Huế.
- Kết quả ca thực nghiệm cho thấy, các kỹ thuật về kích hoạt hành vi mang lại hiệu quả tích cực và phù hợp với độ tuổi.
- Cụ thể, thông qua các hoạt động, thân chủ dễ dàng tham gia và hợp tác tích cực trong trị liệu.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và nghiên cứu trường hợp ở trẻ vị thành niên dựa theo mô hình trị liệu dựa trên thực chứng, chúng tôi nhận thấy, cần có nhiều ca thực nghiệm về phương pháp kích hoạt hành vi trong trị liệu trẩm cảm ở trẻ vị thành niên trong các nghiên cứu tương lai.
- Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao đến các nhà thực hành lâm sàng để ứng dụng tốt hơn trong việc trị liệu trầm cảm cho trẻ vị thành niên

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt