« Home « Kết quả tìm kiếm

TRỌNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN TÀI CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI ĐỂ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (QUA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN)


Tóm tắt Xem thử

- Tháng 5/1861, triều đình lại đưa ra 10 việc để xét tiến cử người có tài ra giúp nước.
- Tháng 6/1871, triều đình lại kêu gọi các quan lại xét cử người hiền tài theo 8 hạng là:.
- Vấn đề ở chỗ là hiệu quả của các chính sách đó như thế nào..
- Gắn liền với hệ thống trường lớp, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách nhằm tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ học quan..
- Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long xuống chiếu xác định: “Nhà nước cầu nhân tài, tất do đường khoa mục, tiên triều ta chế độ khoa cử đời nào cũng có cử hành<.
- Đối với các trường lớp ở Kinh đô, năm 1803, Gia Long cho đặt các chức chánh, phó Đốc học ở Quốc Tử Giám.
- Năm 1838, triều đình lại cử 2 viên đại thần kiêm lĩnh công việc của Quốc Tử Giám với các chức Tri sự - Đề điệu.
- triều đình đặt các chức Phụ đạo, Sư bảo, Tán thiện, Bạn độc, Trưởng sử để dạy bảo các hoàng tử, hoàng đệ.
- Đối với các địa phương, ngay trong năm lên ngôi, Gia Long đã cho đặt các chức Đốc học, Trợ giáo ở các trấn Bắc thành - nơi vốn có truyền thống học hành.
- Năm 1802, Gia Long đã đặt chức Đốc học ở Bắc thành.
- Đối với vùng Gia Định, triều đình định lệ mỗi xã lập một lớp học do một người có học, có đức hạnh (chưa cần bằng cấp) phụ trách.
- Đến năm 1804, chức học quan đã được đặt tới các dinh trấn trong cả nước.
- Tiếp đó, cùng với việc mở rộng trường học, triều đình đặt thêm các chức Giáo thụ - Huấn đạo ở các phủ huyện.
- Năm 1812, Gia Long lệnh cho các.
- Cũng như ở Kinh đô, phần lớn chức học quan ở các địa phương đầu đời Nguyễn là Tiến sỹ, Hương cống, Tú tài, Sinh đồ thời Hậu Lê..
- Khi lên ngôi, nhận thấy hạn chế của việc này, Minh Mạng đã có nhiều biện pháp nhằm thay thế đội ngũ học quan bằng những người có bằng cấp của bản triều và yêu cầu cao hơn về trình độ.
- Năm 1823, triều đình quy định: Giáo quan ở các phủ huyện nếu là Sinh đồ, Hương cống thì phải đủ 40 tuổi trở lên, người khác (không có học hàm) phải đủ 50 tuổi trở lên.
- Đến năm 1856, dưới thời Tự Đức, triều đình định lệ, Cử nhân đã từng thi Hội từ 40 tuổi trở lên mới được bổ làm giáo chức, còn hạng khác đã bổ thì rút về..
- Vào cuối thời Tự Đức, chức học quan phải đạt yêu cầu là Tiến sỹ, Phó bảng hoặc cử nhân lão thành..
- Nhà Nguyễn cũng chú trọng tới việc mở rộng đội ngũ học quan tới các miền biên ải và những vùng dân tộc thiểu số.
- Chính sách này được tiếp tục thực hiện trong thời Tự Đức.
- Gắn liền với việc phát triển đội ngũ học quan là những quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với tầng lớp này nhằm không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ thầy đồ cũng như thúc đẩy sự phát triển giáo dục.
- Nhà nước dành cho học quan chế độ lương bổng thoả đáng và có vị trí xứng đáng trong xã hội..
- Từ năm 1803, Gia Long định quan chế xếp Đốc học Quốc Tử Giám hàm Chánh tứ phẩm, lương tháng 6 quan tiền, 6 phương gạo.
- phó Đốc học 5 quan tiền, 5 phương gạo.
- Năm 1804, triều đình lại định phẩm cấp Đốc học các dinh trấn hàm Chánh ngũ phẩm, lương ngang Tri.
- Trong quan hệ với các tỉnh thần, mặc dù học quan có phẩm hàm thấp hơn nhưng triều đình cũng cho phép: “Phàm các viên học chính khi mới đến tỉnh vào ra mắt Tổng đốc, Tuần phủ dùng lễ tham bái, đối với Bố chính, Án sát dùng lễ ngang hàng, ngõ hầu bên chính, bên giáo mới được cùng trọng” vii .
- Từ thời Minh Mạng, học quan ở các phủ huyện được toàn quyền khảo xét và quyết định những học sinh cống cử lên Quốc Tử Giám và triều đình mà không cần thông qua các quan lại phủ huyện..
- Triều Nguyễn cũng có những chính sách khảo xét - thưởng phạt công minh đối với các học quan.
- Bên cạnh đó, tầng lớp học quan từ tỉnh đến huyện cũng chịu sự sát hạch hàng năm của Đốc phủ.
- Năm 1836, triều đình định lệ khảo xét học thần, chỉ làm các hạng:.
- Dưới thời Tự Đức, năm 1852, triều đình đổi lệ sát hạch học quan, theo đó chức Giáo thụ, Huấn đạo, Học chính mỗi năm một lần xét, “ai đỗ hạng ưu thì thưởng kỷ lục một thứ.
- Để khảo xét học quan và cũng nhằm khuyến khích việc học hành thi cử, từ thời Minh Mạng, triều đình có chính sách thưởng phạt học quan bằng việc căn cứ vào số học trò đi thi và trình độ của thí sinh.
- Theo đó học quan nào có nhiều học trò đi thi, nhiều người đỗ hoặc số học trò đi thi khoa sau nhiều hơn khoa trước thì được khen thưởng, nơi nào có số học trò đi thi ít, lại không có người đỗ, hoặc đi thi bỏ quyển trắng, viết không đủ bài thì học quan ở đó phải chịu xử phạt.
- Năm 1853, lệ này được quy định lại rõ ràng hơn, việc thưởng bổng và thăng chức của các học quan căn cứ vào số học trò đỗ Tú tài, Cử nhân, Phó bảng, Tiến sỹ từ một người trở lên..
- Việc phạt bổng và giáng chức căn cứ vào số bài thi để quyển trắng, không đủ văn lý từ một quyển trở lên, điều kiện này áp dụng đối với cả Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo trong tỉnh có học trò đi thi, không kể học quan có trực tiếp dạy học trò đó hay không.
- Theo đó thì chỉ cần một học trò đỗ Tú tài thì cả hệ thống học quan trong tỉnh đều được khen thưởng, và ngược lại, chỉ cần một học trò viết không đủ bài thì cả Đốc học cũng phải phạt..
- Quá trình xây dựng hệ thống trường lớp - học quan đi đôi với những chính sách nhằm khuyến khích việc học hành của tầng lớp nho sinh, đối tượng chính của nền giáo dục..
- Đối với học sinh Quốc Tử Giám, các đời vua Nguyễn đều có chính sách quan tâm đặc biệt, người học ở đây được cấp học bổng, quần áo, dầu, gạo, sách vở, bút mực<.
- Cũng từ thời Minh Mạng, triều đình định lệ cấp học bổng cho học sinh Quốc Tử Giám, theo đó trong năm cứ 3 tháng một lần nhà trường tổ chức khảo hạch học sinh và chia làm 3 hạng: ưu, bình, thứ.
- Bên cạnh đó, các vua Nguyễn đã cho bổ sung thêm một số tài liệu khác ngoài các bộ sách giáo khoa truyền thống, chẳng hạn năm 1833, Minh Mạng giao cho bộ Lễ tập hợp 80 bài thuộc thể văn tam trường của nhà Thanh, in thành 31 bộ chia cho Quốc Tử Giám và học quan ở các địa phương.
- Hai năm sau đó triều đình lại cho khắc in bộ Lịch đại sử tổng luận ban cho các quan đại thần và các trường trong toàn quốc..
- Triều Nguyễn cũng là vương triều đầu tiên trong lịch sử có những chính sách nhằm tiếp cận với khoa học kỹ thuật phương Tây thông qua việc mở các lớp ngoại ngữ và cử người sang phương Tây du học..
- Dưới thời Tự Đức, năm 1866, triều đình cho tuyển những người biết cả chữ Hán và tiếng Pháp về kinh để dịch sách phương Tây sang chữ Hán và dạy tiếng Pháp.
- Chính sách này được bắt đầu từ năm 1878.
- Song song với những chính sách giáo dục nói trên là việc tổ chức các kỳ thi Hương, thi Hội nhằm tuyển dụng nhân tài.
- Người đỗ cũng được phân thành 2 hạng: Cử võ, Tiến sỹ võ.
- quy định 3 năm 1 lần, nhà Nguyễn cũng mở thêm các kỳ Ân khoa, Chế khoa (Chế khoa cát sỹ năm 1851, Chế khoa nhã sỹ năm 1865)..
- Năm 1880, triều đình lại yêu cầu các phủ, tỉnh phải định trước số học trò đủ tiêu chuẩn dự thi nhằm tránh việc số người dự thi Hương quá nhiều.
- Trước khi được bổ dụng vào các chức vị của triều đình, các tân tiến sỹ được vinh quy bái tổ tại quê nhà.
- Trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nội các triều Nguyễn có ghi: năm 1865 (năm Tự Đức thứ 18, khoa thi Ất Sửu), cấp phu thành hai hạng, người đỗ Đệ Nhất giáp tiến sỹ được cấp 2 phu mang cờ biển, 2 phu gánh võng, 1 phu khuân đồ đạc.
- những người đỗ Đệ Nhị giáp tiến sỹ, Đệ Tam giáp tiến sỹ chỉ được cấp 2 phu mang cờ biển, 2 phu gánh võng.
- Có khi, triều đình còn lệnh cho các quan địa phương cử từ 10 đến 20 lính tháp tùng các tiến sỹ về quê quán.
- Trong lễ này, các tân tiến sỹ còn được ban cho cờ và biển.
- cùng bậc đỗ mà mỗi tân tiến sỹ đạt được.
- Chữ trên cờ của người đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ bằng tơ vàng.
- chữ trên cờ của người đỗ Đệ nhị (tam) giáp tiến sỹ bằng vải.
- Khi về đến làng, các tiến sỹ được dân chúng nô nức chào đón.
- Họ ở đây chừng hai tháng theo quy định rồi lại trở về kinh đô chờ triều đình bổ dụng..
- Không chỉ từ thời Minh Mạng, sau khi có khoa thi Hội đầu tiên của triều Nguyễn, mới có việc tuyển dụng, bổ nhiệm, mà dưới thời Gia Long đã áp dụng chế độ này..
- Năm Gia Long thứ 13 (1814), vua có chỉ dụ cho các Hương cống ở 2 trường Quảng Đức và Gia Định được bổ nhiệm vào làm việc ở các viện..
- người đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ cho hàm Hàn lâm viện biên tu (chánh thất phẩm).
- nhiệm các nhà khoa bảng như sau: Đệ Nhị giáp tiến sỹ thì bổ làm Tri phủ.
- Đệ Tam giáp tiến sỹ thì thăng bổ Chủ sự, cho quyền làm tân Tri phủ.
- Nhưng đến thời Tự Đức trở đi, việc bổ dụng các phó bảng, tiến sỹ có một số điều chỉnh về phẩm hàm.
- Đệ Nhất giáp tiến sỹ thứ nhất (tương đương Trạng nguyên) được bổ Hàn lâm viện Thị độc (chánh ngũ phẩm).
- Đệ Nhất giáp tiến sỹ thứ hai (Bảng nhãn) được bổ Hàn lâm viện Thừa chỉ (tòng ngũ phẩm).
- Đệ Nhất giáp tiến sỹ thứ ba (Thám hoa) được bổ Hàn lâm viện Trước tác (chánh lục phẩm).
- Đệ Nhị giáp tiến sỹ được bổ Hàn lâm viện Tu soạn (tòng lục phẩm).
- Đệ Tam giáp tiến sỹ được bổ Hàn lâm viện Biên tu (chánh thất phẩm).
- Bên cạnh việc bổ dụng những người đỗ tiến sỹ, phó bảng, những đối tượng thi hỏng khác cũng được hưởng chính sách đãi ngộ trong việc bổ dụng công chức của triều Nguyễn.
- Ngoài ra, các thí sinh là con quan (ấm sinh) đã được áp dụng chính sách ưu tiên bổ nhiệm nếu họ đỗ tiến sỹ, phó bảng, cử nhân.
- Cũng cần phải nói thêm rằng, ngoài những chính sách đãi ngộ đối với các tiến sỹ, nhà Nguyễn còn có lệ khắc tên tuổi, quê quán và một số thông tin về tiểu sử khoa cử của các tiến sỹ đỗ chánh bảng (tức tiến sỹ) lên các tấm bia đá và đặt ở Văn Miếu.
- Tuy nhiên, với những nguyên nhân lịch sử khác nhau, một số vị tiến sỹ đã bị triều đình đục tên khỏi bia đá, cũng có vị bị triều vua này đục đi nhưng qua triều vua khác được khắc tên trở lại, điển hình nhất là trường hợp của Phan Thanh Giản..
- Tất cả những định lệ mang tính đặc ân cùng những chính sách đãi ngộ đối với các tiến sỹ đã minh chứng rằng, việc tổ chức các khoa thi dưới triều Nguyễn không ngoài mục đích tuyển chọn nhân tài trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện chủ trương chiêu hiền đãi sỹ trong việc tuyển dụng bộ máy thống trị đất nước, tạo nên nguồn động viên, khuyến khích kẻ sỹ tham gia khoa cử.
- Kết quả của chính sách giáo dục, thi cử thời nhà Nguyễn.
- Năm 1807, vua Gia Long cho mở khoa thi Hương đầu tiên, phép thi phỏng theo phép thi cử đời Lê.
- Từ đó đến năm Mậu Ngọ, Khải Định thứ 3 (1918), nhà Nguyễn đã tổ chức được 47 khoa thi Hương, lấy đỗ được 5.208 người.
- Từ năm Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807) đến năm Mậu Ngọ, Khải Định thứ 3 (1918), nhà Nguyễn đã tổ chức 47 kỳ thi Hương, lấy đỗ 5.208 người, trong đó Thăng Long - Hà Nội có 450 người đỗ..
- 1 Gia Long (1802 - 1819) 40 65 62% 255 18%.
- Nhà Nguyễn lập kinh đô ở Huế.
- Tất cả các kỳ thi Hội đều được tổ chức ở kinh thành.
- đến năm Kỷ Mùi, Khải Định thứ 4 (1919), nhà Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ được 558 người.
- Trong số 558 người đỗ Đại khoa có 292 Tiến sỹ (Đệ Nhất giáp 11 người: 2 Bảng nhãn, 9.
- Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức<.
- Trong đường lối chính sách đó, hình thức khoa cử là phương tiện chính yếu để tuyển chọn và sử dụng.
- Theo số liệu trong Đại Nam liệt truyện thì từ thời Gia Long đến Tự Đức, số người tài được tuyển chọn qua khoa cử là 247 người, còn không qua thi cử là 99 người.
- Trong đó tuyển dụng không qua khoa cử thời Gia Long là đông nhất - 38 người, còn tuyển dụng qua khoa cử thời Minh Mệnh là 95 người, thời Tự Đức - 83 người..
- i Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.507..
- ii Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr.508..
- iii Đại Nam thực lục, tập 31, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.310, 331..
- iv Đại Nam thực lục chính biên, tập 1, tr.527..
- v Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1963, tr.323..
- vi Đại Nam thực lục, tập 33, Chính biên đệ tứ kỷ VII, NXB Sử học, Hà Nội, 1975, tr.264..
- vii Đại Nam thực lục, tập 18, Chính biên đệ tứ kỷ XIV, NXB Sử học, Hà Nội, 1967, tr.273..
- viii Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr.815, 816, 891..
- ix Đại Nam thực lục, tập 27, Chính biên đệ tứ kỷ I, NXB Sử học, Hà Nội, 1973, tr.362..
- x Đại Nam thực lục, tập 33, Chính biên đệ nhị kỷ III, NXB Sử học, Hà Nội, 1964, tr.108..
- xi Đại Nam thực lục, tập 33, Chính biên đệ tứ kỷ VII, NXB Sử học, Hà Nội, 1976, tr.19..
- xii Đại Nam thực lục, tập 34, Chính biên đệ tứ kỷ VIII, NXB Sử học, Hà Nội, 1976, tr.167.