« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp thống kê - công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu của tội phạm học


Tóm tắt Xem thử

- Trong lĩnh vực khoa học hình sự, thống kê được sử dụng như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về những hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm.
- từ đó, đánh giá tổng quát về tình hình tội phạm, xác định những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, góp phần đưa ra những nhận định, tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm..
- Từ khóa: Thống kê tội phạm, thống kê hình sự.
- Trong khoa học pháp lý, tội phạm học có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như nâng cao hiệu quả chính sách nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Tội phạm học không giống với các khoa học pháp lý khác ở chỗ: tội phạm học sử dụng phổ biến và có hiệu quả phương pháp thống kê và một số phương phương nghiên cứu cụ thể của xã hội học như: phương pháp phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm… Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp thống kê - công cụ, phương tiện chủ yếu của tội phạm học.
- nó cung cấp cho tội phạm học những số liệu cụ thể về hành vi phạm tội, người phạm tội và những số liệu khác có liên quan đến tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội, từ đó dự báo được loại, tính chất tội phạm trong tương lai..
- Lý thuyết về thống kê tội phạm học.
- PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ - CÔNG CỤ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TỘI PHẠM HỌC.
- Ngoài ra, khi nghiên cứu về tội phạm, khoa học hình sự cũng sử dụng thống kê như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về những hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm và kết quả giải quyết các vụ án hình sự phục vụ trong công tác nghiên cứu khoa học.
- Vì thế, có thể hiểu “The Status Criminal” có nghĩa là “thống kê hình sự” hoặc “thống kê tội phạm”, tức được hiểu là diễn tả hình thái tội phạm hoặc trạng thái (diễn biến) của tội phạm.
- Nói như thế để thấy rằng, thống kê hình sự, thống kê tội phạm là “đại lượng đo lường” đóng góp vai trò hữu ích trong việc nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về bức tranh vi phạm pháp luật hình sự hay tội phạm tồn tại trong xã hội (Trần Thủy Quỳnh, 2014)..
- Trong tội phạm học, phương pháp thống kê thường được sử dụng vào việc đánh giá thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến tội phạm, phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, các đặc điểm xã hội nhân khẩu của nhân thân người phạm tội.
- xác định quy luật vận động phát triển của tội phạm để dự báo tội phạm, soạn thảo những biện pháp phòng, chống tội phạm trong những năm tiếp theo, cụ thể:.
- Một là, đánh giá thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến tội phạm tại một không gian và thời gian nhất định (được gọi là “bức tranh tội phạm.
- Sự đánh giá này được xác định bằng tỷ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với khoảng thời gian được chọn làm mốc.
- xác định những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu, từ đó có biện pháp đấu tranh với tội phạm trong hiện tại và dự báo, phòng ngừa trong tương lai..
- Ví dụ về “bức tranh tội phạm”: “Từ ngày đến cơ quan an ninh điều tra các cấp đã khởi tố 21 vụ (bằng về số vụ so với năm trước), 28 bị can (giảm hơn 40%) có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Hầu hết, các loại tội phạm đều giảm (giết người giảm 6,02%.
- Riêng tội phạm tham nhũng đã phát hiện 297 vụ (tăng 23,75.
- từ đó, có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách tác động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực - đó là các biện pháp tác động từ môi trường xã hội có tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng, hầu hết các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường xã hội..
- Ba là, việc nghiên cứu tình hình tội phạm đều có nền tảng cơ bản là bắt đầu từ những con số, những hệ thống số liệu được các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thống kê, thu thập và tổng hợp, bảo đảm độ chính xác tương đối, thỏa mãn yêu cầu trong nghiên cứu khoa học: có cơ sở pháp lý, có tính hệ thống và nhất quán, có tính diễn giải, đối chiếu và so sánh được, có tính đại diện..
- Bốn là, số liệu thống kê vụ án hình sự xét xử sơ thẩm chính là “số lớn”, “số chính” và đặc biệt nó có thể diễn giải được, nó rất phù hợp cho nhiều mục đích nghiên cứu tội phạm học..
- Tóm lại, hệ thống số liệu về tình hình tội phạm do các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) thu thập được trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, dù ở các mức độ khác nhau, thời gian và không gian có khác nhau song vẫn là những số liệu nền tảng, vừa hàm chứa hình ảnh thu nhỏ của tình hình tội phạm, vừa phản ánh kết quả cụ thể của công việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn xã hội mà trong đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự giữ vai trò nòng cốt..
- Phương pháp thống kê áp dụng xây dựng cơ sở dữ liệu của tội phạm học.
- Phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu tội phạm học được thực hiện theo trình tự gồm ba bước chính:.
- Bước 1: Thu thập các tài liệu cần thiết về tội phạm xảy ra theo thời gian và lãnh thổ nhất định Quá trình này do các cơ quan, các ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tham gia vào các giai đoạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định tiến hành thống kê theo nội dung và tiêu chí nhất định (đơn vị thống kê: số vụ án và số người phạm tội).
- thống kê tạm giữ người tình nghi phạm tội.
- thống kê các bị can tạm giam.
- thống kê phạm nhân..
- thống kê xét xử hình sự phúc thẩm.
- thống kê xét xử hình sự Giám đốc thẩm và tái thẩm.
- thống kê thi hành án hình sự (Trần Thủy Quỳnh, 2014)..
- Viện kiểm sát có số liệu thống kê liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm:.
- Biểu mẫu thống kê giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.
- thống kê thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- thống kê thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
- thống kê kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
- thống kê thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự.
- thống kê kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
- thống kê số vụ án và bị can đã khởi tố.
- thống kê số vụ án và bị can đã truy tố.
- Như vậy, bước thu thập các tài liệu cần thiết về tội phạm phản ánh nội dung định lượng và nội dung định tính của thực trạng và diễn biến của tội phạm trong không gian và thời gian xác định.
- Đó là dữ liệu về số vụ án và người phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm, mà qua đó phản ánh được tính chất của tội phạm trong thời gian tổng thể và trong từng năm;.
- Bước 2: Phân loại tài liệu thống kê.
- Thống kê dựa vào số lượng thường được áp dụng trong khi nghiên cứu những đặc điểm, dấu hiệu nhân thân người phạm tội.
- Thống kê dựa vào phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham nhũng, nhóm tội xâm phạm sở hữu.
- và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết người, tội nhận hối lộ.
- Ngoài ra, các phạm vi đó còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về chủ thể, về nạn nhân hoặc về loại lỗi.
- Tội phạm có thể gắn với các phạm vi thời gian khác nhau.
- Tuy nhiên, phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có đủ cơ sở giúp đánh giá được tình hình tội phạm cũng như giải thích được nguyên nhân của tội phạm (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018)..
- Tóm lại, đối với các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định lượng của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về mức độ cũng như diễn biến của tội phạm xét về mức độ), việc xử lý được thực hiện với phương pháp thống kê.
- Còn đối với các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như diễn biến của tội phạm xét về tính chất), việc xử lý được thực hiện với phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến về tính chất của tội phạm được nghiên cứu..
- Quá trình phân tích, so sánh các tài liệu, số liệu thông kê và tổng hợp để đưa ra kết luận về thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm, về thiệt hại do tội phạm đã gây ra cho xã hội, về nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
- Trong tội phạm học, thường sử dụng một số phương pháp thống kê cụ thể như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, đồ thị, biểu đồ và một số phương pháp khác….
- sẽ tuyệt đối thể hiện quy mô, số lượng của hiện tượng tội phạm trong xã hội, thể hiện số lượng tội phạm và người phạm tội đã được làm rõ trong từng thời gian và trong từng địa bàn lãnh thổ nhất định.
- Ví dụ, trong 5 năm ở Việt Nam, tổng số tội phạm và người phạm tội đã xét xử sơ thẩm là 248.871 vụ với 382.769 bị cáo..
- Phương pháp số tương đối thường được áp dụng khi nghiên cứu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư cũng như về cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm và các nguyên nhân của nó.
- Số tương đối phản ánh quan hệ cường độ còn được gọi là hệ số về tội phạm.
- Nó thể hiện tính phổ biến của tội phạm trong từng thời gian và trong từng khu vực dân cư.
- Hệ số về tội phạm được tính bằng cách so sánh số lượng tội phạm hoặc số lượng người phạm tội với số lượng dân.
- Ví dụ, năm 1997, hệ số về tội phạm ở Việt Nam là 84,15.
- Italia là 4271,65… (tính theo số tội phạm trên 100.000 dân nói chung) (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018)..
- Dạng số tương đối này được áp dụng trong nghiên cứu làm sáng tỏ về cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm và các nguyên nhân của họ..
- Ví dụ, trong năm 2021, hầu hết các loại tội phạm đều giảm (giết người giảm 6,02%.
- riêng tội phạm tham nhũng đã phát hiện 297 vụ (tăng 23,75.
- Một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng như: hiếp dâm tăng 7,38%, trong đó:.
- Loại số tương đối này được áp dụng trong nghiên cứu làm sáng tỏ diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm.
- Tổng quan theo giai đoạn 3 năm của tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn .
- Nguồn: https://www.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/80/5 Như vậy, “bức tranh tội phạm” được thể hiện trong bảng trên của tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn diễn ra theo xu hướng tăng với ba cung bậc khác nhau và hai giai đoạn đột biến:.
- Hai đột biến về mức độ của tình hình tội phạm rơi vào giai đoạn đột biến tăng và giai đoạn đột biến giảm: tăng 64,85% còn giảm đạt 6,34%.
- Hai yếu tố chính quyết định sự tăng, giảm này là: tăng vì sự xuất hiện của nhóm tội phạm về ma túy.
- Phương pháp này được áp dụng khi xác định đặc điểm của nhân thân người phạm tội và của tình hình tội phạm.
- Ví dụ: độ tuổi trung bình của những người phạm tội nói chung hoặc của từng nhóm tội phạm cụ thể.
- hoặc số tội phạm trung bình xảy ra hàng năm trong thời kỳ đổi mới..
- Phương pháp đồ thị, biểu đồ thể hiện tình hình tội phạm trên bảng bằng các đường (tròn, thẳng, cột…) theo thời gian nhằm xác định mô hình tội phạm, đánh giá, theo dõi sự thay đổi, diễn biến tội phạm, khám phá quy luật vận động của nó để từ đó có thể dự báo tội phạm trong những năm tiếp theo (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018)..
- Tóm lại, bước xử lý các dữ liệu đã thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết mô tả tình hình tội phạm và đi đến các nhận định về thực trạng và diễn biến của tội phạm được nghiên cứu.
- Thứ nhất, các dữ liệu thống kê tội phạm của các cơ quan tư pháp trung ương và địa phương (Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) là các dữ liệu thứ cấp, cần được tận dụng tối đa.
- Tuy nhiên, các thống kê tội phạm đều có giới hạn mà không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người nghiên cứu.
- Thứ hai, nghiên cứu tình hình tội phạm theo phương pháp thống kê tội phạm được mô tả và phân tích “bức tranh tội phạm.
- đó là các số liệu thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (là số liệu sát nhất), để biết những gì đã xảy ra, và quan trọng hơn là giải thích,.
- phát hiện nguyên nhân nhằm dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới, qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
- Ngoài ra, cần phân tích, so sánh các “bức tranh tội phạm” với nhau để qua đó đánh giá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra - nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất..
- Ở đây, tình hình tội phạm được thống kê trong giai đoạn xét xử sơ thẩm rất rõ.
- Tuy nhiên, còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm (được gọi là tội phạm ẩn).
- Việc các tội phạm này không được thể hiện trong thống kê tội phạm là do không được xử lý về hình sự (không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lý về hình sự), hoặc đã được xử lý về hình sự nhưng chưa dứt điểm (chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật), hoặc đã được xử lý dứt điểm về hình sự (đã có bản án kết tội có tội có hiệu lực pháp luật) nhưng không được đưa vào thống kê tội phạm.
- Cán bộ công tác thống kê ngoài trình độ chuyên môn cử nhân Luật (đáp ứng tính chất nghiệp vụ), cần thiết phải nâng cao, bồi dưỡng về nghiệp vụ thống kê, tin học, ngoại ngữ… nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các loại báo cáo ngày càng đa dạng, phong phú phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cấp, các ngành.
- Thứ tư, dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp thống kê, tức là dựa vào số liệu thống kê tội phạm trong quá khứ, hiện tại để đưa ra những kết luận về tội phạm trong tương lai.
- Để dự báo được tình hình tội phạm thì số liệu, thông tin về tội phạm trong quá khứ, hiện tại phải được thu thập đầy đủ, chính xác.
- các tội phạm cụ thể đang được nghiên cứu có độ ẩn thấp.
- các yếu tố xã hội không có sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian dự báo, chỉ có thể sử dụng để dự báo tội phạm trong thời gian ngắn, và dự báo những tội phạm có độ ẩn thấp, chỉ dự báo về lượng ở mức khái quát..
- Do vậy, cần có dự báo tình hình tội phạm trung hạn (2 năm - 5 năm), dài hạn (10 năm - 20 năm) thông qua kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm - đây là công trình khoa học đòi hỏi cao về tính lý luận cũng như khả năng thực hiện trong thực tế.
- Tức là kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm cần được đặt trong mối quan hệ với các biện pháp kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật..
- Thứ năm, qua công tác đánh giá tình hình tội phạm của các cơ quan chức năng, thể hiện qua các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật (thể hiện qua “bức tranh tội phạm.
- gói hỗ trợ an sinh xã hội… để hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật, tội phạm và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm pháp luật, tội phạm trên các lĩnh vực này.
- Như vậy, các số liệu thống kê về tình hình tội phạm được các cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Quân đội) thể hiện trong báo cáo hàng năm của các cấp.
- Số liệu thống kê tình hình tội phạm luôn được thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp để dựng lên được “bức tranh” khái quát nhất về diễn biến tình hình tội phạm.
- Hệ thống số liệu thống kê tội phạm, thống kê hình sự là cơ sở pháp lý để đánh giá tình hình tội phạm, giúp các cơ quan tư pháp, các nhà nghiên cứu có sự nhìn nhận tổng quát, xem xét, đưa ra những định hướng, giải pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và dự báo tình hình tội phạm trong tương lai..
- Chính phủ (2021), Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021, truy cập: https://www.vietnamplus.vn/tinh-hinh-toi-pham-duoc- kiem-che-nhung-con-dien-bien-phuc-tap/738774.vnp ngày 06/9/2021..
- Phạm Văn Tỉnh (2011), “Tổng quan về mức độ của tình hình tội phạm ở Việt Nam qua số liệu thống kê giai đoạn Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2011.
- Trần Thủy Quỳnh (2014), Thống kê hình sự, thống kê tội phạm - Lý luận và thực tiễn, truy cập: http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/206/Thong-ke-hinh-su-thong-ke- toi-pham-Ly-luan-va-thuc-tien ngày 06/9/2021..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình tội phạm học, NXB Công an nhân dân.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt