« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta..
- Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay.
- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa..
- XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA..
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia:.
- Quốc gia:.
- Quốc gia là thực thể pháp lí gồm 3 yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng.
- Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế.
- Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia.
- Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền..
- Lãnh thổ quốc gia:.
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia.
- Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt..
- Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo): là phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia.
- Vùng biển quốc gia:.
- Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển..
- Vùng trời quốc gia: là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia, là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và phụ thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó.
- Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế..
- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế..
- Chủ quyền quốc gia:.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
- Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao.
- Tất cả các nước đều có chủ quyền quốc gia..
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
- Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác..
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình.
- Mỗi nước có quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế..
- Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia:.
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng – an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ bao gồm: vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của quốc gia..
- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia.
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
- Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..
- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia 1.
- Biên giới quốc gia:.
- Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam.
- Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất..
- Biên giới quốc gia trên đất liền:.
- Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng biên giới quốc gia.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan..
- Biên giới quốc gia trên biển:.
- Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam và được xác định theo công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan..
- Biên giới quốc gia trên không:.
- Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời..
- Biên giới quốc gia trong lòng đất:.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất..
- Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới..
- Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:.
- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.
- giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới..
- Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia..
- Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vũng mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh.
- có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới.
- điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh khu vực biên giới..
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới;.
- phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia..
- Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, phá huỷ, gây ô nhiễm môi trường, môi sinh khu vực biên giới, bảo đảm cho người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài..
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.
- ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới.
- Đảm bảo mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở khu vực biên giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam kí kết với các nước hữu quan..
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia.
- Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới..
- Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia..
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..
- Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam.
- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm..
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam..
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định.
- Quan điểm này phù hợp với luật pháp và lợi ích của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như các lợi ích của các quốc gia có liên quan..
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt..
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo qui định của pháp luật..
- Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:.
- Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
- Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp (điều 44) và luật Biên giới (điều 10)..
- Mọi công dân Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia..
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm, đầy đủ luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Trách nhiệm của họ sinh, sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng cao quí và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia..
- Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ..
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
- Trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Đảng ta khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
- Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả.
- Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước và sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhân dân cả nước, với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”, xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh..
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia như thế nào?.
- Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là như thế nào?.
- Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia? Liên hệ trách nhiệm của công dân và sinh viên?

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt