« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng phân tích đa tiêu chí và GIS nhận diện tiềm năng du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn, Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI.
- Tóm tắt: Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp với phát triển du lịch.
- Đánh giá tiềm năng du lịch là một bước quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch nông nghiệp.
- Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp đồng thời 2 công cụ nghiên cứu trong đánh giá tiềm năng du lịch (phân tích đa tiêu chí và GIS), từ đó nhận diện các vùng tiềm năng cho phát triển du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn.
- Bài báo cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch nông nghiệp như quy hoạch vùng ưu tiên, đa dạng hóa các hoạt động của trang trại, các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ… ở các vùng tiềm năng thấp của huyện Sóc Sơn..
- Từ khóa: du lịch nông nghiệp, tiềm năng, MCDA-GIS..
- Du lịch nông nghiệp (DLNN) là loại hình du lịch đang phát triển nhanh, ngày càng nhận được sự quan tâm của du khách trong những năm gần đây.
- DLNN được đánh giá là loại hình du lịch xanh, đem đến các giá trị trải nghiệm cho du khách, đóng góp cho phát triển kinh tế vùng.
- Theo Sách trắng du lịch Nhật Bản năm 2019, có 57,7% (trong tổng số 18 triệu) du khách nước ngoài đến Nhật Bản năm 2018 tới thăm, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa vùng nông thôn [13].
- Tại Đài Loan, DLNN đã trở thành mô hình sống xanh kiểu mẫu, giúp nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại kết hợp với du lịch [12]..
- Đánh giá tiềm năng du lịch (TNDL) được sử dụng rộng rãi trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch.
- Việc đánh giá TNDL giúp chính quyền địa phương nhận diện tiềm năng vị.
- Hiện nay, có một số phương pháp sử dụng cho đánh giá TNDL như: phân tích quyết định đa tiêu chí (MCDA phương pháp phân tích SWOT (cả định tính và định lượng), phương pháp M-GAM, phương pháp hồi qui, phương pháp đánh giá phân loại [9].
- Trong đó phương pháp MCDA kết hợp với GIS được sử dụng nhiều nhất.
- Phương pháp này có ưu thế khi sử dụng kết hợp giữa phương pháp chuyên gia, quá trình phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn tiêu chí và trọng số của mỗi tiêu chí, phân tích không gian với công cụ trong GIS để xác định các vùng tiềm năng cho phát triển du lịch .
- Sóc Sơn là địa phương có nhiều ưu thế trong phát triển DLNN do nằm gần trung tâm Hà Nội, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng kỹ thuật, tiện ích phục vụ du lịch được đầu tư tương đối hiện đại và đồng bộ.
- Tuy nhiên, sự phát triển.
- DLNN ở Sóc Sơn còn manh mún, tự phát và thiếu đầu tư chiều sâu..
- Ngoài ra, trên phương diện học thuật, có rất ít công trình nghiên cứu về đánh giá TNDL huyện Sóc Sơn và nếu có, các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá mang tính mô tả, định tính hoặc thống kê các loại tài nguyên.
- Do đó, nghiên cứu này sẽ giúp lượng hóa tiềm năng DLNN theo lãnh thổ, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách phát triển DLNN phù hợp cho Sóc Sơn trong thời gian tới..
- Danh mục các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Bài báo sử dụng phương pháp đánh giá MDCA kết hợp GIS để đánh giá tiềm năng DLNN huyện Sóc Sơn.
- (1) Bước thứ nhất: Xác định các tiêu chí và điểm cho mức phân loại của từng tiêu chí;.
- Lựa chọn tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá tiềm năng DLNN chính là nhận diện khả năng của từng vị trí, từng phân cấplãnh thổvề mức độ thu hút và đón khách (hay nói cách khác là xác định sự hấp dẫn của vị trí/lãnh thổ đối với khách du lịch) [9].
- DLNN là hoạt động trải nghiệm liên quan tới nông nghiệp nên tính hấp dẫn phụ thuộc vào các hoạt động nông.
- nghiệp (đất nông nghiệp, cánh đồng, trang trại, HTX, các thiết bị và máy móc phục vụ nông nghiệp .
- Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng tới sự hấp dẫn DLNN rất đa dạng và hiện chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá của các tác giả.
- Chẳng hạn như Nino và nnk (2017) sử dụng 5 tiêu chí (lớp phủ đất/sử dụng đất.
- khoảng cách tới giao thông) để đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái..
- Trong khi đó, Gyniaye (2017) sử dụng 6 tiêu chí (lớp phủ đất/sử dụng đất.
- các vị trí hấp dẫn.
- Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 8 tiêu chí để đánh giá tiềm năng DLNN huyện Sóc Sơn (Bảng 2)..
- Các tiêu chí đánh giá tiềm năng du lịch nông nghiệp.
- tố/tiêu chí Ký hiệu Các biến số Giá trị/điểm.
- Đất nông nghiệp, đất có rừng là phù hợp nhất với hoạt động DLNN.
- Đất nông nghiệp tương ứng 9 điểm, đất rừng 8 điểm, sông và hồ tương ứng 5 điểm, đất ở tương ứng 2 điểm, đất bãi rác tương ứng 0 điểm (không phù hợp)..
- hấp dẫn C2.
- Các vùng với mật độ yếu tố văn hóa cao thường được xem là phù hợp nhất cho du lịch..
- Các vùng càng gần đường giao thông thì càng phù hợp cho du lịch.
- Các vùng với số lượng các tiện ích và dịch vụ cao được xem là nơi phù hợp nhất cho du lịch trong khi các vùng ít phù hợp thì số lượng các tiện ích giảm..
- Các vùng càng gần sông càng phù hợp với phát triển du lịch (sông được xem như yếu tố tự nhiên hấp dẫn DLNN)..
- Các điểm đang khai thác phát triển DLNN, hoặc các điểm tiềm năng khác như HTX hữu cơ, HTX nông nghiệp công nghệ cao..
- Tiềm năng của vùng theo tiêu chí điểm DLNN được đo dựa trên mật độ điểm (các vùng có mật độ càng cao thì càng tiềm năng)..
- Khu vực gần bãi rác, khu xử lý rác thải không phù hợp với phát triển du lịch (khoảng cách tới bãi rác càng xa càng tốt)..
- Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng lên tiềm năng du lịch [7].
- Trong phương pháp này, các chuyên gia sẽ được tham vấn ý kiến về tầm quan trọng giữa 2 tiêu chí.
- Trường hợp tầm quan trọng tương đối của tiêu chí thứ j so với tiêu chí thứ i sẽ nhận giá trị nghịch đảo.
- n: số tiêu chí xem xét..
- 0,1 tương ứng với ma trận so sánh cặp đôi được cho là không phù hợp [7]..
- Sóc Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hà Nội (Hình 1), nơi hội tụ và giao nhau của nhiều tuyến giao thông huyết mạch kết nối các tỉnh phía Bắc với Hà Nội như QL2, QL18, QL3, cao tốc Hà.
- Sóc Sơn có 25 xã và 1 thị trấn trực thuộc.
- Địa hình huyện Sóc Sơn phân hóa thành 3 dạng chính: vùng đồi núi (độ cao tuyệt đối từ 50 - 462 m, phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Tây Bắc).
- Sóc Sơn có nhiều điểm di tích, lịch sử hấp dẫn như: Di sản văn hóa Hội Gióng (di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2010).
- Sóc Sơn có nhiều lợi thế để phát triển DLNN, không quá xa trung tâm thành phố, diện tích đất nông - lâm nghiệp lớn (gần 60% diện tích tự nhiên).
- là vùng nông nghiệp truyền thống đang chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo hướng nông nghiệp xanh và sạch.
- Sóc Sơn có hơn 210 trang trại, 1559 hợp tác xã (HTX), trong đó, 1 HTX sản xuất hữu cơ, 1 HTX nông nghiệp công nghệ cao, 1 HTX chè VietGap.
- Đây là các thế mạnh và những điều kiện cần để phát triển DLNN.
- trại, HTX nông nghiệp hữu cơ, HTX nông nghiệp công nghệ cao có thể phát triển các sản phẩm DLNN như các tour thăm nông trại, trang trại, thăm quan các cửa hàng nông sản hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp..
- Ma trận so sánh cặp đôi và trọng số của các tiêu chí.
- Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của mỗi tiêu chí, so sánh 7 tiêu chí đánh giá TNDL nông nghiệp, ma trận so sánh cặp đôi được xây dựng (Bảng 4)..
- Ma trận so sách cặp đôi giữa các tiêu chí.
- Chỉ số CR được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của ma trận so sánh cặp đôi.
- 0,1) [7], do đó, ma trận so sánh cặp đôi là phù hợp..
- Trọng số của tiêu chí.
- Tiêu chí Lớp phủ đất Hấp dẫn tự nhiên.
- Hấp dẫn.
- Kết quả đánh giá tiềm năng du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn.
- Bản đồ tiềm năng DLNN huyện Sóc Sơn được.
- Sử dụng công cụ tính toán trên dữ liệu raster đối với tiêu chí môi trường để xác định vùng không phù hợp cho phát triển DLNN (do nằm trong khu.
- Diện tích các vùng tiềm năng du lịch nông nghiệp.
- TT Vùng tiềm năng Diện tích (ha) Tỉ lệ.
- 6 Không phù hợp .
- Bản đồ tiềm năng DLNN huyện Sóc Sơn.
- Kết quả Hình 2 cho thấy, các vùng tiềm năng rất cao chiếm khoảng 20,1% tổng diện tích của huyện, tập trung chủ yếu ở xã Minh Trí, Phù Linh, Quang Tiến, Tân Dân, Thanh Xuân….
- khai thác lợi thế của mình để phát triển sản phẩm DLNN trải nghiệm và thăm khu trồng rau hữu cơ (như khu DLNN của Công ty Việt Long, HTX rau hữu cơ Thanh Xuân, du lịch sinh thái Bản Rõm, khu du lịch sinh thái Hương Tràm)..
- Vùng tiềm năng thấp và rất thấp tập trung ở các xã phía Đông và phía Nam, chiếm khoảng 40,1% (các xã Phù Minh, Phủ Lỗ, Đông Xuân,.
- Các xã ở vùng này có ít điểm hấp dẫn, hệ thống dịch vụ và tiện ích du lịch rất hạn chế, hoạt động nông nghiệp không tạo ra điểm nhấn đặc biệt hấp dẫn khách du lịch..
- Do đó, để phát triển DLNN cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp và xây dựng mô hình nông nghiệp xanh, sạch..
- Các xã Thanh Xuân, Minh Trí cũng nằm trong vùng có tiềm năng từ trung bình cho đến rất cao..
- Mặc dù có ít điểm hấp dẫn, các tiện ích, dịch vụ phục vụ du lịch hạn chế, nhưng lại dễ tiếp cận giao thông, đã và đang triển khai mô hình trồng rau hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và bắt đầu khai thác một số sản phẩm DLNN..
- Vùng không phù hợp cho phát triển du lịch chủ yếu thuộc 4 xã (Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ và Trung Giã) do nằm trong vùng ảnh hưởng của nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng tiềm năng cao và rất cao cho phát triển DLNN ở Sóc Sơn chiếm hơn 20% tổng diện tích tự nhiên của huyện, vùng tiềm năng trung bình 15,9%, vùng tiềm năng thấp và rất thấp 40,1%, vùng không có tiềm năng (không phù hợp) 23,8%.
- Như vậy, có thể kết luận rằng, phần lớn diện tích lãnh thổ huyện Sóc Sơn là phù hợp với phát triển DLNN..
- Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho phát triển DLNN huyện Sóc Sơn:.
- Thứ nhất, tập trung ưu tiên phát triển DLNN ở các vùng có tiềm năng cao, trong đó xây dựng mô hình DLNN gắn với trang trại, HTX, công ty nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh, sạch và/hoặc công nghệ cao..
- Chỉ ở qui mô này mới có đủ không gian, tiềm lực, khả năng huy động nguồn lực, đủ năng lực để tổ chức, quản trị và duy trì phát triển DLNN bền vững.
- Ngoài ra, DLNN là loại hình du lịch xanh, đòi hỏi hoạt động nông nghiệp phải chuyển đổi theo hướng xanh mới phù hợp cho phát triển du lịch..
- Kiến nghị này nhằm giải quyết vấn đề phát triển DLNN ở Việt Nam cũng như Sóc Sơn hiện nay, đó là sự trùng lặp giữa các mô hình và sản phẩm DLNN.
- Thứ ba, các vùng tiềm năng thấp và rất thấp vẫn có thể phát triển DLNN nếu được đầu tư hạ tầng, các dịch vụ, tiện ích cũng như xây dựng các mô hình nông nghiệp độc đáo để hấp dẫn du khách..
- Thực tế cho thấy, Sóc Sơn có nhiều khu vực có tiềm năng nhưng thiếu một số điều kiện nhất định.
- Để DLNN phát triển thuận lợi, Sóc Sơn vẫn có thể mở rộng các vùng tiềm năng (bằng các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình nông nghiệp gắn với phát triển DLNN)..
- Thứ tư, xây dựng qui hoạch các vùng ưu tiên cho phát triển DLNN dựa vào phân vùng tiềm năng DLNN..
- Qui hoạch vùng ưu tiên cho phát triển DLNN mới tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để hiện thực hóa mục tiêu phát triển DLNN và thu hút các doanh.
- kiểm soát xung đột trong việc sử dụng không gian phát triển..
- Thứ năm, giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường của khu xử lý rác thải Nam Sơn để giảm thiểu tác động đến hoạt động du lịch..
- Du lịch nói chung và DLNN nói riêng đòi hỏi tiêu chuẩn môi trường cao.
- Bài báo là sản phẩm của đề tài cấp cơ sở "Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội"

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt