You are on page 1of 12

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Học phần: Môi trường và phát triển bền vững
Đối tượng: CH-K28B
Thời gian làm bài: 24h
Học kỳ II, năm học 2020-2021

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh Ngày/tháng/năm sinh: 12/09/1998


Số báo danh: 06 Số trang giấy thi: 12

Điểm Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ĐỀ BÀI
Cho chủ đề:
Bằng những kiến thức về môi trường và giáo dục môi trường, anh (chị) hãy:
1. Phân biệt suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
2. Xây dựng 01 kế hoạch dạy học có tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Địa lí
ở trường THCS.
(Học viên được sử dụng tài liệu)

BÀI LÀM
I. Đặt vấn đề
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn
tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do
con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất,... Môi trường có vai trò cực kì quan
trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà
còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ…
Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại,
khi con người đang ngày càng phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi
trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế.
Sản xuất vẫn không ngừng phát triển và tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến
việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết và
phát triển lâu dài của mọi thế hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người
trên thế giới
Trong quá trình dạy học , vấn đề tích hợp các nội dung của môn Địa lí hay sử dụng các
kiến thức, kĩ năng của các môn học khác vào việc dạy học là vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà trường là những
kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tế, là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm hành trang bước
2

vào thế hệ mới. Việc giáo dục môi trường trong bài dạy địa lí nhằm trang bị những hiểu biết
và rèn luyện kĩ năng cho học sinh để học sinh có thể phát triển khả năng tích hợp kiến thức
vận dụng vào thực tế địa phương. Từ đó, các em có thể có ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu
quả tốt hơn trong môn Địa lí
II. Giải quyết vấn đề
Nội dung 1: Phân biệt suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Như
vậy, môi trường chính là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật.
1.1. Suy thoái môi trường:
- Là sự giảm khả năng đáp ứng 4 chức năng cơ bản nói trên của hệ thống môi trường.
* Suy thoái môi trường có các mặt biểu hiện sau:
- Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và mất ổn định xã hội;
- Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng không hợp lý và do biến động: điều
kiện tự nhiên);
- Xả thải quá mức, ô nhiễm.
Suy thoái môi trường thường là quá trình chậm, khó định lượng chính xác, khó (nhưng
không phải là không thể) đảo ngược nên đòi hỏi phải được can thiệp bằng một chiến lược,
bằng các chương trình phát triển bền vững (PTBV). Ví dụ điển hình của suy thoái môi
trường là suy thoái đất.
* Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng, gồm:
- Biến động của thiên nhiên theo chiều hướng không thuận lợi cho con người như: lụt, hạn
hán, động đất...
- Khai thác tài nguyên quá khả năng tự phục hồi;
- Không xác định rõ quyền sử dụng/sở hữu tài nguyên;
- Thị trường yếu kém;
- Chính sách yếu kém;
- Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới xây dựng một xã hội tiêu thụ;
- Bùng nổ dân số, nghèo đói (hoặc xa hoa) và bất bình đẳng.
1.2. Ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý hoá học, sinh học)
vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với
con người, vật nuôi, cây trồng.
- Yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ;
- Yếu tố hoá học: các chất khí, lỏng và rắn;
- Yếu tố sinh học: vi trùng, ký sinh trùng, virut.
* Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
- Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền theo các đường: nước
mặt, nước ngầm, không khí, theo các vecto trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật nuôi),
người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật)...
3

Mặc dù chất gây ô nhiễm có thể có từ nguồn gốc tự nhiên, nhưng phần lớn các nguồn
ô nhiễm là từ nguồn nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động sống của con
người. Gần đây còn xuất hiện khái niệm "ô nhiễm văn hoá", "ô nhiễm xã hội" đo hành vi và
lối sống của con người, gây hại cho văn hoá, thuần phong mỹ tục và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn môi trường nào quy định mức độ các hành vi này.
1.3. Sự cố môi trường:
- Khái niệm: Là những thiệt hại không mong đợi xảy ra bởi các quá trình tai biến vượt quá
ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường. Quá trình tai biến là những quá trình gây hại vận
hành trong hệ thống môi trường, đó là một đặc tính vốn có, phản ánh tính nhiễu loạn, tính
bất ổn định của bất cứ hệ thống môi trường nào.
- Biểu hiện: Các sự cố có thể gồm loại cấp diễn - xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột như động
đất, cháy rừng, lũ lụt... và loại trường diễn - xảy ra chậm chạp, trường kỳ, từ từ như nhiễm
mặn, sa mạc hoá,... Các sự cố cấp diễn thường nhanh chóng kết thúc và được xen kẽ bằng
một khoảng thời gian dài bình yên không sự cố. Trong khi đó, các sự cố trường diễn thường
diễn ra liên tục, trường kỳ.
- Nguyên nhân:
Các sự cố có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân sinh, nhưng thường là do phối hợp cả
hai kiểu nguồn gốc đó, vì chính các quá trình nhân sinh thường đóng góp đáng kể vào sự cố
thông qua việc làm thay đổi tính nhạy cảm tai biến của cộng đồng.
Ứng xử sự cố môi trường chỉ là giải quyết tình thế. Chiến lược ứng xử lâu bền là nhằm
vào quá trình gây ra sự cố quá trình tai biến. Quá trình ứng xử tai biến gồm hai cách tiếp
cận:
+ Cách tiếp cận nhằm vào tai biến, để giảm thiểu thiệt hại, giảm mức độ nghiêm trọng của
tai biến, để giúp cho cộng đồng "tránh xa hiểm hoạ".
+ Cách tiếp cận nhằm vào cộng đồng, với mục tiêu là giảm độ nhạy cảm tai biến của cộng
đồng, tức là tăng sức chống chịu, giúp cho cộng đồng "sống cùng tai biến"
Nội dung 2: Xây dựng 01 kế hoạch dạy học có tích hợp giáo dục môi trường trong dạy
học môn Địa lí ở trường THCS.
Địa lí 7 - Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn
hòa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí và nước gây ra cho thiên nhiên
và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cả ở toàn thế giới.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề
- Kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
- Rèn luyện tốt khả năng tư duy logic, khả năng tái hiện những tri thức đã học để tìm kiến
thức mới.
- Kĩ năng tính toán và vẽ biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, …
4

3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức
của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Phản đối và không có những hành động tiêu cực
làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Ủng hộ Nghị định thư Kyoto
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về ô nhiễm môi
trường ở các nước thuộc đới ôn hòa và Việt Nam
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với
tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả của ô
nhiễm không khí, nước ở đới ôn hòa, giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao
tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV.
- Máy tính
- Giáo án, phiếu học tập
- Tài liệu về thực trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, trên thế giới, Việt Nam. =
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu
- Gây hứng thú cho HS, tăng tính tập trung và định hướng nội dung hình thành kiến thức
mới.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Trực quan, động não, hoạt động cá nhân
3. Phương tiện
- Tranh ảnh trực quan
4. Tiến trình hoạt động
- GV dẫn dắt vào bài bằng những câu hỏi sau:
Câu 1: Quan sát bức hình sau và đặt tên cho
bức hình? Từ đó dự đoán nội dung bài học
ngày hôm nay?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì khi quan sát những
bức hình dưới đây về ô nhiễm môi trường của
Hoa Kì?
5

Một chiếc xe bị vứt đi nằm ở Vịnh Jamaica, Những nhà máy thải khói lên trời trong
New York năm 1973. Dù EPA có những quy những năm 1970, gây tình trạng ô nhiễm
định nghiêm ngặt về rác thải nhưng thời nghiêm trọng. Nhà máy này chuyên đốt
điểm đó, nhiều phương tiện vẫn bị vứt bỏ một các loại ác quy đã qua sử dụng
cách bừa bãi.

Núi rác khổng lồ phía trước Tháp đôi Nước biển xung quanh nơi đặt Tượng
Trung tâm Thương mại Thế giới, công trình nữ thần tự do nổi váng dầu.
bị khủng bố đánh sập ngày 11/9/2001.

- GV vào bài: Việc phát triển các ngành công nghiệp giúp Hoa Kì tạo ra khối lượng hàng
hóa lớn, nhưng đồng nghĩa với việc đưa môi trường tự nhiên nhất là không khí và nước nơi
đây đem ra đấu giá ngược bởi những lượng khí thải và rác thải chưa qua xử lí thải ra môi
trường. Vậy theo em, Hoa Kì và các nước ở đới ôn hòa có nên ngừng việc xả thải ra môi
trường tự nhiên không? Đề trả lời cho câu hỏi trên, cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
nội dung bài hôm nay….
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường đới ôn hòa (20 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn
hòa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Chỉ ra được tầm ảnh hưởng của Nghị định Ki-ô-tô trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
6

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:


- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận, 3 lần 3
Các bước tiến hành:
* Nhiệm vụ 1: Giáo viên nêu vấn đề
Bước 1: GV cho HS quan sát 2 bức ảnh sau

Điểm giống nhau giữa 2 bức tranh là gì?


Bước 2: GV tiếp tục cho HS quan sát những bức ảnh tiếp theo
Những bức ảnh dưới đây phản ánh vấn đề nào đang diễn ra ở các nước đới ôn hòa?

Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV


* Nhiệm vụ 2: Phân tích hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế ô
nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa.
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm
7

- Nhóm 1,3: Tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm
không khí ở đới ôn hòa.
- Nhóm 2,4: Tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm
nước ở đới ôn hòa.
( Lưu ý: các nhóm thể hiện nội dung bằng sơ đồ tư duy. Vẽ trên khổ giấy A2 giáo viên phát)
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thiện sản phẩm
Bước 3: GV chọn 2 nhóm đại diện lên trình bày. 2 nhóm còn lại đối chiếu, nhận xét và bổ
sung cho nhóm bạn.
- GV sử dụng kĩ thuật 3 lần 3 yêu cầu nhóm nhận xét đưa ra 3 ý kiến về bài thuyết trình của
nhóm bạn:
+ Nêu ra 3 điểm tốt trong bài thuyết trình của nhóm bạn.
+ Nêu ra 3 điểm chưa tốt trong bài thuyết trình của nhóm bạn.
+ Nêu ra 3 đề nghị/ đề xuất/ kiến nghị đến nhóm bạn. Hoặc 3 câu hỏi yêu cầu nhóm bạn
cần làm rõ
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức bằng sơ đồ học sinh. GV vẽ nhanh lên bảng và yêu cầu HS
vẽ lại vào vở theo sở thích của mình, song vẫn phải đảm bảo đúng và đủ nội dung.
* Nhiệm vụ 3: GV cùng HS giải quyết câu hỏi phần khởi động và 1 số vấn đề các nhóm
quan tâm (tích hợp giáo dục môi trường)
Câu 1: Như các em đã thấy, ô nhiễm môi trường đã khiến các nước ở đới ôn hòa phải nhận
lại những hậu quả nặng nề. Vậy theo em, Hoa Kì và các nước ở đới ôn hòa có nên ngừng
việc xả thải ra môi trường tự nhiên không?
+ Phân tích: Sẽ có 2 luồng trái chiều. Đồng ý xả thải và ngừng xả thải
+ GV chọn ra 2 bạn đứng lên tranh luận và phản biện ý kiến của mình.
GV rút ra kết luận: Để phát triển toàn diện nền kinh tế 1 cách bền vững, các nước ở
đới ôn hòa trước hết phải xem xét, xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường. Để làm được
việc này bên cạnh việc thực hiện thì quy trình giám sát và đưa ra những chế tài đã được các
nước đới ôn hòa thực hiện thông qua việc kí kết nghị định Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí
thải ở các quốc gia.
Câu 2: Hoàn thành bài tập số 2/ SGK – trang 58.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV phát phiếu học tập đến từng HS.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập đã giao
+ GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ cột
+ GV hướng dẫn HS cách tính tổng lượng khí thải.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và tiến hành làm.
8

PHIẾU HỌC TẬP


- Điền vào dấu … trị số tương ứng
trên biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng
khí thải của Hoa Kì và Pháp.

Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp năm 2000

Lượng khí thải Hoa Kì = ………… X ………... = ………………………...(tấn/năm)

= …………. (tỉ tấn/năm)


Lượng khí thải Pháp = ………… X ………... = ………………………...(tấn/năm)

= …………. (tỉ tấn/năm)


Bước 3: GV bốc thăm que bảng tên và gọi ngẫu nhiên 1 bài của HS lên chấm điểm. GV
sử dụng máy chiếu vật thể chiếu bài của HS để cả lớp quan sát, nhận xét.

Câu 3: Quan sát bức hình, cho biết quốc gia nào không kí kết Nghị định Kyoto? Đứng trên
phương diện quốc gia đó, theo em vì sao quốc gia này không thỏa hiệp trước Nghị định?
Câu 4: Giải thích thuật ngữ “Thủy triều đen” và “Thủy triều đỏ”?
- Thủy triều đen: Do tàu chở dầu bị đắm và nước thải công nghiệp gây ô nhiễm vùng biển.
- Thủy triều đỏ: Do nước sinh hoạt, phân bón hóa học từ các con sông đổ xuống biển, tạo
điều kiện thuận lợi cho loài tảo biển phát triển nhanh nên ta thấy cả 1 vùng màu đỏ.
HOẠT ĐỘNG 2: Liên hệ tình hình ô nhiễm tại Việt Nam - tích hợp giáo dục môi
trường (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường
không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con
người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cả ở toàn thế
giới.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi
3. Chuẩn bị
- Tranh ảnh
- Bài báo
9

4. Các bước tiến hành:


Bước 1: GV cùng HS chia sẻ thông tin bằng việc trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc 2 bài báo dưới đây?

Câu 2: Nếu em là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, em sẽ làm gì khi chứng kiến
những sai phạm trong khâu xử lí chất thải ra môi trường ở Việt Nam?
Câu 3: Là HS trường …. Em nhận thấy mình cần phải làm gì để Bảo vệ môi trường sống
quanh em?
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: GV thu thập đóng góp từ học sinh và yêu cầu HS về nhà viết thư giả định mình là
các loài sinh vật dưới đại dương nói về số phận của mình trước những sự thay đổi môi
trường sống mà chúng không mong muốn.
Câu hỏi: Nghị định Ki-ô-tô ra đời nhằm mục đích gì?
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát triển năng lực hợp tác
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí
2. Chuẩn bị: Trò chơi, quân bài
3. Các bước tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Hình thức trò chơi: Trò chơi Giải cứu muôn loài
- GV chia đội bằng quân bài. Những học sinh có quân bài chẵn về 1 đội, quân bài lẻ về 1
đội.
- GV phổ biến thể lệ trò chơi.
+ Chia lớp làm 2 đội, đặt tên cho từng đội.
+ Có 4 loài động vật đang cần được giải cứu. Để giải cứu các loài động vật, các nhóm phải
trả lời các câu hỏi. Mỗi nhóm trả lời đúng sẽ nhận được 1 mặt cười/ 1 câu hỏi, đồng nghĩa sẽ
10

giải cứu được các loài. Nhóm nào thu thập được nhiều mặt cười nhất nhóm đó sẽ giành
chiến thắng.
+ Nhóm chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng: quyền được gợi ý của giáo viên về các
bước làm sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Nhóm thua: Phải trả lời câu hỏi phụ của giáo viên để nhận được quyền gia hạn thêm 1
ngày nộp sản phẩm.
Bước 2: Tiến hành chơi.

Hải cẩu mắc kẹt vào một chiếc hộp Con rùa này đã lớn lên với một miếng
nhựa. nhựa mắc kẹt vào người. Cơ thể rùa bị
Câu hỏi: Kể tên các nguyên nhân gây ô biến dạng vĩnh viễn chỉ vì những thứ con
nhiễm không khí ở đới ôn hòa? người thải ra.

Con chim có lẽ đã chết tức tưởi vì ăn Chim cánh cụt toàn thân ngấm dầu.
phải quá nhiều rác thải nhựa của con Câu hỏi: Nguyên nhân tạo ra “thủy triều
người. đen”?
Câu hỏi: Hậu quả do ô nhiễm không khí
ở đới ôn hòa gây ra?
Thông điệp: Chúng ta không thể cứu sống tất cả những động vật xinh đẹp này
nếu không giảm thải chất thải từ hôm nay.
Bước 3: GV nhận xét các đội chơi.
11

- Trao quà cho đội chiến thắng: GV gợi ý về các bước làm sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Phạt đội thua: đội thua phải trả lời được câu hỏi sau: Em hãy
cho biết điểm khác nhau giữa 2 chai Lavie sau. Từ đó cho biết
thông điệp nhà sản xuất muốn gửi đến người tiêu dùng là gì?

D. Hoạt động nối tiếp/Hướng dẫn tự học (5 phút)


1. Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài
tập
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Phản đối/ đồng ý
3. Chuẩn bị: Tranh ảnh
4. Các bước tiến hành:
* Nhiệm vụ 1: Vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các câu hỏi ở mức độ nâng cao thể
hiện tư duy địa lí.
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng “Nền kinh tế càng phát triển thì đồng nghĩa với việc tỉ lệ thuận với sự
ô nhiễm môi trường”. Em có đồng ý với nhận định trên không?
Bước 2: HS hoạt động cá nhân để trả lời.
Bước 3: GV gọi 2 HS, trong đó 1 học sinh đồng ý và 1 học sinh phản đối để lên trình bày
phản biệt của mình.
Bước 4: GV dựa vào 2 bức hình sau để giải thích

Singapore – đất nước sạch Nhất thế Hoa Kì – Quốc gia có lượng khí
giới thải cao nhất thế giới
* Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn HS tạo sản phẩm ở nhà
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng đội ( Thời hạn nộp sản phẩm: 1 tuần)
- Đội chiến thắng: Tái chế sử dụng các sản phẩm bằng nhựa để tạo ra mô hình học tập môn
địa lí. Có bài thuyết minh sản phẩm.
- Đội thua: Thiết kế Poster bảo vệ Môi trường để hưởng ứng Ngày lễ môi trường trong
trường học. Có bài thuyết minh sản phẩm.
12

Nhóm thiết kế Poster được phép thiết kế trên các công cụ thiết kế ảnh hoặc vẽ tranh
song phải đảm bảo đúng chủ đề, nội dung và hình thức thể hiện.
Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.
III. Kết luận vấn đề
Việc đưa nội dung tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường vào chương trình Địa lí và
các môn học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì
giáo dục môi trường sẽ đem lại cho người học các vấn đề sau:
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều
chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ
chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi
trường khu vực và toàn cầu.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để
sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có
thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về
ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và
phát triển sự đánh giá thẩm mĩ
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách
sống, thích hợp với việc sử dung hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có
hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và
làm việc.

You might also like