« Home « Kết quả tìm kiếm

Sụp mi mắt, bệnh thành dị tật


Tóm tắt Xem thử

- Sụp mi mắt, bệnh thành dị tật.
- Sụp mi là sự sa của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường..
- Nguyên nhân gây sụp mi mắt bao gồm tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner.
- Những hình thái sụp mi thường gặp.
- Sụp mi được chia làm hai nhóm chính: sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải..
- Sụp mi bẩm sinh: chiếm khoảng 55 - 75% các trường hợp, trong đó sụp mi đơn thuần thường gặp nhất, có thể kết hợp với tật khúc xạ, không gây nhược thị;.
- Sụp mi bẩm sinh phối hợp với bất thường vận nhãn.
- Sụp mi bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt..
- Sụp mi mắc phải có thể xuất hiện lúc sinh và do đó có thể bị nhầm với sụp mi bẩm sinh.
- Sụp mi mắc phải chiếm khoảng 25% các trường hợp sụp mi và được chia làm 5 nhóm:.
- Sụp mi do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn với mức độ khác nhau, liệt thần kinh số III thường kèm theo liệt vận nhãn, thường mất cảm giác do tổn thương dây V.
- Sụp mi do cơ: nhược cơ hay gặp ở bệnh nhân nữ, trẻ tuổi, lúc đầu sụp mi một bên là dấu hiệu phát hiện bệnh.
- Sụp mi hai bên với mức độ khác nhau nhưng thường nặng, liệt vận nhãn không toàn bộ, sụp mi hai bên, hở mi do tổn thương cơ vòng..
- Sụp mi do cân: gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ gần như bình thường, khi nhìn xuống mi sụp, nếp gấp da mi cao hơn bình thường, mi mỏng, sụp mi nặng hoặc nhẹ..
- Sụp mi do chấn thương: chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên vào cân cơ cũng có thể gây sụp mi vĩnh viễn.
- Phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật thần kinh cũng có thể gây sụp mi..
- Sụp mi do tác nhân cơ giới: u, sa da mi.
- Các dấu hiệu chứng tỏ sụp mi nặng: lông mi hướng xuống dưới.
- mất nếp gấp mi trên.
- Các phương pháp điều trị sụp mi.
- Về tuổi điều trị: nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi, lúc này trẻ đã có thể hợp tác để khám.
- Tuy nhiên, đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi..
- Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật.
- Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.
- Tuy có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị sụp mi nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính:.
- Phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên: được chỉ định khi mà sức cơ nâng mi trên còn ở mức trung bình hoặc tốt.
- Có thể thực hiện bằng đường từ phía sau qua kết mạc hoặc đường từ phía trước qua da..
- Bệnh sụp mi mắt cần phân biệt với các trường hợp giả sụp mi là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường, do các nguyên nhân: lõm mắt hoặc lồi mắt bên đối diện.
- thừa da mi trên quá mức.
- co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt bên kia có vẻ sụp.
- Phương pháp dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận: phương pháp này được chỉ định khi mà sức cơ nâng mi trên yếu hoặc không còn.
- Treo mi trên vào cơ trán là phương pháp đơn giản, tương đối thông dụng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt