You are on page 1of 58

CHƯƠNG V

An toàn hàng hải


GVHD: Nguyễn Mạnh Hùng
SV: Phạm Lê Minh Quân
Nguyễn Hoàng Đức Phước
Quy định 1
Áp dụng
1. Trừ khi có quy định rõ ràng khác, chương này sẽ áp dụng cho tất cả các tàu đi biển, ngoại trừ:
.1 tàu chiến, các thiết bị phụ hải quân và các tàu khác do Chính phủ ký kết làm chủ sở hữu và vận hành và
chỉ được sử dụng cho các mục đích phi Chính phủ; và
.2 tàu chỉ di chuyển đến Hồ Great Lakes của Bắc Mỹ, các khu vực có liên kết và các nhánh thấp hơn của St
Lambert Lock ở Montreal thuộc tỉnh Quebec, Canada.
Tuy nhiên, tàu chiến, các thiết bị phụ hải quân và các tàu khác do Chính phủ ký kết làm chủ sở hữu và vận hành
và chỉ được ử dụng cho các mục đích phi Chính phủ được khuyến khích hoạt động một cách nhất quán, ở mức
hợp lý và khả thi, với chương này.
2. Chính quyền hành chính có thể quyết định mức độ áp dụng của chương này đối với các con tàu chỉ hoạt động
trong các vùng sông nước bắt nguồn từ các đường biên giới mà được thiết lập phù hợp với luật pháp quốc tế.
3. Một phức hợp được kết nối cố định của một chiếc tàu đẩy và tàu đẩy liên kết, đi được thiết kế như là một tổ
hợp tàu kéo và xà lan chuyên dụng, sẽ được coi là một con tàu độc lập phục vu cho các mục đích của chương
này.
4. Chính phủ sẽ quyết định phạm vi của các quy định 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28
không áp dụng cho các loại tàu sau:
.1 Tàu có tổng dung tích dưới 150 tham gia vào bất kỳ hải trình nào.
.2 Tàu có tổng dung tích dưới 150 không tham gia vào các hành trình quốc tế và
.3 Tàu cá.
Quy định 2
Định nghĩa
Theo mục đích của chương này:
1. Được đóng đối với tàu có nghĩa là giai đoạn đóng mới khi:
.1 sống tàu được đặt; hoặc
.2 bắt đầu đóng một con tàu cụ thể; hoặc
.3 bắt đầu lắp ráp một con tàu ít nhất 50 tấn hoặc 1% khối lượng ước tính của tất cả các vật liệu kết
cấu, tùy thuộc vào cái nào ít hơn
2. Bản đồ hàng hải hoặc ấn phẩm hàng hải là loại bản đồ hoặc sách được dùng trong mục đích đặt biệt,
hoặc là một cơ sở dữ liệu được biên soạn đặc biệt, mà dự vào đó bản đồ và sách được xuất bản chính thức
hoặc có sự thẩm định từ Chính phủ, Cơ quan Khí tượng thủy văn hoặc các tổ chức phủ liên quan khác và
được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu hàng hải.
3. Tất cả các tàu có nghĩa là bất kỳ con tàu nào, là tàu lớn hoặc tàu không được phân loại và mục đích.
mục đích.
4. Chiều dài của tàu có nghĩa là chiều dài tổng thể của nó.
5. Dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ. Hoạt động của các chức năng giám sát, liên lạc, phối hợp tìm kiếm và cứu
nạn, bao gồm cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ sơ cứu y tế, hoặc sơ tán y tế, thông qua việc sử dụng các nguồn
lực công cộng và tư nhân bao gồm máy bay, tàu và các phương tiện khác.
6. Tàu cao tốc có nghĩa là một con tàu được định nghĩa trong quy định X/1.3.
7. Đơn vị khoan ngoài khơi di động có nghĩa là Đơn vị khoan ngoài khơi di động được định nghĩa trong quy
định XI-2/1.1.5
Quy định 3
Miễn trừ và tương đương
1. Chính phủ có thể cho phép các miễn giảm chung từ các yêu cầu của quy định 15, 17, 18, 19 (ngoại trừ
19.2.1.7), 20, 22, 24, 25, 26, 27 và 28 đối với các tàu mà không có phương tiện co khí đẩy nào.
2. Chính quyền hành chính có thể cấp phép cho các tàu cá nhân được miễn giảm hoặc tương đương với
bản chất một phần hoặc có điều kiện., khi bất kỳ con tàu nào được tham gia vào hải trình nơi khoảng cách
tối đa từ tàu đến bở, chiều dài và tính chất của chuyến đi, thiếu các nguy cơ hàng hải chung và các điều
kiện khác ảnh hưởng đến sư an toàn cũng như làm cho việc áp dụng đầy đủ của chương này trở nên vô lý
và không cần thiết, với điều kiện là Chính phủ phải tính đến các ảnh hưởng của miễn giảm và tương đương
đối với sự an toàn của tất cả các tàu khác.
3. Mỗi Chính quyền hành chính phải đệ trình cho Tổ chức, càng sớm càng tốt sau ngày 01/01 mỗi năm, một
bản báo cáo tóm tắt tất cả các miễn giảm và tương đương mới được cấp phép theo khoản 2 của quy định
này trong năm dương lịch trước và đưa ra lý do cấp phép miễn giảm và tương đương. Tổ chức sẽ lưu hành
các chi tiết này đến các Chính phủ ký kết để biết thêm chi tiết.
Quy định 4
Các cảnh báo hàng hải
Mỗi Chính phủ ký kết sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo khi thông tin tình báo của bất kỳ
nguy cơ nào được nhận từ nguồn đáng tin cậy, nó sẽ được thông báo ngay đến các Chính phủ liên quan.

Quy định 5
Các dịch vụ và cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Các Chính phủ ký kết cam kết khuyến khích việc thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn bằng tàu biển và để
bố trí kiểm định, truyền tin và trao đổi theo cách thích hợp nhất cho các mục đích trợ giúp điều hướng.
Chính phủ sẽ khuyến khích sử dụng các công cụ khí tượng có độ chính xác cao và dễ dàng kiểm tra các
thiết bị đó khi có yêu cầu. Sự phân bố có thể được thực hiện bởi các dịch vụ khí tượng học quốc gia thích
hợp cho việc thực hiện kiểm định tàu miễn phí.
2. Đặc biệt, Chính phủ ký kết cam kết hợp tác thực hiện các phân phối khí tượng sau:

.1 Cảnh báo gió lớn, bão và lốc xoáy đến các tàu bằng cách ban bố thông tin dưới dạng văn bản, nếu
cần thiết, có thể dưới dạng hình thức đồ họa, sử dụng các cơ sở vật chất trên bờ thích hợp với các dịch vụ
liên lạc vô tuyến mặt đất và không gian.
.2 Phát hành, ít nhất hai lần một ngày, qua các dịch vụ liên lạc vô tuyến mặt đất và không gian , nếu cần
thiết, thông tin thời tiết hữu ích trong việc lưu trữ và chuyển dữ liệu, các phân tích, cảnh báo và dự báo thời
tiết, sóng và băng. Các thông tin này được truyền tải dưới dạng văn bản và nếu cần thiết thì có thể dưới
dạng đồ họa, bao gồm phân tích khí tượng và sơ đồ tiên lượng qua fax hoặc dạng kỹ thuật số để phục hồi
trên hệ thông xử lý dữ liệu trên tàu.
.3 Chuẩn bị và phát hành các ấn phẩm khi cần thiết để thực hiện có hiệu quả công tác khí tượng thủy
văn trên biển và sắp xếp, nếu cần, để công bố và đưa ra các biểu đồ thời tiết hàng ngày cho các tàu rời bến.
.4 Bố trí một số tàu được trang bị các công cụ khí tượng thủy văn hàng hải đã qua thử nghiệm (như máy
đo áp suất, thiết bị đo đạc máy đo tâm và thiết bị phù hợp để đo nhiệt độ biển) để sử dụng trong dịch vụ này,
và để thu thập, ghi lại và truyền các quan sát khí tượng vào thời điểm tiêu chuẩn chính đối với các quan sát
bề mặt đồng bộ (i.e ít nhất 4 lần mỗi ngày, bất cứ khi nào có điều kiện) và để khuyến khích các tàu khác thu
thập, ghi lại và truyền các quan sát dưới mẫu sửa đổi, đặc biệt là khi trong các khu vực mà việc vận chuyển
còn khá ít.
.5 Khuyến khích các công ty tham gia càng nhiều vào các con tàu càng tốt khi thực hiện và ghi lại các
quan sát thời thiết; các quan sát này được truyền đi bằng cách sử dụng các phương tiện liên lạc vô tuyến
không gian hoặc mặt đất để mang lại lợi ích cho các dịch vụ khí tượng thủy văn ở nhiều quốc gia.
.6 Việc truyền đi các quan sát thời tiết này thì miễn phí với các tàu có liên quan.
.7 Khi ở trong vùng lận cận của một cơn lốc xoáy hoặc bão nhiệt đới, các tàu được khuyến khách thực
hiện và truyền các quan sát trong các khoảng thời gian liên tục, bất cứ khi nào có thể thực hiện được, lưu ý
đến các nguy cơ hàng hải của các sỹ quan trên tàu trong điều kiện bão.
.8 Tổ chức tiếp nhận và tuyền các thông tin thời tiết từ và đến các tàu, sử dụng các cơ ở vật chất trên bờ
thích hợp cho các dịch vụ lên lạc vô tuyến mặt đất và không gian.
.9 Khuyến khích các thuyền trưởng thông báo đến các tàu trong vùng lân cạnh và các bến cảng bất cứ
lúc nào họ thấy tốc độ gió từ 50 hải lý hoặc hơn ( lực 10 trên thang Beaufort)
.10 Cố gắng đạt được một quy trình thống nhất liên quan đế các dịch vụ khí tượng thủy văn quốc tế đã

được nêu rõ và phù hợp với các quy tắc kỹ thuật và khuyến nghị của Tổ chức
Khí tượng thế giời, mà ký kết của Chính phủ dùng để xem để nghiên cứu và tư vấn, bất kỳ câu hỏi khí
tượng nào cũng có thể được nêu lên trong khi thực hiện Công ước này.
3. Thông tin được dùng cho quy định này phải được cung cấp dưới dạng truyền thanh và được truyền theo trật tự
ưu tiên theo các Quy định vô tuyến. Trong quá trình truyền thanh “đến các trạm” của thông tin, dự báo và cảnh
báo khí tượng, tất cả các trạm tàu phải phù hợp với các yêu cầu trong các Quy định Vô tuyến.
4. Các dự báo, cảnh bảo, tóm tắt và dữ liệu khí tượng khác dành cho tàu sẽ được phát hành và phổ biến bởi dịch
vụ khí tượng quố gia ở những vị trí tốt nhất để phụ vụ cho các vùng ven biển và các vùng biển cao, phù hợp với
sự bố trí lẫn nhau giữa các Chính phủ ký kết, đặc biệt theo định nghĩa của hệ thống Tổ chức Khí tượng thế giới
để chuẩn bị và phổ biến các dự báo và cảnh báo thủy văn cho các vùng biển cao dưới hệ thống sự cố và an toàn
hàng hải toàn cầu (GMDSS).
Quy định 6
Dịch vụ tuần tra băng
1. Tuần tra băng góp phần vào sự an toàn của sự sống trên biển, cũng như sự an toàn và hiệu quả
khi vận chuyển và bảo vệ môi trường biển ở Bắc Đại Tây Dương, Các con tàu đi ngang qua khu vực
núi băng được canh gác bởi đội Tuần tra băng trong mùa băng buộc phải ử dụng các dịch vụ do đội
tuần tra băng cung cấp.
2. Các Chính phủ ký kết cam kết tiếp tục duy trì đội tuần tra băng và dịch vụ nhằm nghiên cứu và
quan sát điều kiện băng ở Bắc Đại Tây Dương. Trong suốt cả mùa băng, ví dụ đối với thời điểm từ
15/02 đến 01/07 mỗi năm, các ranh giới đông nam, nam và tây nam của vùng núi băng ở trong
vùng lân cận của Grand Banks ở Newfoundland sẽ được canh gác để thông báo cho các tàu đi
ngang qua về phạm vi của khu vự nguy hiểm này, và để hỗ trợ tàu thuyền và thuyền viên khi họ
yêu cầu viện trợ trong phạm vi hoạt động của tàu và máy bay tuần tra. Trong khoảng thời gian còn
lại của năm, các hoạt động nghiên cứu và quan sát điều kiện băng được khuyến nghị duy trì.
3. Tàu và máy bay được sử dụng trong dịch vụ tuần tra băng cũng như nghiên cứu và quan sát điều
kiện băng có thể được phân công làm các nhiệm vụ khác với điều kiện các nhiệm vụ đó không
can thiệp vào mục đích chính hoặc làm tăng chi phí của dịch vụ này.
4. Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý tiếp tục quản lý toàn bộ dịch vụ tuần tra băng cũng như nghiên cứu và
quan sát điều khiện băng, bao gồm việc phổ biến thông tin từ đó.
5. Các điều khoản và điều kiện để quản lý vận hành và tài chính của Đội tuần tra băng được quy
định thứ 4 trong Các quy định quản lý, vận hành và tài chính của Đội tuần tra Bắc Đại Tây Dương,
được nêu ra trong chương này, và sẽ là một phần không thể tách rời trong chương này.
6. Nếu, vào bất kì thời điểm nào, Chính phủ Mỹ và/hoặc Canada muốn ngừng cung cấp các dịch
vụ này, thì các Chính phủ ký kết sẽ giải quyết vấn đề tiếp tục các dịch vụ này sao cho phù hợp với lợi
ích của nhau. Chính phủ Mỹ và/hoặc Canada sẽ đưa ra thông báo văn bản trong 18 tháng đển tất cả
các Chính phủ ký kết mà các tàu có quyền treo cờ của họ và các tàu đã được đăng ký tại các lãnh
thổ mà các cám kết Chính phủ đã mở rộng quy tắc để hưởng lợi từ các dịch vụ này trước khi ngưng
chung cấp chúng.
Quy định 7
Dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
1. Mỗi Chính phủ ký kết đảm bảo rằng các bố trí cần thiết được thực hiện để truyền thông và kết hợp cứu nạn
trong phạm vi trách nhiệm và để cứu những người gặp nạn tại vùng biển gàn bờ. Các sắp xếp này sẽ bao gồm
việc thiết lập, vận hành và bảo trì các cơ sở vật chất tìm kiếm cứu nạn mà được cho là có thể dùng được và cần
thiết, với mật độ lưu thông trên biển và các nguy cơ hàng hải, và trang bị đầy đủ hương tiện để định vị và cứu
người càng xa càng tốt.
2. Mỗi Chính phủ ký kết cam kết cung cấp các thông tin cần thiết cho Tổ chức về các cơ sở vật chất tìm kiếm
cứu nạn hiện có của mình và kế hoạch thay đổi chúng, nếu có.
3. Tàu khách được đề cập trong chương 1 sẽ nằm trong kế hoạch hợp tác với các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
phù hợp trong trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch này sẽ được phát triển trên cơ sở hợp tác giữa tàu, công ty được
nêu trong quy định IX/1, và các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn. Kế hoạch sẽ bao gồm các điều khoản trong các đợt tập
huấn định kỳ được thực hiện để kiểm tra tính hiệu quả. Nó sẽ được phát triển dựa trên các hướng dẫn do Tổ chức
phát triển.

Quy định 8
Các tín hiệu cứu sinh
Các Chính phủ ký kết cam kết cung cấp các tín hiệu cứu sinh được sử dụng trong các cơ sở vật chất tìm kiếm
cứu hộ khi liên hệ với các tàu hoặc người đang gặp tai nạn.
Quy định 9
Các dịch vụ thủy văn
1. Các Chính phủ ký kết cam kết thu thập và biên soạn dữ liệu và ấn phẩm thủy văn, công bố và cập nhật tất
cả các thông tin hải lý cần thiết để vận chuyển an toàn.
2. Đặc biệt, Chính phủ ký kết Công ước cam kết hợp tác để thực hiện càng nhiều càng tốt các dịch vụ thủy văn
và hải lý dưới đây theo cách phù hợp hợp nhất nhằm mục đích cứu nạn hàng hải:
.1 đảm bảo rằng việc khảo sát thủy văn được thực hiện càng nhiều càng tốt, phù hợp với các yêu cầu về an
toàn hàng hải;
.2 chuẩn bị và ban hành các biểu đồ hải lý, hướng biển, danh sách dèn đỏ, bảng thủy triều và các ấn phẩm
hải lý khác, những nơi thích hợp, đáp ứng được yêu cầu an toàn hàng hải;
.3 ban hành các thông bao đến người đi biển để các biểu đồ và ấn phẩm hải lý được lưu giữ và cập nhật,
càng nhiều càng tốt; và
.4 cung cấp các cơ chế quản lý dữ liệu để hỗ trợ các dịch vụ này.
3. Các Chính phủ ký kết cam kết đảm bảo tính thống nhất cao nhất trong các biểu đồ và ấn phẩm hải lý, và khi
cần có thể xem xét đến các nghị quyết và khuyến nghị quốc tế có liên quan.
4. Các Chính phủ ký kết cam kết hợp tác hành động ở mức độ cao nhất để đảm bảo rằng các thông tin về thủy
văn và hải lý được cung cấp trên quy mô toàn cầu là kịp thời, đang tin cậy và rõ ràng nhất có thể.
Quy định 10
Định tuyến tàu
1. Hệ thống định tuyến tàu đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn sự sống trên biển, đảm bảo sự an toàn và
hiệu quả hàng hải và/hoặc bảo vệ môi trường biển. Hệ thống định tuyến tàu được khuyến khích sử dụng và có
thể là bắt buộc đối với tất cả các tàu, một số loại tàu hoặc tàu hàng hóa nhất định, khi được thông qua và thực
hiện theo hướng dẫn và tiêu chuẩn do Tổ chức phát triển.
2. Tổ chức được công nhận là cơ quan quốc tế duy nhất có thể phát triển các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy
tắc ở cấp quốc tế cho hệ thống định tuyến tàu. Các Chính phủ ký kết sẽ xem các đề xuất để thông qa các hệ
thống định tuyến tàu đến Tổ chức. Tổ chức sẽ đối chiếu và phổ biến tới các Chính phủ ký kết tất cả các thông tin
liên quan đến bất kỳ hệ thống định tuyến tàu nào được thông qua.
3. Việc bắt đầu các hoạt động thiết lập một hệ thống định tuyến tàu là trách nhiệm của Chính phủ hoặc các
Chính phủ liên quan. Trong việc phát triển các hệ thống được Tổ chức thông qua, các hướng dẫn và tiêu chuẩn
do Tổ chức phát triển sẽ được xem xét.
4. Hệ thống định tuyến tàu nên được trình lên Tổ chức để thông qua, Tuy nhiên, một Chính phủ hoặc nhiều
Chính phủ thực hiện các hệ thống định tuyến tàu mà không có ý định nộp cho Tổ chức để phê duyệt hoặc chưa
được Tổ chức thông qua đê xem xét, bất cứ lúc nào có thể, hướng dẫn và tiêu chí do Tổ chức phát triển.
5. Trường hợp hai hoặc nhiều Chính phủ có cùng một mối quan tâm trong cùng một khu vực cụ thể, họ nên đề ra
các đề xuất chung để phân định và sử dụng hệ thống định tuyến, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa họ. Khi đạt được
thỏa thuận đó, và trước khi tiến hành xem xét thông qua, Tổ chức sẽ đảm bảo rằng mọi chi tiết của thỏa thuận đều
được phổ biến đến các Chính phủ mà có mối quan tâm chung trong khu vực, bao gồm các quốc gia nằm trong
vùng lân cận của hệ thống định tuyến tàu.
6. Các Chính phủ ký kết sẽ tuân thủ các đơn vị tính liên quan đến định tuyến tàu được Tổ chức thông qua. Họ sẽ
ban hành tất cả các thông tin cần thiết đế sử dụng an toàn và hiệu quả các hệ thống định tuyến tàu đã được thông
qua. Một hoặc nhiều Chính phủ có thể giám sát lưu lượng tàu trong các hệ thống này. Các Chính phủ ký kết sẽ làm
mọt thứ trong quyền hạn của họ để đảm bảo việc sử dụng phù hợp các hệ thống định tuyến tàu được Tổ chức
thông qua.
7. Mỗi con tàu sẽ sử dụng một hệ thống định tuyến bắt buộc do Tổ chức thông qua theo yêu cầu đối với hạng tàu
hoặc hàng hóa được mang cũng như phù hợp hợp với các quy định liên quan có hiệu lực trừ khi có các lý do
thuyết phục để không sử dụng hệ thống định tuyến tàu cụ thể. Bất kỳ lý do nào cũng sẽ được ghi lại trong nhật ký
tàu.
8. Hệ thống định tuyến bắt buộc sẽ được các Chính phủ ký kết hoặc các chính phủ liên quan duyệt lại theo hướng
dẫn và tiêu chuẩn do Tổ chức phát triển
9. Tất cả các hệ thống định tuyến tàu đa được thông qua và các hoạt động được áp dụng để tuân thủ các hệ
thống đó sẽ phải phù hợp với luật quốc tế, bao gồm các điều quản liên quan trong Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển năm 1982.
10. Không điều lệ nào trong quy tắc này cũng như các hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan làm ảnh hưởng đến các
quyền và nghĩa vụ của Chính phủ theo luật quốc tế hoặc chế độ pháp lý của eo biển được sử dụng cho ngành
hàng hải quốc tế hoặc các tuyến đường biển.
Quy định 11
Các hệ thống báo cáo tàu
1. Các hệ thống báo cáo tàu góp phần vào sự an toàn của sự sống trên biển cũng như an toàn và hiệu quả
hàng hải và/hoặc bảo vệ môi trường biển. một hệ thống báo cáo tàu, khi được thông qua và thực hiện theo
hướng dẫn và tiêu chí do Tổ chức phát triển* theo quy định này, sẽ được sử dụng bởi tất cả các tàu hoặc một số
loại tàu đặc biệt hoặc tàu hàng hóa mà phù hợp với các quy định của từng hệ thống đã được thông qua.
2. Tổ chức được công nhận là cơ quan quốc tế duy nhất có thể phát triển các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy tắc
ở cấp quốc tế cho hệ thống định tuyến tàu. Các Chính phủ ký kết sẽ xem các đề xuất để thông qa các hệ thống
báo cáo tàu đến Tổ chức. Tổ chức sẽ đối chiếu và phổ biến tới ác Chính phủ ký kết tất cả các thông tin liên quan
đến bất kỳ hệ thống báo cáo tàu nào được thông qua.
3. Việc khởi xướng hành động để thiết lập hệ thống báo cáo tàu là trách nhiệm của Chính phủ hoặc các Chính
phủ liên quan. Trong việc phát triển các hện thống này, việc cung cấp các hướng dẫn và tiêu chí được phát triển
bởi Tổ chức sẽ được xem xét.
4. Các hệ thống báo cáo tàu không được trình lên Tổ chức để xét duyệt không nhất thiết phải tuân thủ quy định
này. Tuy nhiên, các Chính phủ thực hiện các hệ thống này được khuyến khích tuân theo, nếu có thể, các hướng
dẫn và tiêu chuẩn được phát triển bởi Tổ chức . Các Chính phủ ký kết có thể trình các hệ thống này lên Tổ chức
để được công nhận.
5. Trường hợp hai hoặc nhiều Chính phủ có cùng một mối quan tâm trong cùng một khu vực cụ thể, họ nên đề ra
các đề xuất chung để phân định và sử dụng hệ thống báo cáo tàu, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa họ. Trước khi
tiến hành xem xét thông qua, Tổ chức sẽ đảm bảo rằng mọi chi tiết của thỏa thuận đều được phổ biến đến các
Chính phủ mà có mối quan tâm chung trong khu vực được hệ thống đề xuất. Trường hợp một hệ thống báo cáo tàu
phối hợp được thông qua và thiết lập thì phải có quy trình và hoạt động thống nhất.
6. Sau khi thông qua hệ thống báo cáo tàu phù hợp với quy tắc này, Chính phủ hoặc các Chính phủ liên quan sẽ
thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ban hành các thông tin cần thiết để sử dụng hệ thống hiệu quả. Mọi hệ
thống báo cáo tàu được thông quá sẽ có khả năng tương tác và cung cấp thông tin cho tàu khi cần thiết. Các hệ
thống này sẽ được vận hành theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn được Tổ chức phát triển theo quy định này.
7. Thuyền trưởng phải tuân thủ các yêu cầu của hệ thống báo cáo tàu đã được thông qua và báo cáo đến các cơ
quan có thẩm quyền tất cả các thông tin cần thiết theo quy định của hệ thống đó.
8. Tất cả các hệ thống báo cáo tàu và các hoạt động được thực hiện để tuân thủ các hệ thống này sẽ phải phù
hợp với luật quốc tế, bao gồm các quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
9. Không điều lệ nào trong quy định này cũng như các hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan làm ảnh hưởng đến các
quyền và nghĩa vụ của Chính phủ theo luật quốc tế hoặc chế độ pháp lý của eo biển được sử dụng cho ngành hàng
hải quốc tế hoặc các tuyến đường biển.
10. Các tàu tham gia phù hợp với các quy định của hệ thống báo cáo tàu sẽ được miễn phí
11. Tổ chức sẽ đảm bảo rằng các hệ thống báo cáo tàu đã được thông qua sẽ được xét duyệt theo các hướng dẫn
và tiêu chuẩn do Tổ chức phát triển.
Quy định 12
Các dịch vụ vận tải biển
1. Các dịch vụ vận tải biển (VTS) góp phần vào sự an toàn của sự sống trên biển cũng như an toàn và hiệu quả
hàng hải và/hoặc bảo vệ môi trường biển, các vùng ven bờ, các công trình xây dựng và các công trình ngoài
khơi khỏi các tác động tiêu cực của giao thông đường thủy.
2. Các Chính phủ ký kết cam kết sắp xếp thiết lập VTS, theo đó, theo ý kiến của họ, khối lượng giao thông hoặc
mức độ rủi ro chứng minh cho loại dịch vụ này.
3. Các Chính phủ ký kết lập kế hoạch và thực hiện VTS, nếu có thể, sẽ tuân theo các chỉ dẫn do Tổ chức phát
triển. Việc sử dụng VTS chỉ có thể được thực hiện bắt buộc ở các vùng biển nằm trong lãnh hải của các quốc
gia ven biển.
4. Các Chính phủ ký kết sẽ cố gắng đảm bảo sự tham gia và tuân thủ các quy định của dịch vụ vận tải biển của
các tàu có quyền treo cờ của họ.
5. Không điều lệ nào trong quy định này cũng như các hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan làm ảnh hưởng đến
các quyền và nghĩa vụ của Chính phủ theo luật quốc tế hoặc chế độ pháp lý của eo biển được sử dụng cho
ngành hàng hải quốc tế hoặc các tuyến đường biển.
Quy định 13
Thành lập và hoạt động viện trợ cho hàng hải

1. Khi cần thiết, mỗi Chính phủ ký kết cam kết cung cấp riêng lẻ hoặc kết hợp với các Chính phủ ký kết khác,
các công cụ cứu nạn hàng hải hoặc khối lượng giao thông xác minh và mức độ rủi ro yêu cầu.
2. Để có được tính đồng bộ cao trong cứu nạn hàng hải, các Chính phủ ký kết cam kết xem xét các khyến nghị
và hướng dẫn quốc tế khi thiết lập các viện trợ này.
3. Các Chính phủ ký kết cam kết sắp xếp thông tin liên quan đến cứu nạn hàng hải cho tất cả các bên liên quan.
Các thay đổi trong việc truyền các hệ thống định vị vị trí có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của máy thu được
trang bị trên tàu nên phải tránh càng xa càng tốt và chỉ được thực hiện sau khi có thông báo kịp thời và đầy đủ.
Quy định 14
Quản lý tàu biển
1. Đối với các tàu thuộc quốc gia mình, các Chính phủ ký kết cam kết duy trì, hoặc nếu cần, thông qua các biện
pháp nhằm đảm bảo rằng, từ quan điểm an toàn sự sống trên biển, tất cả các tàu sẽ được quản lý đầy đủ và
hiệu quả.
2. Đối với tất cả các tàu được đề cập trong chương 1, Chính quyền hành chính sẽ:
.1 thiết lập cách quản lý an toàn tối thiểu tuân theo quy trình minh bạch, xem xét các hướng dẫn do Tổ chức
thông qua; và
.2 ban hành một tài liệu quản lý an toàn tối thiểu thích hợp hoặc tươn đương như các bằng chứng về quản
lý an toàn tối thiểu được cho là càn thiết để tuân theo các quy định tại khoản 1.
3. Trên tất cả các tàu, để đảm bảo hiệu suất làm việc của thủy thủ trong các vấn đề an toàn, một ngôn ngữ vận
hành được thiết lập và ghi lại trong nhật ký tàu. Công ty, như định nghĩa trong quy định IX/1, hoặc thuyền trưởng,
nếu cần sẽ xác định ngôn ngữ vận hành . Mỗi thuyền viên phải hiểu và, khi cần, ra lệnh và hướng dẫn và báo
cáo lại bằng ngôn ngữ đó, nếu ngôn ngữ vận hành không phải là ngôn ngữ chính thức của quốc gia có cờ ở trên
tàu, tất cả các kế hoạch và danh sách được yêu cầu đăng sẽ bao gồm một bản dịch sang ngôn ngữ vận hành.
4. Trên các tàu mà trong chương I đề cập đến, Tiếng Anh sẽ được sử dụng làm ngôn ngữ vận hành cho các liên
lạc an toàn giữa các buồng máy và từ buồng máy đến bờ cũng như liên lạc giữa người lái và người điều khiển
buồng máy , trừ khi những người đó cùng nói chung một thứ tiếng không phải là Tiếng Anh.
Quy định 15
Các nguyên tắc liên quan đến thiết kế buồng máy, thiết kế và sắp xếp hệ thống hàng
hải và các quy trình liên quan đến thiết bị và buồng máy.
Tất cả các quyết định được đưa ra nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy định 19, 22, 24, 25, 27 và 28 và ảnh
hưởng đến thiết kế buồng máy, thiết kế và sắp xếp hệ thống hàng hải và các quy trình liên quan đến thiết bị và
buồng máy sẽ được thực hiện nhằm mục đích:
1. Tạo điều kiện cho các nhiệm vụ được thực hiện bởi đội buồng máy và người lái trong việc làm các đánh
giá đầy đủ về tình hình và điều hướng con tàu an toàn dưới tất cả các điều kiện vận hành;
2. Thúc đẩy quản lý nguồn buồng lái hiệu quả và an toàn;
3. Cho phép đội buồng lái và người lái có thể tiếp cận các thông tin cần thiết một cách thuận tiện và liên tục,
các thông tin này được trình bày một cách rõ ràng, sử dụng các trí hiệu chuẩn và hệ thống mã hóa cho các phím
điều khiển và thông tin hiển thị;
4. Cho thấy tình trạng vận hành của các chứ năng tự động và các thành phần tích hợp, các hệ thống và/hoặc
các tiểu hệ thống;
5. Cho phép truy cập thông tin nhanh chóng, liên tục và hiệu quả và đưa ra quyết định bởi đội buồng máy và
người lái;
6. Ngăn ngừa hoặc giảm thiếu các công việc thừa và không hiệu quả hoặc bất kì điều kiện hoặc phiền nhiễu
nào trong buồng máy mà có thể gây ra mệt mỏi hoặc làm cản trở sự tập trung của đội buồng máy và người lái;

7. Giảm thiếu nguy cơ mắc lỗi do con người gây ra và phát hiện ra các lỗi này nếu nó xảy ra, thông qua hệ
thống giám sát và báo động, trong thời gian đội buồng máy và người lái có các hành động thích hợp.
Quy định 16
Hệ thống bảo dưỡng
1. Chính quyền hành chính phải đảm bảo rằng có các thỏa thuận hớp lý để đảm bảo rằng thiết bị vận hành được đề
cập trong chương này được duy trì.
2. Ngoại trừ các mục trong quy định i/7(b){ii), 1/8 và I/9,trong khi phải thực hiện tất cả các bước hợp lý để duy trì thiết
bị được yêu cầu trong chương này theo trình tự vận hành hợp lý, các sự cố của thiết bị đó sẽ không được coi là làm
cho con tàu không thể đi biển được nữa hoặc là lý do để giữ tàu tại cảng nơi mà các phương tiện sửa chữa không có
sẵn, thuyền trường thực hiện các sắp xếp thích hợp để xem xét các thiết bị bị vô hiệu hoặc các thông tin không có giá
trị cho việc lập kế hoạch và thực hiện hải trình an toàn đến cảng nơi việc sửa chữa có thể diễn ra.

Quy định 17
Tương thích điện từ
1. Chính quyền hành chính đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện và điện tử trong buồng máy hặc các khu gần buồng
máy, trên các tàu phải được đóng sau ngày 01/07/2002, được kiểm định tính tương thích điện từ, để cập về các
khuyến nghị do Tổ chức phát triển.
2. Thiết bị điện và điện tử sẽ phải được cài đặt để nhiễu điện từ không làm ảnh hưởng đến các chức năng riêng của
hệ thống và thiết bị hàng hải.
3. Thiết bị điện và điện tử sẽ không được vạn hành trong buồng máy nếu nó có thể ảnh hưởng đén chức năng riêng
của hệ thống và thiết bị hàng hải.
Quy định 18
Phê duyệt, khảo sát và tiêu chuẩn thực hiện của hệ thống hàng hải và thiết vị và máy
ghi dữ liệu hải trình
1. Các hệ thống và thiết bị cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của quy định 19 và 20 sẽ thuộc loại được Chính
quyền hành chính thông qua.
2. Các hệ thống và thiết bị, bao gồm các cơ chế dự phòng liên quan, nếu được thiết lập vào hoặc sau ngày
01/07/2002 để thực hiện các yêu cầu chức năng của các quy định 19 và 20 sẽ phải phù hợp với tiêu chuẩn thực
hiện mà không thấp hơn các tiêu chuẩn được Tổ chức thông qua.
3. Khi các hệ thông và thiết bị được thay thế và bổ sung lên các tàu mà được đóng trước ngày 01/07/2002, các
hệ thống và thiết bị này sẽ phải tuân thủ các yêu cầu trong khoản 2, một cách hợp lý và khả thi nhất.
4. Các hệ thống và thiết bị được thiết lập trước khi được tổ chứ thông qua các tiêu chuẩn thực hiện có thể được
miễn phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đó theo quyết định của Chính quyền, điều này phải phù hợp với các
tiêu chuẩn khuyến nghị được Tổ chức thông qua. Tuy nhiên, đối với hệ thống hiển thị biểu đồ điện tử và thông tin
(ECDIS) để được chấp nhận là có khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển biểu đồ của quy định 19.2.1.4, mà hệ
thống đó phải phù hợp vơi các tiêu chuẩn thực hiện có liên quan nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn được Tổ
chức thông qua mà có hiệu lực từ ngày thiết lập, hoặc, đối với các hệ thống được thiết lập trước ngày
01/01/1999, và không tháp hơn các tiêu chuẩn do Tổ chức thông qua vào ngày 23/10/2995.
5. Chính quyền hành chính sẽ yêu cầu các nhà sản xuất phải có một hệ thống kiểm soát chất lượng được kiểm
tra bởi cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc tuân thủ liên tục trong bất cứ điều kiện đã được phê duyệt nà,
Ngoài ra, Chính quyền hành chính có thể dùng các quy trình xác minh sản phẩm cuối cùng nơi mà các tuân thủ
chứng chỉ phê duyệt được xác minh bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi sản phẩm được lắp đặt trên tàu.
6. Trước khi phê duyệt các hệ thống hoặc thiết bị bao gồm các tính năng mới không được đề cập trong chương
này, Chính quyền hành chính sẽ đảm bảo các tính năng này hỗ trợ các chức năng ít có hiệu quả nhất như theo
yêu cầu của chương này.
7. Khi thiết bị, có các tiêu chuẩn thực hiện được Tổ chức phát triển, sẽ được mang trên các tàu cùng với các
đơn vị của thiết bị này theo yêu cẩu trong quy định 19 và 20, thiết bị đó sẽ được chấp thuận và tuân thủ các tiêu
chuẩn thực hiện mà không thấp hơn các tiêu chuẩn được Tổ chức thông qua càng nhiều càng tốt.
8. Hệ thống máy ghi dữ liệu hải trình, bao gồm tất cả các cảm biến, phải được kiểm tra hiệu năng hàng năm.
Việc kiểm tra phải được tiến hành bởi một cơ sở thử nghiệm hoặc bảo dưỡng được phê duyệt để kiểm định tính
chính xác, khoảng thời gian và khả năng phục hồi của dữ liệu đã được ghi lại. Ngoài ra, phải tiến hành các bài
kiểm tra và thẩm định để xác định khả năng sử dụng của tất cả các lớp vỏ bọc bảo vệ và thiết bị được lắp đặt ở
vị trí phụ. Một bản sao giấy chứng nhận tuân thủ được phát hành bởi cơ sở kiểm định, ghi rõ ngày tuân thủ và
các tiêu chuẩn thực hiện phù hợp, sẽ được giữ lại trên tàu.
9. Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) sẽ được kiểm tra hàng năm. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bởi một
người làm khảo sát hoặc một cơ sở kiểm định và bảo dưỡng đã được phê duyệt. Việc kiểm tra phải xác minh
đúng chương trình của thông tin tĩnh của tàu, trao đổi dữ liệu chính xác với các cảm biển được kết nối cũng như
xác minh hiệu suất của đài vô tuyến bằng cách đo tần số vô tuyến và sử dụng kiểm tra phát sóng, ví dụ một Dịch
vụ Giao thông Tàu biển (VTS). Một bản sao của bản báo cáo kiểm định sẽ được giữ lại trên tàu.
Quy định 19
Các yêu cầu vận chuyển đối với hệ thống và thiết bị hàng hải tàu biển

1. Áp dụng và các yêu cầu


Theo các mục trong quy định 1.4:
1.1 Các tàu được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2002 sẽ được lắp đặt hệ thống và thiết bị đáp ứng được các
yêu cầu được quy định từ khoản 2.1 đến 2.9.
1.2 Các tàu được đóng trước ngày 01/07/2002 sẽ:
.1 tùy thuộc vào các quy định của khoản 1.2.2 và 1.2.3, nếu chúng không tuân thủ các quy định này, sẽ tiếp
tục được cung cấp các thiết bị đáp ứng được các yêu cầu được nêu trong các quy định V/1, V/12 và V/20 của
Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974, có hiệu lực trước ngày 01/07/2002;
.2 được cung cấp các thiết bị hoặc hệ thống được yêu cầu trong khoản 2.1.6 không muộn hơn cuộc khảo
sát đầu tiên vào hoặc sau ngày 01/07/2002, khi đó bộ định hướng vô tuyến được đề cập trong V/12(p) Công
ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, có hiệu lực trước ngày 01/07/2002, sẽ không còn
được yêu cầu nữa; và
.3 được trang bị hệ thống được yêu cầu trong khoản 2.4 không muộn hơn ngày được quy định trong khoản
2.4.2 và 2.4.3.
2. Thiết bị và hệ thống đẫn đường tàu biển.
2.1 Tất cả các tàu, không biệt biệt kích cỡ, sẽ có:
.1 la bàn từ tính tiêu chuẩn được điều chỉnh phù hợp, hoặc các phương tiện khác, không phụ thuộc vào bất
kì nguồn điện nào, để xác định hướng tàu và hiển thị vị trí lái chính;
.2 một vòng móc phương vị hoặc thiết bị la bàn, hoặc các thiết bị khác, không phụ thuộc vào bất kì nguồn
điện này, để xác định phương hướng theo đường vòng cung của dường chân trời 360
.3 các phương tiện chỉnh hướng đi và phương hướng sao cho luôn đúng mọi lúc;
.4 bản đồ và các ấn phẩm hàng hải để lập kế hoạch và hiển thị đường đi của tàu đối với các chuyến hải trình
dự kiến và để phác họa đường đi và gián sát vị trí trong suốt chuyến đi. Một hệ thống thông tin và hiển thị bản đồ
điện tử (ECDIS) cũng được chấp nhận là có thể đáp ứng các yêu cầu vận chuyển biểu đồ trong phần này. Các tàu
được đề cập trong phần 2.10 sẽ tuân thủ các yêu cầu vận chuyển của ECDIS theo chi tiết;
.5 các sắp xếp dự phòng để đáp ứng các yêu cầu chức năng trong phần .4, nếu chứng năng này được trang
bị các phương tiện điệnt tử một phần hoặc toàn phần;
.6 một máy thu đối với hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu hoặc hệ thống dẫn đường vô tuyến mặt đất, hoặc
các phương tiện khác, thích hợp để sử dụng bất cứ lúc nào trong chuyến chuyến đi dự kiến để thiết lập và cập nhật
vị trí của tàu bằng các phương tiện tự động;
.7 nếu ít hơn 150 tổng dung tích và nếu thực hiện được, một máy phản chiếu radar, hoặc các phương tiện
khác, có thể được phát hiện bởi thống điều hướng tàu bằng radar ở cả 9 và 3 GHz;
.8 khi buồng lái của tàu đã đóng hoàn toàn và nếu Chính quyền hành chính không có các quyết định khác,
một hệ thống tiếp nhận âm thanh, hoặc các phương tiện khác, cho phép các điều phối viên phụ trách đồng hồ định
hướng nghe tín hiệu và xác định hướng của chúng;
.9 một máy điện thoại, hoặc các phương tiện khác, để truyền các thông tin định hướng tới vị trí lái khẩn cấp,
nếu được cung cấp.
2.2 Tất cả các tàu có tổng dung tích 150 trở lên và các tàu khách không phân biệt kích cỡ, ngoài các yêu cầu
trong phần 2.1, sẽ được trang bị:
.1 một la bàn từ dự phòng, có thẻ hoán đổi với la bàn từ được đề cập tại khoản 2.1.1, hoặc các phương tiện
khác để thực hiện chức năng được đề cập tại khoản 2.1.1 bằng phương tiện thay thế hoặc thiết bị trùng lặp;
.2 một đèn hiệu ban ngày, hoặc các thiết bị khác, liên lạc bằng ánh sáng ngày và đêm mà sử dụng một
nguồn điện không hoàn toàn phụ thuộc và nguồn điện của tàu.
3. một hệ thống báo động điều hướng buồng máy (BNWAS), như sau:
.3.1 tàu hàng có tổng dung tích 150 trở lên và tu chở khách không phân biệt kích cỡ được đóng vào hoặc
sau ngày 01/07/2011;
.3.2 tàu khách không phân biệt kích cỡ được đóng trước 01/07/201, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu
vào hoặc sau 01/07/2012;
.3.3 tàu hàng có tổng dung tích 3000 trở lên được đóng trước 01/07/2011 không muộn hơn đợt kiểm tra
lần đầu* vào hoặc sau 01/07/2012;
.3.4 Tàu chở hàng có tổng dung tích 500 trở lên nhưng ít hơn 3000 được đóng trước 01/07/2011, nhưng
không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu * sau 01/07/2013;
.3.5 tàu chở hàng có tổng dung tích 150 trở lên nhưng ít hơn 500 được đóng trước 01/07/2011, nhưng
không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu *sau 01/07/2014;
Hệ thống báo động điều hướng buồng máy sẽ hoạt động khi tàu đi trên biển.
.4 một hệ thống báo động điều hướng buồng máy (BNWAS) được lắp đặt trước ngày 01/07/2011 có thể
được miễn không cần tuân thủ các tiêu chuẩn do Tổ chức thông qua, theo quyết định của Chính quyền hành
chính.
2.3 Tất cả các tàu có tổng dung tích 300 trở lên và tàu chở khách không phân biệt kích cỡ , ngoài đáp ứng
các yêu cầu của khoản 2.2, sẽ được trang bị:
.1 một thiết bị nghe tiếng vang, hoặc các phương tiện điện tử khác để do và hiện thị độ sâu của nước;
.2 một ra đa 9 GHz, hoặc các phương tiện khác, để xác định và hiển thị phạm vị và vị trí phương hướng
của trạm chuyển tiếp viễn thông ra đa và của các tàu bề mặt, vật cản, phao, các dấu điều hướng và bờ biển
khác để hỗ trợ điều hướng và tránh va chạm;
.3 một dụng cụ phác họa địa đồ điện tử, hoặc các phương tiện khác, để phác họa bằng điện tử phạm vi
và hướng của các mục tiêu để xác định nguy cơ va chạm;
.4 thiết bi đo lường tốc độ và khoảng cách, hoặc các phương tiện khác, để chỉ ra tốc độ và khoảng cách
đi trên nước;
.5 một thiết bị truyền hướng được điều chỉnh thích hợp, hoặc các phương tiện khác, để truyền các thông
tin hướng đi để nhập và thiết bị mà được đề cập tại khoản 2.3.2, 2.3.3 và 2.4.

2.4 Tất cả các tàu có tổng dung tích 300 trở lên tham gia vào các chuyến hải trình quốc tế và tàu chở hàng
có tổng dung tích 500 trở lên không tham gia vào các chuyến hải trình quốc tế và tàu khách không phân biệt
kích thước sẽ được trang bị một hệ thống nhận dạng tự động (AIS), như sau:
.1 các tàu được đóng vào hoặc sau 01/07/2002;
.2 các tàu tham gia vào các hanh trình quốc tế, không muộn hơn ngày 01/07/2002;
.2.1 trong trường hợp là tàu khách, không muộn hơn 01/07/2003;
.2.2 trong trường hợp là tàu dầu, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu * về các thiết bị an toàn vào
hoặc sau ngày 01/07/2003;
.2.3 trong trường hợp các tàu, ngoài tàu khách và chở dầu, có tổng dung tích 50.000 trở lên, không muộn hơn
ngày 01/07/2004;
.2.4 trong trường hợp các tàu, ngoài tàu khách và chở dầu, có tổng dung tích 300 trở lên nhưng ít hơn 50.000,
không muộn hơn đợt kiểm tra thiết bị an toàn lần đầu sau ngày 01/07/2004 hoặc đến ngày 31/12/2004, tùy
vào lúc nào xảy ra sớm hơn; và
.3 các tàu không tham gia và các hanh trình quốc tế được đóng trước 01/07/2002, không muộn hơn ngày
01/07/2008;
.4 Chính quyền hành chính có thể miễn các tàu khỏi việc áp dụng các yêu cầu của phần này khi các tàu này
không được vận hành trong vòng 2 năm sau ngày thực hiện quy định tại khoản .2 và .3;
.5 AIS sẽ:
.5.1 cung cấp tự động cho các trạm trên bờ được trang bị đầy đủ, các thông tin tàu và máy bay khác/ bao
gồm giấy chứng nhận tàu, loại, vị trí, hành trình, tốc độ, tình trạng điều hướng và các thông tin liên quan đến an
toàn khác;
.5.2 nhận tự động các thông tin này từ các tàu được trang bị tương tự;
.5.3 giám sát và theo dõi tàu; và
a. trao đổi dữ liệu với các cơ sở trên bờ;
.6 các yêu cầu của khoản 2.4.5 sẽ không được áp dụng trong các trường hợp mà các sắp xếp, quy tắc hoặc tiêu
chuẩn quốc tế được cung cấp nhằm bảo vệ thông tin điều hướng; và
.7 AIS sẽ được vận hành theo hướng dẫn được Tổ chức thông qua/ Tàu được trang bị AIS sẽ duy trì AIS trong
vận hành mọi lúc ngoại trừ khi các sắp xếp, quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế được cung cấp nhằm bảo vệ thông tin
điều hướng.
2.5 Tất cả các tàu có tổng dung tích 500 trở lên, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của đoạn 2.3, ngoại trừ các
khoản 2.3.3 và 2.3.5, và các yêu cầu của khoản 2.4, có:
.1 một la bàn hồi chuyển hoặc các phương tiện khác, để xác định và hiển thiện hướng của chúng bằng các
phương tiện không từ trường trên thuyền, có thể đọc được bởi người điều khiển tại vị trí lái chính. Những phương
tiện này cũng sẽ truyền các thông tin hướng để nhập vào thiết bị được đề cập tại khoản 2.3.2, 2.4 và 2.5.5;
.2 một bộ lặp hướng la bàn hồi chuyển, hoặc các phương tiện khác, để cung cấp các thông tin trực quan về
hướng tại điểm lái khẩn cấp nếu được cung cấp;
.3 một bộ lặp vị trí phương hướng la bàn hồi chuyển, hoặc các phương tiện khác, để xác định phương hướng
theo đường vòng cung của dường chân trời 360, sử dụng la bàn hồi chuyển hoặc các phương tiện khác được đề
cập tại khoản .1. Tuy nhiên, các tàu có tổng dung tích dưới 1600 sẽ được trang bị các phương tiện này càng
nhiều càng tốt;
.4 bánh lái, cánh quạt, lực đẩy và các chỉ số chế độ hoạt động, hoặc các phương tiện khác, để xác định và
hiển thị góc quay bánh lái, vòng quay cánh quạt, lực và hướng của lực và, nếu có thể, lực và hướng của lực đẩy
ngang và nghiêng và chê độ vận hành, tất cả đều có thể đọc được từ vị trí chỉ huy; và
.5 một hệ thống theo dõi tự động, hoặc các phương tiện khác, để tự động vẽ phạm vi và vị trí của các mục tiêu
nhằm xác định nguy cơ va chạm.
2.6 Trên tất cả các tàu có tổng dung tích 500 trở lên, việc hỏng hóc một mảng của thiết bị không làm giảm khả
năng của tàu để đáp ứng các yêu cầu của khoản 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.4.
2.7 Tất cả các tàu có tổng dung tích 3000 trở lên , ngoài đáp ứng các yêu cầu của khoản 2.5, sẽ có:
.1 một ra đa 3 GHz hoặc, nếu được Chính quyền hanh chính cho là thích hợp, một radar 9 GHz thứ 2,
hoặc các phương tiện khác
.2 một máy theo dõi tự động, hoặc các phương tiện khác, tự động vẽ phạm vi và vị trí của các mục
tiêu khác nhằm xác định nguy cơ va chạm
2.8 Tất cả các tàu có tổng dung tích 10.000 trở lên, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2.7 ngoại trừ
2.7.2, sẽ có:
.1 một máy dò radar tự động, hoặc các phương tiện khác, tự động vẽ phạm vi và vị trí của ít nhất 20
mục tiêu, được kết nối với một thiết bị nhằm chỉ ra tốc độ và khoảng cách trên mặt nước
.2 một hệ thống theo dõi điều khiển và hướng, hoặc các phương tiện khác, tự động kiểm soát và giữ
hướng đi và/hoặc đường thẳng.
2.9 Toàn bộ tàu với tổng dung tích 50.000 trở lên, ngoài đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2.8, sẽ có
.1 một thiết bị chỉ báo tốc độ quay trở của tàu, hoặc các phương tiện khác, xác định và hiển thị tốc độ
quay; và
.2 thiết bị đo tốc độ và khoảng cách, hoặc các thiết bị khác, để chỉ ra tốc độ và khoảng cách qua mặt
đất hướng về phía trước hoặc hướng từ mạn trái sang mạn phải tàu.

2.10 Các tàu tham gia vào chuyến hải trình quốc tế sẽ được trang bị một hệ thống thông tin và hiển thị
biểu đồ điện tử (ECDIS) như sau:
.1 tàu khách có tổng dung tích 500 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2012;
.2 tàu dầu có tổng dung tích 3000 trở lên được được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2012;
.3 tàu hàng, ngoài tàu dầu, có tổng dung tích 10.000 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2013;
.4 tàu chở hàng, ngoài tàu dầu, có tổng dung tích 3000 trở lên nhưng ít hơn 10.000 được đóng vào
hoặc sau ngày 01/07/2014;
.5 tàu khách có tổng dung tích 500 trở lên được đóng trước ngày 01/07/2012, không muộn hơn đợt
kiểm tra lần đầu vào hoặc sau ngày 01/07/2014;
.6 tàu dầu có tổng dung tích 3000 trở lên được đóng trước ngày 01/07/2012, không muộn hơn đợt kiểm
tra lần đầu vào hoặc sau ngày 01/07/2015;
.7 tàu chở hàng, ngoài tàu chở dàu, có tổng dung tích 50.000 trở lên được đóng trước ngày
01/07/2013, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu vào hoặc sau ngày 01/07/2016;
.8 tàu chở hàng, ngoài tàu dầu, có tổng dung tích 20.000 hoặc hơn nhưng ít hơn 50.000 được đóng
trước ngày 01/07/2013, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu vào hoặc sau ngày 01/07/2017; và
.9 tàu chở hàng, ngoài tàu dầu, có tổng dung tích 10.000 trở lên nhưng ít hơn 20.000 được đóng trước
ngày 01/07/2013, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu * vào hoặc sau ngày 01/07/2018.

2.11. Chính quyền hành chính có thể miễn cho các tàu khỏi việc áp dụng các yêu cầu của khoản 2.10 khi
các tàu này không được sử dụng trong vòng 2 năm sau ngày thực hiện được quy định từ tiểu khoản.5 đến
.9 của khoản 2.
3. Khi “các phương tiện khác” được cho phép theo quy định này, các phương tiện này phải được Chính
quyền hanh chính thông qua theo quy định 18.
4. Thiết bị và hệ thống điều hướng được đề cập trong quy tắc này sẽ được lắp đặt, kiểm định và duy trì để
giảm thiểu sự cố.
5. Các hệ thống và thiết bị điều hướng cung cấp các chế độ khác nhau của vận hành sẽ cho biết chế độ
sử dụng thực tế.
6. Hệ thống buồng máy tích hợp sẽ được sắp xếp sự cố của một hệ thống phụ sẽ được điều phối viên
phụ trách đồng hồ định hướng gây chú ý ngay lập tức bằng báo động nghe nhìn và không gây ra sự hỏng
hóc nào cho hệ thống phụ khác. Trong trường hợp hỏng hóc một bộ phận nào đó của hệ thống điều
hướng tổng hợp/ sẽ có thể vận hành riêng từng phần của thiết bị hoặc hệ thống.
Quy định 19-1
Nhận diện và theo dõi tàu tầm xa

1. Không có mục nào trong quy tắc này hoặc trong các tiêu chuẩn thực hiện và yêu cầu chức năng do Tổ chức
thông qua liên quan đến nhận diện và theo dõi tàu tầm xa sẽ ảnh hưởng đến quyền, thẩm quyền hoặc nghĩa vụ
của các quốc gia theo luật pháp quốc tế, đặc biệt, chế độ pháp lý của vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng
tiếp giáp, vùng lãnh hải hoặc eo biển được sử dụng cho ngành hải quốc tế và các đường biển đảo.
2.1 Theo các quy định trong các khoản 4.1 và 4.2, quy tắc này sẽ áp dụng cho các loại tàu sau – tham gia các
chuyến hải trình quốc tế:
.1 tàu khách, bao gồm tàu khách cao tốc;
.2 tàu hàng, bao gồm tàu cao tốc, có tổng dung tích 300 trở lên ; và
.3 giàn khoan di động ngoài khơi.
2.2 Thuật ngữ tàu, khi được sử dụng trong phần 3 và 11.2, bao gồm tàu khách và tàu hàng, tàu cao tốc và giàn
khoan di động ngoài khơi, phải tuân theo các mục trong quy tắc này.
3. Quy tắc này thiết lập các quy định để cho phép các Chính phủ ký kết cam kết thực hiện việc nhân diện và theo
dõi tàu tầm xa.
4.1 Tàu sẽ được trang bị một hệ thống để truyền thông tin tự động được quy định trong phần 5 như sau:
.1 tàu được đóng vào hoặc sau ngày 31/12/2008;
.2 tàu được đóng trước ngày 31/12/2008 và có chứng nhận được hoạt động:
.2.1 trong vùng biển A1 và A2, được mô tả trong các quy định IV/2.1.12 và iV/2.1.13; hoặc
.2.2 trong vùng biển A1, A2 và A3, được mô tả trong các quy định 1V/2.1>12, IV/2.1.13 và 1V/2.1.14;
không muộn hơn cuộc khảo sát đầu tiên đối với việc lắp đặp thiết bị vô tuyến sau ngày 31/12/2008;
.3 Các tàu được đóng trước 31/12/2008 và có chứng nhận được hoạt động trong vùng biển A1, A2, A3 và A4,
được định nghĩa trong quy định IV/2.1.12, IV/2.1.13, IV/2.1.14 và IV/2.1.15, không muộn hơn đợt kiểm tra lần
đầu về cài đặt thiết bị vô tuyến sau ngày 01/07/2009. Tuy nhiên, các tàu này sẽ phải tuân thủ theo các quy định
trong phần .2 trên khi chúng hoạt động trong vùng biển A1, A2 và A3.
4.2 Các tàu, không phân biệt ngày đóng tàu, được trang bị một hệ thống nhận dạng tự động (AIS), theo quy định
trong quy định 19.2.4 và được vận hành độc lập trong vùng biển A1, được định nghĩa trong quy định IV/2.1.12,
sẽ không được yêu cầu phải tuàn thủ các mục trong quy tắc này.
5. Theo các quy định tại khoản 4.1, các tàu sẽ tự động tryền các thông tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa sau:
.1 nhận diện tàu;
.2 vị trí tàu (vĩ độ và kinh độ), và;
.3 ngày và thời gian của vị trí được cung cấp.
6. Các hệ thống và thiết vị được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của quy tắc này sẽ phải phù hợp với các tiêu
chuẩn thực hiện và yêu cầu chức năng , , không được thấp hơn các quy định được Tổ chức thông qua. Bất kỳ
thiết bị tàu nào phải là loại được Chính quyền hanh chính thông qua.
7. Các hệ thống và thiết bị được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của quy tắc này sẽ có khả năng bị tắt trên tàu
hoặc có thể ngừng phân phối các thông tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa:
.1 trong đó các thỏa thuận quốc tế, quy tắc hoặc tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc bảo vệ thông tin hàng hải; hoặc
.2 trong những trường hợp đặc biệt và trong thời gian ngắn nhất có thể, nơi thuyền trưởng chú ý đến vận
hành để đảm bảo sự an toàn hoặc an ninh của tàu. Trong trường hợp này, thuyền trưởng sẽ thông báo cho
Chính quyền hành chính ngay lập tức và tạo một hồ sơ về các hoạt động điều hướng và sự cố được duy trì theo
quy tắc 28 nêu ra các lý do cho các quyết định và chỉ ra thời gian mà hệ thống hoặc thiết bị bị tắt.
8.1. Theo các quy định trong phần 8.2 và 11.2, các Chính phủ ký kết sẽ có thể nhận thông tin về nhận diện và
theo dõi tàu tầm xa, nhằm mục đích an ninh và các mục đích khác , được sự đông ý của Tổ chức như sau:
.1 Chính quyền hanh chính có quyền nhận các thông tin về tàu này có quyền treo cờ của quốc gia họ mà
không phân biệt nơi của các tàu đó được đặt;
.2 một Chính phủ ký kết sẽ có quyền nhận các thông tin về tàu này mà đã nêu rõ ý định muốn vào một cơ sở
cảng nào đó, được đề cập trong quy định XI-2/1.1.9, hoặc một nơi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ký kết đó,
bất kể các tàu này được đặt ở đâu với điều kiện chúng không được nằm trong các vùng lãnh hải của các đường
biên giới, được thiết lập bởi luật pháp quốc tế, hoặc của Chính phủ ký kết khác; và
.3 một Chính phủ ký kết sẽ có quyền nhận các thông tin về tàu này và treo cờ của các Chính phủ ký kết
khác, không có ý định muốn vào một cơ sở cảng nào đó hoặc một nơi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ký kết
đó, việc điều hướng trong khoảng cách không quá 1000 dặm hải lý của của bờ biển của họ với điều kiện các tàu
chúng không được nằm trong các vùng lãnh hải của các đường biên giới, được thiết lập bởi luật pháp quốc tế,
hoặc của Chính phủ ký kết khác; và
.4 một Chính phủ ký kết sẽ không có quyền nhận, theo phần .3, các thông tin về tàu nằm trong lãnh hải của
Chính phủ ký kết mà treo cờ của quốc gia họ.
8.2 Các Chính phủ ký kết sẽ chỉ định và liên hệ với các Tổ chức có thông tin liên quan, xem xét các tiêu chuẩn
thực hiện và yêu cầu chức năng do Tổ chức phê duyệt/ để cho phép cung cấp các thông tin nhận diện và theo
dõi tàu tầm xa theo các quy định của khoản 8.1. Chính phủ ký kết có liên quan, vào bất cứ lúc nào, có thể sửa
đổi hoặc thu hồi các liên hệ này. Tổ chức sẽ thông báo cho tất cả các Chính phủ này sau khi nhận được liên lạc
cufng với các thông tin cụ thể.
9.1 Mặc dù có các quy định trong phần 8.1.3, Chính phủ có quyền, đảm bảo an ninh và các mối quan tâm
khách, bất kỳ lúc nào, để quyết định rằng các thông tin nhận diện và theo dõi tầm xa của các tàu mà có quyền
treo cờ của quốc gia sẽ không được cung cấp theo các quy định trong phần 8.1.3 đối với các Chính phủ ký kết
Công ước. Chính phủ có thể liên quan có thể sửa đổi, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định nào đó, bất cứ lúc
nào sau thời điểm đó.
9.2 Chính quyền liên quan sẽ thông báo, theo khoản 9.1, các quyết định này đến Tổ chức. Tổ chức sẽ thông
báo lại đến tất cả các Chính phủ ký kết Công ước sau khi nhận dược thông báo này cùng với các thông tin cụ
thể.
9.3 Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, dưới luật pháp quốc tế, của các tàu mà Chính phủ đã viện dẫn các
quy định trong khoản 9.1 sẽ không bị ảnh hướng bởi các quyết định đó.
10. Vào bất cứ lúc nào, các Chính phủ ký kết Công ước sẽ:
.1 công nhận tầm quan trọng của rằng các thông tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa;
.2 công nhận và tôn trọng tính bảo mật thương mại và độ nhạy cảm của các thông tin nhận diện và theo dõi
tàu tầm xa mà họ nhận được;
.3 bảo vệ các thông tin mà họ nhân được từ việc truy cập hoặc tiết lộ trái phép; và
.4 sử dụng các thông tin họ nhận được sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
11.1 Các Chính phủ ký kết Công ước sẽ phải chịu mọi chi phí có liên quan đến thông tin nhận diện và theo dõi
tàu tầm xa mà họ yêu cầu và nhận được. Bất kể các quy định tại khoản 11.2, Các Chính phủ ký kết Công ước sẽ
không áp dụng bất kì khoản phí nào đối với các tàu liên quan đến thông tin nhận diện và theo dõi tầm xa mà họ
tìm kiếm.
11.2 Trừ khi luật pháp quốc gia có các quy định khác, các con tàu sẽ có quyền treo cờ mà không phải chịu bất kì
khoản phí nào để truyền các thông tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa theo các mục trong quy tắc này.
12. Bất kể các quy định tại khoản 8.1, các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn của các Chính phủ ký kết sẽ có quyền
nhận miễn phí các thông tin tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa liên quan đến việc tìm kiếm và cứu hộ những
người đang gặp nạn trên biển.
13. Các Chính phủ ký kết có thể báo cáo cho Tổ chức bất kỳ trường hợp nào mà họ cho rằng các mục trong
quy tắc này hoặc trong các quy tắc khác liên quan đến các yêu cầu do Tổ chức lập nên đã và đang không được
quan sát và tuân thủ.
14. Uỷ ban An toàn Hàng hải sẽ xác định các tiêu chí, thủ tục và cơ chế để thiết lập, rà soát và kiểm tra việc
cung cấp thông tin nhận diện và theo dõi tàu tầm xa đến với Các Chính phủ ký kết theo các mục trong quy định
này.
Quy định 20
Máy ghi dữ liệu hải trình
1. Để hỗ trợ việc điều tra tại nạn, tàu khi tham gia các chuyến hải trình quốc tế, tùy thuộc vào các mục của quy định 1.4,
một máy ghi giữ liệu hải trình (VDR) sẽ được trang bị như sau:
.1 tàu khách được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2002
.2 tàu khách ro-ro được đóng trước ngày 01/07/2002, không muộn hơn đợt kiểm tra lần đầu 3 vào hoặc sau ngày
01/07/2002.
.3 tàu khách, ngoài tàu khách ro-ro, được đóng trước ngày 01/07/2002, không muộn hơn ngày 01/01/2004; và
.4 các tàu, ngoài tàu khách, có tổng dung tích 3000 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày 01/07/2002.
2. Để hỗ trợ việc điều tra tại nạn, tàu chở hàng khi tham gia các chuyến hải trình quốc tế, VDR sẽ được trang bị như là
một máy ghi dữ liệu hải trình đơn giản (SVDR)4 như sau:
.1 trong trường hợp tàu chở hàng có tổng dung tích 20.000 trở lên được đóng trước ngày 01/07/2002,vào lần đưa
tàu vào ụ cạn theo kế hoạch đầu tiên sau ngày 01/07/2006 nhưng không muộn hơn ngày 01/07/2009;
.2 trong trường hợp tàu chở hàng có tổng dung tích 3000 trở lên nhưng ít hơn 20.000 được đóng trước ngày
01/07/2002, vào lần đưa tàu vào ụ cạn theo kế hoạch đầu tiên sau ngày 01/07/2007, nhưng không muộn hơn ngày
01/07/2010; và
.3 Chính phủ sẽ miễn cho các tàu chở hàng khỏi việc áp dụng các yêu cầu tại khoản .1 và .2 khi các tàu này không
được vận hành trong vòng 2 năm sau ngày thực hiện các quy định .1 và .2 trên.
3. Chính quyền hành chính có thể miễn cho các tàu, ngoài tàu khách ro-ro, được đóng trước ngày 01/07/2002, khỏi việc
lắp đặt VDR trong trường hợp có thể chứng minh rằng việc kết nối một VDR với thiết bị hiện có trên tàu là không hợp lý
và khả thi.
Quy định 21
Bộ luật tín hiệu quốc tế và Sổ tay IAMSAR
1. Tất cả các tàu, theo Công ước này, được yêu cầu phải cài đặt một đài vô tuyến, sẽ truyền tải các ký hiệu của
tín hiệu quốc tế do Tổ chức sửa đổi. Ký hiệu cũng sẽ được truyền tải bởi các tàu khác, mà theo quan điểm của
Chính quyền hanh chính, có nhu cầu sử dụng nó.
2. Tất cả các tày sẽ mang bản sao được cập nhật mới nhất của Tập III của Hướng dẫn tìm kiếm cứu nạn hàng
không và biển (IAMSAR).

Quy định 22
Tầm nhìn buồng máy điều hướng
1. Tàu có chiều cao dưới 55m, được định nghĩa trong quy định 2.4, được đóng vào hoặc sau ngày
01/07/1998, sẽ đáp ứng các nhu cầu sau:
.1 Tầm nhìn bề mặt biển từ vị trí điều khiển sẽ không bị che khuất bởi chiều dài của hai con tàu trở lên,
hoặc 500m, tùy thuộc vào số nào thấp hơn, theo hình vòng cung đến 10° ở hai bên dưới mọi điều kiện của
tầm nước, xoay buồm theo hướng gió và hàng hóa trên boong.
.2 Không điểm mù nào do hàng hóa hoặc các vật cản bên ngoài khác của bánh lái trước sống neo gây ra mà làm
cản trở tầm nhìn của bề mặt biển được theo dõi từ vị trí diều khiển, sẽ vượt quá 10°. Tổng cung của các điểm mù
sẽ không vượt quá 20°. Các điểm rõ giữa các điểm mù sẽ ít nhất 5°. Tuy nhiên, trong quan điểm được mô tả trong
phần .1, mỗi một điểm mù sẽ không quá 5°;
.3 Tầm nhìn phạm vi đường chân trời từ vị trí điều khiển sẽ được mở rộng thêm một cung nhưng ít hơn 225°, tức
là từ ngay phía trước đến không dưới 22.5° ở phía sau bánh lái sống neo trên mỗi bên mạn tàu.
.4 Từ mỗi cánh buồng máy, tầm nhìn đường chân trời mở rộng qua một cung ít nhất 225°, tức là từ ít nhất 45°
trên vòng cung đối diện qua ngay phía trước và sau đó từ phía trước đến phía sau qua 180° trên cùng một bên
mạn tàu.
.5 Từ vị trí lái chính, tầm nhìn đường chân trời sẽ mở rộng qua một cung từ ngay phía trước đến ít nhất 60° trên
mỗi mạn tàu;
.6 Mạn tàu sẽ được nhìn từ cánh buồng máy
.7 Chiều cao của cạnh dưới của cửa sổ trước buồng máy điều hướng phía trên boong buồng lái sẽ được giữ thấp
nhất có thể. Trong mọi trường hợp, cạnh dưới sẽ gây trở ngại cho tầm nhìn trước được mô tả trong quy tắc này;
.8 Cạnh trên của cửa sổ trước buồng máy điều hướng sẽ cho phép nhìn hướng về đường chân trời, đối với một
người có chiều cao của mắt trên 1800mm trên boong buồng máy tại vị trí điều khiển, khi con tàu đi vào các vùng
biển lớn. Chính quyền hanh chính, nếu đưa ra bằng chứng rằng chiều cao 1800 của mắt thì không hợp lý và thực
tế, có thể cho phép giảm chiều cao của mắt xuống nhưng không dưới 1600mm;
.9 Các cửa sổ sẽ đáp ứng các yêu cầu sau:
.9.1 Để tránh các phản xạ, cửa số trước buồng máy sẽ phải được nghiêng từ đầu ra của mặt phảng thẳng
đứng, một góc không ít hơn 10° và không nhiều hơn 25°;
.9.2 Khung giữa các cửa sổ buồng máy điều hướng sẽ được giữ ở mức tối thiểu và không được cài đặt ngay
trước bất kì trạm công trình nào.
.9.3 Các cửa sổ phân cực có màu sẽ không được trang bị;
.9.4 Một điểm nhìn rõ qua ít nhất hai cửa sở trước buồng máy điều hướng và tùy thuộc vào cấu hình buồng
máy, cần cung cấp thêm một số cửa số có điểm nhìn rõ mọi lúc, bất kể điều kiện thời tiết .
2. Tàu được đóng trước ngày 01/07/1998, nếu được, sẽ đáp ứng các yêu cầu của khoản 1.1 và 1.2. Tuy nhiên,
những thay đổi cơ cấu hoặc thiết bị bổ sung không cần thiết phải yêu cầu.
3. Trên các tàu có thiết kế độc đáo, mà theo quan điểm của Chính quyền hanh chính, không thể tuân thủ quy tắc
này, cần bố trí dể đạt được mức có thể nhìn thấy mà phù hợp với các mục trong quy tắc này nhất có thể.
4. Mặc dù có các yêu cầu của khoản 1.1, 1.3, 1.4 và 1.5, việc trao đổi nước dằn tàu có thể được thực hiện với
điều kiện:
.1 thuyền trưởng đã xác định được liệu có an toàn để làm vậy không và tính đến các điểm mù tăng hoặc tầm
nhìn đường chân trời giảm, là kết quả từ việc vận hành để đảm bảo rằng luôn có một người canh gác thích hợp ở
đó.
.2 tiến hành vận hành theo kế hoạch quản lý nước dằn tàu, xem xét các khuyến nghị về trao đổi nước dằn tàu
do Tổ chức thông qua; và
.3 việc bắt đầu và chấm dứt vận hành được ghi lại trong hồ sơ các hoạt động điều hướng của tàu theo quy định
của quy tắc 28.
Quy định 23
Thiết bị di chuyển hoa tiêu
1. Áp dụng
1.1 Các tàu tham gia vào các chuyến hải trình trong quá trình sử dụng hoa tiêu sẽ được cung cấp một thiết bị di
chuyển hoa tiêu.
1.2 Thiết bị và thiết bị di chuyển hoa tiêu được thiết lập vào hoặc sau ngày 01/07/2012 sẽ tuân thủ các yêu cầu
của quy định này và các tiêu chuẩn do Tổ chức thông qua.
1.3 Ngoại trừ những quy định khác, thiết bị và thiết bị di chuyển hoa tiêu được trang bị trên các tàu trước ngày
01/07/2012 sẽ phải tuân thử ít nhất các yêu cầu của quy định 17 hoặc 23, nếu có, của Công ước có hiệu lực
triowsc ngày đó, và phải tuân thủ các tiêu chuẩn do Tổ chức thông qua trước ngày đó.
1.4 Thiết bị và thiết bị được thiết lập vào hoặc trước ngày 01/07/2002, là sự thay thể của thiết bị và thiết bị được
trang bị tên tàu trước ngày 01/07/2012, sẽ hợp lý và phù hợp nhất, để tuân thủ các yêu cầu trong quy tắc này.
1.5 Đối với các tàu được đóng trước ngày 01/01/1994, phần 5 sẽ áp dụng không muộn hơn cuộc khảo sát đầu
tiên vào hoặc sau ngày 01/07/2012.
1.6 Phần 6 sẽ áp dụng cho tất cả các tàu.
2. Quy định chung
2.1 Tất cả cá thiết bị được sử dụng để di chuyển hoa tiêu sẽ đáp ứng đầy đủ các mục đích để cho phép các
hoa tiêu lên tàu và xuống tàu an toàn. Các dụng cụ phải được giữ sạch, bảo quản đúng cách và phải được
kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn sử dụng. Chúng chỉ được sử dụng cho việc lên và xuống tàu của
nhân viên
2.2 Các thiết bị di chuyển hoa tiếu và việc đem hoa tiêu xuống tàu sẽ được giám sát bởi một sĩ quan có trách
nhiệm và có phương tiện liên lạc với buồng máy và người sẽ sắp xếp cho người hộ tống phi tiêu một tuyến
đường an toàn đến và đi từ buồng máy. Nhân viên tham gia vào quá trình vận hành và lắp ráp bất kì thiết bị
cơ khí nào sẽ được hướng dẫn về các phương thức an toàn đã được thông qua và các thiết bị sẽ được kiểm
tra trước khi sử dụng.
2.3 Một thang hoa tiêu phải được nhà sản xuất xác nhận là đã tuân thủ quy tắc này hoặc tiêu chuẩn quốc tế
mà được Tổ chức chấp thuận . Các thang sẽ được kiểm định theo các quy tắc 6, 7 và 8.
2.4 Tất cả các thang thí điểm được sử dụng cho việc di chuyển hoa tiêu sẽ được xác định rõ ràng bằng thẻ
hoặc các đánh dấu cố định khác để xác định từng thiết bị cho từng mục đích khảo sát,kiểm tra và lưu giữ tài
liệu. Một bản ghi sẽ được giữ trên tàu vào ngày mà các thang đã được xác định được đưa vào sử dụng và
sửa chữa.
2.5 Tham khảo quy tắc này đối với thang điều tiết bao gồm một thang dốc được sử dụng như là một phần
của các thiết bị di chuyển hoa tiêu.
3. Các thiết bị di chuyển
3.1 Các thiết bị sẽ được cung cấp để cho các hoa tiêu có thể lên và xuống hai bên mạn tàu một cách an toàn.
3.2 Trên tất cả các tàu, nơi có khoảng cách từ mực nước biển đến các điểm tiếp cận, hoặc xuất phát từ, tàu vượt
quá 9m, và khi các hoa tiêu được dự kiến sẽ được cho lên hay xuống tàu bằng các phương tiện của thang điều
tiết , hoặc các phương tiện an toàn và tiện lợi tương tự khác kết hợp với một thang hoa tiêu, con tàu sẽ mang
thiết bị này ở mỗi bên, trừ khi thiết bị có khả năng được chuyển giao để sử dụng ở mỗi bên.
3.3 Tiếp cận và đi ra an toàn và thuận lợi, con tàu sẽ được trang bị:
.1 Một thang hoa tiêu đòi hỏi sự nâng lên không ít hơn 1.5m và không quá 9m so với bề mặt nước nên sẽ
được đặt và bảo đảm rằng:
.1.1 có thể được dỡ bỏ khỏi tàu một cách dễ dàng;
.1.2 nằm song song với chiều dài của thân tàu và, nếu có thể thực hiện được, trong khoảng giữa chiều
dài của tàu;
.1.3 mỗi bước đều dựa vững chắc vào mạn tàu, nơi mà các tính năng kết cấu, ví dụ các băng xát, sẽ
cản trở việc thực hiện quy định này, các thiết bị đặc biệt nhằm đạt được sự chấp thuận của Chính phú, phải được
thực hiện nhằm đảm bảo rằng mọi người có thể lên và xuống tàu an toàn;
.1.4 độ dài của thang hoa tiêu có khả năng chạm đến mặt nước từ điểm tiếp cận, hoặc thoát ra, tàu và
các điều kiện thích hợp cho việc tải và cân bằng tàu, và đối với danh sách bất lợi 15, điểm bảo vệ chắc chắn, dây
buộc và dây an toàn ít nhất phải chắc như dây thừng bên, hoặc
.2 Một thang điều tiết kết hợp với một thang hoa tiêu (ví dụ: thiết bị kết hợp), hoặc các phương tiện an toàn và
thuận tiện tương tự khác, bất cứ khi nào khoảng cách từ mặt nước đến điểm tiếp cận tàu lớn hơn 9m. Thang
điều tiết sẽ được đặt ở vị trí dẫn đầu. Khi sử dụng, các phương tiên sẽ được trang bị để bảo vệ phần nền dưới
của thang điều tiết đến mạn tàu, nhằm chắc chắn rằng phần dưới cuối của thang điều tiết và nền dưới được giữ
dựa chắc vào mạn tàu trong suốt chiều dài song song của thân tàu và, nếu được, trong khoảng giữa chiều dài
của tàu;
.2.1 Khi một thiết bị kết hợp được sử dụng để truy cập hoa tiêu, cần cung cấp các phương tiện để bảo vệ
thang hoa tiêu và dây bảo hiểm đến mạn tàu tại một điểm trên danh nghĩa trên 1.5m so với nền đáy của thang
điều tiết. Trong trường hợp thiết bị kết hợp sử dụng thang điều tiết với một cửa sập ở đáy nền (ví dụ: nền cho
người lên tàu), thang hoa tiêu và dây bảo hiểm sẽ được lắp ráp qua sửa sập mở rộng trên nền đến đỉnh của lan
can.
4. Tiếp cận boong tàu
Các phương tiện sẽ được trang bị để đảm bảo đường đi an toàn, thuận tiện và không bị cản trở cho bất cứ ai lên
tàu và xuống tàu, giữa phần đầu của thang thí điểm, hoặc của bất kì thang điều tiết nào hoặc thiết bị khác, và
boong tàu. Trong trường hợp đi qua các bằng các phương tiện:
.1 một cổng vào lan can hoặc thành tàu, phải cung cấp đầy đủ tay càm;
.2 một thang thành tàu, hai cọc tay cầm được gắn chắc vào cấu trúc tàu tại hoặc gần nền của chúng và tại
các điểm cao hơn sẽ được trang bị. Thang thành tàu sẽ được gắn chặt vào tàu để tránh bị đảo chiều.
5. Cửa ra vào mạn tàu
Cửa ra vào mạn tàu được sử dụng cho di chuyển hoa tiêu sẽ không mở hướng ra ngòai.
6. Cần trục hoa tiêu cơ khí
Cần trục hoa tiêu cơ khí sẽ không được sử dụng.
7. Thiết bị liên quan
7.1 Các thiết bị liên quan sau đây sẽ được giữ ở chế độ sữn sàng để có thể sử dụng ngày khi mọi người di
chuyển:
.1 hai dây bảo hiểm dài hơn 28mm và ngắn hơn 32mm được bảo vệ đúng cách nếu được yêu cầu bởi
người lái; dây bảo hiểm phải được cố định đầu đây với vành đĩa cố định trên boong và có thể sử dụng ngày khi
hoa tiêu xuống tàu, hoặc khi có yêu cầu từ hoa tiêu tiếp cận tàu (dây bảo hiểm sẽ chạm đến điểm cao nhất của
đàm hoặc lan can tại điểm tiếp cận boong tàu trước khi kết thúc tại vành đĩa trên boong)
.2 một phao cứu hộ được trang bị một đèn tự cháy;
.3 một dây kéo;
7.2 Khi có yêu cầu như phần 4 trên, thang dầm và lan can sẽ được trang bị.
8. Chiếu sáng
Ánh sáng vừa đủ sẽ được cung cấp để chiếu sáng các thiết bị di chuyển bên ngoài và vị trí trên boong, nơi một
người lên và xuống tàu.
Quy định 24
Cách sử dụng hệ thống kiểm soát hướng và/hoặc đường
1. Ở các khu vực có mật độ giao thông cao, trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế và trong các tình huống nguy
hiểm khác, khi điều khiển hệ thống kiểm soát hướng và/hoặc đường, thì phải thiết lập chế độ điều khiển bằng tay
của hệ thống láu tàu ngày.
2. Trong các trường hợp như trên, người vận hành phụ trách đồng hồ định hướng phải luôn có các phẩm chất
như một người lái tàu có kinh nghiệm, người luôn sẵn sàng dể nắm quyền kiểm soát tay lái.
3. Việc chuyển đổi từ lái tự động sang thủ công và ngược lại phải được thực hiện bởi, hoặc dưới sự giám sát
của một người vận hành chịu trách nhiệm này.
4. Việc lái thủ công phải được kiểm định sau thời gian dài sử dụng các hệ thống kiểm soát hướng và/hoặc đường
và trước khi đi vào các vùng cần lưu ý đặc biệt.

Quy định 25
Vận hành bánh lái
Trong các vùng cần lưu ý đặc biệt, các tàu phải có nhiều hơn một đơn vị máy lái đang hoạt động khi
các đơn vị này có khả năng vận hành cùng lúc.
Quy định 26
Máy lái: thử nghiệm và khoan
1. Trong vòng 12 tiếng trước khi cập bến, bánh lái tàu phải được thủy thủ tàu kiểm tra và thử nghiệm . Thủ tục
kiểm tra bao gồm, khi có thể, hoạt động như sau:
.1 máy lái chính;
.2 máy lái phụ;
.3 hệ thống kiểm soát máy lái từ xa;
.4 các vị trí của máy lái được đặt trên buồng máy định hướng;
.5 nguồn cấp điện khẩn cấp;
.6 các chỉ số góc bánh lái liên quan đến vị trí thực tế của bánh lái;
.7 báo động mất điện của hệ thống kiểm soát máy lái;
.8 báo động mất điện máy lái; và
.9 thiết bị cách ly tự động và các thiết bị tự động khác.
2. Kiểm tra và thử nghiệm bao gồm:
.1 chuyển động toàn phần của bánh lái theo khả năng yêu cầu của máy lái;
.2 kiểm tra trực quan của máy lái và liên kết nối; và
.3 vận hàng của các phương tiện liên lạc giữa các buồng máy điều hướng và ngăn máy lái
3.1 Các chỉ dẫn vận hành đơn giản với một sơ đồ khối cho thấy quy trình chuyển đổi của hệ thống kiểm soát máy lái
từ xa và các đơn vị công suất máy lái sẽ được hiển thị cố định trên buồng máy điều hướng và trong khoang lái.
3.2 Tất cả nhân viên trên tàu liên quan đến vận hành và/hoặc bảo dưỡng máy lái phải biết vận hành hệ thống máy
lái được lắp trên tàu và các quy trình thay đổi từ hệ thống này đến hệ thống khác.
4. Ngoài các kiểm tra và thử nghiệm thông thường quy định tại các khoản 1 và 2, các cuộc diễn tập máy lái khẩn
cấp phải diễn ra ít nhất ba tháng một lần để thực hành các quy trình máy lái khẩn cấp. Các cuộc diễn tập này phải
bao gồm việc kiểm soát trực tiếp trong các khoang lái, quy trình liên lạc với buồng máy điều hướng và, nếu được,
hoặc động của các nguồn điện thay thế.
5. Chính phủ có thể miễn trừ các yêu cầu để thực hiện việc kiểm tra và thử nghiệm được quy định tại khoản 1 và 2
đối với các tàu mà thường tham gia và các chuyến hải trình trong một thời gian ngắn. Các tàu này phải thực hiện
các bài kiểm tra và thử nghiệm này ít nhất một tuần một lần.
6. Ngày các bài kiểm tra và thử nghiệm được quy định trong khoản 1 và 2 được tiến hành cũng như ngày và chi tiết
các cuộc diễn tập máy lái khẩn cấp được thực hiện theo điều .4 phải được ghi lại.

Quy định 27
Biểu đồ hải lý và ấn phẩm hải lý
Biểu đồ và ấn phẩm hải lý, như các hướng đi biển, danh sách đèn chiếu sáng, thông báo cho
thủy thủ, bảng thủy triều và tất cả các ấn phẩm du lịch khác cần thiết cho các chuyến đi dự
kiến, phải được cập nhật đầy đủ.
Quy định 28
Các bảo cáo về hoạt động hàng hải và báo cáo hàng ngày

1. Tất cả các tàu các chuyến hải trình quốc tế phải giữ trên tàu các bản ghi hoạt động và sự cố điều hướng,
thứ đóng vai trò quan trọng đối vói an toàn hàng hải và phải chứa các thông tin đầy đủ để khôi phục hồ sơ
chuyến đi, xem xét các khuyến nghị do Tổ chức thông qua . Khi các thông tin này không được giữ trong sổ ghi
chép của tàu, nó sẽ được giữ theo một hình thức khác do Chính quyền hành chính phê duyệt.
2. Mỗi tàu có tổng dung tích 500 trở lên, tham gia vào các chuyến hành trình quốc tế quá 48 giờ, phải nộp báo
cáo hàng ngày về công ty, được nêu trong quy tắc IX/1, nơi lưu giữ báo cáo đó và tất các các báo cáo hàng
ngày tiếp theo trong thời gian đi tàu. Các báo cáo hàng ngày có thể được truyền bới bất cứ phương tiện nào,
với điều kiện là chúng phải được chuyển đến công ty càng sớm càng tốt sau khi xác định vị trí có trong báo cáo.
Hệ thống báo cáo tự động có thẻ được sử dụng, với điều kiện chúng bao gồm các chức năng ghi chép về sự
truyền tải của chúng và các chức năng và giao diện với thiết bị định vị phải được thuyền trưởng kiểm định
thường xuyên. Báo cáo có thể bao gồm các điều sau:
.1 vị trí tàu;
.2 đường đi và tốc độ tàu; và
.3 thông tin của bất kì điều kiện bên ngoài hoặc trong nào đang ảnh hưởng đến chuyến đi của tàu hoặc
sự vận hành an toàn thông thường của tàu.
Quy định 29
Quy định 29
Tín hiệu cứu sinh được sử dụng trên tàu, máy bay hoặc những người đang gặp tai nạn
Một bảng minh họa mô tả các dấu hiệu cứu nạn phải có sẵn để nhân viên vận hành đồng hồ ở mỗi tàu mà
chương này áp dụng. Các dấu hiệu này phải do tàu hoặc người gặp nạn sử dụng khi liên lạc với trạm cứu hộ, đơn
vị cứu hộ biển và tàu tham gia vận hành tìm kiếm cứu nạn.

Quy định 30
Các hạn chế khi vận hành

1. Quy định này áp dụng cho các tàu chở khách mà chương I áp dụng.
2. Một danh sách tất cả các hạn chế về vận hành tàu cứu nạn, bao gồm miễn trừ khỏi các quy định này, các
hạn chế trong khu vực vận hành, hạn chế về thời tiết, và vùng nước biển, cũng như các hạn chế về trọng tải cho
phép, sự thăng bằng, tốc độ và bất kì các hạn chế nào khác, dù là do Chính phủ bắt buộc hoặc thiết lập trong
quá trình thiết kế hoặc giai đoạn xây dựng, sẽ được biên soạn trước khi tàu khách với các chủ giải cần thiết,
phải được lập thành văn bản do Chính phủ cấp nhận, phải luôn được giữ trên tàu cho thuyền trưởng. Danh sách
phải được câp nhật. Nếu ngôn ngữ được sử dụng không phải là Tiếng Anh hoăc Pháp, danh sách phải có một
trong hai thứ ngôn ngữ này.
Quy định 31
Thông báo nguy hiểm
1. Thuyền trưởng của mọi con tàu mà gặp phải băng, tàu bỏ hoang hoặc bất kì mối nguy hiểm nào với việc
điều hướng, hoặc một cơn bão nhiệt dới, hoặc gặp nhiệt độ không khí lạnh kết hợp với gió lạnh gây ra hiện
tượng đóng băng cục bộ trên các cấu trúc thượng tầng, hoặc gió mạnh cấp 10 trở lên trên thang Beaufort mà
không nhận được cảnh báo bão, thì phải thông báo bằng mọi cách cho các tàu trong khu vực lân cận, cũng
như với các cơ quan có thẩm quyền. Nó có thể được truyền đi bằng ngôn ngữ chung (tốt nhất là tiếng Anh)
hoặc bằng cách sử dụng Bộ luật Tín hiệu Quốc tế.
2. Mỗi Chính phủ ký kết sẽ thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo rằng khi thông tin tình báo về bất kì sự
nguy hiệm được nêu trong phần 1 được nhan, nó sẽ được thống báo ngay cho các bên liên quan và liên hệ
đến các Chính phủ khác.
3. Việc truyền tải thông tin liên quan đến các mối nguy hiểm được quy định là miễn phí cho các tàu có liên
quan.
4. Tất cả các tin nhắn vô tuyến được ban hành tại khoản 1 phải được đặt trước các tín hiệu an toàn, sử dụng
các quy trình theo quy định của Quy định vô tuyến được định nghĩa trong quy tắc IV/2.
Quy định 32
Các thông tin bắt buộc có trong thông báo nguy hiểm
Các thông tin sau được yêu cầu trong thông báo nguy hiểm:
1. Băng, tàu bỏ hoang và các mối nguy hiểm trực tiếp đối với việc điều hướng:
.1 Loại băng, tàu bỏ hoang hoặc mối nguy hiểm được quan sát.
.2 Vị trí của băng, tàu bỏ hoang hoặc mối nguy hiểm trong lần quan sát gần nhất.
.3 Thời gian và ngày (Giờ thống nhất toàn cầu) trong lần gần nhất quan sát mối nguy hiểm.
2. Lốc xoáy nhiệt đới (bão):
.1 Có báo cáo rằng đã gặp phải bão nhiệt đới, nghĩa vụ này phải được hiểu theo nghĩa rộng và thông tin được
truyền đi bất cứ khi nào thuyền trưởng có lý do để tin rằng có một vùng khí xoáy đang hình thành hoặc tồn tại trong
khu vực.
.2 Ngày, giờ (Giờ thống nhất toàn câu) và vị trí của tàu khi thực hiện quan sát.
.3 Các thông tin sau nên được cung cáp càng nhiều càng tốt trong thông báo:
- Áp suất khí quyển , (ghi rõ millibar, milimet hoăc inch, và đúng hoặc sai);
- Khuynh hướng khí áp (sự thay đổi khí áp trong suốt 3 giờ);
- Hướng gió đúng;
- Sức gió (thang Beaufort);
- Tình trạng biển (tĩnh lặng, dữ dội, trung bình, cao)
- Sóng nhồi (nhẹ, vừa phải, mạnh) và hướng đúng từ nơi chúng đến. Giai đoạn hoặc chiều dài của sóng
nhồi (ngắn, trung bình, dài) cũng có giá trị;
- Đường đi và tốc độ đúng của tàu.
Các quan sát tiếp theo
3. Khi thuyền trưởng báo cáo một cơn lốc xoáy nhiệt đới hoặc các cơn bão nguy hiểm khác, dù là không bắt
buộc nhưng tốt nhất thì các quan sát sau đó nên được thực hiện và truyền đi hàng giờ, nếu có thể, nhưng trong
bất kì trường hợp nào thì cũng không nên quá 3 giờ, miễn là con tàu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi bão.
4. Sức gió cấp 10 trở lên trên thang Beaufort sẽ không nhận được cảnh báo bão. Điều này nhằm đối pó với các
cơn bão khác không phải là lốc xoáy nhiệt đới được nêu trong phần 2; khi gặp một cơn bão như vậy, thông báo
nên chứa các thông tin tương tự mà đã được liệt kê dưới phần này nhưng không bao gồm các chi tiết lien quan
đến biển và sóng nhồi.
5. Nhiệt độ của không khí dưới điểm băng liên quan đến sức gió gây ra hiện tượng đóng băng cục bộ trên các
cấu trúc thượng tầng:
.1 Ngày giờ (Giờ thống nhất toàn cầu)
.2 Nhiệt độ không khí.
.3 Nhiệt độ biển (nếu có).
.4 Sức và hướng gió.
Quy định 33
Các trường hợp tai nạn: trách nhiệm và quy định
1. Thuyền trưởng có thể giúp đỡ khi nhận được thông tin từ bất kì nguồn nào mà người đang gặp nạn trên biển
truyền tới, họ phải nhanh chóng tiến tới địa điểm tai nạn để trợ giúp, nếu có thể thông báo cho người đang gặp nạn
hoặc dịch vụ tìm kiếm cứu nạn rằng họ đang đến. Trách nhiệm cứu trợ này được áp dụng bất kể quốc tịch hay tình
trạng của nạn nhân hoặc hoàn cảnh mà họ được tìm thấy. Nếu con tàu nhận được cảnh báo về tai nạn mà không
thể, hoặc trong các trường hợp đặc biệt mà sự trợ giúp của họ là không cần thiết hoặc không hợp lý, thuyền trưởng
phải ghi vào sổ ghi chép lý do không tiến hành trợ giúp người đang gặp nạn, xem Khuyến nghị của Tổ chức để
thông báo cho dịch vụ tìm kiếm cứu nạn phù hợp.
1-1. Các Chính phủ ký kết phải phối hợp và hợp tác với nhau để đảm bảo rằng các thuyền trưởng sẽ trợ giúp bằng
cách đưa những người đang gặp nạn lên tàu và được miễn trách nhiệm nếu nơi gặp nạn xa so với hải trình dự kiến
của họ với điều kiện việc này không gây nguy hiểm cho an toàn sinh mạng con người trên biển. Chính phủ ký kết
Công ước chịu trách nhiệm về khu vực tìm kiếm cứu nạn mà trong đó việc thực hiện cứu trợ phải được luyện tập để
đảm bảo việc phối hợp thực hiện diễn ra suôn sẻ, để những người sống sót được đưa ra khỏi tàu cứu nạn và
chuyển tới một nơ an toàn, xem các tình huống đặc biệt và các hướng đẫn do Tổ chức phát triển. Trong các trường
hợp này, Các chính phủ ký kết công ước phải sắp xếp việc xuống tàu được thực hiện sớm nhất có thể.
2. Thuyền trưởng của tàu gặp nạn hoặc dịch vụ tìm kiếm cứu nạn có liên quan, sau khi tham khảo ý kiến, nếu
được, với các thuyền trưởng khác phản hồi lại cảnh báo tai nạn, có quyền ra lệnh cho một hoặc nhiều các tàu khác
như là một thuyền trưởng của tàu gặp nạn hoặc dịch vụ tìm kiếm cứu nạn được cho là có khả năng trợ giúp nhất, và
nó sẽ là nhiệm vụ của thuyền trưởng khi nhận lệnh bằng cách nhanh chóng tiến tới địa điểm tai nạn để trợ giúp.
3. Thuyền trưởng sẽ được miễn trách nhiệm được quy định trong phần 1 khi biết rằng tàu của họ không nhận lệnh
và một hoặc nhiều các tàu khác đã nhận lệnh và đang thực thi lệnh. Quyết định này, nếu có thể, sẽ được liên hệ với
các tàu đang nhận lệnh khác và dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.
4. Thuyền trưởng sẽ được miễn khỏi trách nhiệm được quy định trong phần 1 và, nếu tàu của mình được ra lệnh,
bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ được quy định trong phần 2 đối với các tàu được nhận được thông báo từ người
gặp nạn hoặc dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hoặc từ thuyền trưởng của các tàu khác mà đã đến được vị trí người gặp
nạn nhưng không cần sự sợ giúp nữa.
5. Các quy định trong quy tắc này không gây phương hại đến Công ước về việc Thống nhất một số điều luật liên
quan đến cứu trợ và cứu hộ trên biển, được kí kết tại Brussels vào ngày 23/09/1910, đặc biệt là nghĩa vụ trợ giúp
theo điều 11 của Công ước này.
6. Các thuyền trưởng đưa người gặp nạn lên tàu sẽ đối xử với họ theo lòng nhân đạo, trong khả năng và giới hạn
của tàu.
Quy định 34
Điều hướng an toàn và tránh các tình huống nguy hiểm
1. Trước khi bắt đầu chuyến hải trình, thuyền trưởng phải đảm bảo rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch
chi tiết bằng cách sử dụng các bản đồ hải lý và ấn phẩm hải lý thích hợp cho vùng biển họ đi qua, xem
hướng dẫn và khuyến nghị do Tổ chức phát triển.
2. Kế hoạch hải trình sẽ xác định một tuyến đường mà:
.1 có xem xét đến các hệ thống đường tàu có liên quan;
.2 đảm bảo đủ phạm vị biển để tàu đi qua an toàn trong suốt hành trình;
.3 dự đoán tất cả các nguy cơ điều hướng và điều kiện thời tiết bất lợi; và
.4 tính đến các biện pháp bảo vệ môi trường biển và tránh các hoạt động có thể gây hại cho mội
trường càng nhiều càng tốt.
Quy định 34-1
Nhận thức của thuyền trưởng
Chủ tàu, người thuê tàu, công ty vận hành tàu được nêu trong quy định 1X/1, hoặc những người khác sẽ
không ngăn cản hoặc hạn chế thuyền trưởng khỏi tiến hành hoặc thực hiện bất kì quyết định nào, theo sự
giám định chuyên môn của thuyền trưởng, mà cần thiết đối với sự an toàn tính mạng con người trên biển
và vệ bảo vệ môi trường biển.

Quy định 35
Lạm dụng các tín hiệu tai nạn
Nghiêm cấm sử dụng các tín hiệu tai nạn, ngoại trừ mục đích chỉ ra vị trí của người đang gặp nạn, và sử
dụng bất kỳ tín hiệu nào gây ra sự nhầm lẫn với tín hiệu tai nạn quốc tế.
Bài thuyết trình đến đây xin hết

You might also like